Xã hội dân sự và lực cản khó vượt qua

13 Tháng Ba 20168:07 CH(Xem: 8495)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 14  MAR  2016

Xã hội dân sự và lực cản khó vượt qua

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

2016-03-11

image167

Nhân sĩ trí thức trong một lần biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội. AFP photo

Xã hội dân sự tại Việt Nam vừa bắt đầu hình thành qua các nhóm dân oan, trí thức, tù nhân lương tâm hay những nhà bất đồng chính kiến trong vài năm gần đây. Nhà nước không công nhận, dân chúng chung quanh ít biết tới với nhiều lý do, nội bộ tranh cãi gay gắt và nhiều nhóm đang âm thầm tan rã. Những hình ảnh tiêu cực này đang là câu hỏi nhức nhối cho phong trào mặc dù vẫn còn nhiều hội nhóm tích cực tiến gần tới đích qua phong cách làm việc vững vàng và hiệu quả.

Khái niệm xã hội dân sự

Nói tới xã hội dân sự người dân trong các nước dân chủ nghĩ tới các hội nhóm có cùng khuynh hướng, mục tiêu, và quyền lợi họp lại với nhau chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, hay sở thích, lý tưởng chung. Hình thức đặc biệt của xã hội dân sự là độc lập với chính phủ, mọi kinh phí phải tự tìm và chính phủ không hề tham dự vào cách tổ chức hay điều hành một hội nhóm nào trên danh nghĩa phi lợi nhuận. Quan trọng nhất trong việc thành lập nhóm xã hội dân sự là sự tự nguyện của tất cả các thành viên.

Tại Việt Nam những hội đoàn xuất hiện từ khi chính quyền được thành lập nhưng khuôn khổ của nó hoàn toàn khác với cách tổ chức của xã hội dân sự. Chính phủ cung cấp kinh phí, hướng dẫn và tổ chức cho chính cái hội ấy hoạt động song song với guồng máy nhà nước vì vậy hội đoàn nào cũng là chân rết của chính quyền, hoạt động theo định hướng từ trên và danh xưng xã hội dân sự hoàn toàn không phù hợp.

Luật sư Võ An Đôn, người được tiếng là quên mình để bảo vệ công lý đã công khai tuyên bố sẽ là ứng cử viên độc lập cho kỳ bầu cử lần này. Là luật sư có tên trong Đoàn Luật sư tỉnh nhưng Luật sư Đôn cho biết không thể kêu gọi sự ủng hộ của Đoàn luật sư vì nó không phải là một tổ chức xã hội dân sự bởi được thành lập do Đảng chỉ định. LS Võ An Đôn chia sẻ:

Hiện nay ở các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương toàn Việt Nam thì mỗi tỉnh đều có Đoàn luật sư và Hội luật gia. Đoàn luật sư thì do tổ chức luật sư toàn quốc quản lý. Riêng hội luật gia thì không phải là luật sư họ là người có bằng cử nhân luật đang làm việc trong các cơ quan nhà nước thì có quyền gia nhập Hội luật gia này ở các tỉnh. Nhưng Hội luật gia thì do nhà nước dựng lên chứ không phải là tổ chức xã hội dân sự. Đa số các Đoàn luật sư cũng như Liên đoàn thì chủ nhiệm là các đảng viên và được nhà nước chấp nhận cho nên khi lên làm thì họ theo chủ trương của nhà nước.

Tôi thấy một điều rõ rệt nhất, cái nguyên nhân lớn nhất là do cái “tôi” quá lớn. Việc cần làm nhất là chúng ta phải bớt cái tôi đi mà phải vì mục tiêu chung.

- Nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng

Lực cản mạnh mẽ từ các tổ chức của nhà nước đã ngăn không cho xã hội dân sự phát triển tại Việt Nam. Từ chỗ bị cấm cản, đàn áp từng hội nhóm cũng bằng mọi cách ra đời nhằm bảo vệ cho chính quyền lợi của các nhóm có hoàn cảnh giống nhau. Nhóm dân oan có lẽ là sự xuất hiện sớm nhất của những hoàn cảnh và cùng một mục đích: đòi lại đất đai mà nhà nước trưng thu một cách bất công.

Hầu như cùng lúc, sau dân oan là Phụ nữ nhân quyền, Cựu tù nhân lương tâm, Nhà báo độc lập, Liên đoàn lao động Việt, Mạng lưới blogger….tất cả cùng hào hứng góp mặt với xã hội hình thành một cộng đồng các nhóm xã hội dân sự đối trọng với hội đoàn của chính quyền mặc dù nội lực của các nhóm xã hội dân sự luôn là điều băn khoăn của tất cả các hội viên.

Chị Cấn Thị Thêu, một khuôn mặt nổi bật trong những người tranh đấu cho dân oan Dương Nội, địa danh nay đã trở thành biểu tượng cho người dân oan, chia sẻ tình trạng Hội dân oan khi chị từ nhà tù trở về với đời sống bên ngoài:

Khi em đi tù về một thời gian sau thì có bác Trần Thị Hài, bác Trương Thanh Quang từ miền nam ra thành lập Hội dân oan ba miền, nói chung là có những cái chưa chuẩn bị chu đáo. Mới bắt đầu thành lập nên chưa có kinh nghiệm và lại bị an ninh đánh phá rất mạnh cho nên từ ngày về tới giờ cái hội đấy hoạt động không hiệu quả nữa. Chị Quang và chị Hài cũng về miền nam rồi. Trong kia thì em nghe nói chị Trần Ngọc Anh có trong Phong trào Liên đới dân oan còn ở Hà Nội nói về phong trào thì chúng em rất mạnh bởi vì hàng tuần ít nhất chúng em cũng được một lần hoặc hai lần có khi ba lần…hoặc khi có những vấn đề gì như các anh em dân chủ bị bắt thì dân oan tham gia hỗ trợ. Phong trào bây giờ rất rầm rộ nhưng để mà người nào phụ trách phong trào đấy thì em chưa thấy có ai.

Khó khăn đến từ đâu?

Một trong những lý do khiến xã hội dân sự không thể lớn mạnh đó là sự thiếu vắng tổ chức hay tổ chức trái với tôn chỉ mà hội viên đặt ra lúc ban đầu. Bà Lê Hiền Đức, một người nổi tiếng trong việc tranh đấu cho dân oan kể lại sự chấm dứt của bà với nhóm dân oan như sau:

image169

Người dân tụ tập ca hát trong một cuộc biểu tình phản đối kế hoạch chặt cây xanh của chính quyền Hà Nội vào ngày 22 tháng 3 năm 2015. AFP photo

Việc dân oan thì lúc đầu tôi cũng nghĩ rằng hợp tác với nhau, kề vai sát cánh với nhau thì nó có sức mạnh hơn nhưng thực chất thì bây giờ không thể làm được chuyện gì cả. Lúc đầu người ta có thể cùng với nhau giúp những người dân oan đấu tranh đòi quyền lợi chính đáng và hợp pháp nhưng dần dần có những người lại ngã theo tổ chức này tổ chức khác có vẻ liên quan đến chính trị thì tôi không thể tham gia vào những cái chuyện như vậy.

Trong các nhóm xã hội dân sự được thành lập không ít nhóm có tiêu chí chính trị rất rõ ràng. Vì là chính trị nên thường xuyên có những trao đổi về các tương quan chính trị hay xã hội. Từ chỗ trao đổi đến tranh luận và phản biện là việc hẳn nhiên, tuy nhiên văn hóa tranh luận trong nhiều nhóm đã gây chia rẽ và bất hòa.

Phạm Thanh Nghiên, một người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền trong nhiều năm cho biết kinh nghiệm của cô về vấn đề này:

Có những kinh nghiệm mình đã trải qua nhưng không hề muốn. Đó là khi mà ta phát biểu quan điểm một cách công khai không giấu giếm trước người khác thì lập tức chúng ta sẽ bị hiểu lầm, thậm chí bị chụp mũ là mình đang chống họ. Điều này tôi cho rằng đã hạn chế tính phản biện ở Việt Nam. Nó gây ra chia rẽ giữa những cá nhân cũng như giữa các hội nhóm dân sự vốn đang manh nha hình thành và rất non yếu.

Điều này làm cho những người thật sự nặng lòng, có chiều sâu hoặc thuộc về số ít của các quan điểm và nhất là họ là những người ngại va chạm thì càng ngày càng e dè trong việc bày tỏ, phát biều quan điểm của mình một cách công khai trước công luận. Tôi cho rằng vấn đề này chúng ta cần phải suy nghĩ.

Nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng có cái nhìn chi tiết hơn, mặc dù kết luận của ông không khác Phạm Thanh Nghiên bao nhiêu:

Tôi thấy một điều rõ rệt nhất, cái nguyên nhân lớn nhất là do cái “tôi” quá lớn. Việc cần làm nhất là chúng ta phải bớt cái tôi đi mà phải vì mục tiêu chung. Nếu ai cũng nói chúng tôi làm cái việc này vì yêu nước, vì quê hương, vì những điều tốt đẹp cho nhân dân trong khi những việc rất đơn giản anh có thể ngồi lại với nhau thì không làm được thì tôi nghĩ rằng những lời nói đó chỉ là sáo rỗng.

Việc dân oan thì lúc đầu tôi cũng nghĩ rằng hợp tác với nhau, kề vai sát cánh với nhau thì nó có sức mạnh hơn nhưng thực chất thì bây giờ không thể làm được chuyện gì cả.

- Bà Lê Hiền Đức

Ba năm sống và va chạm với nhiều tổ chức xã hội dân sự nước ngoài đã khiến cho Nguyễn Anh Tuấn có một số kinh nghiệm quý giá về cách tổ chức, điều hành, làm việc. Sự chuyển động trong tư thế chuyên nghiệp đã giúp anh thấy được thành công của các bạn trẻ hay những tổ chức NGO phi chính phủ. Nguyễn Anh Tuấn chia sẻ:

Nếu mà nói tới người Việt ở nước ngoài thì có bạn là du học sinh hoặc là những bạn gốc Việt sinh ra và lớn lên ở ngoại quốc. Tôi cũng tiếp xúc các bạn ấy khá nhiều và học được từ thái độ làm việc cũng như tính chuyên nghiệp trong công việc của họ mà họ coi đó là một cái nghề trong khía cạnh chuyên nghiệp rất được đề cao. Đó là điểm mà tôi thấy.

Cũng hợp lý thôi. Các nước thì có một thời gian dài phát triển đến hàng trăm năm do đó tính chuyên nghiệp trong công việc của họ đã được nâng cao rất nhiều. Đó là điểm mình rất cần phải học mới có thể làm cho phong trào xã hội dân sự trong nước đi lên.

Thật khó biết được mai đây các hội nhóm xã hội dân sự sẽ được phát triển bằng cách nào, trong khi vừa thiếu thốn kinh phí lẫn kinh nghiệm, họ như đang bơi trong một chiếc hồ quá rộng mà điểm đến không được ai xác định./

05 Tháng Tư 2015(Xem: 9509)
Nữ trí thức trẻ ấy có gương mặt xinh đẹp, thanh tú rất Pháp và cái tên cũng hoàn toàn Pháp: Amandine Dabat, sinh năm 1987 ở Paris, tốt nghiệp cử nhân Việt Nam học tại Pháp năm 2012. Vẻ đẹp rạng rỡ, phong cách ứng xử tinh tế và diễn ngôn lưu loát của cô làm dịu đi cái nắng xuân oi bức Sài Gòn tháng 3.2015.
08 Tháng Ba 2015(Xem: 7959)
Lãnh đạo Cộng Hòa Thượng Viện Bob Huff, Thượng Nghị Sĩ Pat Bates, Dân Biểu Matt Harper, và Dân Biểu Don Wagner cùng tham gia với Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn trong công việc này
01 Tháng Ba 2015(Xem: 8128)
Trong khi mọi người đang đua nhau đi hành hương, đi trẩy hội, đi du xuân trong những ngày đầu năm Tết Ất Mùi, một thanh niên từ phía Bắc đơn độc khởi hành chuyến đi bộ xuyên Việt để quyên sách tặng người nghèo.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 9039)
Bất chấp những lời kêu gọi lẫn phản đối, lễ hội chém lợn truyền thống hằng năm vẫn được tổ chức đúng ngày mùng 6 Tết ở làng Ném Thượng, phường Khắc Niệm, thành phố Bắc Ninh, với tham dự của hàng ngàn người.
24 Tháng Hai 2015(Xem: 7652)
- Đối với nông dân miền Trung, từ Phú Yên đến Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, dường như Tết Ất Mùi là một cái Tết rất buồn bởi ngoại trừ giá xăng và giá gas giảm, mọi thứ vẫn tăng vùn vụt kể cả tiền điện sinh hoạt hằng ngày. Trong khi đó, giá nông sản miền Trung như rau hành, cải, hẹ, dưa leo, đậu tây lại có giá thấp lè tè, thấp đến mức không thể tưởng tượng được người nông dân lấy gì để sắm Tết.
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 10588)
Mùa đông rét nhưng ngày cũng như đêm, người, xe máy, thức ăn, hàng họ … tràn ngập, chen chúc từ ngoài đường vào các ngõ, ngách, không thấy đâu là chủ nghĩa xã hội trừ vài khẩu hiệu cũ kỹ treo hoặc viết lạc lõng đâu đó Giới trẻ Hà Nội và Tây Ba lô ngồi la liệt ở phố Tạ Hiện ăn uống đủ kiểu về đêm
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 9180)
Đoạn băng ghi lại cảnh ân ái của một vị được cho là tăng nhân đang tu hành tại một ngôi chùa ở tỉnh Khánh Hòa bị tố cáo là ‘đã bị cắt ghép’ để đưa hình ảnh vị tăng nhân này vào, vị luật sư thụ lý vụ việc nói với BBC.
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 8382)
Bị thầy cô công khai xúc phạm danh dự, áp đảo tinh thần, và thậm chí còn bị quy là ‘xích động phản động’ vì dám lên Facebook chia sẻ những ghi nhận và suy nghĩ về cái chết oan khuất của một bạn cùng trường sau trận đòn của cô giáo. Đó là câu chuyện của một số học sinh trường trung học cơ sở Phan Bội Châu (phường Tân Phú, TPHCM) mà Tạp chí Thanh Niên đài VOA mang đến các bạn trong chương trình hôm nay.
16 Tháng Giêng 2015(Xem: 8543)
Hà Nội có cây cầu mới. Phải nói là đẹp và hoành tráng nhất từ trước đến nay. Năm trụ cầu vươn lên sừng sững giữa trời tượng trưng cho năm cửa ô hay năm cánh hoa đào của làng đào Nhật Tân ngay dưới chân cầu.
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 10484)
- Hòa thượng Thích Không Tánh đã kiến nghị đến ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP.HCM và ông Nguyễn Hoài Nam, phó Chủ tịch UBND quận 2, yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân và phải bảo vệ các Cơ sở Thờ tự tại bán đảo Thủ Thiêm.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 9171)
Một học sinh cấp hai ở TP HCM thiệt mạng sau khi bị cô giáo đánh đòn hôm 6/1. Em Lê Thị Phước Hải 11 tuổi học lớp 6/7 trường trung học Phan Bội Châu, quận Tân Phú, đã tử vong sau khi bị cô giáo dạy môn Công nghệ cặp những chiếc thước học sinh lại đánh vào mông. Báo Tuổi Trẻ ngày 9/1 nói em bị cô giáo tên Vy phạt là vì không thuộc bài, nhưng bạn bè cùng lớp cho gia đình em biết Hải bị phạt vì nói chuyện trong giờ học.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 9542)
Sáng 6-1, ông Phan Thanh Vân, chi cục trưởng Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội (Sở LĐTB&XH tỉnh Tiền Giang) cho biết thanh tra sở vừa triển khai quyết định xử phạt vi phạm hành chính về phòng chống tệ nạn xã hội đối với bà Lê Thị Kim Huyền (44 tuổi, ngụ P.11, Q.3, TP.HCM) chủ quán Karaoke Mai Vàng tại TP. Mỹ Tho, Tiền Giang.
01 Tháng Giêng 2015(Xem: 10211)
Am Dược (còn có tên là am Thuốc) ở trên sườn dãy núi Thanh Long phía đông chùa Hoa Yên, được vua Trần Nhân Tông dựng lên trước khi về Yên Tử. Dựa vào kết cấu kiến trúc và các loại hình vật liệu, di vật đồ gốm sứ, am được xác định có niên đại từ thời Lê Trung Hưng và kéo dài đến thời Nguyễn.