Bao giờ Công đoàn Độc lập nếu được thành lập...?

13 Tháng Mười Hai 201511:05 CH(Xem: 7072)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 14 DEC2015

Phỏng vấn của Trà Mi VOA và Gia Minh RFA về Công đoàn Độc lập

Bao giờ Công đoàn Độc lập nếu được thành lập, có quyền hạn tương đương với Công đoàn Nhà nước không?

image053image054image050image056

Ảnh dưới: Các Công đoàn nhà nước

image058image060image062image064image066

Dưới đây là cuộc phỏng vấn của Trà Mi VOA với cô Đỗ Thị Minh Hạnh

Minh Hạnh: Khi TPP được đưa ra có điều khoản dành cho người lao động thì quả là đã mở ra một thế giới mới cho người lao động Việt Nam. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải đơn giản có thể thực hiện được những điều khoản TPP tại Việt Nam.

Công nhân bị chi phối bởi giới chủ và chính quyền. Họ luôn gây khó khăn cho công nhân. Khi công nhân hợp tác với nhau đấu tranh đòi quyền lợi thì luôn bị áp lực từ chính quyền địa phương, bị công an cho là tụ tập gây rối, kích động. Khi công nhân có bức xúc với giới chủ, nhiều khi bị chủ thuê côn đồ đe dọa. Đó là thực tế mà công nhân Việt Nam đang đối mặt.

Nhà hoạt động cho quyền lợi công nhân Trương Minh Đức nói.

Trà Mi: Là nhà hoạt động công đoàn, Hạnh thấy thực tế của người công nhân Việt Nam hiện nay thế nào?

Minh Hạnh: Công nhân hiện nay thường bị chấm dứt hợp đồng từ phía công ty. Nhiều công ty còn hạ nhục, xúc phạm nhân phẩm công nhân. Đồng lương thấp, người công nhân không đủ khả năng nuôi gia đình. Con của họ nhiều trường hợp không được đến trường. Có những trường hợp hai vợ chồng lên thành thị làm công nhân mà không đủ gửi tiền về quê nuôi con.

Minh Đức: Công nhân bị chi phối bởi giới chủ và chính quyền. Họ luôn gây khó khăn cho công nhân. Khi công nhân hợp tác với nhau đấu tranh đòi quyền lợi thì luôn bị áp lực từ chính quyền địa phương, bị công an cho là tụ tập gây rối, kích động. Khi công nhân có bức xúc với giới chủ, nhiều khi bị chủ thuê côn đồ đe dọa. Đó là thực tế mà công nhân Việt Nam đang đối mặt.

Trà Mi: Tổng Liên đoàn lao động, Liên đoàn lao động, và các tổ chức lao động cơ sở giúp ích như thế nào?

Minh Hạnh:

- Một công đoàn của một công ty, một là do chính công ty lập ra rồi trả lương;

- Hai là công ty cử người ra để công nhân bầu.

- Do vậy, công nhân có bầu ai thì cũng nằm trong danh sách chịu sự chi phối của công ty.

Công đoàn phí công nhân vẫn phải đóng hằng tháng. Đến cuối năm, công đoàn trích tiền đó ra mua vài ký đường hay vài lít dầu ăn cho công nhân, bảo là công đoàn lo cho công nhân. Thực tế không phải vậy, đó giống như là một sự ‘bỏ ống heo’ của công nhân để mua những thứ đó. Nhưng thật ra công nhân không cần những điều đó, họ cần bảo vệ quyền và lợi ích thực sự của họ. Quyền và lợi ích của công đoàn gắn liền với giới chủ và bị chi phối bởi nhà nước. Công đoàn lệ thuộc vào giới chủ, cho nên, khi xảy ra  tranh chấp công đoàn không đủ khả năng để bảo vệ công nhân.

Trà Mi: Công đoàn độc lập tại Việt Nam cho tới thời điểm này đã sẵn sàng ra đời hay chưa?

Minh Hạnh: Chưa. Họ sẵn sàng ra tay trù dập, đánh đập, sử dụng côn đồ để trấn áp. Như vụ Minh Hạnh và anh Đức bị đánh vừa qua, họ còn trắng trợn hơn khi cho công an bắt Hạnh về đồn đánh đập như vậy.

- Công nhân Việt Nam chưa biết những quyền lợi của họ trong TPP.

- Họ phải công khai hóa các điều khoản của TPP cho công nhân hiểu rõ hơn về quyền thành lập công đoàn độc lập.

- Công nhân khát khao có được một nghiệp đoàn như vậy, nhưng còn nhiều khó khăn. Họ chưa biết phải làm thế nào khi vẫn còn nỗi lo sợ vì sự đàn áp, bắt bớ.

- Cho nên, lý thuyết là một chuyện, nhưng thực tế không phải đơn giản làm được.

Trà Mi: Vậy nên làm thế nào để Việt Nam có công đoàn độc lập thực chất? Điều kiện tiên quyết hiện nay các bạn nhìn thấy là gì?

Minh Đức:

- Thứ nhất, nhà nước phải công bố minh bạch về quyền lợi của công nhân khi lập công đoàn độc lập.

- Thứ hai, công nhân phải mạnh dạn kết nối lại với nhau. Việt Nam nếu có thiện chí như cam kết trong TPP,

-  Nên sớm luật hóa việc thành lập công đoàn độc lập và thay đổi những luật lệ về công đoàn.

Minh Hạnh: Trước mắt phải có sự quan tâm của nhiều người. Chẳng hạn như các nước tham gia TPP cần có tiếng nói và hành động cụ thể để công nhân Việt Nam tin tưởng vào đó mà thành lập nghiệp đoàn của riêng mình. Nếu Việt Nam vi phạm quyền của công nhân thì phải có tiếng nói bảo vệ cho công nhân. Hơn nữa, công nhân cần hiểu biết luật pháp, kiến thức về nghiệp đoàn. Chúng ta thấy hiện nay tiếng nói của công nhân Việt Nam chưa ra được bên ngoài. Những sự chèn ép, bóc lột công nhân cần phải được phơi bày ra thế giới bên ngoài để nhận được sự hỗ trợ để tạo niềm tin và hy vọng cho công nhân.

Họ sẵn sàng ra tay trù dập, đánh đập, sử dụng côn đồ để trấn áp. Như vụ Minh Hạnh và anh Đức bị đánh vừa qua, họ còn trắng trợn hơn khi cho công an bắt Hạnh về đồn đánh đập như vậy. Công nhân Việt Nam chưa biết những quyền lợi của họ trong TPP. Họ phải công khai hóa các điều khoản của TPP cho công nhân hiểu rõ hơn về quyền thành lập công đoàn độc lập...

Nhà hoạt động Đỗ Thị Minh Hạnh nói.

Trà Mi: Ngoài sự quan tâm, hỗ trợ từ bên ngoài đối với người lao động Việt Nam. Còn ngay trong xã hội Việt Nam thì sao?

Minh Hạnh: Những người đấu tranh cho nhân quyền và các tổ chức xã hội dân sự đã bắt đầu quan tâm tới công nhân, nhưng chỉ quan tâm giống như một hiện tượng mới do TPP mang lại, chứ chưa thật sự sâu sắc lắm.

Trà Mi: Có cách nào nâng cao ý thức, sự quan tâm của xã hội Việt Nam đối với quyền của người lao động?

Minh Đức: Muốn làm những việc này, nhà nước Việt Nam cần xem các tổ chức xã hội dân sự là các tổ chức giúp đỡ người dân, trong đó có tổ chức Lao động Việt. Nhà nước cần cởi mở hơn, cần coi lại lời nói và hành động của họ.

Minh Hạnh: Nói cam kết thì Việt Nam đã cam kết nhiều rồi chứ không phải tới TPP mới có. Quan trọng là sự trừng phạt thế nào nếu vi phạm. Mới đây thôi, ngay sau khi vừa ký kết TPP, họ đã đánh đập các nhà hoạt động công đoàn như vậy, thử hỏi sắp tới các công đoàn độc lập sẽ được  hình thành thế nào, sẽ phải trải qua những khó khăn gì?

Minh Đức: Tôi mong sự giám sát, chế tài phải được thực hiện rất cụ thể thì mới mong đem lại thành quả tốt.  

Minh Hạnh: Các tòa án thường nghiêng về giới chủ nhiều hơn vì họ chịu sự chi phối, ảnh hưởng của đảng và nhà nước. Cần có những cụ thể hóa trong vấn đề kiện tụng tranh chấp công đoàn. Công đoàn độc lập, nếu được thành lập, phải có quyền hạn tương đương với công đoàn nhà nước, được tham gia vào quá trình đề xuất và thay đổi luật lao động.

Trà Mi: Vậy công đoàn độc lập tại Việt Nam còn đề ra vấn đề tòa án độc lập?

Minh Đức: Đúng vậy. Nói về tòa án độc lập tại Việt Nam thì quả là một vấn đề nan giải. Muốn có tòa án độc lập tại Việt Nam đòi hỏi cơ chế của Việt Nam phải thay đổi nhiều hơn nữa. Công đoàn độc lập khi xảy ra tranh tụng mà xét xử không độc lập thì tôi e rằng chưa đi tới cái lợi cho người công nhân theo đúng nghĩa của nó. Việc ‘độc lập’ trong các lĩnh vực là điều rất mâu thuẫn và khó khăn cho xã hội Việt Nam hiện nay.

Trà Mi: Các bạn nhìn thấy viễn ảnh và triển vọng của công đoàn độc lập tại Việt Nam hậu TPP thế nào?

Minh Hạnh: Tuy khó khăn nhưng vẫn có kỳ vọng. Những cái trong TPP đã mở ra một thế giới mới. Dù khó khăn thế nào, chúng ta sẽ vẫn tiếp tục khơi dậy trong lòng những người công nhân ý thức và kiến thức để họ hiểu biết rõ ràng về công đoàn độc lập.

Minh Đức: Tôi mong các tổ chức lao động trên thế giới quan tâm hơn nữa tình hình lao động tại Việt Nam sau khi Việt Nam vào TPP, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội dân sự trong nước giúp đỡ công nhân, hướng dẫn công nhân thành lập công đoàn độc lập. Dù khó khăn nhưng chúng tôi có nhiều phương cách để bảo vệ và hướng dẫn công nhân trong xu hướng sắp tới với xu hướng truyền thông và phong trào phát triển internet mạnh mẽ hiện nay. Mong các cơ quan truyền thông cũng quan tâm và giúp đỡ chúng tôi hơn nữa. Một khi các nước đã ký kết TPP với Việt Nam có những chế tài, tôi hy vọng rằng người công nhân Việt Nam có thể thay đổi được cuộc sống.

Trà Mi: Dù viễn ảnh công đoàn độc lập tại Việt Nam khó khăn, nhưng không phải vô vọng vì ngoài những áp lực từ quốc tế còn có những tiếng nói can đảm đã đổi bằng máu và sự tự do của riêng mình để bênh vực cho người lao động trong nước như các bạn đây. Mong nguyện vọng của các bạn sớm trở thành hiện thực với sự gia tăng nỗ lực và hợp đoàn với nhau trong những ngày hậu TPP. Xin chân thành cảm ơn các bạn đã dành thời gian cho cuộc trao đổi này./

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Dưới đây là cuộc phỏng vấn của Gia Minh RFA với ông Trương Minh Đức

November 24, 2015

Hai nhà hoạt động cho quyền công nhân bị công an bắt giữ, đánh đập


by VNHRDsDo Thi Minh Hanh, Truong Minh Duc

image068

Công an đã đánh cô Minh Hạnh và anh Minh Đức dã man, cô Hạnh bị tổn thương vùng đầu và khắp người đến mức không đi nổi, anh em phải dìu ra xe

Ông Trương Minh Đức: Họa áp giải tôi bằng cách dùng bạo lực xô đẩy, không cho tôi lấy những vật dụng cá nhân, cả xe Honda của tôi cũng phải để ở đó. Họ đưa tôi đi người không. Đến chiều tối họ mới đưa giỏ đồ của tôi và của cô Đỗ Thị Minh Hạnh ra. Họ yêu cầu tôi ký vào để niêm phong, lập biên bản và trong vài ngày tới họ sẽ khai thác máy tính. Tôi không đồng ý và nói rằng làm như thế là sai qui trình của luật pháp.

RFA | 23-11-2015

Hai nhà hoạt động vì quyền lợi công nhân Việt Nam- cô Đỗ thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức, hôm qua 22 tháng 11 bị công an bắt, hành hung và đưa về giam giữ tại đồn Công an phường Long Bình, Đồng Nai.

Sau khi ra khỏi đồn công an và qua một đêm tại Bệnh viện Hoàn Mỹ ở Sài Gòn, ông Trương Minh Đức cho Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do biết một số thông tin liên quan việc hai người đến Đồng Nai giúp cho công nhân rồi bị công an truy bắt.

Trước hết là việc ông bị áp giải về công an phường Long Bình

Ông Trương Minh Đức: Họa áp giải tôi bằng cách dùng bạo lực xô đẩy, không cho tôi lấy những vật dụng cá nhân, cả xe Honda của tôi cũng phải để ở đó. Họ đưa tôi đi người không. Đến chiều tối họ mới đưa giỏ đồ của tôi và của cô Đỗ Thị Minh Hạnh ra. Họ yêu cầu tôi ký vào để niêm phong, lập biên bản và trong vài ngày tới họ sẽ khai thác máy tính. Tôi không đồng ý và nói rằng làm như thế là sai qui trình của luật pháp. Nếu muốn niên phong và khai thác tài sản cá nhân thì trước hết tôi phải là một nghi can; chứ không thể khai thác thông tin trong máy cá nhân của tôi. Nếu chúng tôi phạm pháp cũng phải có qui trình. Việc áp giải người và đồ phải đi chung nhau và người ta phải thấy đồ của mình. Trong khi đó tôi bị đưa đi một nơi, đồ đi một ngả cách mười mấy tiếng đồng hồ- từ 12 giờ trưa đến 24 giờ tối mới bắt tôi ký để niêm phong. Không biết trong khoảng thời gian mười mấy tiếng đồng hồ đó, các anh đã làm gì trong máy của tôi. Các anh có thể cài đặt những nội dung bất lợi cho tôi trong máy, nên tôi không đồng ý.

Khoảng hơn 8 giờ có một số anh em thuộc các tổ chức xã hội dân sự, cũng như thuộc Hội Anh em Dân chủ, và những anh em bên truyền thông có đến khoảng mười mấy người vào đồn để hỏi người. Lúc đầu họ trả lời một cách lúng túng; sau đó họ dùng một lực lượng côn đồ rất lớn giăng hàng ngang cản những anh em này, đẩy lui ra cổng. Họ cũng có thái độ muốn giật điện thoại của những người đi đón chúng tôi về.

Đến 1 giờ 45 phút họ mới thả tôi và Đỗ thị Minh Hạnh ra khỏi đồn.

Gia Minh: Tiếp theo cả hai được đưa đi đến đâu?

Ông Trương Minh Đức: Sau đó tất cả chúng tôi đi bằng 2 xe taxi và một số Honda về Sài Gòn. Trên đường về thì sức khỏe của Đỗ thị Minh Hạnh rất yếu và đã được đưa cấp cứu ngay tại Bệnh viện Hoàn Mỹ trên đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh. Tôi cũng bị cao huyết áp và nằm tại bệnh viện một đêm. Sáng nay tôi trở về nhà để lo một số công việc cần thiết.

Gia Minh: Tất cả những tài liệu bị tịch thu là tài liệu gì và mức độ quan trọng ra sao?

Ông Trương Minh Đức: Họ tịch thu máy móc của chúng tôi kèm theo những tờ rơi của Lao Động Việt quảng bá về TPP, về quyền lợi của người công nhân. Chúng tôi cũng có một lá thư gửi cho 4 khách hàng của Yupoong yêu cầu xem xét lại việc sa thải công nhân một cách trái pháp luật Việt Nam; mong những khách hàng này có khuyến cáo đối với Yupoong.

Họ cho rằng những tài liệu đó là tài liệu không có thực. Tôi nói những tài liệu đó được chúng tôi in ra. Chúng tôi đã hỏi khách hàng của Yupoong. Chứng cứ do công nhân cung cấp. Sự việc mà chúng tôi điều tra là công ty Yupoong không thu hẹp sản xuất như Luật Lao động qui định để công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng. Trái lại công ty Yupoong còn mở rộng sản xuất lớn hơn nhiều lần. Như vậy công ty Yupoong đơn phương chấm dứt hợp đồng là vi phạm luật pháp Việt Nam và gây thiệt hại cho công nhân.

Gia Minh: Qua làm việc với công nhân công ty Yupoong trong thời gian qua, ông nhận thấy tâm tư tình cảm của họ ra sao và đến nay sự hiểu biết về quyền lợi sau khi có tuyên bố của Việt Nam về công đoàn độc lập theo TPP ra sao?

Ông Trương Minh Đức: Trong thời gian qua với sự bức xúc của 2000 công nhân công ty Yupoong, họ rất tin tưởng ở Lao Động Việt có thể lên tiếng cho những công nhân mất việc tại công ty.

Vì lẽ đó mà có thể công an Đồng Nai dùng bạo lực đàn áp để trấn áp tinh thần của công nhân. Theo tôi nghĩ đây là hành động không đúng.

Công nhân tiếp xúc được với Lao Động Việt thì họ mong mỏi Lao Động Việt giúp họ trong thời gia sắp tới cũng như việc thành lập công đoàn độc lập. Theo tôi nghĩ từ chỗ đó công an Đồng Nai sợ sệt vấn đề này.

Tôi thấy vụ cháy công ty Yupoong có những bất hợp lý mà các cơ quan chức năng cần phải xem xét lại về thời điểm cũng nhưng phát biểu của công nhân trong những video clip mà Lao Động Việt cung cấp trên truyền thông.

Gia Minh: Qua sự việc hôm ngày chủ nhật 22 tháng 11, ông thấy sắp đến việc đi hỗ trợ cho công nhân hẳn nhiên có nhiều trở ngại, vậy cần có những gì để vượt qua trở ngại để giúp công nhân đạt được những điều theo TPP mà Việt Nam đã ký kết với 11 nước khác?

Ông Trương Minh Đức: Hành xử của công an Đồng Nai trong ngày 22 tháng 11 là hành động đối với những thành viên của Lao Động Việt đang giúp đỡ công nhân Việt Nam thành lập công đoàn độc lập. Tôi nghĩ trong tiến trình sắp tới chúng tôi còn gặp nhiều gian nan; mặc dù ông Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 18 tháng 11 vừa qua nói trước quốc hội rằng Việt Nam trong tiến trình hội nhập TPP phải có công đoàn độc lập ngoài công đoàn nhà nước để bảo vệ quyền lợi cho công nhân.

Công an Đồng Nai hành xử như vừa qua là đã phủ nhận lời nói của ông Nguyễn Tấn Dũng trước quốc hội. Lãnh đạo Đồng Nai nghĩ gì? Ông Nguyễn tấn Dũng nghĩ gì khi mà lãnh đạo Đồng Nai phản bác lại những gì mà ông Nguyễn Tấn Dũng mong muốn.

Tôi mong những tổ chức lao động trên toàn thế giới và trong 11 nước ký kết TPP với VN có những biện pháp chế tài đối với hoạt động đi ngược lại với TPP đã được ký kết.

Gia Minh: Cám ơn ông Trương Minh Đức./

++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Việt Nam cho phép thành lập các công đoàn tự do và độc lập

10 Tháng Mười Một 201511:36 CH(Xem: 1046)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 10 NOV 2015

 Việt Nam cho phép thành lập các Công đoàn Tự do và Độc lập

image070

Việt Nam đồng ý về một loạt biện pháp cải cách lao động, kể cả cho phép thành lập các công đoàn tự do và độc lập, với quyền được đình công, theo Hiệp định TPP được thoả thuận hồi tháng trước.

Thỏa thuận TPP viết rằng: “Việt Nam sẽ đảm bảo các thủ tục và cơ chế để đăng ký các công đoàn lao động ở cấp cơ sở, phù hợp với những quyền lao động như được ghi trong bản tuyên ngôn của Tổ chức Lao động Quốc tế, kể cả tôn trọng sự minh bạch, thời hạn làm thủ tục và các đòi hỏi đối với thành viên, mà không cần phải xin phép trước.”

Xem thêm: http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo


++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Công đoàn là của ai?

Tư Giang

Thứ Sáu,  24/7/2015, 08:48 (GMT+7)

image071

Trên thế giới, một tổ chức công đoàn hoạt động độc lập để tập trung chủ yếu vào vai trò đại diện cho lợi ích của người lao động luôn được đề cao. Trong ảnh: Công nhân tại một khu công nghiệp ở Bình Dương giời tan ca. Ảnh: TUỆ DOANH.

 (TBKTSG) - Số lượng các cuộc đình công tăng mạnh vào những năm 2000, đạt con số trên 900 cuộc vào năm 2011, theo Ngân hàng Thế giới. Đây là một biểu hiện của những điểm yếu trong hệ thống quan hệ lao động tại Việt Nam.

Ông Thang Văn Phúc vẫn còn nhớ như in một trải nghiệm khi đi thăm Ý lúc còn làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Lần đó, ông và phái đoàn Việt Nam đến làm việc với một quan chức cao cấp trong Chính phủ Ý. Đang trao đổi, vị quan chức Ý xin dừng cuộc gặp và xin đoàn Việt Nam chờ. Một tiếng sau, ông quay lại, xin lỗi và giải thích là phải gặp đại diện một tổ chức công đoàn ngay lập tức. Kể lại câu chuyện trên, ông nói: “Họ coi tổ chức của người lao động rất quan trọng, chứ không như ta đâu. Tất cả các doanh nghiệp phải có tổ chức công đoàn để thiết lập cơ chế trao đổi tiếng nói giữa ba bên là nhà nước, giới chủ và người lao động”.

Câu chuyện của nguyên thứ trưởng được kể lại trong hoàn cảnh ngày càng có nhiều tiếng nói đề nghị thay đổi hệ thống quan hệ lao động để tương thích với nền kinh tế thị trường mà Việt Nam theo đuổi. Số lượng các cuộc đình công tăng mạnh vào những năm 2000, đạt con số trên 900 cuộc vào năm 2011, theo Ngân hàng Thế giới. Đây là một biểu hiện của những điểm yếu trong hệ thống quan hệ lao động tại Việt Nam.

Trong một báo cáo về chủ đề lao động được công bố hôm thứ Hai đầu tuần, Ngân hàng Thế giới khuyến nghị rằng, về dài hạn, các tổ chức công đoàn sẽ hoạt động độc lập để tập trung chủ yếu vào vai trò đại diện cho lợi ích của người lao động. 

Đề xuất của báo cáo do Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, bà Victoria Kwakwa, đứng đầu được đưa ra ngay sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết tiến tới khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bản Thông cáo chung nhân chuyến thăm lịch sử của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Washington gần đây nêu rõ điều này: “Việt Nam và Hoa Kỳ mong đợi phối hợp chặt chẽ với các bên tham gia đàm phán khác để hoàn tất sớm nhất có thể TPP toàn diện, nhiều kỳ vọng và tiến hành những cải cách mà thấy có thể cần thiết nhằm đáp ứng tiêu chuẩn cao của TPP, kể cả khi cần thiết đối với các cam kết liên quan tới tuyên bố của ILO năm 1998 về nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc”.

Đây là một tiến bộ vượt bậc để khỏa lấp dần hai quan điểm khác biệt. Ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, kể lại: “Tổng thống Hoa Kỳ nói với lãnh đạo Việt Nam về điều này không chỉ một lần. Và chắc chắn chúng ta sẽ phải giải quyết vấn đề này”.

Song, thực tế, những đòi hỏi về điều kiện lao động trong TPP không phải là vấn đề mới. Ông Thành giải thích: “Hoa Kỳ nói rất rõ yêu cầu trong TPP về lao động chính là tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Chúng ta phải nỗ lực thực hiện đầy đủ những cam kết, những nguyên tắc về vấn đề công đoàn, cải thiện điều kiện cho người lao động, và về bản chất không phải Hoa Kỳ áp đặt”.

Theo ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Thương mại, ILO có hàng loạt tiêu chuẩn về lao động và công đoàn được nhắc lại trong TPP. Trong số đó, đáng chú ý nhất là nhóm công nhân cơ sở có quyền tự do thành lập công đoàn; các công đoàn cơ sở có quyền tự do liên kết hay không liên kết; cán bộ quản lý doanh nghiệp không được quyền tham gia vào ban chấp hành công đoàn; công đoàn cơ sở được độc lập trong hoạt động nội bộ và quản lý tài sản;... Đây là vấn đề cực kỳ khó khăn, theo ông Tuyển. Tuy nhiên, ông cho rằng, Việt Nam với tư cách là thành viên cần tuân thủ quy chế của ILO.

Theo ông Phúc, những vận động gần đây như đổi tên thành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam để trở thành tập hợp của các liên đoàn ngành nghề như công đoàn đường sắt, liên đoàn ngành thép,... là “bước tiến tới”. Cách đây ba năm, ông Phúc đã xuất bản một nghiên cứu khoa học của Bộ Nội vụ, trong đó, ông đề xuất rằng, Việt Nam cần đổi mới tổ chức hoạt động công đoàn vì Việt Nam không chỉ có doanh nghiệp nhà nước khi xây dựng kinh tế thị trường, bên cạnh các quyền khác của người dân như tự do lập hội, tự do tham gia hội.

Ông nói: “Chúng tôi từng đề xuất như thế và tôi tin nhận thức của chúng ta dần dần như thế. Chúng ta thực hành kinh tế thị trường, đảm bảo nhà nước pháp quyền thì phải dần dần điều chỉnh, vì không có đường nào khác. Lúc này hay bao giờ còn là câu chuyện, chứ không phải chúng ta không nhận thức được. Công đoàn của chúng ta mới chỉ là mậu dịch quốc doanh thôi, chứ chưa phải là đại diện thật cho người lao động. Phải trả về đúng vị trí cho người lao động”.

Có hàng vạn hội

Theo một nghiên cứu của Bộ Nội vụ, số lượng các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ ngành càng tăng nhanh đặc biệt là sau đổi mới. Hiện nay cả nước có 500 hội cấp trung ương; 4.000 hội cấp tỉnh, thành phố; và 10.000 hội cấp huyện, xã. Hà Nội có hơn 500 hội, TPHCM có gần 600 hội, Đà Nẵng có 445 hội.

Cả nước có 1.800 tổ chức phi chính phủ là các tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, bảo vệ môi trường, giáo dục đào tạo, y tế. Riêng Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam có 600 đơn vị. Hiện nay có 150 hiệp hội kinh tế như Vasep, Hiệp hội Lương thực...

Ông Thang Văn Phúc cho biết, bản thân ông đã soạn thảo 10 lần dự thảo về luật hội, và đến nay bản dự thảo đã là thứ 14, song sẽ chỉ được xem xét tại Quốc hội khóa tới.

“Tôi cho là chậm còn hơn không. Nhà nước không ban hành luật cho một mảng xã hội rộng lớn như thế này là một lỗi. Không thể quản lý bằng sắc lệnh, hay nghị định được”, ông nói.

Theo ông Lã Khánh Tùng, giảng viên khoa Luật, Đại học Luật Quốc gia, các văn bản pháp lý về hội của Việt Nam bao gồm Sắc lệnh số 102/SL/L004 ban hành năm 1957, và Nghị định số 45 của Chính phủ ban hành năm 2010.

Trong khi đó, dự thảo luật về hội có quá nhiều thủ tục rườm rà, và can thiệp quá sâu vào tổ chức, hoạt động của hội./

30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 8384)
Một buổi tọa đàm về chủ đề bảo vệ 'Người bảo vệ nhân quyền' đã được hai nhóm xã hội dân sự trong nước hợp tác tổ chức tại nhà thờ Thái Hà, Hà Nội sáng 26/11. Trong thông cáo về nội dung chương trình, hai tổ chức Diễn đàn Xã hội Dân sự và Vietnam UPR Working Group cũng mời cả đại diện từ phía Bộ Công an Việt Nam và công an TP. Hà Nội đến tham dự.
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7903)
Bà Ruby Holt, một người vừa kỷ niệm tuổi 101 của mình ở bang Tennessee, Mỹ. Suốt cuộc đời của bà chỉ quẩn quanh ở ngôi nhà của mình và nơi làm việc. Sống bằng nghề thu hoạch bông vải, thanh bạch và cần mẫn, bà Ruby Holt đã nuôi lớn 4 đứa con của mình nhưng chưa bao giờ có dư dả để có được một chuyến đi xa khỏi nơi trú ngụ.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7539)
Thượng viện Hoa Kỳ đã chính thức chuẩn thuận nhân vật được Tổng thống Barack Obama đề cử vào chức vụ Đại sứ Mỹ tại Việt Nam. Ông Ted Osius đã được Thượng viện Mỹ phê chuẩn hôm qua, sau nhiều tháng trì hoãn. Nhà ngoại giao kỳ cựu này đã được ông Obama đề cử tới Hà Nội thay thế người tiền nhiệm là ông David Shear hồi tháng Năm.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7247)
Điều đáng chú ý là trên bìa sách có in hình một người đứng trên quả cầu lửa, hai tay cầm hai cán cân. “Người mẫu” này không phải là thần Công lý mà là người thật, “bằng da bằng thịt”, trên người chỉ mặc một chiếc quần nhỏ. Khuôn mặt được cắt ghép, đang cười rất tươi và nhiều độc giả dễ dàng nhận ra đó chính là hình của diễn viên hài Công Lý!
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7319)
Quê Mẹ - Phái đoàn Hà Nội do Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu 18 người đại diện các Bộ Ngoại giao, Giáo dục, Tư pháp, Vụ Nhân quyền thuộc Bộ Công an, Ủy ban Dân tộc, v.v... đến Genève phúc trình về việc thực thi Công ước Quốc tế về Kinh tế, Xã hội, Văn hóa trước Ủy ban LHQ về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (CESCR) vào chiều ngày 10-11-2014, tại khoá họp lần thứ 53 của Ủy ban CESCR diễn ra từ ngày 10 đến 28-11-2014 để xem xét một số quốc gia.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7338)
TTO - Để bảo vệ ông chủ Nhà Trắng, Sở Mật vụ Mỹ phải có những công nghệ cực kỳ hiện đại. Tổng thống Mỹ Barack Obama từng đối mặt với nhiều âm mưu ám sát nên việc bảo vệ càng khó khăn hơn.
10 Tháng Mười Một 2014(Xem: 7521)
Garden Grove (Bình Sa)- - Vào lúc 4 giờ chiều Thứ Sáu ngày 7 tháng 11 năm 2014, tại hội trường Thư Viện Việt Nam, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam tổ chức buổi họp báo để thông báo kết qủa giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2014.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 9104)
CTV Danlambao - Trong phiên họp quốc hội sáng 31/10/2014, ‘thượng tọa’ Thích Thanh Quyết kiến nghị đảng và nhà nước CSVN phải xây dựng quân đội mạnh như quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Hàn) Vị đại biểu quốc hội thuộc đoàn Quảng Ninh này nói trong phiên họp được truyền hình trực tiếp: “Đảng, nhà nước phải thực sự đáng khen ngợi lực lượng quân đội và công an trong thời gian vừa qua”.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 13939)
Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải là một trong những tù nhân chính trị được thế giới biết đến nhiều nhất, với những tổ chức như Human Right Watch, Amnesty International và các chính khách như Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama từng kêu gọi trả tự do cho ông.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 7840)
Ông Dương Đức Hiền (58 tuổi, trú tại thôn 2, xã Quý Lộc) kể với PV Tuổi Trẻ rằng lúc khoảng hơn 4g sáng 28-10, ông có nghe tiếng động lớn như nhà đổ ở phía vườn trước nhà. Ông Hiền liền dậy thì thấy một hố sâu khoảng 1,2m, đường kính miệng hố 1,5m xuất hiện ngay mảnh vườn trước nhà.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 7604)
(Dân trí) - “Có nhiều quan chức vừa rồi, sau khi nghỉ hưu lại ở một vị trí nghe có vẻ thơm thảo hơn, thu nhập lớn hơn với thu nhập chính đáng trước kia. Vì sao? Vì họ có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng từ rất sớm”, đại biểu Lê Như Tiến nói.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 7450)
Bà Midori Matsushima, Bộ trưởng Tư pháp Nhật hôm 15/10 nghe một câu hỏi của một nhà lập pháp về chiếc quạt cầm tay uchiwa. Bà Matsushima đã phân phát quạt với hình minh họa và thông tin về chính sách của bà trong một lễ hội mùa hè ở Tokyo, trước khi trở thành bộ trưởng. Ảnh: AP Bà Midori Matsushima, Bộ trưởng Tư pháp, hôm qua từ chức sau khi đảng Dân chủ Nhật đối lập đệ đơn khiếu nại về việc bà phân phát quạt giấy. Bà là một trong hai thành viên nội các từ chức hôm qua vì các vấn đề liên quan đến luật bầu cử
19 Tháng Mười 2014(Xem: 7613)
Ngày 16-10, tức là chỉ sau một ngày tác phẩm này trưng bày tại khu vực gần Cung điện Vendome, một trong những quảng trường sầm uất nhất của Paris, trong khuôn khổ triển lãm nghệ thuật đương đại FIAC, một khách qua đường đã đấm liền ba phát vào mặt điêu khắc gia Paul McCarthy.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 7333)
Sáu thủy thủ Việt Nam mất tích sau khi nhảy khỏi tàu chở cá Đài Loan 'có thể định vượt biên sang Nhật Bản', công ty môi giới lao động của họ cho biết. Trước đó, truyền thông Việt Nam đưa tin sáu người này đã nhảy xuống biển khi tàu cá Liên Toàn Thịnh đi qua eo biển Tsugaru, cách đảo Hokkaido của Nhật Bản chưa đầy 20km, hôm 11/10.