Phản ánh về ngôn ngữ ngoại giao

25 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 7603)

media-25-7-2014-1

Phản ánh về ngôn ngữ ngoại giao của các báo lớn

Thứ ba, 22/07/2014, 16:25 (GMT+7)

(Bạn đọc) - Ngày 18/6, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. Các báo Chính phủ, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, VOV, VOH, Vietnamnet, Dân Trí, Vneconomy, Người lao động, An ninh thủ đô… đồng loạt đưa tin giống nhau

“…Tại cuộc tiếp, Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đã thông báo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về kết quả cuộc hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh ”. Mà không hề để ý đến chi tiết: “Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đã thông báo với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…”.

Tại sao lại dùng từ “thông báo” ở đây, trong khi một Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc đâu thể sánh ngang hàng với Thủ tướng của một nước. Có lẽ phải cho các phóng viên báo chí cũng như những người có trách nhiệm thông tin chính thức của Chính phủ đi học lại ngôn ngữ ngoại giao.

media-25-7-2014-2

Bạn đọc "bắt lỗi" ngôn ngữ ngoại giao của các báo lớn

Đành rằng ngữ pháp Việt Nam rất phong phú, và phóng viên được ví như những “phù thủy” của ngôn từ nên có thể phóng bút để viết ra những tác phẩm báo chí hay, nhưng khi đưa tin về hoạt động của lãnh đạo cấp cao thì cần phải cân nhắc từng câu chữ để thông tin có độ chính xác cao cũng như thích hợp với ngữ cảnh.

Phải xác định rằng Ủy viên Quốc vụ viện chỉ là một quan chức thuộc cơ quan hành chính cao nhất của Trung Quốc, không thể ngang tầm với Thủ tướng Việt Nam được. Trong trường hợp này, tôi tin nếu các phóng viên tại các tòa soạn lớn của nước ta được học qua nghiệp vụ báo chí, chính trị, ngoại giao cùng với tinh thần tự tôn dân tộc thì ắt hẳn đã không sử dụng từ “thông báo” mà thay bằng từ khác chính xác hơn đó là BÁO CÁO!