Những ‘ám muội’ lẩn khuất quanh ngôi nhà cổ Vương Hồng Sển ở Sài Gòn

24 Tháng Chín 20244:04 CH(Xem: 202)

VĂN HÓA ONLINE - SỰ KIỆN XƯA & NAY - THỨ BA 24 SEP 2024


Những ‘ám muội’ lẩn khuất quanh ngôi nhà cổ Vương Hồng Sển ở Sài Gòn


*tựa của VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA


Dưới đây là loạt bài đăng trên báo Tuổi Trẻ Online, Văn Hóa Online-California đăng lại nguyên văn nhằm cung cấp thông tin về các hình thái vật thể, phi vật thể Di sản Văn hóa trong nước, điển hình là Di sản của Cụ Vương Hồng Sển.


Mời quí độc giả hải ngoại và trong nước tham khảo và đóng góp ý kiến. (lkt)


“Hội Luật gia tìm hiểu nguồn gốc nhà đất của cụ Vương Hồng Sển, đồng thời phân tích các yếu tố pháp lý từ những di chúc, di ngôn của cụ Vương Hồng Sển, và nhận định rằng: “Việc Nhà nước ban hành quyết định số 54/QĐ-UB ngày 17-2-2003 là không có cơ sở”.


*


Đến nhà cổ Vương Hồng Sển sau quyết định cưỡng chế: Mưa dột, kèo nhà mối mọt, không còn cổ vật

image022

HOÀI PHƯƠNG

https://tuoitre.vn/den-nha-co-vuong-hong-sen-sau-quyet-dinh-cuong-che-mua-dot-keo-nha-moi-mot-khong-con-co-vat-20240921191409216.htm


Ngôi nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển đang bị xuống cấp, trời mưa thì dột, kèo nhà bị mối mọt ăn nhiều chỗ. Trong nhà không còn cổ vật nào.


image023Bên trong ngôi nhà cổ của học giả Vương Hồng Sển, ảnh chụp chiều 21-9 - Ảnh: T.T.D.


Nhà của cụ Vương Hồng Sển tọa lạc tại số 11 (số cũ 9/1) đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, quận Bình Thạnh, TP.HCM.


Ngôi nhà cổ này bị khuất bởi mái che phía trên và các hàng quán xung quanh ở mặt tiền nhà khiến nhiều người khó phát hiện đây là nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển.


Không còn cổ vật trong nhà cổ


Mới đây, UBND quận Bình Thạnh, TP.HCM có quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định số 6200/QĐ-KPHQ ngày 23-8-2023 của chủ tịch UBND quận Bình Thạnh đối với căn nhà cổ này.


Đó là phần công trình vi phạm trật tự xây dựng đô thị do xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng.


Ngôi nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển có 5 gian 2 chái, ngang 15m, sâu 20m, tọa lạc trên miếng đất có diện tích 750m2.


Khuôn viên nhà với nhiều cây xanh rợp bóng mát nay không còn nữa, thay vào đó là những khối bê tông, mái che nắng mưa khiến người đi bên ngoài đường khó biết đây là căn nhà cổ.


Chiều tối 21-9, bà Võ Ngọc Liên (con dâu của cụ Vương Hồng Sển) nói với Tuổi Trẻ Online hiện bà sinh sống cùng cháu ngoại của bà trong căn nhà cổ này.


Ba con của bà (cháu nội của cụ Vương Hồng Sển) sống riêng, gần ngôi nhà số 11 đường Nguyễn Thiện Thuật mà bà đang sinh sống.


image025image027Bà Võ Ngọc Liên giới thiệu ảnh tư liệu, tài liệu, bút tích liên quan đến học giả Vương Hồng Sển - Ảnh: T.T.D.


image029Ảnh của học giả Vương Hồng Sển chụp chung với vợ là bà Năm Sa Đéc - Ảnh: T.T.D.


image031Ông Vương Hồng Sển chụp chung với con trai Vương Hồng Bảo thập niên 1950 - Ảnh: T.T.D. chụp lại


Trong không gian ngôi nhà cổ, nhiều vật dụng phục vụ cho cuộc sống hằng ngày được bài trí khắp nơi.


Nhiều hình ảnh về cụ Vương Hồng Sển, hình cụ Vương Hồng Sển chụp cùng vợ, con và các cháu nội được bài trí trên vách nhà và những vị trí quan trọng, dễ quan sát trong nhà.


Bà Võ Ngọc Liên nhiệt tình khoe các album hình chụp gia đình, được gìn giữ cẩn thận. Trong đó có nhiều hình ảnh quý.


Bà còn giới thiệu những quyển sách quý do cụ Vương Hồng Sển viết được tái bản nhiều lần.


Theo quan sát, trong ngôi nhà cổ này không còn cổ vật nào.


image033Bà Võ Ngọc Liên giới thiệu một số sách của cụ Vương Hồng Sển được xuất bản - Ảnh: T.T.D.


image035Bà Liên giới thiệu ảnh tư liệu về cha chồng và các con cháu - Ảnh: T.T.D.


Ngôi nhà cổ xuống cấp


Nói về căn nhà cổ, bà Võ Ngọc Liên cho biết những năm gần đây nhà bị dột mỗi khi trời mưa, dột nhiều nhất là ở phòng ngủ. Bà nói những lúc mưa phải dùng thau để hứng nước.


Kèo nhà và một số vị trí khác làm bằng gỗ trong nhà bị mối mọt gây hư hỏng, khiến người chứng kiến không khỏi xót.


Bà Liên nói thường gọi người đến để diệt mối mọt. Nhưng vì căn nhà có tuổi đời khá cao nên mối mọt xuất hiện ngày càng nhiều. Việc này nếu không được quan tâm đúng mức có thể gây tổn hại di tích kiến trúc nghệ thuật.


image037Mặt tiền nhà cổ cụ Vương Hồng Sển, biển hiệu của tiệm bán đồ ăn - Ảnh: T.T.D.


image039image041image043image045Kèo nhà, kèo mái ngói bị mối mọt ăn mục - Ảnh: T.T.D.


image047Mái nhà lợp ngói âm dương bị dột nhiều chỗ - Ảnh: T.T.D.


Quyết định cưỡng chế, tháo dỡ công trình xây trái phép trong nhà Vương Hồng Sển: Bảo vệ di tích quý

image022

HOÀI PHƯƠNG

https://tuoitre.vn/quyet-dinh-cuong-che-thao-do-cong-trinh-xay-trai-phep-trong-nha-vuong-hong-sen-bao-ve-di-tich-quy-20240920185027851.htm


Bà Nguyễn Thế Thanh - nguyên phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM - cho rằng quyết định cưỡng chế, tháo dỡ công trình xây trái phép trong nhà cụ Vương Hồng Sển là cần thiết, để giữ di tích quý.


image049Gian chính ngôi nhà cụ Vương Hồng Sển - Ảnh: HỮU THUẬN


Mới đây, UBND quận Bình Thạnh, TP.HCM có quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quyết định số 6200/QĐ-KPHQ ngày 23-8-2023 của chủ tịch UBND quận Bình Thạnh đối với căn nhà số 11 (số cũ 9/1) đường Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, quận Bình Thạnh, TP.HCM, tức nhà cụ Vương Hồng Sển.


Không chấp nhận cơi nới trong di tích


Theo đó, hành vi vi phạm hành chính cần khắc phục là phần công trình xây dựng vi phạm trật tự xây dựng đô thị do xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng.


Cụ thể những hành vi vi phạm được nêu trong quyết định số 5279/QĐ-CCXP ngày 12-9-2024 của chủ tịch UBND quận Bình Thạnh.


Thời gian khắc phục hậu quả là 15 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định này. 


Bà Nguyễn Thế Thanh - nguyên phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP.HCM - cho Tuổi Trẻ Online biết bà đồng tình với quyết định cưỡng chế, tháo dỡ công trình xây dựng trái phép trong nhà cụ Vương Hồng Sển vì ngôi nhà này đã được xếp hạng di tích.


Nhà cụ Vương Hồng Sển được UBND TP.HCM ban hành quyết định xếp hạng di tích cấp thành phố vào tháng 8-2003, là di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống.


Đồng thời quyết định này quy định nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong những khu vực di tích đã khoanh vùng bảo vệ.


Hành vi cơi nới, xây cất thêm để ở và khai thác buôn bán, dịch vụ trong khu vực bảo vệ của ngôi nhà di tích là không thể chấp nhận được. 


Bà Thế Thanh mong rằng quyết định cưỡng chế này sẽ đi vào thực tế, xử lý nghiêm các vi phạm, để giữ gìn và phát huy di tích quý này cho thế hệ mai sau.


image051image053image055Các hoa văn trên mái ngói, vách nhà, thanh kèo - Ảnh: HỮU THUẬN


Những di tích kiến trúc, nghệ thuật như nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển và nhiều ngôi nhà cổ khác cần được gìn giữ. Chúng ta xem đó như là tài sản, tiếp tục khai thác, làm giàu thêm giá trị văn hóa cho thành phố. Với nhà cụ Vương Hồng Sển nếu quản lý không khéo sẽ mất đi một di tích quý, một di sản văn hóa.


Bà Nguyễn Thế Thanh


Không đồng tình "bứng" ngôi nhà cổ đi


Trước khi mất, cụ Vương Hồng Sển mong muốn thành lập bảo tàng tư gia lấy tên "Nhà Vương Hồng Sển" gồm nhiều sách hiếm có Pháp văn, Quốc văn, Hán văn, chỉ được nghiên cứu tại chỗ và không lấy ra khỏi nhà.


Đây là một trong bốn nội dung trong di chúc được cụ Vương Hồng Sển lập ngày 27-6-1995.


Bà Nguyễn Thế Thanh kể cụ Vương Hồng Sển từng mời các cơ quan chức năng đến và nói muốn trao lại ngôi nhà cổ và những cổ vật bên trong ngôi nhà cho Nhà nước, thành lập bảo tàng cho người dân được thưởng lãm.


Cụ đưa ra nguyện vọng khi trao lại ngôi nhà là: Phải mở cửa cho người dân tham quan. Nếu việc mở cửa cho khách tham quan thu được phí thì trích một phần nguồn phí đó để bảo dưỡng nghĩa trang họ Vương ở Sóc Trăng.


Cụ Vương Hồng Sển mong muốn Nhà nước nuôi những đứa cháu nội của cụ được học hành, có nghề nghiệp, đồng thời bố trí cho các cháu cụ một chỗ có thể ở được, sống được.


Cụ cũng từng chia sẻ rằng ngôi nhà cổ và cổ vật là di sản người xưa để lại, cụ may mắn sở hữu nên muốn giữ lại cho đời sau.


image059Vách nhà, cửa cùng với mái ngói âm dương cổ kính - Ảnh: HỮU THUẬN


Sau khi tiếp nhận nhà cổ của cụ Vương Hồng Sển theo di chúc, cơ quan chức năng được phân công thực hiện chính sách, trợ cấp hằng tháng cho cháu nội của cụ đi học.


Năm 2009, thành phố bố trí một căn nhà (số 91 Vạn Kiếp, diện tích 145,1m2) để ba người cháu cụ Vương Hồng Sển đến ở, nhưng cả ba đều không đồng ý.


TIN LIÊN QUAN

image061

Bảo tàng Vương Hồng Sển: Không được thì... buông?


Đến năm 2005, cháu cụ Vương đứng tên khởi kiện UBND TP.HCM để đòi quyền lợi thừa kế đối với nhà, đất, cổ vật và sách quý (Tòa án nhân dân TP.HCM và Tòa án phúc thẩm tối cao tại TP.HCM đã đình chỉ các vụ án dân sự này).


Năm 2013, ba người cháu của cụ Vương Hồng Sển gửi "Đơn xin cứu xét khẩn thiết", đề nghị UBND TP.HCM di dời ngôi nhà cổ đến một vị trí khác để làm bảo tàng hoặc định giá lại giá trị nhà đất để bồi hoàn cho họ tìm mua nhà đất khác ở và sinh sống.


Bà Nguyễn Thế Thanh nói quan điểm của bà là không đồng ý di dời ngôi nhà cổ vì khi đó ngôi nhà không còn giá trị lịch sử mà cụ Vương Hồng Sển đã mang về, trở thành nhà Vương Hồng Sển.


Do chưa thỏa mãn yêu cầu của các cháu cụ Vương Hồng Sển nên họ vẫn ở trong nhà của ông nội. Trong khi đó, theo quy định không gian di tích không được có người ở hoặc buôn bán.


Bảo tàng Vương Hồng Sển: giải quyết bằng tâm pháp văn hóa


NGUYỄN THẾ THANH

https://tuoitre.vn/bao-tang-vuong-hong-sen-giai-quyet-bang-tam-phap-van-hoa-1141978.htm


TTO - Để Nhà Vương Hồng Sển có thể sớm hình thành và đưa vào phục vụ công chúng trong hệ thống các địa chỉ di sản văn hóa, có thể tiếp tục nhiều cách làm thuộc về tâm pháp, nghĩa là có luật và có đạo.


image063Cổ vật của nhà sưu tập Vương Hồng Sển được đưa về bảo tàng, hình thành một phòng trưng bày - Ảnh: L. ĐIỀN


Khi đề cập tới trở ngại của việc thành lập Bảo tàng Vương Hồng Sển, một số người hướng nguyên nhân chính đến cơ sở pháp lý của ngôi nhà 9/1 Nguyễn Thiện Thuật. Thế nhưng trước hết, có một góc độ ta cần nhìn nhận để có cơ sở giải quyết vấn đề. 


Trong suốt cuộc đời mình, vị học giả - nhà sưu tập cổ ngoạn nổi tiếng Vương Hồng Sển dồn tâm sức nghiên cứu và tạo dựng các bộ sưu tập sách hiếm và cổ vật quý không phải để bán mà là để lại cho đời sau chiêm ngưỡng; đã mua cả một ngôi nhà cổ năm gian hai chái về để lưu giữ, bày biện trong đó những món đồ quý đến từ quá khứ, đã sống trong căn nhà đó theo nếp xưa với niềm tin đó là những giá trị văn hóa phải gìn giữ để biết mình là ai và mình từ đâu đến, biết mối liên hệ thiêng liêng giữa quá khứ và hiện tại để có thể tự tin với tương lai.


Đó là luật, là đạo của Vương Hồng Sển (và chắc cũng là của nhiều nhà sưu tập khác) khi chọn việc sưu tầm nhà cổ - đồ cổ - sách cổ vừa để thỏa mãn một thú chơi, vừa để góp phần bảo tồn những giá trị của ngày hôm qua.


Địa chỉ văn hóa mang dấu ấn danh nhân


Giữ lại ngôi nhà cổ số 9/1 Nguyễn Thiện Thuật để làm bảo tàng với tên gọi Nhà Vương Hồng Sển, bên cạnh mục đích rất quan trọng là thực hiện tâm nguyện của học giả họ Vương, còn là góp phần tạo dựng một địa chỉ văn hóa có giá trị mang dấu ấn danh nhân - một loại hình bảo tàng mà ở nước ta còn rất hiếm hoi.


Có lẽ Vương Hồng Sển đã thấy trước cuộc chiến tiền tài, nhà đất trong chính gia đình ông sau khi ông nằm xuống sẽ đẩy số phận ngôi nhà cổ và các sách hiếm, cổ vật quý mà ông cả đời sưu tầm, gìn giữ đến bờ vực ly tán, nên ông ghi rõ trong một văn bản làm ngày 2-10-1996 tựa đề “Lời chót dặn lại cho người sau này lo việc nhà cho tôi”.


Theo văn bản ấy, ông chọn người đại diện ông lo việc nhà cho ông (tang chế, giao tài sản của ông cho Nhà nước) là vợ chồng bà Vương Thị Việt Hoa - cháu gái ông và cũng là người ông tin cậy. Ông còn ghi rõ ba điều trong một văn bản khác cũng trong ngày 2-10-1996:


“1) Lúc tôi còn sống tôi vẫn là chủ. Khi tôi qua đời người đại diện tôi sẽ giao tài sản lại cho Nhà nước theo di chúc đã công bố.


2) Việc của ủy ban là xác định giá trị cổ ngoạn, sách và nhà đất thành tiền. Tôi là bên cầu tự đề cao (xuất), Nhà nước là bên cung sẽ nhất (quyết) định.


3) Nhà nước cho biết rõ chế độ, chính sách đãi ngộ đối với gia đình tôi”.


Đến đây mới thấy Vương Hồng Sển đã thực hành thật thấu đáo mối liên hệ văn hóa giữa của cho và cách cho.


Ông - trong vai trò người hiến tặng tài sản cho Nhà nước - vừa không hạ thấp giá trị của những gì mình hiến tặng bằng cách đề nghị định giá, nhưng lại vừa không đẩy người nhận sự hiến tặng vào cái thế phải “đổi chác ngang giá” đối với khối tài sản mà giá trị hữu hình chưa chắc phản ánh đúng giá trị vô hình.


Để lo cho các cháu nội, người ông là Vương Hồng Sển chỉ yêu cầu Nhà nước một số tiền vừa phải để mấy đứa cháu nội vị thành niên được ăn học nên người và có chỗ ở.


Có chỗ ở mà cụ Vương đề cập rất khác với một chỗ ở cao rộng bao nhiêu, trị giá bao nhiêu! Khi yêu cầu định giá tài sản, Vương Hồng Sển cũng lại giao cho Nhà nước quyền quyết định cuối cùng.


image064Các sách của nhà sưu tập Vương Hồng Sển đang trưng bày tại bảo tàng - Ảnh: L. ĐIỀN


Không phải là không có giải pháp


Để Nhà Vương Hồng Sển có thể sớm hình thành và đưa vào phục vụ công chúng trong hệ thống các địa chỉ di sản văn hóa, có thể tiếp tục nhiều cách làm thuộc về tâm pháp, nghĩa là có luật và có đạo.


Thứ nhất, dựa vào tinh thần các di ngôn, di thư và di chúc của cụ Vương Hồng Sển để khẳng định: nhà cổ Vương Hồng Sển đã được công nhận di tích phải được giữ nguyên ở địa chỉ 9/1 Nguyễn Thiện Thuật, phường 14, quận Bình Thạnh, phải được bảo vệ theo đúng quy định của Luật di sản văn hóa.


Tất cả những hoạt động làm tổn hại đến không gian và cấu trúc ngôi nhà đều phải bị xem là trái phép và ngăn chặn, xử lý.


Thứ hai, các cơ quan chuyên môn về di sản văn hóa ở TP.HCM phải nhanh chóng thực hiện chức trách của mình: nghiên cứu để trùng tu ngôi nhà theo nguyên tắc bảo vệ và phát huy di tích.


Ngay sau đó xây dựng kế hoạch di chuyển các hiện vật về đây để quản lý, trưng bày, phục vụ khách tham quan, nghiên cứu với cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu và nhận một phần hỗ trợ của ngân sách.


Thứ ba, các cơ quan có thẩm quyền thảo luận với các cháu nội của cụ Vương Hồng Sển theo tinh thần di ngôn, di thư và di chúc của cụ.


Vẫn biết không phải là việc dễ dàng, nhưng cách tốt nhất là chính quyền TP cấp một căn nhà lầu mặt tiền phố có giá trị thương mại để các cháu nội của cụ Vương, nay đã trưởng thành, có điều kiện hỗ trợ nhau sinh sống như các gia đình bình thường khác, xem đây là cách họ vừa được thừa kế một phần gia sản của ông nội mình (mà về thực chất cụ Vương Hồng Sển không hề đề cập cụ thể), vừa có đóng góp nhất định vào việc thực hiện tâm nguyện của ông nội mình đối với xã hội.


Thứ tư, sau khi đi vào hoạt động, ban quản lý Nhà Vương Hồng Sển có trách nhiệm giữ mối liên lạc mật thiết với gia đình dòng họ của học giả Vương Hồng Sển để góp phần phát huy giá trị nội sinh của di tích; đồng thời hỗ trợ một phần chi phí tu sửa nghĩa trang họ Vương ở Sóc Trăng như lúc sinh thời cụ Vương có nhắc đến.


Cuối cùng, vẫn là theo cách mà các xã hội phát triển vẫn thường làm, nên thành lập một quỹ Vương Hồng Sển nhằm vận động và quản lý sự đóng góp của những nhà hảo tâm quan tâm đến giữ gìn và phát huy di sản văn hóa.


Số tiền thu được từ quỹ này sẽ đóng góp vào chi phí duy trì hoạt động và bảo dưỡng Nhà Vương Hồng Sển, chia sẻ gánh nặng ngân sách theo tinh thần xã hội hóa mà Nhà nước đang chủ trương nhân rộng.


Với những cách làm theo tâm pháp văn hóa đó, lẽ nào mục tiêu tốt đẹp là thành lập Bảo tàng Vương Hồng Sển lại không thực hiện được?


NGUYỄN THẾ THANH


Bảo tàng Vương Hồng Sển tám năm chưa thành


VIỄN SỰ

https://tuoitre.vn/bao-tang-vuong-hong-sen-tam-nam-chua-thanh-555607.htm


TT - UBND TP.HCM vừa yêu cầu các cơ quan liên quan thành lập tổ công tác liên ngành để rà soát toàn bộ hồ sơ hiến tặng tài sản theo di chúc của cố học giả Vương Hồng Sển.


Đồng thời một lần nữa khẳng định căn nhà số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q.Bình Thạnh sẽ được lập thành Bảo tàng Vương Hồng Sển.


Vào năm 2003, UBND TP.HCM đã có quyết định thu hồi căn nhà số 9/1 Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q. Bình Thạnh và dự kiến sẽ lập Bảo tàng Vương Hồng Sển vào năm 2005. Tuy nhiên, đến nay nhà cụ Vương vẫn chưa thể thành bảo tàng như mong muốn.


Bảo tàng Vương Hồng Sển: Không được thì... buông?


LAM ĐIỀN

https://tuoitre.vn/bao-tang-vuong-hong-sen-khong-duoc-thi-buong-1141324.htm


TTO - Cụ Vương Hồng Sển tin tưởng rằng chỉ có một chương trình văn hóa như việc xây dựng một bảo tàng do Nhà nước thực hiện mới “cứu” bộ sưu tập cổ vật và sách quý thoát khỏi tình thế bị “xiết nợ”.


image065Bên trong tư gia của cụ Vương Hồng Sển - Ảnh: Hữu Thuận


Nhìn lại di chúc cụ Vương


4 nội dung của tờ di chúc cụ Vương Hồng Sển lập vào ngày 27-6-1995


Những điều ao ước hiện tại của tôi và tôi quyết định như sau:


1 - Căn nhà cuộc thế mang số 9/1 đường Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q. Bình Thạnh sau khi tôi mãn phần sẽ trở nên một viện bảo tàng tư gia lấy tên NHÀ VƯƠNG HỒNG SỂN... Foundation Vương Hồng Sển, gồm rất nhiều sách hiếm có Pháp văn, Quốc văn, Hán văn thì chỉ được nghiên cứu tại chỗ và không lấy ra khỏi nhà.


2 - Về cổ vật, gốm tống, sứ quý ngự dụng, Nội phủ, Khánh Xuân thì không được lấy cho mượn trưng bày nơi khác và vẫn phải giữ gìn kỹ lưỡng và giữ y chỗ cũ mới thấy tôi đã nhiều công chọn lựa và mua chác có gốc gác đàng hoàng.


3 - Tôi không màng danh lợi nhưng xin Nhà nước rộng lượng cho tôi được ở tại số 9/1 Nguyễn Thiện Thuật cho đến mãn phần.


4 - Nếu Nhà nước cùng chấp nhận với tôi đứa con là Vương Hồng Bảo vẫn bất hiếu nhưng các con của Bảo như Vân hiện đang ở Pháp đã 20 tuổi, Hương, Thành (con trai) và Minh, chúng nó vô tội, nay mẹ thì ly hôn, cha thì bất hiếu, xin Nhà nước cấp cho một số tiền vừa phải nuôi chúng ăn học cho đến nên người.


Giới sưu tập cổ vật và những người có quan tâm đến gia đình cụ Vương Hồng Sển đều biết vào lúc cuối đời cụ, thì người con trai của cụ là Vương Hồng Bảo đang lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.


Bản thân ông Vương Hồng Bảo còn bị vướng vào một vụ án với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân”, với số tiền phải trả cho các chủ nợ lên đến 5.350.915.000 đồng + 1.001,5 chỉ vàng và 46.700 USD (theo thời giá trong bản án năm 1998).


Nếu số cổ vật và sách quý của vụ Vương Hồng Sển không được hiến tặng cho Nhà nước mà trở thành tài sản thừa kế của ông Vương Hồng Bảo sau khi cụ Vương Hồng Sển qua đời, có khả năng tất cả sẽ rơi vào tay các chủ nợ của ông Bảo khi ấy.


Trong tuổi xế chiều, cụ Vương Hồng Sển tin tưởng rằng chỉ có một chương trình văn hóa như việc xây dựng một bảo tàng do Nhà nước thực hiện mới “cứu” bộ sưu tập cổ vật và sách quý thoát khỏi tình thế bị “xiết nợ”.


Trong bốn nội dung của tờ di chúc lập vào ngày 27-6-1995, với nội dung thứ tư, trước lời đề nghị trọng tình của cụ Vương Hồng Sển, phía Nhà nước chấp thuận và tiến hành chi trợ cấp cho ba người cháu của cụ Vương gồm Vương Hồng Liên Hương, Vương Bảo Thành, Vương Hồng Bảo Minh từ tháng 1-1998 đến tháng 10-2013 tổng số tiền là 531.995.000 đồng.


image066Gian chính của ngôi nhà cụ Vương - Ảnh: HỮU THUẬN


“Giữ” hay “buông”?


Diễn biến mới nhất trong câu chuyện Nhà Vương Hồng Sển là ý kiến của Hội Luật gia TP.HCM - một thành viên của “Tổ công tác liên ngành giải quyết các vấn đề liên quan đến di tích Nhà cổ dân dụng truyền thống của ông Vương Hồng Sển” do UBND TP.HCM thành lập từ năm 2013. 


Hội Luật gia tìm hiểu nguồn gốc nhà đất của cụ Vương Hồng Sển, đồng thời phân tích các yếu tố pháp lý từ những di chúc, di ngôn của cụ Vương Hồng Sển, và nhận định rằng: “Việc Nhà nước ban hành quyết định số 54/QĐ-UB ngày 17-2-2003 là không có cơ sở”.


Đồng thời, văn bản của Hội Luật gia TP.HCM do luật sư Nguyễn Văn Hậu ký cũng kiến nghị: “Sở VH-TT TP.HCM có văn bản đề xuất UBND TP.HCM hủy bỏ quyết định số 54/QĐ-UB về việc xác lập quyền sở hữu nhà nước ngày 17-2-2003 của UBND TP.HCM đối với nhà số 9/1 Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q. Bình Thạnh”.


Một cán bộ Sở VH-TT theo dõi câu chuyện nhà cụ Vương Hồng Sển qua nhiều năm đưa ra nhận định rằng nếu không tiến hành được thì nên “buông”, hủy quyết định xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với căn nhà cụ Vương Hồng Sển và giải quyết các hệ quả pháp lý từ đó.


Nhưng “giữ” hay “buông” - câu chuyện khó xử của 20 năm, theo thời gian, càng lúc càng khó!


Nếu có một sự hợp lực công - tư, liệu có thể thực hiện tâm nguyện của học giả họ Vương, tạo dựng một địa chỉ văn hóa có giá trị mang dấu ấn danh nhân cho thành phố?


>> Bảo tàng Vương Hồng Sển: Giấc mơ ngoài tầm tay


LAM ĐIỀN


Nhà cổ Vương Hồng Sển: di sản thoi thóp giữa Sài Gòn

image067

HỮU THUẬN

https://tuoitre.vn/nha-co-vuong-hong-sen-di-san-thoi-thop-giua-sai-gon-1132744.htm


TTO - Căn nhà là tư gia lúc sinh thời của cụ Vương Hồng Sển, được cụ đặt tên là Vân Đường phủ (Vân Đường là một trong những bút hiệu của cụ Vương).


image067Bên phải gian chính ngôi nhà là nơi treo ảnh cụ Vương Hồng Sển - Ảnh: HỮU THUẬN


div>

Ngôi nhà cổ của cụ Vương tại số 11 Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q. Bình Thạnh gồm 5 gian 2 chái, ngang 15m, sâu 20m, tọa lạc trên miếng đất diện tích 750m2. 


Lúc sinh thời cụ Vương Hồng Sển bỏ công tìm kiếm và mua nguyên căn nhà cổ kính từ vùng ven Sài Gòn về dựng lại trên mảnh đất nội đô (năm 1952). 


Sau đó cụ Vương bỏ nhiều công sức tạo dựng để căn nhà mang dáng dấp cổ xưa với những vật dụng trang trí đầy dấu ấn thời gian đặt ở những vị trí hài hòa, đắc địa...


Gần nửa thế kỷ sống ở đây, cụ Vương không chỉ bỏ nhiều công sức cho việc bài trí mà còn tạo dựng một phong cách sinh hoạt cho chính ông và các thành viên trong gia đình phù hợp với nét cổ xưa bên trong và bên ngoài của ngôi nhà. Các tạp chí danh tiếng như Times, Newsweek từng đến đây tìm hiểu, giới thiệu về ngôi nhà chứa đựng nhiều giá trị văn hóa này. (Tuổi Trẻ ngày 26-4-2012)


Trước kia khi cụ Vương còn sống thì khuôn viên căn nhà cổ này rợp bóng cây xoài, sầu riêng… đẹp nhất là những gốc mai cổ thụ.


Rất tiếc hiện nay cây cối bị chặt bỏ hết, thay thế vào đó là một sân bêtông. Khu giếng trời phía sau ngôi nhà vẫn còn một bể cá của cụ Vương.


Hiện giờ nếu đi từ ngoài đường Nguyễn Thiện Thuật nhìn vào thì chỉ thấy bóng dáng mái nhà cổ xưa nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà cao tầng xung quanh.


Kèo của ngôi nhà được làm từ những thanh gỗ rất lớn, tuy nhiên qua thời gian dài phần bên trong của vì kèo bị mối mọt làm cho hư hỏng nhiều. Những thanh gỗ của cửa sau khu giếng trời gần như nguyên vẹn.


Mái nhà gồm toàn ngói đỏ, những viên gạch âm dương trang trí dưới mái hiên là “đồ quý hiếm” trong số những ngôi nhà cổ xưa tại Sài Gòn.


Trên cánh cửa chính ngôi nhà cổ, phần tay nắm cửa bằng đồng bên còn bên mất.


Ngôi nhà hiện nay được xây một bức tường cao chắn trước sân nhà, bên trong khuôn viên sân được dùng để kinh doanh quán ốc, quán nhậu bình dân.


Vào tháng 8-2003, UBND TP.HCM ban hành quyết định xếp hạng di tích cấp thành phố đối với nhà của cụ Vương Hồng Sển là "di tích kiến trúc nghệ thuật nhà cổ dân dụng truyền thống", nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong những khu vực di tích đã khoanh vùng bảo vệ. 


>>Xem ảnh chụp nhà cụ Vương Hồng Sển tháng 7-2016:


image068Kèo của ngôi nhà bị mối mọt làm cho hư hỏng nhiều - Ảnh: HỮU THUẬN


image069Khu giếng trời phía sau ngôi nhà có một bể cá của cụ Vương - Ảnh: HỮU THUẬN


image070Những thanh gỗ của cửa sau khu giếng trời gần như nguyên vẹn - Ảnh: HỮU THUẬN


image071Song gỗ cánh cửa phía sau ngôi nhà cổ - Ảnh: HỮU THUẬN


image072Phần trước ngôi nhà bây giờ được dùng để làm hàng quán - Ảnh: HỮU THUẬN


image073Những ô tròn lấy ánh sáng bên sườn ngôi nhà cổ - Ảnh: HỮU THUẬN


image074Lỗ thông khí trên tường nhà được làm từ những viên gạch màu xanh ngọc bích - Ảnh: HỮU THUẬN


image075Mái nhà cổ kính cùng với bức tường được quét vôi gần đây - Ảnh: HỮU THUẬN


image076Gian chính của ngôi nhà cụ Vương - Ảnh: HỮU THUẬN


image077Hoa văn cổ điển trên mái ngói


image078Trên cánh cửa chính ngôi nhà cổ, phần tay nắm cửa bằng đồng bên còn bên mất - Ảnh: HỮU THUẬN


image079Những thanh vì kèo ở mái hiên ngôi nhà còn khá vững chắc - Ảnh: HỮU THUẬN


image080Những hoa văn được chạm trổ công phu trên vách nhà - Ảnh: HỮU THUẬN


image081Không gian bên trong ngôi nhà được bố trí nhiều ô lấy ánh sáng từ bên hông - Ảnh: HỮU THUẬN


image082Kèo ở mái hiên được chạm trổ tinh xảo - Ảnh: HỮU THUẬN


image083Thanh kèo giữa nhà được chạm khắc họa tiết hoa lá tinh tế - Ảnh: HỮU THUẬN


image084Vách nhà, cửa cùng với mái ngói âm dương cổ kính - Ảnh: HỮU THUẬN


HỮU THUẬN


Bảo tàng Vương Hồng Sển: Giấc mơ ngoài tầm tay


LAM ĐIỀN

https://tuoitre.vn/bao-tang-vuong-hong-sen-giac-mo-ngoai-tam-tay-1141090.htm


TTO - Tròn 20 năm ngày học giả Vương Hồng Sển qua đời song việc thành lập một “Bảo tàng Vương Hồng Sển” như di nguyện của cụ hiện vẫn rơi vào ngõ cụt.


image085Mặt tiền ngôi nhà cựu Vương đang được người cháu dùng để bán quán ăn - Ảnh: L.ĐIỀN


Báo Tuổi Trẻ từng nhiều lần đề cập câu chuyện này (xem các bài “Bảo tàng Vương Hồng Sển: Vẫn chưa khởi động”;Đến nhà cụ Vương... ăn ốc”; “Nhiều trở ngại quanh nhà cổ cụ Vương”. Đến nay, cũng đã 20 năm Nhà nước tiếp quản nhà và cổ vật, hiện vật, sách quý của học giả Vương Hồng Sển để thành lập một “Bảo tàng Vương Hồng Sển”.


Từ di nguyện của cụ Vương...


Phóng viên Tuổi Trẻ vừa trở lại ngôi nhà của cụ Vương Hồng Sển dạo nào. Trong ngôi nhà vốn là Vân Đường Phủ danh tiếng thuở xưa, nay được con cháu và những người thân tạm trú ngăn phòng ngang dọc để ở tạm.


Bàn thờ cụ Vương vẫn còn di ảnh và hương khói, nhưng nóc nhà đã dột lỗ chỗ, đó đây đã thấy mối xông trên các đầu kèo, không gian ảm đạm lọt thỏm giữa bốn bề náo nhiệt của P.14, Q. Bình Thạnh.


Hai mươi năm, quãng thời gian đủ để ba người cháu nội của cụ Vương Hồng Sển ngày nào còn cắp sách đến trường và nhận trợ cấp của thành phố, nay đã yên bề gia thất.


Ngôi nhà cụ Vương Hồng Sển từ địa chỉ 9/1 Nguyễn Thiện Thuật nay thành 11 Nguyễn Thiện Thuật, và sân trước đang được cô Vương Hồng Liên Hương (con gái lớn của ông Vương Hồng Bảo, cháu nội cụ Vương Hồng Sển) sử dụng để bán quán ăn, làm nguồn thu nhập cho gia đình.


Vương Hồng Sển là một tên tuổi lớn trong giới sưu tập cổ vật và sách quý tại Sài Gòn từ trước 1975. Sự kiện về cuối đời cụ quyết định hiến tặng tài sản cho Nhà nước từng gây chấn động dư luận bấy giờ.


Đáng chú ý là quyết định hiến tặng tài sản của cụ Vương còn kèm theo một ý tưởng rất nhân văn, là cụ muốn tại ngôi nhà của cụ “sau khi tôi mãn phần sẽ trở thành một viện bảo tàng tư gia lấy tên Nhà Vương Hồng Sển” (tờ di chúc lập ngày 27-6-1995).


Cơ sở để ý tưởng này được thực hiện là cụ Vương Hồng Sển (trong di chúc ngày 2-10-1996) đã nói rõ: “Tôi dâng hết sách hay và cổ ngoạn có giá trị cho Nhà nước, nhưng với điều kiện để y tại đây sách lấy ra đọc tại chỗ và không được di dời ra khỏi nhà”.


Vào ngày 14-10-1996, UBND TP.HCM đã lập hội đồng thẩm định, đánh giá giá trị những cổ vật và sách quý tại nhà cụ Vương Hồng Sển.


Hội đồng đã đánh giá và xác định giá trị kinh tế của các cổ vật thuộc sưu tập là 13.591.800.000 đồng, và giá trị các loại sách, tư liệu khác là 133.275.000 đồng. Đây là con số không nhỏ so với thời giá lúc bấy giờ, và quy mô của hai bộ sưu tập cổ vật và sách - tài liệu như vậy hoàn toàn xứng đáng để tổ chức thành một Bảo tàng Vương Hồng Sển.


Và Nhà nước, ở đây là UBND TP.HCM và Sở Văn hóa - thông tin bấy giờ, cũng nhiệt tình tiếp nhận và đứng ra thực hiện di nguyện của cụ. Thế nhưng mọi việc không suôn sẻ, nhiều thế hệ lãnh đạo ngành văn hóa TP.HCM cùng tham gia giải quyết “dự án” này nhưng đều bế tắc.


image086Giếng trời bên trong Vân Đường Phủ hiện trở thành nơi phơi phóng của người nhà các cháu cụ Vương - Ảnh: L. ĐIỀN


Đến một mê trận pháp lý rắc rối


Theo dõi vụ việc Nhà Vương Hồng Sển, hẳn nhiều người sẽ bật ngửa khi biết một tình tiết thuộc vào hàng “con voi trong phòng khách”, đó là: trong số chín đầu tài liệu bao gồm các đơn, di chúc, di ngôn của cụ Vương Hồng Sển do Sở Văn hóa - thể thao lưu giữ, theo Hội Luật gia TP.HCM, đều “không có nội dung hiến tặng căn nhà 9/1 Nguyễn Thiện Thuật cho Nhà nước”. 


Hiến tài sản cho Nhà nước nhưng không nói rõ việc hiến nhà đất, lại nêu yêu cầu muốn Nhà nước dùng các tài sản này để làm bảo tàng tại chính ngôi nhà ấy, những thiếu hụt về căn cứ pháp lý trong ý tưởng của cụ Vương Hồng Sển đã không được phân tích kỹ để tìm ra sớm hơn.


Nhà nước tích cực thực hiện ý nguyện của cụ Vương Hồng Sển. Dấu mốc khởi động “dự án” Nhà Vương Hồng Sển bắt đầu từ quyết định 54 do UBND TP.HCM ban hành ngày 17-2-2003 để xác lập quyền sở hữu nhà nước đối với nhà 9/1 Nguyễn Thiện Thuật, theo diện tiếp nhận theo di chúc. 


Từ quyết định này, tiếp theo đó vào ngày 5-8-2003, UBND TP.HCM ra quyết định 140/2003 xếp hạng di tích nhà 9/1 Nguyễn Thiện Thuật; và ngày 17-9-2003 UBND TP.HCM ra quyết định 3874 về thu hồi căn nhà số 9/1 Nguyễn Thiện Thuật, P.14, Q. Bình Thạnh để bàn giao cho Sở VH-TT quản lý.


Tuy nhiên, từ năm 2003 đến nay căn nhà 9/1 Nguyễn Thiện Thuật vẫn chưa được bàn giao cho Sở VH-TT. Lý do là trong nhà cụ Vương lúc bấy giờ còn ba người cháu nội cư ngụ. Năm 2009, phía TP đã bố trí một căn nhà khác (số 91 Vạn Kiếp, diện tích 145,1m2) để ba người cháu đến ở, nhưng cả ba đều không đồng ý. 


Không những thế, năm 2005, cháu cụ Vương còn đứng tên khởi kiện UBND TP để đòi quyền lợi thừa kế đối với nhà, đất, cổ vật và sách quý của cụ Vương để lại (đến nay Tòa án nhân dân TP.HCM và Tòa án phúc thẩm tối cao tại TP.HCM đã đình chỉ các vụ án dân sự này).


Đến năm 2013, ba người cháu của cụ Vương Hồng Sển đồng đứng tên gửi “Đơn xin cứu xét khẩn thiết” đến UBND TP.HCM, đề nghị hoặc TP di dời ngôi nhà cổ đến một vị trí khác để làm Bảo tàng Vương Hồng Sển, hoặc TP định giá lại giá trị nhà đất này để bồi hoàn cho các cháu theo giá trị tương đương nhà 9/1 Nguyễn Thiện Thuật để các cháu “tìm mua nhà đất khác ở và sinh sống”.


Mê hồn trận pháp lý lại đẩy giấc mơ về một Bảo tàng Vương Hồng Sển vào ngõ cụt!


LAM ĐIỀN


**


Vương Hồng Sển kể chuyện “dậy mùi”


LAM ĐIỀN

https://tuoitre.vn/vuong-hong-sen-ke-chuyen-day-mui-722444.htm


TT - Cái tên sách là Dỡ mắm nằm dưới tác giả Vương Hồng Sển hẳn sẽ gợi liên tưởng về một thiên ẩm thực bản sắc dân gian hay chuyện gì đó liên quan đến mắm.


Nhưng không phải, tập di cảo vừa được NXB Trẻ in lần đầu là những câu chuyện có thật của tác giả hoặc chuyện của người khác mà tác giả nắm bắt được, được xếp cùng một hệ: “dậy mùi”.


Dỡ mắm là gì? Là công việc người làm mắm sau một thời gian muối, gài, ủ, đến lúc lấy ra dùng. Cụ Vương Hồng Sển nói về chuyện dỡ mắm của ông: “Dỡ mắm là một việc làm “mũi không thơm, tay lấm dơ dáy”, cực chẳng đã, vì không có thức ngon, mới đành phải mót ba con cá hôi trong ao bùn, thêm muối và gài vào lu hũ, chờ qua năm sau, cá ăn muối trở thành mắm, dùng lua hột cơm cho qua bữa”.


Cái hình tượng dỡ mắm ấy, dùng cho việc viết sách thì đây không phải là những câu chữ bốc thơm, mà tác giả gọi thẳng là “bốc thúi”. Có lẽ chính vì tập này dành cho những câu chuyện “dậy mùi”, nên cụ Vương Hồng Sển đã có lời di nguyện dặn rằng: “... tập này, dặn lại, khi chết rồi mới được in hay làm gì thì làm”.


Tuy vậy, những câu chuyện được xem là dỡ mắm của cụ Vương hoàn toàn không dậy cái mùi hậm hực với đời hay ta thán nỗi mình nỗi nhà trước cuộc thế chán chường như nhiều bậc thức giả thường phát sinh khi tuổi xế chiều.


Đọc, mới biết có lẽ hai chữ “dỡ mắm” dùng đúng nhất là ở những bài cụ đề cập chuyện cá nhân: hai lần chia tay vợ đều do vợ “cắm sừng”. Chuyện đổ vỡ trong gia đình đằng nào cũng xấu, và ít ai can đảm ngồi lật chuyện xấu của mình kể cho thiên hạ như cụ Sển.


Tất nhiên những chuyện cá nhân dù “dậy mùi” như vậy, không phải là không có ích cho hậu thế, nhất là lớp độc giả về sau không còn những hình dung về hôn nhân, nghĩa vợ chồng, về cách cư xử lẫn chuyện đổ vỡ trong đời sống gia đình một người Nam kỳ điển hình như cụ Vương Hồng Sển.

image087

Và quan trọng là ở tuổi 84, cụ ngồi viết chuyện tình hồi xưa, dắt dây dài đến thời hiện tại mà tình cảm vẫn rõ ràng trong sáng, bên trong những tiếc nuối duyên tình còn đọng cả cái nghĩa ở đời mà có lẽ cụ biết là dù gì nó cũng có giá trị với riêng mình.


Một số chuyện “dậy mùi” khác của những người cùng thời, cũng được tác giả nhắc đến, như góp thêm một vài chuyện “không thơm” thôi, chứ giọng văn tuyệt nhiên không đả phá ai.


Những câu chuyện như vậy, từ cách kể của cụ Vương Hồng Sển, nó “dậy” lên một mùi khác, đó là mặt trái của nhân sinh, là phía bên kia của lòng người, mà không phải lúc nào, ở đâu người có tinh thần cầu tiến cũng gặp người nhắc nhở. Dỡ mắm là cái nhắc nhẹ nhàng, thoạt tưởng dành cho chính cụ Vương, nhưng có lẽ còn nhiều người khác được “ngộ” ra.  


Dỡ mắm còn một phần rất quan trọng là những bài cụ Vương Hồng Sển viết về quan toàn quyền Pháp Paul Doumer.


Đây cũng là tư liệu về khả năng dịch thuật của cụ, bởi cụ đã dịch nhiều đoạn trong quyển hồi ký của Paul Doumer, qua đó hành trạng ông quan toàn quyền này hiện lên như một người có biệt tài về lãnh đạo và kiến thiết xứ Đông Dương thời đó.


image088Ảnh: L. Điền.        


LAM ĐIỀN


Khám lớn Sài Gòn: quyển sách cuối cùng của Vương Hồng Sển


LAM ĐIỀN

https://tuoitre.vn/kham-lon-sai-gon-quyen-sach-cuoi-cung-cua-vuong-hong-sen-469934.htm


TT - Tác phẩm cuối đời của nhà nghiên cứu, sưu tầm cổ vật nổi tiếng Vương Hồng Sển là một tập ghi chép những gì mắt thấy tai nghe tại Khám lớn Sài Gòn trong những giờ phút cuối cùng của khu nhà giam này trước khi bị đập phá bỏ hẳn vào năm 1953.


image090Sách dày 109 trang, vừa ra mắt bạn đọc tháng 12-2011- Ảnh: L. Điền


Tự nhận mình là người có “ba mối duyên nợ” với Khám lớn Sài Gòn, trong đó mối duyên quan trọng nhất là ngay khi khám lớn chuẩn bị đập bỏ, ông Vương Hồng Sển xin được phép vô bên trong chụp hình để làm tư liệu nghiên cứu riêng.


Một người luôn để ý đến vấn đề tồn cổ, Vương Hồng Sển từng “tiếc đứt ruột” khi thấy khám lớn bị đập bỏ hẳn theo lệnh của thủ hiến Nam kỳ Nguyễn Văn Tâm. Vương Hồng Sển từng gõ cửa một số cơ quan để can ngăn hành động đập bỏ một nơi mà cả ông lẫn người dân ai cũng thấy biết là di tích quan trọng nhưng chẳng ai nghe.


Và việc được phép vào bên trong chụp hình để giữ làm tư liệu trước giờ khám lớn bị xóa sổ là chút thu hoạch cuối cùng của Vương Hồng Sển đối với khu di tích quan trọng này. Với những hồi ức thuộc lòng cộng với hơn 40 tấm ảnh chụp từ năm 1953, giữ gìn qua bao biến động của thời cuộc, đến năm 1996, bắt đầu từ ngày 26-5 đến ngày 10-6, cụ Vương lần giở lại bộ ảnh này và “viết được hơn 80 trang”.


Nay, tất cả hình ảnh và những gì cụ viết vào lúc trước ngày mất nửa năm ấy được Công ty Nhã Nam thỏa thuận tác quyền và liên kết xuất bản với NXB Văn Hóa Văn Nghệ nhân dịp 15 năm ngày mất của cụ (Vương Hồng Sển mất ngày 9-12-1996).


Vẫn theo lối văn chất phác, dông dài của một ông già ngồi thuật chuyện xưa, tác giả Vương Hồng Sển nhẩn nha dẫn người đọc đến với nhiều câu chuyện, nhiều hình ảnh và cả những suy tư, trăn trở hơn là gói gọn trong không gian Khám lớn Sài Gòn qua những gì cụ khám phá, ghi nhận được.


Như hình ảnh về bảng thực đơn chép trên vách khám, hình ảnh về cái hồ nước mà Nguyễn An Ninh và nhiều thế hệ tù khám lớn từng lấy nước ở đây, đặc biệt là rất nhiều bài thơ do tù nhân viết lên vách khám vẫn còn cho đến ngày cụ Vương Hồng Sển đem máy ảnh vô chụp lại. Những câu thơ của những người xa lạ, có những người biết chắc sau khi viết những dòng thơ này thì họ cũng từ giã cuộc đời, theo cụ Vương, đó là những “câu khí phách”.


Chẳng hạn như bài này, được cụ Vương viết rõ là chép bên cạnh cái bảng “thực đơn hằng ngày”: “Hồn non nước vẫn còn lưu luyến mãi/ Hận non sông chưa trả nợ làm trai/ Vô ngục tối gông cùm đang thử thách/ Quyết đem chí cả đợi ngày mai”.


Trong tù cũng có thơ xướng họa rất tình cảm, như bài thanh niên miền Tây hỏi phụ nữ miền Đông: “Nhắn cùng phụ nữ ở miền Đông/ Chậm đợi vinh quan (tác giả chép theo “nét bút chì trên vách đã lu mờ”) sẽ lấy chồng/ Dập tắt lửa tình lo giết giặc/ Thế mà có chịu nổi cùng không...”, và phụ nữ miền Đông trả lời: “Sương rơi tuyết đổ lúc trời đông/ Lạnh lẽo đêm khuya mấy đợi chồng/ Độc lập trường kỳ còn đẳng đẳng/ Nỡ nào luống để một mình không”.


Trong lịch sử Việt Nam, nhiều nhà yêu nước từng bị giam giữ nơi Khám lớn Sài Gòn như: Nguyễn An Ninh, Phan Xích Long, Trần Văn Giàu, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Lý Tự Trọng...


Dưới con mắt của một nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề tồn cổ, tác giả Vương Hồng Sển tuy không đủ sức ngăn cản người đời đập phá di tích này, nhưng cũng đã nỗ lực hết mình để lưu lại một chút tư liệu hình ảnh về khám lớn, lại cần mẫn viết, dẫn giải, chú thích vào lúc cuối đời, quả là điều đáng nghĩ cho lớp hậu thế hôm nay.


LAM ĐIỀN


Hồi ký 50 năm mê hát - bài tựa của Vương Hồng Sển


VƯƠNG-HỒNG-SỂN Ngày 6-5-1968

https://tuoitre.vn/hoi-ky-50-nam-me-hat---bai-tua-cua-vuong-hong-sen-205884.htm


TTO - Năm 1966, tôi đã xin anh Thuần-Phong đề tựa, thì nay tôi còn viết bài tựa nữa làm chi? Nhưng xin cho tôi minh oan đôi điều: Tập sách nhỏ nầy, khi viết bởi không lựa ngày, nên xấu háy tệ: viết xong từ hôm

image091

TTO - Năm 1966, tôi đã xin anh Thuần-Phong đề tựa, thì nay tôi còn viết bài tựa nữa làm chi? Nhưng xin cho tôi minh oan đôi điều: Tập sách nhỏ nầy, khi viết bởi không lựa ngày, nên xấu háy tệ: viết xong từ hôm 4-XII-1966, đến khi muốn xuất bản thì lục đục mãi... Cho đến ngày nay vẫn chưa thành hình. Sách soạn rồi, tôi có việc phải ra Huế. Chớ chi khi ấy, tôi để nó lại, giao cho một bạn chuyên môn đánh máy giùm thì hay biết mấy. Đàng này tôi không làm như vậy. Tôi làm biếng không muốn tự mình dò xem lại, nên mới ra cớ đỗi. Tôi cố nán ở lại Sài-Gòn, để đến ngày 18-12-1966 được nghe nhà học-giả Hồ-Hữu-Tường diễn-thuyết về đề tài “Kỷ niệm 50 năm cải-lương”.


Chớ chi tôi đừng đi nghe, chẳng là may cho tôi và may cho cuốn sách. Đến nghe diễn-thuyết nơi trường Quốc-gia Âm-nhạc, tôi gặp y: một cựu sinh-viên trường Đại-học Sư-phạm, nay đã đỗ đạt làm giáo-sư kiêm nghề xuất bản sách. Tự y, y xưng là có học với tôi. Gặp y, cái mới xúi quảy. Sau buổi diễn-thuyết, y theo tôi về nhà trong Gia-Định, nài lấy cho được tập bản thảo, hứa sẽ cho đánh máy kỹ càng, lãnh bao gồm kiểm duyệt và sẽ rán in cho kịp để bán sốt dẻo trước xuân Đinh-mùi. “Thầy để người ta thủ lợi, - lời y nói với tôi, sao cho bằng thầy giao sách cho tôi xuất bản, như vậy tình thầy trò thêm mặn mòi, thầy có cơm, tôi cũng có cháo”.


Nghe bùi tai, tôi trao bản thảo cho y. Ngày 19-12-1966, tôi lên đường ra Huế, lại có khoe trước với các bạn sinh viên Đại-học Văn-khoa ngoài ấy rằng hãy chờ ít ngày sách rao bán, nhớ mua giùm, đó cũng là mớ tài-liệu thuộc môn đang học: văn-chương miền Nam.


Đi Huế về, vẫn không tin tức cuốn sách... Pháo Đinh-mùi nổ giòn. Tết qua đã lâu hoắc, nóng lòng tôi đi tìm y. “Thầy” về đi, - y nói tỉnh khô, - rán chờ đến ngày 2-3-1967, tôi sẽ đem vô nhà thầy mớ nhắm, độ một phần ba tiền nhuận bút. Sách in đã gần xong, chỉ còn độ hai xấp nữa là rồi. Kẹt vì bị nghỉ Tết và thợ bị bắt đi lính bộn”. Cẩn thận, y đưa tôi ra cửa, lại có trả cho tôi tập bản thảo kèm thêm một bản đánh máy. Tôi đem về, đêm ấy đem ra đọc, khiến trọn đêm không ngủ được. Đọ từng chữ thì, trời ôi, sách đánh máy sai bét hết, trật ráo hết. Văn tôi vốn là văn miền Nam, nay đổi thành văn giọng Bắc. Mỗi trang mỗi có bốn năm lỗi. Từ cái “chụp chõa” (tôi viết) đổi ra “cái chũm chọe” (bản đánh máy): Nguyễn Ánh (viết tay) ra Nguyễn Oánh (đánh máy); Trần-Ngọc-Viện (viết tay) trở nên Trần-nữ-viên ,... v.v. và v.v...


Nếu cứ theo bản đánh máy nầy mà in sách, sắp chữ và lên khuôn, thì cuốn sách in ra sẽ làm cho độc giả cười tôi thúi đầu. Trông đến sáng, 13-2-67, tôi lật đật vô nhà y, đòi lại tập bản thảo số II (phụ lục bài ca), đem hết về nhà, và từ ấy hai tập sách nằm chình ình trong tủ, hôi duyên như gái ế chồng, như bánh mắc mưa... Sau đó tôi có gởi cho y hai bức thư đảm bảo, một bức đề ngày 4-3-67, một bức đề 20-3-67, xin y hãy bỏ công đánh máy, bỏ công in mấy xấp dở dang nửa chừng, đặng cho tôi in sách lại, nhưng y không trả lời... Tôi tưởng cuốn sách đã hết xui, ngờ đâu vẫn còn. Sau đó, có người giới thiệu đàng hoàng, tôi giao sách cho một cơ quan xuất bản khác. Sách giao ngày 1-7-1967. Cho đến ngày 13-4-1968, tôi đi mấy lần mới lấy được sách về... Sau khi in mấy hàng khơi màu rao sẽ xuất bản, rồi công việc đâu lại hoàn đó, vẫn nằm ỳ không cục cựa.


Đó là lần nhì cuốn sách sa lầy.


Nay tôi cặm cụi tự đánh máy lấy mà trong thâm tâm lòng tin đã mất. Tôi tưởng hay là số mạng?


Nhớ lại ngày 16-11-1918, có một nhóm ký-giả già tổ chức tại rạp hát Tây đường Catinat (Tự-Do ngày nay) một buổi hát. Theo tôi, đó là buổi hát khởi đầu khiến người thuở ấy nảy ra ý nghĩ tiếp tục mãi, trình diễn và sửa đổi mãi và mở màn cho lối hát cải-lương ngày nay. Nếu sách tôi chào đời kịp bán lối tháng mười-một năm 1968, thì đúng lúc làm kỷ-niệm 50 năm Cải-lương và tập hồi-ký 50 năm mê hát nầy cũng chưa là quá mùa. Cho nên tôi nói: “hay là số mạng và tiền định”?


Nay lời tựa, viết tại ĐẠT-CỔ-TRAI, Mái Tây VÂN-ĐƯỜNG Phủ, số 5 đường Nguyễn-Thiện-Thuật (Gia-Định)


VƯƠNG-HỒNG-SỂN Ngày 6-5-1968