“Chống buôn người” của cháu Caroline Nguyễn

12 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 7579)

“Chống buôn người” của cháu Caroline Nguyễn

media-13-august-2014-1

Hôm Chủ Nhật ngày 2 tháng 8, chị Thế Thuỷ má của cháu Caroline, cùng với em của cháu là Josephine từ Westminster và gia đình người bạn của chị Thế Thuỷ ở Milpitas là anh Đăng Tâm lên thăm chúng tôi. (Gs NVC). Chị Thế Thuỷ cho biết tình trạng học hành của hai cháu cũng như năm ngoái khi ghé thăm tôi. Riêng năm nay, chị cho biết rằng cháu Caroline đã có một bước tiến rất xa là dự án chống buôn người mà Cháu Caroline đang thực hiện, đã được một nhà làm phim người Pháp là Bà Cynthia Biret hỗ trợ sau khi đánh giá công việc của cháu. Bà Biret đã chuẩn bị làm một bộ phim tài liệu về việc này nhằm giáo dục quần chúng trên khắp thế giới về tệ nạn này.

Chị Thế Thuỷ có đưa cho tôi một trang báo của tờ The Garden Grove Journal đề ngày 31 tháng 7, 14 nói về công tác của cháu Caroline. Nhìn qua tờ báo tôi nói với cháu Caroline rằng “ Ông Bà ngợi khen con và rất hãnh diện về việc làm của con. Quan trọng của dự án sẽ làm giảm bớt nỗi thống khổ của một số nạn nhân có thể lên tới hàng triệu người khắp nơi trên thế giới. Tại Việt nam, Đảng Cộng Sản từ nhiều năm nay đã bao che cho khoảng 40 tổ chức bán cả trăm ngàn thiếu nữ nghèo đói đi nhiều nơi như sang Hoa Lục, Miên, Thái lan, Tân Gia Ba, Mã lai, Đài Loan, Đại Hàn v.v. để làm tiền. Khi công tác phát triển rộng rãi, con nên chú tâm vào việc này tại Việt nam và làm một công việc tốt cho Việt nam như Má con đã làm cho dân tộc Việt cách đây gần 30 năm

 Tôi kể cho hai cháu biết việc mà Má các cháu là chị Thế Thuỷ đã làm:

“Vào cuối năm 1987, một Hội Nghị Quốc Tế về Việt nam rất qui mộ được tổ chức tại Paris bởi Uỷ Ban Trần văn Bá và Freedom House ở Nữu Ước. Tham dự viên là những học giả Mỹ và Pháp, những người có vị trí lớn trên trường quốc tế, kể cả các nhà báo có uy tín. Trong số này tôi có trông thấy cựu Giám Đốc CIA Colby, Tiến sĩ Komer, cấp bậc Đại sứ, coi về Bình Định tại Việtnam”.

Tôi nói tiếp: “Ông có mời Má con đi dự với tư cách là Chủ Tịch Liên Tổng Hội Sinh Viên Việt nam tại toàn Miền Nam California. Mục đích là để giới trẻ Việt nam làm quen với sinh hoạt của hội nghị quốc tế.

Một phần chương trình vào chiều ngày thứ ba, ngày cuối cùng, dành cho Tiến sĩ Kissinger. Ngay sau khi Tiến sĩ Kissinger chấm dứt bài nói chuyện về chiến tranh Việt nam, có nhiều người dơ tay đặt câu hỏi trong đó có Má con. Ngừơi được đặt câu hỏi đầu tiên là BS Nguyễn ngọc Quỳ. Má con là người thứ hai.


Má con nói với Tiến sĩ Kissinger rằng hồi tháng 4 năm 1975, lúc Việt cộng vào chiếm Sài gòn, tôi mới 13 tuổi. Bố tôi bảo với mọi người trong gia đình tôi là phải chạy giặc gấp. Gia đình tôi trải qua nhiều trại tị nạn cuối cùng đến được Hoa Kỳ. Lúc đó tôi không hiểu tại sao Bố tôi bắt mọi ngừơi chúng tôi phải làm như thế. Đến những năm kế, nhất là những năm 1978, 1979, tôi trông thấy trên TV có biết bao nhiêu người Việt bị chết trên biển, nhất là các chiếc thuyền mỏng manh chở đầy người tị nạn đã đến bờ biển, bị tàu hải quân Mã Lại kéo ra ngoài khơi cho họ chết chìm. Con số người chết trên biển có lẽ lên tới 300,000. Rồi, Aurora Foundation cho biết rằng Bộ trưởng Công An Mai chí Thọ tiết lộ vào năm 1988 là có 500,000 công chức và quân nhân của Miền nam bị Việt cộng giam giữ dài hạn tại các trại cải tạo trong rừng, núi. Rất nhiều người bị chết vì bị hành hạ. Vợ con họ bị ngược đãi vì Việt cộng trả thù.

Cũng chính tại phòng họp này của Trung Tâm Kléber, thủ đô Paris, hồi đó đã diễn ra Hội Nghị để chấm dứt chiến tranh tại Việt nam và nhờ đó Ông đã đoạt được giải thưởng cao quí Nobel về Hoà Bình.

Thưa Tiến sĩ Kissinger: Câu hỏi của tôi là Ông đã làm những gì để chuộc lại những lỗi lầm của ông đối với các người chết trên biển, trong các rừng sâu và những gia đình bị Việt cộng ngược đãi sau khi ông đã tái lập được Hoà Bình tại Việt nam?

Dĩ nhiên con có thể dự đoán được một kẻ dù lão luyện đã thao túng chính trường Hoa kỳ trong một thời gian nước này bị rối rắm làm sao trả lời thoả đáng được câu hỏi đó. Một điều nực cười là Ông ta dù được coi như con cáo già lại phản ứng một các mất bình tĩnh, tức tối nếu không nói là như điên, trước mặt một cử toạ trí thức quốc tế như thế, vì một câu hỏi của một nữ sinh viên Việt nam còn trẻ. Người ấy là Má con.

Ông thêm một chi tiết cho vui là tối hôm trước, khi Ông sắp xếp câu hỏi và để Má con hỏi Kissinger thì Má con ngần ngại, có lẽ là vì một sinh viên trẻ, nhất là con gái mà lại đối thoại tại Hội Nghị có tầm vóc quốc tế như thế với một giáo sư, một trí thức gạo cội, có tiếng tăm lừng lẫy. Ông có khuyến cáo với Má con rằng chị yên tâm Thày ở trên bàn chủ toạ, cùng với GS Scalapino, GS Douglas Pike, KS Trần văn Tòng, nhưng Thày sẽ xuống ngồi bên cạnh chị khi Kissinger đến, và sáng mai, Thày sẽ bảo cho Ban Tổ Chức dành cho chị ngồi ở bàn đầu và giữ chỗ cho Thày ngồi cạnh chị.

Sau khi Kissinger ra về, GS Scalapino xuống gặp Ông, nói rằng Professor Canh, Excellent! Excellent!. Your Student did a super job!.

 Sau đó, tôi có chụp cho cháu một bản tin của New York Times tường thuật vụ này.

Thân ái,

Nguyễn văn Canh / 7 tháng 8 năm 2014

US Teen fights human trafficking near her home.
US Teen fights human trafficking near her home.
Help TEDx teen challenge winner Caroline Nguyen, 17, make a film to st
stop human trafficking.
Preview by Yahoo