Thế lực thù địch” sắp phát sóng ngay tại VN?
Viết Lê Quân
Tác giả gửi bài trực tiếp cho VNTB
(TRÍCH
TỪ VIỆT NAM THỜI BÁO)
Tiết lộ bất ngờ
Mới đây, một sự kiện gây sốt trong cộng đồng người Việt hải ngoại quan tâm đến
chính trị là một kế hoạch hợp tác thông tin của đài VOA với Đài Tiếng Nói Việt
Nam (VOV). Kế hoạch này đã không được biết đến cho tới khi có một bản tin tiết
lộ trên báo mạng điện tử WND (World Net Daily) ngày 31/8/2014 về sự thương
lượng của Hội Đồng Quản Trị Truyền Thanh của chính phủ Hoa Kỳ BBG (U.S.
Broadcasting Board of Governors) với phía nhà cầm quyền VN.
Chương trình phát thanh tiếng Việt của đài VOA dự trù thời lượng sẽ dài 15 phút
mỗi ngày từ Thứ Hai đến Thứ Sáu trên một kênh của đài truyền thanh quốc gia
Việt Nam có tên là 'VOV Giao Thông', phát thanh trên cả nước - theo tiết lộ của
ký giả Steve Peacock trên mạng WND.
Chương trình phát thanh này sẽ có tên là “Chào nước Mỹ” (Welcome to America)
trên tần số 91FM của đài 'VOV Giao Thông', được mô tả là được phát thanh “toàn
vẹn, không bị tước quyền ưu tiên, không cắt xén sửa đổi, không bị rút gọn hay
bị trích lại”.
Kế hoạch trên nếu được thỏa thuận, sẽ được hiểu là mối quan hệ giữa nhà cầm
quyền Việt Nam và Hoa Kỳ ngày một chặt chẽ hơn, khi mà Hà Nội chấp nhận để đài
VOA phát thanh ngay tại Việt Nam thay vì người dân ở Việt Nam hiện vẫn bắt làn
sóng ngắn để nghe trực tiếp chương trình phát thanh Việt ngữ của VOA.
“Thế lực thù địch”
Nhiều năm trước, cùng với RFA, BBC, RFI, đài VOA Việt ngữ luôn nằm trong danh
sách “tứ trụ” của đảng và chính quyền Việt Nam. Nhiều bài viết “phòng, chống
diễn biến hòa bình” trên các báo đảng như Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, Công An
Nhân Dân luôn sẵn sàng chụp cho các hãng truyền thông quốc tế này cái mũ “thế
lực thù địch”.
Do vậy, sự kiện một “thế lực thù địch” như VOA bất ngờ xuất hiện tại Việt Nam,
dù chỉ mới trong quá trình đàm phán, đã cho thấy một sự chuyển đổi âm thầm về
thái độ chính trị của một số ủy viên bộ chính trị trong quan hệ với người Mỹ,
và cụ thể là với các hãng truyền thông Mỹ.
Những thông tin về hợp tác của đài VOA với VOV lại xuất hiện sau chỉ một thời
gian ngắn sau chuyến công du bất ngờ của Ủy viên bộ chính trị Phạm Quang Nghị
đến Mỹ, và nối tiếp bởi chuyến đi của Thượng nghị sĩ John McCain và Chủ tịch
hội đồng liên quân Hoa Kỳ Dempsey đến Việt Nam.
Phản ứng
Tuy nhiên, không phải bất kỳ hợp tác nào của Mỹ với Việt Nam đều nhận được sự
đồng thuận rộng rãi. Ngày 8/9 vừa qua, tổ chức xã hội theo dõi hoạt động của
truyền thông chính phủ 'BBG Watch' lên tiếng chỉ trích đó là hành động trái
luật và đi ngược lại tôn chỉ thông tin của chính hệ thống đài VOA.
“Chúng tôi cho rằng VOA và Ủy Ban Điều Hành phát thanh Quốc tế (IBB) của cơ
quan BBG hoàn toàn hiểu rằng sự xếp đặt phát thanh này, trong khi có thể giúp
tăng số lượng thính giả tại Việt Nam, là rõ ràng vi phạm điều lệ Hiến Chương
của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (Voice of America Charter), và như thế vi phạm luật
pháp Hoa Kỳ.” Tổ chức Quan Sát BBG (BBG Watch) viết bình luận trên trang mạng
của họ.
BBG Watch cáo buộc rằng cơ quan BBG biết rất rõ nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không
cho phép VOA phát thanh các chương trình tin tức “luôn luôn đáng tin cậy và
chính xác” cũng như “khách quan” và “toàn diện” như điều lệ mà đài VOA phải
tuân thủ.
“Ban điều hành VOA biết rất rõ ràng rằng bất cứ người Mỹ gốc Việt nào hay cả
người Mỹ, hoặc bất cứ ai, chỉ trích về nhà cầm quyền CSVN và các chính sách của
họ đều “không phù hợp với luật pháp Việt Nam” nếu không hiểu theo nghĩa pháp lý
thì cũng chắc chắn như vậy trong thực tế” - BBG Watch bình luận.
Hiến Chương về điều hành và nội dung các chương trình phát thanh nhiều ngôn ngữ
khác nhau trong đó có chương trình Việt ngữ của Đài phát thanh VOA được khởi
thảo từ năm 1960 nhưng mãi đến năm 1976 mới được tổng thống Gerald Ford ký ban
hành.
VOA có bị “loại trừ”?
Trên một phương diện khác, VOA còn phải đối phó với điều khoản thỏa thuận giữa
họ và VOV cho phép phía đài VOV Giao Thông quyền lựa chọn “quyết định xem một
chương trình đặc biệt nào đó (của đài VOA) có phù hợp với luật pháp Việt Nam
hay không, và cũng có sự lựa chọn cho phát thanh hoặc không cho phát thanh cái
chương trình đó (của đài VOA) nếu họ muốn”.
Dĩ nhiên, VOA và ban điều hành quốc tế IBB biết rất rõ rằng cái đòi hỏi quyền
quyết định bỏ không phát thanh chương trình nào của VOA chỉ là một câu viết hợp
đồng tiêu chuẩn trong các nước tự do dân chủ thật sự chỉ nhằm bảo vệ trong các
trường hợp phá./
'Việt Nam cần tự do báo chí'
BBC
20 tháng 11 2014
Trong một bài viết mới trên mục Ý kiến của báo Mỹ New York Times (NYT), nhà báo Nguyễn Công Khế, cựu Tổng biên tập báo Thanh Niên, kêu gọi chính phủ Việt Nam cho phép báo chí được hoạt động tự do.
Bài viết với lời lẽ thẳng thắn hiếm thấy phân tích rằng tự do báo chí là "điều kiện tối cần thiết cho tiến trình mở cửa kinh tế và chính trị của Việt Nam, cũng như cho Đảng CSVN giành thêm ủng hộ của người dân vì sự tồn vong của chính mình".
Ông Nguyễn Công Khế, nhà báo kỳ cựu xuất thân từ phong trào thanh niên, cho rằng Đảng CSVN đã đánh mất khá nhiều sự kiểm soát đối với nền báo chí đã thay đổi mạnh mẽ trong 5 năm qua, và điều này gây ra các hậu quả nghiêm trọng.
Chính phủ Việt Nam ngày càng mở rộng thêm các chủ đề mà họ cho là nhạy cảm, như quan hệ với Trung Quốc, tranh chấp đất đai, sức khỏe các lãnh đạo... cấm báo chí đưa tin và do vậy nhiều tờ báo chỉ đăng chủ yếu là tin vô thưởng vô phạt. Điều này dẫn tới sự ra đi của độc giả, nhất là độc giả trẻ.
Theo ông Khế, thu nhập từ quảng cáo của hai tờ nhật báo lớn nhất Việt Nam là Tuổi Trẻ và Thanh Niên đã giảm gần 2/3 kể từ 2008.
Thay vào báo chí chính thống do nhà nước kiểm soát, người đọc quay sang các nguồn tin nước ngoài trên mạng internet.
Các mạng xã hội cũng phát triển nhanh chóng, cộng thêm các trang blog của giới trí thức, cựu đảng viên và người chỉ trích chế độ.
Việt Nam có tỷ lệ tiếp cậ́n internet thuộc loại cao nhất thế giới nếu tính tương quan với thu nhập đầu người.
Bất cập của các nguồn tin thay thế
Mở cửa cho báo chí sẽ giúp lãnh đạo Việt Nam giành lại niềm tin của người dân, điều mà họ cần có nếu muốn thúc đẩy các mục tiêu chính yếu của đất nước. Tự do báo chí là điều tốt đẹp cho đất nước và tốt đẹp cho cả thể chế.
Nhà báo Nguyễn Công Khế
Ông Nguyễn Công Khế cho rằng các nguồn tin thay thế cho báo chí chính thống cũng có điểm bất cập vì không phải luôn luôn đáng tin cậy.
Tâm lý nghi ngờ, bất tín hiện đang tràn lan, với nhiều sự kiện trong quá khứ nay được mang ra mổ xẻ, từ xuất xứ của Đảng Cộng sản tới trận Điện Biên Phủ tới thân thế Chủ tịch Hồ Chí Minh; và nhiều cáo buộc được đưa ra.
"Đảng và chính quyền dường như không bác bỏ các cáo buộc đó... Điều này cho thấy sự thiếu tự tin của họ, gây ảnh hưởng tới uy tín của Đảng, kể cả trong các lĩnh vực liên quan quyền lợi quốc gia như đấu tranh chống tham nhũng và kiềm chế tham vọng của Trung Quốc ở khu vực."
Ông Khế đưa ra nhiều thí dụ cho thấy sự cấm đoán trên báo chí chính thống đã tạo sân chơi cho các nguồn tin nhiều khi không có cơ sở và kết luận rằng "các nguồn thông tin thay thế không thể là giải pháp cho sự kiểm soát của nhà nước đối với báo chí".
"Chúng đáng hoan nghênh, nhưng không thể dựa hoàn toàn vào chúng."
"Đặc biệt là trong cuộc đấu tranh sống còn của Việt Nam chống lại tham nhũng và Trung Quốc, báo chí chính thống cần được đưa tin kịp thời và công bằng."
Bài viết trên NYT kết luận: "Hiến pháp Việt Nam đã bảo đảm tự do báo chí, điều này cần được thực hiện".
"Mở cửa cho báo chí sẽ giúp lãnh đạo Việt Nam giành lại niềm tin của người dân, điều mà họ cần có nếu muốn thúc đẩy các mục tiêu chính yếu của đất nước."
"Tự do báo chí là điều tốt đẹp cho đất nước và tốt đẹp cho cả chế độ".
Nhà báo Nguyễn Công Khế: 'Phải cho nhân dân có tiếng nói'
BBC 20 tháng 11 2014
Việc cởi trói cho báo chí được tự do bày tỏ quan điểm của mình ‘chỉ có lợi’ cho chính quyền chứ ‘không làm mất chế độ’, ông Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên, nói với BBC trong cuộc phỏng vấn hôm 20/11.
Ông Khế cho biết trước khi ông đăng bài trên New York Times, ông đã đề đạt ý kiến ‘báo chí tự do’ với ‘nhiều cán bộ cao cấp của Việt Nam, kể cả những người trong Ban Tuyên giáo trung ương’.
“Cách nay ba bốn ngày tôi có trao đổi với hai lãnh đạo Tuyên giáo. Tôi nói rằng một nền báo chí mà chỉ cho những tờ báo lá cải câu view những chuyện bậy bạ đã vô hình chung phát triển theo hướng đó,” ông nói.
Ông cho rằng khi nền báo chí tự do ‘nói những vấn đề, phản biện hàng ngày’ thì các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ‘có thể lắng nghe để sửa chữa hoàn thiện cho tốt’.
Ông Khế cũng bác bỏ việc tự do báo chí ‘sẽ làm mất chế độ’. “Sau Đại hội 6 của Đảng khi báo chí nói nhiều chuyện nhất và khi nền kinh tế phát triển tốt nhất thì người dân có niềm tin vào tương lai đất nước nhất,” ông phân tích.
“Phải cho nhân dân có tiếng nói. Khi phát huy dân chủ, phát huy tự do ngôn luận có phản biện nhiều chiều thì xã hội sáng tỏ thôi,” ông nói thêm.
Theo ông Khế thì trong nền báo chí một chiều bị kiểm soát chặt chẽ hiện nay ‘thiệt hại lớn nhất là của Nhà nước’.