Các nhân vật và Xã hội Dân sự kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền

08 Tháng Mười Hai 20157:35 CH(Xem: 7403)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 09 DEC  .2015

Các nhân vật và Xã hội Dân sự kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền

Xã hội Dân sự và tiến trình dân chủ hóa Việt Nam

 image042

Các tổ chức Xã hội Dân sự họp (Có Thụy Điển đến họp chung)

Nhân quyền VN: 'khoảng cách rất xa'

BBC 6 tháng 12 2015 Cập nhật lúc 22:12 ICT

image044

Nhân sự kiện đánh dấu kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, 10/12/2015, do Hội Anh em Dân chủ và Trung tâm Nhân quyền Việt Nam, các tổ chức không được đảng cộng sản và Nhà nước Việt Nam công nhận, blogger, nhà báo độc lập JB Nguyễn Hữu Vinh, bình luận với BBC về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Những văn bản của nhà nước Việt Nam, bây giờ kể cả có thêm vào nhiều, hoặc là chữa thêm nhiều, thì nó cũng có những vấn đề thuộc về văn bản. Còn từ văn bản đến với thực tế nó là khoảng cách rất xa và nhiều khi nó đi ngược lạiBlogger, nhà báo độc lập JB Nguyễn Hữu Vinh

Ông nói: "Nhân quyền ở Việt Nam... từ xưa đến nay vẫn là một vấn đề nan giải, người dân vẫn chưa hiểu được quyền con người của mình. Những hành động vi phạm nhân quyền vẫn diễn ra thường xuyên.

"Và việc vi phạm những quyền cơ bản đó vẫn trở thành có hệ thống, cho đến nay chúng tôi chưa thấy có được nhiều mấy tiến bộ."

Việt Nam gần đây đã sửa đổi Hiến pháp, và trong Hiến pháp sửa đổi năm 2013, đã có một chương gần như là mới và riêng về nhân quyền, trong lúc quốc gia này đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, được đề nghị bình luận liệu đây có phải là những biểu hiện cho thấy nhà nước và đảng cộng sản Việt Nam đang quan tâm nhiều hơn tới nhân quyền, ông JB Nguyễn Hữu Vinh đáp:

"Những văn bản của nhà nước Việt Nam, bây giờ kể cả có thêm vào nhiều, hoặc là chữa thêm nhiều, thì nó cũng có những vấn đề thuộc về văn bản.

"Còn từ văn bản đến với thực tế nó là khoảng cách rất xa và nhiều khi nó đi ngược lại," nhà báo độc lập, blogger nói với BBC nhân sự kiện được tổ chức ngày thứ Bảy 05/12 tại Hà Nội.

Được biết hôm Chủ nhật 06/12, tại Sài Gòn cũng đã diễn ra một sự kiện tương tự với một số tổ chức thuộc xã hội dân sự độc lập kỷ niệm ngày Quốc tế nhân quyền, trong đó có sự góp mặt của Hội đồng Liên tôn Việt Nam, Hội nhà báo độc lập Việt Nam, Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, hội Dân oan ba miền, Giáo hội Phật giáo Hòa hảo Thuần túy, các Hội thánh Tin Lành, Hội anh em dân chủ...
image046

Đòi hỏi dân chủ, nhân quyền 'không hề lạc hậu'

VN đã vào TPP thì phải công nhận và cấp phép cho thành lập các Công đoàn Độc lập và Xã hội Dân sự

BBC 19 tháng 7 2015

Blogger, nhà báo tự do Trương Duy Nhất cho rằng các đòi hỏi về 'nhân quyền, dân chủ hóa' ở Việt Nam hiện nay sẽ vẫn 'không lạc hậu', mặc dù Việt Nam và Hoa Kỳ mới có chuyển hướng quan hệ.

Bình luận với BBC hôm 19/7/2015 về những gì được cho là 'nhân nhượng' trong quan hệ Việt - Mỹ và viễn kiến 'dân chủ hóa và nhân quyền' ở Việt Nam, cựu tù nhân lương tâm từ Đà Nẵng nói:

"Không, không lỗi thời. Bởi vì ở một thể chế này thì tự do ngôn luận, tự do báo chí, Việt Nam vẫn chưa cho phép thành lập báo chí tư nhân, thì cái khát vọng đó, tự do ngôn luận, tự do báo chí, vẫn còn là một hạn chế.

Tất nhiên chúng tôi không xem nhẹ những sự tác động từ bên ngoài, nhưng tác động từ chính bên trong, từ nội tại của đất nước mới quan trọng hơnNhà báo Trương Duy Nhất

"Thì khát khao cởi mở đó mãi mãi là khát khao," ông Trương Duy Nhất khẳng định.

Áp lực và nội tại

Trả lời câu hỏi sẽ có ảnh hưởng ra sao tới cơ sở tiến trình dân chủ hóa và các phong trào vận động, một khi các áp lực quốc tế, mà trong đó có Hoa Kỳ trong các lĩnh vực trên không còn, hoặc giảm nhẹ, hay được nhân nhượng, như thể hiện trong cuộc chuyển hướng quan hệ Mỹ - Việt gần đây, blogger nói:

"Thực tế cái áp lực phía các nước ngoài, thậm chí là các nước lớn đối trọng, ví dụ như Mỹ và các quốc gia khác, theo tôi chỉ là một khía cạnh thôi.

"Chứ không phải tất cả, nó còn cái nội lực, còn những phong trào, những sự từ nội tại trong nước.

"Ví dụ như tôi và những lực lượng tự nội tại trong nước, cái đó mới quan trọng.

"Tất nhiên chúng tôi không xem nhẹ những sự tác động từ bên ngoài, nhưng tác động từ chính bên trong, từ nội tại của đất nước mới quan trọng hơn," ông Trương Duy Nhất nêu quan điểm.

Nhà báo tự do, blogger Trương Duy Nhất, chủ trang blog 'Một góc nhìn khác', vừa ra tù ngày 26/5/2015, sau khi thi hành xong bản án 2 năm tù giam theo Điều 258 Bộ Luật Hình của Việt Nam, một bản án mà ông luôn bác bỏ và cho rằng mình vô tội./

Thêm nhà hoạt động bị hành hung sau những cam kết TPP của VN

 image047

Luật sư Nguyễn Văn Đài sau khi bị tấn công (Ảnh: Facebook).

Trà Mi-VOA

Với những lợi ích hứa hẹn từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP do Mỹ dẫn đầu đang gần kề, danh sách các nhà bất đồng chính kiến bị ‘nhập kho’ tại Việt Nam có phần chựng lại, nhưng số trường hợp các nhà hoạt động bị hành hung bởi côn đồ hay an ninh, mật vụ dường như gia tăng.   

Sau vụ hai nhà hoạt động công đoàn Đỗ Thị Minh Hạnh và Trương Minh Đức bị hành hung đẫm máu cuối tháng rồi gây chú ý công luận, một luật sư nhân quyền nổi tiếng tại Việt Nam hôm nay tố cáo ông cùng các bạn vừa bị đánh đập dã man sau khi tổ chức buổi thảo luận về nhân quyền tại xã Nam Lộc, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Có 4 anh em chúng tôi từ Hà Nội vào huyện Nam Đàn, Nghệ An để thực hiện những buổi chia sẻ về nhân quyền trong Hiến pháp cho người dân ở đó. Khi chúng tôi trở về thì bị họ tấn công, hành hung trên quốc lộ 1. Bản thân tôi ban đầu bị 4 người tấn công. Sau đó, họ lôi tôi lên ô tô đi từ quốc lộ 1 đến bãi biển Cửa Lò thì họ đẩy tôi xuống rồi bỏ đi.

Luật sư Nguyễn Văn Đài thuật lại.

Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài cho VOA Việt ngữ biết vụ việc xảy ra hôm 6/12 khi ông cùng 3 bạn trẻ tên Sơn, Minh, và Thắng  bị vài chục người ngang nhiên tấn công võ lực khi nhóm của ông đang trên đường từ Nghệ An về Hà Nội sau khi kết thúc buổi diễn thuyết các kiến thức cơ bản về quyền con người cho 70 cư dân địa phương.

Buổi học được tổ chức ở nhà cựu tù nhân lương tâm Trần Hữu Đức. Chủ nhà cho hay từ lúc phiên học bắt đầu đã có hàng chục công an từ cấp xã tới cấp tỉnh cùng lực lượng dân quân tự vệ tới gây rối, nhưng đã gặp phải sự phản ứng mạnh mẽ của cư dân địa phương.

Cô Pha Lê Tuyết, em của nhà hoạt động Hữu Đức, cho biết:

"8 giờ 30 anh Đài có mặt tại nhà em. Lúc đấy công an huy động lực lượng rất đông đòi kiểm tra giấy tờ của anh Đài. Người dân địa phương bất bình lên tiếng nên họ không dám đòi kiểm tra giấy tờ nữa, nhưng vẫn lãng vãng ở đây. Tới 4 giờ 30 anh Đài lên taxi đi về, dân làng áp tải anh vì sợ họ giở trò. Được một đoạn, mọi người quay về thì tài xế lái xe chở anh Đài gọi điện cho em báo anh Đài bị đánh, cả tài xế cũng bị đánh phải chạy trốn."

Luật sư Đài cho hay trong nhóm bị tấn công hiện có anh Thắng vẫn chưa rõ tung tích. Ông Đài nói dù lực lượng hành hung không mặc sắc phục nhưng cách hành xử và những yêu sách họ đưa ra là chỉ dấu rõ ràng cho thấy họ là người của lực lượng công quyền.

Luật sư Đài thuật lại vụ việc: "Có 4 anh em chúng tôi từ Hà Nội vào huyện Nam Đàn, Nghệ An để thực hiện những buổi chia sẻ về nhân quyền trong Hiến pháp cho người dân ở đó hiểu biết. Khi chúng tôi trở về đã bị họ tấn công, hành hung trên quốc lộ 1. Bản thân tôi ban đầu bị 4 người tấn công. Sau đó, họ lôi tôi lên ô tô đi từ quốc lộ 1 đến bãi biển Cửa Lò thì họ đẩy tôi xuống rồi bỏ đi."

Hình ảnh lan truyền trên các trang mạng xã hội cho thấy vết tích trên mặt và khắp thân thể của các nạn nhân trong vụ tấn công.

Đây không phải là buổi học về nhân quyền đầu tiên do luật sư Đài tổ chức. Trước đó, ông vẫn thường mở ra các buổi thảo luận nhân quyền cho giới trẻ và sinh viên tại Hà Nội ít nhất mỗi tháng một lần.

8 giờ 30 anh Đài có mặt tại nhà em. Lúc đấy công an huy động lực lượng rất đông đòi kiểm tra giấy tờ của anh Đài. Người dân địa phương bất bình lên tiếng nên họ không dám đòi kiểm tra giấy tờ nữa...Tới 4 giờ 30 anh Đài lên taxi đi về, dân làng áp tải anh vì sợ họ giở trò. Được một đoạn, mọi người quay về thì tài xế lái xe chở anh Đài gọi điện cho em báo anh Đài bị đánh, cả tài xế cũng bị đánh phải chạy trốn.

Cô Pha Lê Tuyết, em của nhà hoạt động Hữu Đức, nói.

Cách đây 3 tuần, buổi trao đổi về nhân quyền do ông tổ chức ở Sài Gòn đã thu hút hơn 30 bạn trẻ tới tham dự.

Trong sự kiện ở Nghệ An hôm qua, ông Đài cho biết số thành viên lên tới 70 người.

Đây cũng không phải là lần đầu tiên luật sư Nguyễn Văn Đài gặp khó khăn với chính quyền vì các buổi phổ biến kiến thức nhân quyền thế này.

Từng lãnh án tù vì ở các lớp học nhân quyền cho giới trẻ và từng bị nhắm mục tiêu tấn công nhiều lần vì các hoạt động đó, nhưng luật sư Đài khẳng định các hình thức sách nhiễu ấy không thể ngăn chặn lý tưởng của ông theo đuổi một xã hội công bằng, vì quyền con người tại Việt Nam. Luật sư Đài chia sẻ:

"Đối với tôi, đất nước chỉ thay đổi được khi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, hiểu biết các quyền con người của mình. Khi họ có sự hiểu biết, họ sẽ thay đổi quan điểm và sự nhận thức, đấu tranh bảo vệ quyền con người. Lúc đó, Việt Nam mới có thể chuyển đổi từ thể chế độc tài sang dân chủ, văn minh. Cho nên, dù từng bị tù đày, quản chế suốt 8 năm vì cổ xúy cho nhân quyền, tôi vẫn tiếp tục thực hiện công việc của mình để làm sao ngày càng có nhiều người Việt Nam hiểu ra quyền của họ, bảo vệ cho chính mình và người khác. Tôi hy vọng những công việc của mình sẽ giúp đất nước Việt Nam thay đổi."

VOA Việt ngữ không thể liên lạc với công an hay chính quyền địa phương để ghi nhận bình luận về vụ việc.

Kết thúc đàm phán TPP với Việt Nam, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Dân chủ-Nhân quyền-Lao động Tom Malinowski bày tỏ hy vọng TPP sẽ là đòn bẩy giúp Hà Nội cải thiện thành tích nhân quyền đang bị quốc tế lên án vì TPP đề ra những điều kiện buộc Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền nếu muốn hưởng những lợi ích thương mại với Mỹ và các nước khác trong Hiệp định.

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ thông điệp này chưa được truyền tải đủ mạnh, theo nhận xét của giới hoạt động nhân quyền, những người đang kêu gọi thêm áp lực cụ thể đối với những cam kết của Hà Nội hầu tránh trường hợp tương tự như sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO.

Hà Nội lâu nay luôn khẳng định bảo vệ nhân quyền, đồng thời lên án các tố cáo về vi phạm nhân quyền đối với Việt Nam là phiến diện và mang mục đích thù địch./

'Nhân quyền Việt Nam là một sự mơ hồ'

 

- Không thể đặt niềm tin và luật pháp VN.

- TT Nguyễn Tấn Dũng đề xuất ghi nhận các trí thức phản biện, nhưng vẫn "cố đấm ăn xôi" không thừa nhận phản biện.

- Nhân quyền đang là một vấn nạn của VN.

 

image049

14 tháng 6 2015 Cập nhật lúc 22:14 ICT

Giáo sư Huệ Chi, người vừa được an ninh Việt Nam trả lại hộ chiếu sau lần bị từ chối quyền xuất cảnh tại cửa khẩu phi trường Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn mới đây, cho rằng không thể đặt niềm tin vào 'tính minh bạch của luật pháp' ở Việt Nam, nơi mà theo ông 'nhân quyền là một quyền mơ hồ'.

Trao đổi với BBC hôm 14/6/2015, người từng đồng chủ trương trang mạng phản biện Bauxite Việt Nam nói mặc dù được trả lại cuốn hộ chiếu đã bị tạm thu giữ, ông không dám chắc chắn rằng lần tới đây khi lại có nhu cầu xuất cảnh, ông có lại bị an ninh và chính quyền Việt Nam gây khó dễ bằng cách 'tạm giữ hộ chiếu' và không cho xuất cảnh nữa hay không.

Liên minh với Hoa Kỳ hiện nay là một mệnh lệnh của lịch sửGS Huệ Chi

Ông cho rằng hành động của an ninh Việt Nam mới đây ngăn cản quyền đi lại của ông đã gây 'phiền toái' và bất bình vì theo ông chính quyền luôn có thể báo trước cho ông về việc ông bị hạn chế xuất cảnh để ông, một người đã cao tuổi, không phải ra sân bay rồi phải quay trở lại nhà như vậy.

'Mệnh lệnh của lịch sử'

Giáo sư Huệ Chi nhân dịp này cũng đặt một số dấu hỏi về việc vì sao ông bị 'hạn chế xuất cảnh', bị 'tạm thu hộ chiếu', theo đó, ông đặt nghi vấn liệu có phải có ai đó 'không muốn ông tới Mỹ' nhân dịp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, có thể tới Mỹ tới đây, một hành động mà theo ông có thể có tính cách 'thọc gậy bánh xe' vào sự kiện đối ngoại này của Việt Nam.

Dẫn lại lời của Tướng Lê Văn Cương bình luận về quan hệ và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tình hình căng thẳng hiện nay 'do Trung Quốc gây ra', Giáo sư Huệ Chi nói việc liên minh với Hoa Kỳ hiện nay là một 'mệnh lệnh của lịch sử'.

Mở đầu cuộc phỏng vấn với BBC, cựu chuyên gia cao cấp của Viện Văn học, nay thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam, bình luận về việc vì sao an ninh bất ngờ 'trao trả hộ chiếu' cho ông, sau khi cũng đã 'bất ngờ' tạm thu nó, đồng thời ngăn cản ông xuất cảnh, chỉ qua một thời gian rất ngắn./

27 Tháng Mười Một 2019(Xem: 4218)
12 Tháng Hai 2019(Xem: 5219)
08 Tháng Giêng 2019(Xem: 5875)