Nhà báo Nhật Bản Takano Isao - Nhân chứng quả cảm ở mặt trận Lạng Sơn 1979

05 Tháng Ba 20198:23 CH(Xem: 5259)

VĂN HÓA ONLINE - NHÂN VẬT & SỰ KIỆN - THỨ TƯ 06 MAR 2019


Nhà báo Nhật Bản Takano Isao - Nhân chứng quả cảm ở mặt trận Lạng Sơn 1979


05/03/2019


TTO - Buổi nói chuyện về nhà báo Nhật Bản Takano Isao - nhà báo hi sinh ở Lạng Sơn trong cuộc chiến vệ quốc của Việt Nam năm 1979 - vừa diễn ra tại Trường đại học Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM sáng 5-2, thu hút đông đảo sinh viên tham dự.

image037

TS Phạm Tấn Hạ, ông Goro Nakamuara, dịch giả Nguyễn Đỗ An Nhiên (thứ tư, thứ năm, thứ sáu từ trái) tại buổi trò chuyện sáng nay - Ảnh: Tiến Vũ


Nhân kỷ niệm 45 năm ngày quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1978-2018), khoa Việt Nam học thuộc Trường đại học Khoa học xã hội & nhân văn TP.HCM tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề Nhà báo Takano Isao - Nhân chứng quả cảm.


Tham dự buổi nói chuyện có TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng nhà trường, PGS.TS Đoàn Lê Giang - trưởng khoa Việt Nam học đồng thời là trưởng ban tổ chức buổi tọa đàm, các giảng viên và đông đảo sinh viên, nghiên cứu sinh của hai nước Việt Nam, Nhật Bản.


Đặc biệt là sự có mặt của đoàn Nhật Bản gồm những người bạn cũ của nhà báo Takano Isao (1943-1979) do diễn giả, nhà báo, nhiếp ảnh gia Goro Nakamura làm trưởng đoàn. Ông cũng chính là người đồng nghiệp đã kề vai sát cánh với Takano tại chiến trường Lạng Sơn năm 1979.


image038

Ông Goro Nakamura chia sẻ về những hình ảnh chụp ở chiến trường biên giới phía Bắc tại Lạng Sơn năm 1979 - Ảnh: Tiến Vũ


Tại buổi trò chuyện, sau khi PGS.TS Đoàn Lê Giang giúp các khách mời ôn lại tiểu sử cũng như sự nghiệp của nhà báo Takano Isao, ông Goro Nakamura chia sẻ:


"Takano là một con người ưu tú, anh ấy học tiếng Việt rất giỏi đến nỗi nhiều người tưởng anh ấy là người Việt Nam. Tại chiến trường năm 1979, anh ấy luôn mặc áo khoác, đeo máy ảnh nên ai nhìn cũng có thể nhận ra là ký giả, phóng viên. Tuy nhiên không hiểu vì sao cuối cùng anh vẫn bị phía Trung Quốc bắn vào thái dương".


Tôi đau đớn và không thể ngờ được. Trước đó, một phóng viên của Thông tấn xã Việt Nam đã giấu tôi thông tin này vì sợ rằng tôi sẽ hoảng loạn, mất bình tĩnh. Trong những nhà báo có mặt tại chiến trường năm đó, Takano là người luôn đảm bảo được việc truyền đi thông tin dù hoàn cảnh khốc liệt. Một số tờ báo của Pháp cũng trích dẫn nguồn tin từ Takano. Anh ấy thực sự xuất chúng và quả cảm.


Ông Goro Nakamura chia sẻ cảm xúc khi biết tin nhà báo Takano hy sinh


image039

Nhà báo Takano cùng vợ và con gái - Ảnh từ sách Lạng Sơn ngày 7 tháng 3


Ông Goro Nakamura cũng cho biết ông luôn dành sự quan tâm và tình cảm đặc biệt cho Việt Nam.


Khi thấy những hình ảnh ga Đồng Đăng (Lạng Sơn) - nơi đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, ông đã rất vui mừng vì trước kia nơi này bị chiến tranh tàn phá nặng nề nhưng hôm nay đã thay đổi, phát triển hơn nhiều.


image040

Ông Nguyễn Công Tánh, chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản TP. HCM, bồi hồi xúc động khi chia sẻ lại kỷ niệm về lần gặp gỡ nhà báo Takano - Ảnh: Tiến Vũ


PGS.TS Đoàn Lê Giang nhận định: "Những bài viết của các nhà báo Nhật như ông Takano góp phần thay đổi nhận thức của thế giới về cuộc chiến diễn ra ở Việt Nam. Ông ấy còn là một người vô cùng dũng cảm. Trong bối cảnh thị xã Lạng Sơn tan hoang vì bom mìn, Takano vẫn đi giữa làn đạn pháo để đưa tin phản ánh cuộc chiến".


image041

Ban tổ chức buổi trò chuyện chụp hình kỉ niệm cùng ông Goro Nakamuara và đoàn Nhật Bản - Ảnh: Tiến Vũ


Có mặt tại tọa đàm, cô Lê Kim Hồng chia sẻ cảm xúc: "Tôi thấy đáng tiếc một chút vì có lẽ người Việt Nam mình vẫn chưa biết nhiều về ông Takano. Theo tôi, ông Takano hoàn toàn có thể trở thành đề tài hay cho những luận văn về thạc sĩ, tiến sĩ ở lĩnh vực liên quan".


Nhân dịp này, những di vật và hình ảnh của ông Takano được trưng bày tại hai trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc hai Đại học Quốc gia Hà Nội và TP.HCM từ ngày 5 đến 8-3.


Tập nhật ký Lạng Sơn ngày 7 tháng 3 của nhà báo Takano xuất bản tại Nhật vào năm 1979 cũng sẽ được trích dịch, giới thiệu tại Việt Nam trong thời gian tới.


Sau buổi trò chuyện hôm nay, phái đoàn Nhật Bản sẽ đến thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ Hoàng Đồng (Lạng Sơn) và bia tưởng niệm Takano.


Một số hình ảnh tư liệu về nhà báo Takano đang được trưng bày:


image042

Máy ảnh được nhà báo Takano dùng để chụp ảnh tại chiến trường Lạng Sơn năm 1979


image043

Huân chương Hữu nghị do Chủ tịch nước Việt Nam tặng cho nhà báo Takano đã khuất.


image044

Nhật ký chiến trường của Takano. Trang cuối cùng viết trước lúc ông hi sinh, hàng trên có ghi dòng chữ "Lạng Sơn, ngày 7, Takano"


image045

Di vật của Takano: quần áo, giày, máy ảnh


image046

Chân dung nhà báo Takano Isao (1943-1979)


Cựu phóng viên chiến trường Takano Isao sinh năm 1943 tại thành phố Kobe, Nhật Bản. Ông là sinh viên khoa tiếng Việt (Đại học Tổng hợp Hà Nội) từ năm 1967-1971 và tham gia đưa tin về chiến tranh biên giới Tây Nam lẫn cuộc chiến vệ quốc phía Bắc với tư cách đặc phái viên tờ báo Akahata của Nhật Bản.


Ngoài là một nhà báo, ông Takano Isao cũng hoạt động với tư cách là một dịch giả và từng chuyển thể các tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam như Áo trắng của nhà văn Nguyễn Văn Bổng và Mẹ vắng nhà của nhà văn Nguyễn Thi sang tiếng Nhật.


Năm 1979, khi chiến tranh biên giới Việt - Trung nổ ra, ông được cử đến Lạng Sơn với tư cách phóng viên đặc vụ. Những bài viết của nhà báo Takano đã góp phần rất lớn trong việc phơi bày, tố cáo hành động phi nghĩa của Trung Quốc trong cuộc chiến vệ quốc năm 1979.


Ngày 7-3-1979, hai ngày sau lời hứa rút quân của Trung Quốc, ông anh dũng hy sinh dưới làn đạn phục kích của quân thù, để lại người vợ trẻ với đứa con thơ vừa tròn 5 tuổi ở quê nhà Nhật bản.


 image047


40 năm sau ngày mất của nhà báo người Nhật Takano Isao, bạn bè ông vẫn đến Lạng Sơn để thắp nén nhang tưởng niệm, dù cho mộ phần của ông đã được di dời sang Nhật nhiều năm trước.


TIẾN VŨ
26 Tháng Ba 2023(Xem: 1030)