Ra đời Hội cựu Tù nhân Lương tâm / Tòa CS kết án 30 tháng tù đối với Lê Quốc Quân

20 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 6480)

image051-content 

Ra đời Hội cựu tù nhân lương tâm

Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

Gửi cho BBC từ Sài Gòn

BBC - thứ ba, 18 tháng 2, 2014

image052

Việt Nam luôn bác bỏ chuyện có tù nhân lương tâm ở VN

Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam (CTNLTVN) ra đời ở Sài Gòn đúng vào ngày 18/2/2014 - thời khắc diễn ra phiên xử phúc thẩm luật sư công giáo yêu nước Lê Quốc Quân, và chỉ sau hai ngày một tù nhân lương tâm khác là thày giáo Đinh Đăng Định được tạm hoãn thi hành án 12 tháng khi đời sống của ông chỉ còn được tính bằng ngày trong cơn ung thư giai đoạn cuối.

Như một điểm tương hòa tao ngộ, một tuần trước phiên xử Lê Quốc Quân đã xuất hiện Quỹ Yểm trợ - kết nghĩa với tù nhân lương tâm Việt Nam, do những người vận động cho dân chủ và nhân quyền như tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng sáng lập ở Hoa Kỳ.

Vô hình trung, hoạt động của tổ chức quỹ này và Hội CTNLTVN đã trở thành cặp song sinh ngay từ trong nôi.

Cái nôi ấy lại được kết tủa bởi lòng nhân ái mà có lẽ chỉ những người đã phải trải qua bóng tối biệt giam mới thấm cảm đến tận cùng. Vào tết vừa qua, lần đầu tiên hoạt động tương thân tương ái với các gia đình tù nhân lương tâm được các nhóm hội dân sự ở Việt Nam quan tâm nhiệt thành đến thế.

Đặc biệt tại Sài Gòn - thủ phủ của số tù nhân lương tâm đông đảo nhất, những gói quà nhỏ đã được trao tận tay gia đình Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, Nguyễn Đoàn Quốc Hùng, Đinh Đăng Định…

Cũng lần đầu tiên, nhiều hội nhóm dân sự như Hội Bầu bí tương thân, Hội Dân oan Việt Nam, Nhóm kiến nghị 72, Diễn đàn Xã hội dân sự, Ủy ban Công lý và hòa bình, Hội Anh em dân chủ, Phong trào Con đường Việt nam, Hội Phụ nữ nhân quyền Việt Nam… đã gần gũi nhau đến thế trong mục tiêu tương thân tương ái - một minh chứng sắc nét và đủ làm nhạt nhòa tâm lý xa cách hoặc phân hóa tồn tại bấy lâu nay trong hiện tình xã hội dân sự manh nha ở Việt Nam.

'Chưa được kết nối'

Tuy thế, một sự thật không thể chối bỏ là vẫn còn nhiều, rất nhiều tù nhân lương tâm khác chưa được kết nối vào vòng tay lớn.

Tại phiên họp Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) về nhân quyền Việt Nam tại Genève, Thụy Sĩ vào đầu tháng 2/2014, báo cáo của một số tổ chức nhân quyền quốc tế đã nêu ra con số có đến 150-200 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong hệ thống nhà tù nhỏ ở Việt Nam, chưa kể các trại giam tư tưởng còn mênh mông hơn rất nhiều.

Những người hoạt động vì quyền lợi công nhân như Đỗ Thị Minh Hạnh là một ví dụ tiêu biểu cả trong lẫn ngoài các nhà tù.

"Hầu hết các tù nhân lương tâm có tên trong bản danh sách của Hoa Kỳ và Cộng đồng châu Âu đều có dấu hiệu và bằng chứng bị ngược đãi trong nhà tù, trái với tinh thần của bản Công ước quốc tế về chống tra tấn mà Nhà nước Việt Nam đã tham gia vào tháng 11/2013 nhưng đến nay vẫn chưa phê chuẩn."

Đúng ba tháng sau ngày Nhà nước Việt Nam chính thức được chấp thuận là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos đã gửi thư cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, yêu cầu tạo điều kiện cho việc trả tự do ngay tức khắc ba tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Đoàn Quốc Hùng.

Bức thư này còn bày tỏ mối quan tâm sâu sắc về việc bỏ tù và ngược đãi các nhà hoạt động độc lập cho quyền của người lao động tại Việt Nam, đồng thời nêu rõ những vụ vi phạm nhân quyền như thế tiếp tục là một trở ngại cho việc cải thiện quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng là mối quan tâm đặc biệt trong các cuộc đàm phán đang diễn ra liên quan đến Hiệp ước thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một định chế bao gồm các biện pháp bảo vệ quyền của người lao động.

Vào tháng 11/2013 trong chuyến làm việc ở Việt Nam, Quyền phó trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ về dân chủ, nhân quyền và lao động Scott Busby đã nhắc lại một yêu cầu then chốt: Chính phủ Việt Nam phải thực hiện “những tiến bộ có thể chứng minh" về nhân quyền để mối quan hệ giữa hai quốc gia có thể phát triển sâu sắc hơn nữa. Việc trả tự do cho các tù nhân lương tâm Việt Nam là một bước quan trọng đầu tiên hướng tới sự hợp tác lớn hơn giữa hai chính phủ, mặc dù nhiều thách thức nhân quyền hơn nữa cũng phải được giải quyết, bao gồm cả việc sử dụng sự tra tấn và ngược đãi trong các trại giam của Việt Nam.

Cũng tại kỳ UPR đầu tháng 2/2014 tại Thụy Sĩ, Nhà nước Hoa Kỳ đã một lần nữa yêu cầu phía Việt Nam trả tự do cho các tù nhân lương tâm, đặc biệt là bốn cái tên không thể quên lãng là Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Quốc Quân.

Có lẽ với Nhà nước Việt Nam, trường hợp dễ chấp nhận nhất là Lê Quốc Quân.

Hầu hết các tù nhân lương tâm có tên trong bản danh sách của Hoa Kỳ và Cộng đồng châu Âu đều có dấu hiệu và bằng chứng bị ngược đãi trong nhà tù, trái với tinh thần của bản Công ước quốc tế về chống tra tấn mà Nhà nước Việt Nam đã tham gia vào tháng 11/2013 nhưng đến nay vẫn chưa phê chuẩn.

'Cái tôi nhỏ bé'

Không thể có TPP nếu không chứng minh được, dù là tối thiểu, về điều được gọi là “thành tâm chính trị” của một chính thể.

Nhưng kinh nghiệm lịch sử và không kém biện chứng ở Việt Nam lại hoàn toàn không khác biệt với kết luận của nhà siêu hình học Hegel - bậc tiền bối của triết gia Karl Marx: Bài học cay đắng nhất của lịch sử là loài người đã không rút ra được bài học nào từ lịch sử.

Bài học ấy đang ứng với chế độ cầm quyền.

image053

VN bị tố cáo dùng luật hình sự để xử những người bất đồng

Tính nhân quả của bài học ấy chỉ có thể được giảm bớt từ một thế đối trọng khác: sức nâng bật của xã hội dân sự cùng tiếng nói trào thoát từ lồng ngực của những con người đã từng bị giam hãm trong ngục tù cần và phải được chính quyền tôn trọng như một sự chính danh và một tình cảm vì dân.

Rất có thể, Hội CTNLTVN sẽ chính là một trong những tiếng nói không còn cô độc vào buổi giao thời mới đang ló dần trên mảnh đất mà nhà báo Lê Phú Khải từng viết “Thơ tôi khóc, lệ rơi hình chữ S”. Trong ý thức sâu xa về cái tôi vô cùng nhỏ bé của những thành viên của của Hội CTNLTVN, hầu hết trong họ luôn ý nguyện về cuộc đấu tranh cho đồng bào chung cảnh ngộ, nơi hiện hữu và trong tương lai.

Nếu tính đúng và đủ, con số cựu tù nhân lương tâm chính trị, tôn giáo, dân oan, nhà báo, blogger… ở Việt Nam có thể lên đến vài trăm người - hầu hết đã được thử lửa và vượt qua giới hạn sợ hãi, hoàn toàn xứng đáng để Hội CTNLTVN trở thành một trong những tổ chức phi chính phủ bất vụ lợi hàng đầu và quả cảm ở Việt Nam, trở nên một mắt xích quan trọng trong Mạng lưới Xã hội dân sự châu Á và sát cánh cùng các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền, dân chủ cùng những nhà nước tiến bộ trên thế giới./

24 Tháng Sáu 2013(Xem: 9308)
"Diễn biến hoà bình", "Tự diễn biến…" là các cụm từ mơ hồ để nói về những điều có thật của sự cố xa rời lý tưởng, nhạt đảng, bỏ đảng và chống đảng đang nhan nhản đó đây nơi người này kẻ nọ trong nội tình cộng sản Việt nam.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 8386)
Nhìn lại lịch sử tranh chấp giữa hai khối tư bản và Cộng sản trong gần suốt thế kỷ 20, nhận xét đầu tiên người ta có thể rút ra là: Không ai có thể đánh bại được Cộng sản.
15 Tháng Năm 2013(Xem: 8399)
Công hàm của cựu thủ tướng nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà - ông Phạm Văn Đồng tuyên bố tán thành quyết định về lãnh hải Trung Quốc của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa hồi năm 1958 liên quan đến 2 đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đã gây một làn sóng bất mãn và phẫn nộ trong công luận người Việt trong và ngoài nước.
15 Tháng Năm 2013(Xem: 5485)
Gần đây xuất hiện một trang web bên trong lãnh thổ Hoa Lục mang tên sina.com đã công khai cổ vũ một cuộc chiến tranh xâm lược đối với Việt Nam. Trang mạng này chứa đựng những thông tin cực kỳ hiếu chiến.
15 Tháng Năm 2013(Xem: 5990)
15 Tháng Năm 2013(Xem: 5628)
Đánh dấu 50 năm từ ngày Đảng Cộng Sản Việt Nam do Thủ Tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà là Phạm Văn Đồng đại diện ký Công Hàm Ngày 14 Tháng Chín Năm 1958 giao nhượng lãnh hải cho Trung Quốc, gía trị của bản Công Hàm đó như thế nào?
15 Tháng Năm 2013(Xem: 8037)
Tại Hội thảo quốc tế về tranh chấp Biển Đông ở New York với sự tham gia của học giả, quan chức từ Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Mỹ, giữa tháng Ba vừa qua, quan chức Trung Quốc trích dẫn Công hàm Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung hoa (CHNDTH) Chu Ân Lai năm 1958 như bằng chứng Việt Nam công nhận chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa thuộc Trung Quốc.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 8141)
“Cái mà người ta mong đợi là có nói đến Điều 4 nhưng họ không đụng gì đến cái đó cả,” ông than phiền. Ông cũng giải thích rằng hiện thời ở Việt Nam chưa đủ ‘thời cơ’ để tiến tới tự do chính trị, đa đảng phái, dân chủ hoặc đối lập.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 7102)
Trong những ngày vừa qua, dư luận khá xôn xao về hai cuộc họp báo. Một của Bác sĩ Trần Xuân Ninh, Ủy viên Trung Ương Đảng Việt Tân vào ngày 21 tháng 1 năm 2006 tại phòng sinh hoạt của Nhật báo Viễn Đông, thành phố Westminster.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 6171)
Lực lượng đối lập trong nước của Việt Nam hiện nay vừa yếu vừa không có sức mạnh, trong khi đảng cộng sản đang không có đối thủ và có thể sẽ giữ vững quyền lực trong nhiều thập kỷ nữa, theo một quan chức trong ngạch giảng dạy cao cấp của Đảng.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 6985)
Trả lời BBC Tiếng Việt nhân dịp kỷ niệm 30/4/1975, nghị viên Hoàng Duy Hùng (Al Hoàng) từ Houston, Hoa Kỳ nói Việt Nam cần 'hợp nguyên chính trị', tách Đảng Cộng sản làm hai, dựa vào thế giới và nhân dân để tiến bộ.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 19358)
Năm ngoái, một ông bạn cải tạo về thăm quê hương sang có than thở về tinh trạng kỳ thị tại miền nam hiện nay. Ông bạn nói “Nay tình trạng kỳ thị tại Sài Gòn thật là nặng nề, miền Nam đã bị Bắc Kỳ vào cai trị, họ lấy hầu hết nhà cửa ngoài phố và đẩy người miền Nam đi những vùng xa xôi khác”, ông bạn này người miền Nam còn tôi người gốc miền Bắc,ông ta không thể nói hết lòng mình vì còn chút nể nang tôi.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 7297)
Ba mươi tháng Tư năm 2012 (30/4/2012). Đây là lần thứ 37 cộng đồng người Việt hải ngoại miền Nam tổ chức kỷ niệm ngày Việt Nam Cộng Hòa lọt vào tay cộng sản. Năm tới sẽ là lần thứ 38, năm sau đó sẽ là lần thứ 39... Tuổi đời của kỷ niệm đau buồn này sẽ còn chồng chất theo những tháng năm kế tiếp.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 6666)
Ba mươi tháng Tư năm 2012 (30/4/2012). Đây là lần thứ 37 cộng đồng người Việt hải ngoại miền Nam tổ chức kỷ niệm ngày Việt Nam Cộng Hòa lọt vào tay cộng sản. Năm tới sẽ là lần thứ 38, năm sau đó sẽ là lần thứ 39... Tuổi đời của kỷ niệm đau buồn này sẽ còn chồng chất theo những tháng năm kế tiếp.
07 Tháng Năm 2013(Xem: 12356)
LTS: Bài viết dưới đây của Luật gia Trần Thanh Hiệp được trích từ sách: “Việt Nam Trên Đường Dân Chủ Hóa” do Nhà Xuất Bản Thái Bình Dương ở Paris ấn hành. Tòa soạn VănHoáMagazineOnline.com trân trọng cám ơn tác giả.