Vụ Repsol: Phía sau hàng trăm triệu đôla VN phải đền bù là gì?

25 Tháng Sáu 20208:55 SA(Xem: 6656)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ NĂM 25 JUNE 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Vụ Repsol: Phía sau hàng trăm triệu đôla VN phải đền bù là gì?


Mỹ Hằng BBC 25/6/2020

image009

Bản quyền hình ảnh STR/Getty Images Image caption Hải quân Việt Nam và hải quân Trung Quốc tại một cảng quân sự của Trung Quốc năm 2018


Ngoài việc phải đền bù công ty dầu khí Tây Ban Nha Repsol một khoản tiền khổng lồ, chính phủ VN đang đứng trước thách thức đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trong nước và sự e dè của các đối tác năng lượng nước ngoài.


Repsol mới đây đã chính thức nhượng lại cho PetrolVietnam cổ phần ba lô dầu, trong đó có dự án Cá Rồng Đỏ, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN vốn đã bị đình trệ ba năm nay, do sức ép từ Trung Quốc.


Bình luận về động thái này với BBC News Tiếng Việt, TS Bill Hayton, nhà nghiên cứu Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, đồng thời là phóng viên BBC News từ Anh quốc, cho hay:


"Việc này chứng tỏ TQ đã thành công trong việc đe dọa VN để gây áp lực buộc Repsol ngừng khoan dầu."


"Việt Nam duy trì các quyền của mình về lý thuyết nhưng không thể thực hiện các quyền ấy trên thực tế."


"Nó không có nghĩa rằng Việt Nam đã từ bỏ các quyền của mình nhưng có vẻ như Việt Nam không thể tiếp tục [thực hiện các quyền này] một mình."


Các công ty dầu khí quốc tế 'cẩn trọng' hơn với thị trường VN?


image008

Image caption Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017


TS Bill Hayton nhìn nhận rằng sự việc xảy ra với Repsol đang khiến các công ty dầu khí khác cẩn trọng hơn khi đầu tư vào các khu vực dính dáng tới Trung Quốc. Ông nói:


"Các công ty dầu khí quốc tế có vẻ đang cẩn trọng hơn rất nhiều, đặc biệt là ở các khu vực gần với, hoặc cắt qua, đường chín đoạn của Trung Quốc.


image010


"Không thể có chuyện một công ty dầu khí quốc tế khác sẽ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam căn cứ vào việc đã xảy ra với Repsol. TS Bill Hayton


"Một vài nhà đầu tư mạo hiểm có vẻ sẽ tiếp tục - như là các nhà đầu tư vào ENI của Ý. Exxon (Mỹ) có vẻ đã rút khỏi dự án Cá Voi Xanh ở Việt Nam nhưng việc này chủ yếu là do các nguyên nhân thương mại chứ không phải địa chính trị. Nếu các vấn đề thương mại có thể được giải quyết, một công ty quốc tế khác có thể tham gia vào dự án này."


Trong khi đó, trao đổi với BBC News Tiếng Việt, ông Nguyễn Lê Minh, thành viên Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng Việt Nam, có ý kiến trái chiều.


Ông Minh nói với BBC: "Đối với các đối tác hay công ty dầu khí quốc tế khác thì không có ảnh hưởng gì, các hoạt động đầu tư, thăm dò và khai thác ở các lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ trên thềm lục địa Việt Nam vẫn diễn ra bình thường, theo đúng các thông lệ quốc tế, Luật Dầu khí và các hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC)."


Ông Minh cho rằng việc Repsol chuyển nhượng lại cổ phần cho phía chủ nhà là "chuyện bình thường trong ngành dầu khí" khi Repsol "vốn đã không mặn mà ngay từ khi tạm dừng từ năm 2018".


Đây là thắng lợi về mặt kinh tế-chính trị...Ông Nguyễn Lê Minh, Hội đồng Biên tập và Phản biện Tạp chí Năng lượng VN


"Sau hai năm, cũng như nhiều công ty dầu khí trên thế giới, do tác động xấu từ đại dịch Covid-19 vừa qua ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính nên Repsol có nhu cầu cân đối vốn và cơ cấu lại đầu tư không chỉ ở Việt Nam mà còn ở một số nước khác. Cụ thể là trong năm nay, họ cắt giảm 26% các khoản đầu tư để giảm tải khoản nợ ròng gần 4,5 tỷ USD và cắt giảm chi phí hoạt động hơn 350 triệu USD," ông Minh phân tích.


Cá nhân ông Minh cho rằng việc PetroVienam giành được quyền mua lại cổ phần và nhận quyền điều hành từ Repsol thậm chí còn là "một thắng lợi về mặt kinh tế - chính trị để chủ động triển khai các phương án thăm dò và phát triển mỏ tiếp theo."


Nhưng TS Bill Hayton thì dường như không chắc những điều ông Minh phân tích.


Ông Bill Hayton nói: "Có giả thuyết rằng PetrolVietnam muốn Repsol ra đi để mà có thể giành lấy mọi lợi nhuận. Nếu điều này là đúng, tôi cho rằng PetrolVietnam sẽ rất thất vọng bởi họ sẽ đối mặt với các áp lực chính trị như Repsol đã từng."


"Không thể có chuyện một công ty dầu khí quốc tế khác sẽ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam căn cứ vào việc đã xảy ra với Repsol."


Việt Nam phải đền bù hàng trăm triệu đôla?


Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Một giàn khoan của tập đoàn Repsol (hình chỉ có tính minh họa)


Trong một tuyên bố, Repsol nói rằng "việc chuyển nhượng sẽ không gây ra tác động đáng kể nào lên tình trạng tài chính của công ty".


TS Bill Hayton cho rằng điều này hẳn có nghĩa rằng Repsol đã nhận được đền bù từ Việt Nam.


"Tôi nghe tin rằng Repsol đã chi 200 triệu đôla cho các dự án mà họ đã buộc phải từ bỏ. Có lẽ Việt Nam đã phải trả cái gì đó tương tự như thế. Con số chính xác không được tiết lộ nhưng có vẻ có lý khi cho rằng Việt Nam đã phải trả Repsol hàng chục hoặc hàng trăm triệu đôla," ông Bill Hayton nói,


Còn ông Nguyễn Lê Minh thì khẳng định hẳn phải có thiệt hại, "nhưng không nhiều như dư luận đồn đoán."


Ông Minh không đưa ra con số chính xác là bao nhiêu "do tính bảo mật", mà nêu thông tin rằng "ngay sau khi dừng dự án Cá Rồng đỏ thì Repsol và PetrolVietnam (thay mặt chính phủ Việt Nam) đã đàm phán để đảm bảo quyền lợi cả 2 phía".


"Cụ thể là, các chi phí lịch sử (Repsol mua lại cổ phần của công ty Tập đoàn Dầu khí và Năng lượng Talisman của Canada) và chi phí phát triển dự án mà Repsol đã bỏ ra tương ứng 51.75% ở mỏ Cá Rồng Đỏ (lô 07/03), chi phí khoan ở các lô 135-136/3 (40%), cũng đã chốt xong thông qua thỏa thuận chuyển nhượng đã ký."


"Riêng đối với các hợp đồng mua sắm, cung ứng vật tư, thiết bị, chi phí chuyên gia cho dự án Cá Rồng Đỏ, nhà điều hành Repsol cũng đã đề nghị các nhà thầu cung ứng tính đến lúc dừng dự án và thanh lý hoặc dùng cho dự án khác."


"Vì vậy, chi phí mua lại của PetroVietnam không nhiều như đồn đoán," ông Minh kết luận.


Tương lai nào cho các dự án bế tắc buộc Repsol ra đi?


Trả lời BBC, ông Nguyễn Lê Minh nói rằng hiện PetroVietnam chưa có chiến lược cụ thể về phương án tiếp theo. Nhưng theo quan điểm cá nhân của ông thì PetroVietnam nhiều khả năng sẽ hình thành hai phương án.


"Một là PetrolVietnam tự phát triển thăm dò và phát triển mỏ các lô dầu khí này. Hai là hợp tác với một đối tác dầu khí từ Nga đang hoạt động ở khu vực lân cận ở bể Nam Côn Sơn, Rosneft hoặc Gazprom."


"Được biết, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga sắp tới, ngoài chủ đề làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược về an ninh, quốc phòng, thì hai bên sẽ đi sâu về hợp tác dầu khí của các công ty dầu khí Nga ở khu vực này. Về tổng quan, từ nghị quyết Trung ương 8 về kinh tế biển ban hành cuối năm ngoái mà dầu khí là một trong các trọng tâm hàng đầu, lĩnh vực dầu khí sẽ được Đảng và Chính phủ ưu tiên thúc đẩy phát triển," ông Minh nói.


Trong cuộc phỏng vấn mới đây với BBC News Tiếng Việt, GS Carl Thayer có vẻ nghiêng về phương án thứ hai mà ông Minh nêu ra, khi cho rằng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có lẽ không có đủ nguồn lực để tự vận hành các dự án phát triển tại các lô này mà phải tìm kiếm đối tác nước ngoài.


Tuy nhiên, dù hợp tác với đối tác nào thì điều này sẽ khó khăn vào thời điểm sự hiếu chiến của Trung Quốc gia tăng và căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington leo thang, theo phân tích của GS Carl Thayer.


TS Bill Hayton thì lo ngại cho vấn đề năng lượng của Việt Nam cần để đáp ứng nhu cầu của một nền kinh tế đang tăng trưởng.


"Liệu Việt Nam có chấp nhận các nhà máy điện than bẩn thỉu do Trung Quốc xây dựng với đủ mọi hậu quả tiêu cực lên môi trường? Hay thay vì thế, Việt Nam sẽ vận hành đủ các nguồn năng lượng tái tạo? Câu trả lời hiện chưa rõ ràng," ông Bill Hayton nhìn nhận.


Về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc


Trước câu hỏi liệu động thái của Repsol có khiến Việt Nam chùn bước, không 'dám' kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế liên quan đến các tranh chấp trên Biển Đông nữa hay không, câu trả lời của TS Bill Hayton là "không hề".


"Đây là một lập luận rất tốt để Việt Nam đệ đơn kiện Trung Quốc lên tòa trọng tài. Những lý lẽ phản bác lại việc này là do tính chính trị."


Liên quan đến các biện pháp trả đũa của Trung Quốc nếu Việt Nam kiện, hay cái lợi cho Việt Nam nếu thắng kiện, TS Bill Hayton đề cập đến một bài báo mới xuất bản gần đây của ông Wu Shicun, Giám đốc Học viện Quốc gia về Biển Đông của Trung Quốc. Trong đó đưa ra một loạt các biện pháp mà Trung Quốc có thể thực hiện để chống lại Việt Nam.


Đó là bốn kịch bản, bao gồm: Trung Quốc sẽ công bố đường cơ sở quanh quần đảo Hoàng Sa; tăng cường đàn áp tàu cá Việt nam; ngăn chặn quá trình quân sự hóa của Việt Nam; thực hiện thăm dò dầu khí ở Bãi Tư Chính.


"Những đe dọa này đang trở nên rõ ràng hơn," ông Bill Hayton nói.


Trong khi đó, ông Nguyễn Lê Minh có vẻ lạc quan hơn khi đề cập đến việc Việt Nam đã xác lập được mối quan hệ chiến lược và đối tác toàn diện với nhiều nước, trong đó có những nước lớn có quyền lợi trực tiếp hoặc gián tiếp trên Biển Đông gồm Nga, Mỹ và Trung Quốc; đồng thời lại là chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.


Ông nói Việt Nam đã cân nhắc kỹ việc đưa các tranh chấp ở Biển Đông ra tòa trọng tài quốc tế "nhưng chưa cần thiết". Và để tránh leo thang chia rẽ trong cộng đồng ASEAN và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, Việt Nam lựa chọn các biện pháp hòa bình, lên tiếng phản đối các vi phạm của Trung Quốc thông qua Bộ ngoại giao.

03 Tháng Ba 2015(Xem: 17299)
Theo Hải quân Mỹ, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã được Phó Đô đốc Robert L. Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 tiếp và làm việc trên tàu chỉ huy của Hạm đội, chiếc USS Blue Ridge ở Yokosuka, căn cứ chính của Hạm đội 7 Mỹ tại Nhật Bản.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 11802)
Đây là lần đầu tiên, sự tồn tại của các phi vụ trinh sát này được công khai xác nhận. Trong một thông báo, Hải quân Hoa Kỳ cho biết là các chiếc P-8A đã được triển khai tại Philippines trong ba tuần lễ từ đầu tháng Hai cho đến ngày 21/02/2015. Các chiếc phi cơ này đã thực hiện hơn 180 giờ bay trên vùng Biển Đông.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 12179)
"Đối với Trung Quốc, chính sách coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama ít nhất là để kiềm chế Trung Quốc về quân sự... có bình luận từ TQ cho rằng: “Mặc dù Mỹ nhiều lần đề cập đến chính sách “coi trọng châu Á”, nhưng coi tình hình Nga và tình hình IS là vấn đề hàng đầu, “bỏ mặc/bàng quan” với việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo, làm cho sự thăm dò của Trung Quốc có được câu trả lời mà Bắc Kinh cho là “hợp lệ”.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 11158)
(An Ninh Quốc Phòng) - Theo tiết lộ của báo mạng Nhật Bản The Diplomat vào hôm nay 18/02/2015, Trung Quốc lại gây sức ép để ngăn chặn các cuộc thảo luận đa phương về Biển Đông.
08 Tháng Hai 2015(Xem: 17336)
Trung Quốc chiếm bãi Đá Vành Khăn vào năm 1995, và hiện nay Bắc Kinh đang tiến hành công tác cải tạo trên sáu bãi san hô khác mà họ chiếm ở quần đảo Trường Sa, mở rộng diện tích đất gấp năm lần, theo như hình ảnh giám sát trên không cho thấy. Hình ảnh năm ngoái cho thấy đã xuất hiện một đường băng và những hải cảng
01 Tháng Hai 2015(Xem: 33566)
Mời bạn đọc cùng điểm lại các sự kiện xung quanh thời điểm 19-1-1974, dấu mốc không thể nào quên với người Việt Nam khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 14439)
41 năm sau, tại Quận Cam nam California; nhớ lại trang sử hải chiến đó, cựu Hải quân Đại Úy Thềm Sơn Hà (dù không là sĩ quan nhân chứng trong trận hải chiến), nhưng ông đã bỏ ra 10 năm truy tầm các tài liệu liên quan để cố gắng hoàn thành cuốn sách: "Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa".
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 12413)
Ngày 03/01/2015, Bắc Kinh đã không ngần ngại công bố hình ảnh về sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trên bãi đá được cải tạo này, cho thấy rằng họ không còn che giấu các hành vi nhằm thay đổi diện mạo địa lý của vùng Biển Đông, buộc các nước tranh chấp khác và cộng đồng quốc tế phải chấp nhận một “sự đã rồi”.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 13278)
Tháng 9/2014, người đứng đầu Cơ quan Điều phối An ninh Biển Indonesia, Phó Đô đốc Desi Albert Mamahit cảnh báo rằng, tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông là một mối đe dọa thực sự và sớm muộn sẽ ảnh hưởng đến đất nước này.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 13137)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố rằng, đánh đắm các tàu cá nước ngoài là để “dạy cho họ một bài học để họ từ bỏ ý định đánh bắt trộm trong vùng biển Indoesia”. Bộ trưởng An ninh nội địa Tedjo Edhy Purdijatno trong tháng cuối cùng của năm 2014 đã ra lệnh đánh đắm 3 tàu cá Việt Nam. 2 tuần sau đó họ tiếp tục cho nổ tung 2 tàu cá Papua New Guinea và cuối tháng 12 tiếp tục cho nổ tung 2 trong số 5 tàu cá Thái Lan...
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 13413)
Đài VOA bản tiếng Hán ngày 29/12 đưa tin, giới chức đảo Đài Loan bày tỏ cái gọi là “quan ngại về các hoạt động quân sự của Việt Nam” tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), đặc biệt là trên đảo Sơn Ca, cách đảo Ba Bình (Đài Loan đang chiếm đóng bất hợp pháp – PV) khoảng 11 km.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 21723)
Phân định biển có ý nghĩa rất lớn đến an ninh, an toàn hàng hải và ổn định khu vực, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế biển. Việt Nam đã rất tích cực trong vấn đề này. Sách “100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” của Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ nêu chi tiết dưới đây.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 15786)
Trong những năm 20 – 30, thế kỷ XX, nhiều tờ báo có uy tín của Pháp ở Đông Dương với đường lối nghiên cứu khoa học khách quan đã những đưa ra những đánh giá về vị trí chiến lược của Hoàng Sa; tầm quan trọng của Hoàng Sa trong phát triển kinh tế; cơ sở lịch sử rõ ràng, xác nhận chủ quyền của An Nam tại Hoàng Sa từ rất lâu đời. Không những thế, những tờ báo này thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với việc quản lý Hoàng Sa, Trường Sa và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xác lập chủ quyền của An Nam trên quần đảo Hoàng Sa do Pháp bảo hộ.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13457)
Tháng trước, Tổng thống Aquino đã cam kết sẽ đầu tư bổ sung 2 tỷ USD để hiện đại hóa quốc phòng vào năm 2017. Phần lớn khoản đầu tư này, bao gồm các tàu ngầm, sẽ dành để mua sắm tăng cường các vũ khí, khí tài nhằm ngăn chặn Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13743)
Itar Tass trích lời một nguồn thân cận tại Bộ quốc phòng Ấn Độ cho hay Việt Nam đang bắt đầu tiến hành đàm phán mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ nhằm tăng cường năng lực phòng thủ trên biển. BrahMos có thể phóng từ tàu ngầm lớp Kilo, từ tàu chiến Gerpard hay máy bay Su-30 và dĩ nhiên là bệ phóng cơ động trên bộ. Những khí tài đó quân đội Việt Nam đều có sau khi mua từ Nga.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14530)
Cuối tuần trước, người phát ngôn quân đội Mỹ Jeffrey Pool lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ngừng việc xây đảo nhân tạo trên Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Báo cáo của hãng IHS Jane’s Defense cho biết đảo nhân tạo này dài 3.000m và rộng 200-300m và Trung Quốc đang xây đường băng tại đây.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 15656)
Gạc ma, Chữ Thập và Vành Khăn hợp thành một Tam Giác đối phó với mọi tình huống chiến tranh, gồm cả một sàn ( platform) dài 116 m, rộng 96 m, (1 trong 5 kiến trúc tại Chữ Thập) sẽ dùng để đặt dàn phóng hạ vệ tinh của Mỹ điều khiển và hướng dẫn Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ. Nếu chỉ làm mù vệ tinh của Mỹ mà thôi, thì HKMH Mỹ sẽ bị vô hiệu hoá...
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13003)
Đại sứ ĐẶNG ĐÌNH QUÝ (giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, phát biểu bế mạc hội thảo): “Cần hiểu rõ và thống nhất “luật chơi” chung ở biển Đông. Chúng ta đều chia sẻ nhu cầu làm rõ và thúc đẩy việc tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và luật pháp quốc tế, coi đó là “luật chơi” chung của các bên ở biển Đông. Việc tuân thủ “luật chơi chung” là thước đo mức độ thiện chí và trách nhiệm của mỗi bên với hòa bình, ổn định và an ninh chung ở biển Đông”.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13453)
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ). Sau khi trở về Mỹ, giáo sư Long đã chia sẻ một số suy nghĩ của ông sau những gì được thảo luận tại Việt Nam.