Bộ Ngoại giao Mỹ: ‘Trung Quốc hứa suông về Biển Đông’

01 Tháng Mười 20206:32 SA(Xem: 5674)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ NĂM 01 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Bộ Ngoại giao Mỹ: ‘Trung Quốc hứa suông về Biển Đông’


29/09/2020


image009US President Barack Obama (right) stands with Chinese President Xi Jinping during an arrival ceremony at the White House on Sept 25, 2015.REUTERS


Ngày 27/9/2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra tuyên bố nói rằng trái ngược với những gì Chủ tịch Tập Cận Bình hứa trước đây, Trung Quốc vẫn theo đuổi công cuộc quân sự hóa quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.


“Năm năm trước, vào ngày 25/9/2015, Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình đứng trong Vườn Hồng của tòa Bạch Ốc và tuyên bố: “Trung Quốc không có ý định theo đuổi quân sự hóa” quần đảo Trường Sa, và các tiền đồn của Trung Quốc sẽ không “nhắm mục tiêu hoặc tác động đến bất kỳ quốc gia nào”, tuyên bố của Bộ Ngoại Hoa Kỳ cho biết.


“Thay vào đó, Trung Quốc đã theo đuổi một cuộc quân sự hóa liều lĩnh và khiêu khích các tiền đồn đang có tranh chấp, họ đã triển khai tên lửa hành trình chống hạm, mở rộng khả năng tình báo tín hiệu và radar quân sự, xây dựng hàng chục nhà kho máy bay chiến đấu và xây dựng đường băng có khả năng dùng cho máy bay chiến đấu”, tuyên bố viết.


Chính quyền Bắc Kinh chưa có phản ứng ngay, nhưng hồi tháng 8/2018, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lên tiếng bảo vệ quyết định quân sự hóa Biển Đông, gọi đó là hành động “tự vệ” trước áp lực từ Hoa Kỳ và các nước khác.


image011


Bộ Ngoại giao Mỹ viết: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng các tiền đồn được quân sự hóa này như những nền tảng mang tính cưỡng ép để khẳng định quyền kiểm soát đối với các vùng biển mà Bắc Kinh không có chủ quyền hàng hải hợp pháp.”


Các tiền đồn này đóng vai trò là nơi tập trung hàng trăm tàu dân quân biển và tàu Cảnh sát biển Trung Quốc thường xuyên quấy rối tàu dân sự và cản trở các hoạt động thực thi pháp luật hợp pháp, đánh bắt xa bờ và phát triển hydrocarbon của các quốc gia láng giềng, vẫn theo tuyên bố của Bộ Ngoại Mỹ.


“ĐCSTQ không tôn trọng lời nói hoặc cam kết của mình. Trong những tháng gần đây, chúng tôi đã chứng kiến một số lượng lớn chưa từng có các quốc gia bày tỏ sự phản đối chính thức của họ tại Liên Hợp Quốc đối với các yêu sách chủ quyền hàng hải trái pháp luật của Trung Quốc ở Biển Đông,” Bộ Ngoại Mỹ khẳng định.


Ngay sau khi các nước châu Âu gửi công hàm lên LHQ bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm “bảo vệ tính toàn vẹn của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS”, Trung Quốc gửi công hàm lên LHQ hôm 18/9, trong đó Bắc Kinh lập luận rằng “UNCLOS không bao trùm hết mọi vấn đề” và một lần nữa khẳng định Trung Quốc “có quyền lịch sử đối với đường chín đoạn trên Biển Đông”.


Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng “phản đối hành vi nguy hiểm và không thể chấp nhận được này,” đồng thời nói rõ với ĐCSTQ rằng “chúng tôi sẽ buộc họ giải trình về hành vi đó”.


Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục sát cánh với các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong việc “chống lại các nỗ lực mang tính cưỡng ép của Trung Quốc nhằm thiết lập quyền thống trị trên Biển Đông”. (theo VOA)
21 Tháng Mười 2018(Xem: 7874)
Hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã tiến gần các điểm đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông hôm 16/10/18, CNN dẫn thông báo từ Lực lượng Không quân Thái Bình Dương.
11 Tháng Mười 2018(Xem: 8503)
Hôm thứ Ba (02/10/2018), quân đội Úc đã bắt đầu một cuộc diễn tập quân sự đa phương kéo dài hai tuần trên Biển Đông cùng với các đối tác đến từ Singapore, Malaysia, New Zealand và Anh quốc.
18 Tháng Chín 2018(Xem: 7866)
Theo thông báo của Hải Quân Nhật, ngày 13/09 vừa qua, tàu ngầm Kuroshio trên đường đến thăm Việt Nam, đã tham gia tập trận ở Biển Đông cùng với 5 phi cơ và 3 khu trục hạm
12 Tháng Tám 2018(Xem: 8274)
"Chúng tôi là máy bay hải quân Hoa Kỳ, tiến hành các hoạt động hợp pháp bên ngoài không phận của bất kỳ quốc gia ven biển nào. Trong việc thực hiện các quyền được luật pháp quốc tế bảo vệ, chúng tôi đang hoạt động phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia."
02 Tháng Tám 2018(Xem: 8807)
Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 9937)
Trung Quốc đang lặng lẽ thử nghiệm các thiết bị tác chiến điện tử mới được lắp đặt tại các tiền đồ ở Biển Đông, theo kênh CNBC của Hoa Kỳ. Một nguồn tin tình báo xin được giấu tên cho CNBC biết đây là lần đầu tiên Trung Quốc thử nghiệm tác chiến điện tử kể từ khi đem các thiết bị này ra các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa.
07 Tháng Sáu 2018(Xem: 9782)
Sau khi lớn tiếng đả kích Mỹ « xâm phạm chủ quyền và chuyển vũ khí tấn công » vào Biển Đông, Trung Quốc dường như đã đem hệ thống tên lửa bố trí trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, đi nơi khác hoặc cất giấu, theo bản tin CNN ngày 06/06/2018.