Chiến hạm Đức Bayern ghé cảng Sàigon, Tàu ngầm nguyên tử Mỹ ghé cảng Guam

17 Tháng Giêng 20227:32 SA(Xem: 3683)

VĂN HÓA ONLINE – HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ HAI 17 JAN 2022

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Chiến hạm Đức Bayern ghé cảng Sàigon, Tàu ngầm nguyên tử Mỹ ghé cảng Guam


image027Đón chiến hạm Đức Bayern trên sông Saigon trong mùa Covid-19. Ảnh Độc Lập/TNO


image029Chiến hạm Đức Bayern tiến vào cảng Nhà Rồng Sàigon. Ảnh Độc Lập


image031Các thủy thủ đứng dàn hàng dọc trên chiến hạm Đức Bayern chào Saigon. Ảnh: Độc Lập


image033Pháo hạm trên chiến hạm Đức Bayern. Ảnh Độc Lập.


image035Một hoạt động của thủy thủ Đức trên chiến hạm đánh dấu thời điểm thả neo


image037Các thùy thủ thả neo bên cạnh là vũ khí trên chiến hạm. Ảnh Độc Lập.


image039Tùy viên quân sự Đại sứ quán Đức Daniel Schneider (trái) và Đại sứ Đức - TS. Guido Hildner có mặt tại cảng đón chiến hạm Bayern.


image041image043chiến hạm Đức Bayern là một trong 4 chiến hạm thuộc lớp Brandenburg, được đưa vào hoạt động năm 1996.


image045Dàn phóng tên lửa diệt hạm Exocet (Pháp), tương lai thay bằng Harpoon của Mỹ


image047Với 232 thủy thủ trên tàu, khinh hạm khởi hành từ quân cảng Wilhelmshaven (Lower Saxony, Đức) đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Indo-Pacific)


image049Cận cảnh trực thăng săn ngầm loại Sea Lynx của tàu


image051Chiến hạm Bayern chủ yếu thực hiện nhiệm vụ săn ngầm, nhưng cũng có thể được triển khai cho các nhiệm vụ khác và phòng không


image053Hiện tàu trực thuộc Hạm đội khinh hạm số 2, đóng tại quân cảng Wilhelmshaven, cũng là cảng nước sâu duy nhất của Đức


image055Thuyền trưởng Tilo Kalski dẫn đầu phái đoàn đại diện Chiến hạm Bayern xuống cảng Saigon


image057Đại diện của Bộ Tư lệnh Vùng 2 thuộc Bộ Quốc phòng VN và đại sứ quán, tổng lãnh sự quán Đức đón Chiến hạm Bayern. Ảnh Độc Lập/TNO


Thụy Miên


08/01/2022 Thanh Niên Online


Trả lời Thanh Niên, Thuyền trưởng Tilo Kalski cho hay, trong chuyến đi đánh dấu sự quay lại Biển Đông lần đầu tiên của chiến hạm Đức Bayern gần 2 thập niên, Chiến hạm Bayern không gặp phải bất kỳ sự cố đặc biệt hoặc bất thường nào.


image059Lễ đón chiến hạm Bayern tại cảng Nhà Rồng sáng ngày 6.1.2022. Ảnh Độc lập


Trong khuôn khổ sứ mệnh lần này, đến nay chiến hạm Bayern đã hai lần đi qua Biển Đông. Lần đầu tiên từ Hàn Quốc đến Singapore, và lần thứ hai là từ Singapore đến cảng saigon.


Vùng biển không quen thuộc


Từ khi rời cảnh nhà Wilhelmshaven đến nay, chiến hạm Bayern (trong hạm đội khinh hạm Đức) từng bị một tàu chiến Trung cộng bám theo trong quá trình khinh hạm Đức tham gia sứ mệnh theo dõi việc thi hành nghị quyết cấm vận của Liên Hiệp Quốc đối với Bắc Hàn tại biển Hoa Đông.


Mặt khác, trong hai lượt đi qua Biển Đông, chiến hạm Bayern không phát hiện có tàu Trung cộng đi theo (Tầu cộng không muốn gây chuyện với Đức), “ít nhất là trong tầm quan sát của chúng tôi”, theo Thuyền trưởng Kalski.


Cũng theo thuyền trưởng Đức, so với các sứ mệnh tại Địa Trung Hải hoặc ngoài khơi Sừng Châu Phi, sứ mệnh lần này của chiến hạm Bayern chủ yếu tham gia các hoạt động ngoại giao.


“Chiến hạm Bayern di chuyển qua các vùng biển không quen thuộc. Thiếu đi sự hỗ trợ của các cấu trúc trong khuôn khổ một lực lượng đặc nhiệm hoặc sứ mệnh như từng thực hiện trước đây, Hải quân Đức trên cuộc hành trình này hoàn toàn dựa vào sự hỗ trợ của các đối tác”, Hạm  trưởng Kalski cho biết.


Thuyền trưởng Tilo Kalski, chỉ huy khinh hạm Bayern đang thăm TP.Hồ Chí Minh


độc lập


Tàu Bayern thuộc lớp Brandenburg, được đưa vào biên chế Hải quân Đức năm 1996. Tàu được trang bị nhiều vũ khí, khí tài hiện đại như pháo Oto Melara 76 mm, hai pháo bắn nhanh Mauser BK-27 27 mm, các hệ thống tên lửa phòng không, chống tàu, chống ngầm và tác chiến điện tử. Tàu được trang bị hai trực thăng Sea Lynx do Anh sản xuất.


Lớp tàu Brandenburg chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ chống ngầm, nhưng cũng đóng góp các sứ mệnh phòng không, chỉ huy chiến thuật của các hạm đội, chống tàu, tác chiến điện tử.


Chiêm ngưỡng tàu hộ vệ Bayern của hải quân Đức vừa cập cảng Nhà Rồng


Chuyến đi xác lập quan điểm


apore.


image062Phó đô đốc Kay-Achim Schonbach Hải quân Đức.


Qua hành trình của chiến hạm Bayern, nước Đức muốn nhấn mạnh giá trị pháp lý mang tính phổ quát của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982 cũng như ý nghĩa của tự do hàng hải. “Đi qua Biển Đông là một phần trọng tâm của chuyến hành trình này”, TS.Guido Hildner, Đại sứ Đức tại Việt Nam, nhấn mạnh.


Trước câu hỏi của Thanh Niên về việc liệu sứ mệnh của chiến hạm Bayern có đại diện cho sự chuyển biến trong chiến lược an ninh chung của EU về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hay không, Đại sứ Hildner cho biết: “Câu trả lời của chúng tôi là có”.


image064TS. Guido Hildner, Đại sứ Đức. Ảnh Độc Lập


Ông cho hay, tháng 9.2020, chính phủ liên bang Đức thông qua Định hướng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, đóng vai trò chiến lược trong chính sách an ninh của Đức.


“Chúng tôi luôn hiểu rằng chiến lược của chúng tôi vào tháng 9.2020 là cú hích, tạo ra chiến lược chung của EU. Đến tháng 10.2020, EU công bố chiến lược của khối, cụ thể là Định hướng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, theo TS. Hildner. Và chuyến thăm của chiến hạm Bayern cũng nằm trong khuôn khổ chiến lược chung của cả khối.


Với quan điểm của Berlin là mong muốn hợp tác với tất cả các bên, Đại sứ Đức cũng xác nhận Trung Quốc có nhiều lĩnh vực mà Đức muốn hợp tác. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể vượt qua luật lệ. Trung Quốc phải tuân thủ tất cả luật lệ như là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, UNCLOS 1982. Và Đức luôn muốn hợp tác với Trung Quốc trên cơ sở luật lệ, Đại sứ Hildner nói.


Sau khi rời cảng Sàigon ngày 9.1, chiến hạm Bayern sẽ cùng huấn luyện liên lạc và phối hợp (PASSEX) với Vùng 2 Hải quân. Qua đó, hai bên sẽ thực hiện một số khoa mục thiết lập thông tin liên lạc, di chuyển theo đội hình nhằm nâng cao hiểu biết lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ trên biển.


Tàu ngầm nguyên tử Mỹ ghé cảng Guam


Khánh An


17/01/20220 Thanh Niên Online


Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đến Guam kể từ năm 2016 và là chuyến thăm thứ 2 được công bố kể từ thập niên 1980.


image066Tầu ngầm nguyên tử USS Nevada (lớp Ohio) đến đảo Guam ngày 15.1.2022. dvids


Một trong những vũ khí mạnh mẽ nhất của Hải quân Mỹ vừa có chuyến làm việc hiếm hoi đến đảo Guam, gửi thông điệp đến các đồng minh cũng như đối phương giữa bối cảnh cạnh tranh ảnh hưởng gia tăng ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific).


Thông tin trên được Đài CNN dẫn lời giới phân tích cho hay vào ngày 17.1. Theo đó, Tầu ngầm nguyên tử USS Nevada (lớp Ohio) chạy bằng năng lượng hạt nhân, mang theo 20 tên lửa đạn đạo Trident và hàng chục đầu đạn hạt nhân đã đến căn cứ Hải quân Mỹ ở đảo Guam vào ngày 15.1.


Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đến Guam kể từ năm 2016 và là chuyến thăm thứ 2 được công bố kể từ thập niên 1980.


“Chuyến thăm cảng củng cố hợp tác giữa Mỹ và các đồng minh trong khu vực, thể hiện năng lực, sự linh hoạt, sẵn sàng và cam kết tiếp tục đối với an ninh và ổn định trong khu vực Indo-Pacific”, theo thông cáo của Hải quân Mỹ.


Sự di chuyển của 14 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Hải quân Mỹ thường được giữ tối mật. Hoạt động bằng năng lượng hạt nhân có nghĩa là các tàu có thể ở dưới nước suốt nhiều tháng và chỉ giới hạn bởi nguồn cung ứng cần thiết nhằm duy trì đội ngũ hơn 150 thủy thủ.


Hải quân Mỹ cho hay các tàu ngầm lớp Ohio trung bình ra biển khoảng 77 ngày trước khi về cảng 1 tháng để bảo trì và tiếp tế.


Sự bí mật của các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo giúp chúng trở thành một phần sống còn quan trọng nhất trong bộ 3 hạt nhân, với 2 phần còn lại là các tên lửa đạn đạo trên đất liền ở Mỹ và các oanh tạc cơ hạt nhân như B-2 và B-52.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14835)
Theo hãng tin AFP của Pháp, người đứng đầu ngành quốc phòng Đài Loan, ông Nghiêm Minh, đã đáp máy bay tới đảo Ba Bình cùng hai nghị sĩ Viện lập pháp Đài Loan và một số phóng viên. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Nghiêm Minh kể từ khi lên nhậm chức người đứng đầu lực lượng quân đội Đài Loan hồi tháng 1/2009, thay người tiền nhiệm lúc đó là ông Trần Triệu Mẫn.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14279)
Chấm xanh trên và dưới cùng: đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa lớn hiện do VN chiếm giữ; hai chấm đỏ: đảo Gạc Ma và đảo Chữ Thập hiện do Trung cộng chiếm năm 1988 - 1995, họ đang bồi đắp đảo rộng lớn đề xây phi trường , hải cảng quân sự, căn cứ trú phòng cho Thủy quân Lục chiến.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 16619)
Theo các nguồn tin, sáu rạn san hô đã bị biến thành đảo nhỏ. Đó là hai rạn thuộc cụm Sinh Tồn là Đá Gạc Ma (Johnson South, bị Trung Quốc chiếm năm 1988 sau trận Hải chiến Trường Sa) và Đá Tư Nghĩa (Hughes), và bốn rạn san hô khác là Đá Ga Ven (Gaven), Đá Chữ Thập (Fiery Cross), Đá Én Đất (Eldad) đều thuộc cụm Nam Yết, Đá Châu Viên (Cuarteron) thuộc cụm Trường Sa, tất cả đều bị Trung Quốc chiếm năm trong khoảng 1988 -1989.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 17336)
Mao Trạch Đông là người 'quyết định' tấn chiếm Hoàng Sa từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền của ông Mao chưa bao giờ giúp đỡ Việt Nam 'bất vụ lợi', theo một nhà nghiên cứu từ Việt Nam. Trao đổi với BBC về di sản của Mao Trạch Đông trong quan hệ Trung - Việt trong dịp đánh dấu 120 năm sinh của ông Mao, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từ Hà Nội cho rằng chính quyền Mao chưa bao giờ 'vô tư' giúp Việt Nam và luôn có 'mưu đồ' trên Biển Đông.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 13529)
Trung Quốc đã hoàn tất công trình xây dựng căn cứ phóng phi thuyền thứ tư trên đảo Hải Nam. Theo báo chí Trung Quốc hôm nay 18/10/2014, đây là một căn cứ siêu hiện đại có thể phóng những hỏa tiễn nặng hơn, dành cho những chương trình kỹ thuật cao. Trung tâm vũ trụ Văn Xương (Wenchang) nằm xa nhất ở phía Nam so với các trung tâm khác, có thể gởi lên những vệ tinh địa tĩnh mà quỹ đạo nằm trên đường xích đạo.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 15425)
Các nhà quan sát nhận định, đảo Ba Bình mà Đài Loan hiện đang kiểm soát, là hòn đảo duy nhất tại vùng Trường Sa đủ lớn để có thể có một hải cảng, hiện đang được Đài Bắc xây dựng. Chính quyền Đài Loan gần đây cho biết là công trình sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2015, khi ấy thì họ có thể đưa hộ tống chiến hạm và tàu tuần duyên cỡ lớn đến bám trụ tại Ba Bình.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 15608)
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 13 tháng 10 dẫn trang mạng Bloomberg ngày 10 tháng 10 đưa tin, Trung Quốc đã hoàn thành (bất hợp pháp) công trình nâng cấp đường băng ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), điều này giúp họ có thêm một chỗ đứng chân ở Biển Đông, đồng thời cũng đã gây ra xung đột ngoại giao mới với nước láng giềng Việt Nam.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 14205)
Tạp chí quân sự Canada cho rằng Trung Quốc đang thực hiện một dự án xây đảo nhân tạo vô cùng quy mô ở Biển Đông, được mệnh danh là "tàu sân bay không thể đánh đắm". Và điều này có thể khiến Mỹ tiến hành một cuộc tấn công.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 14579)
Các hoạt động tìm kiếm đã được tiến hành nhưng gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết xấu. 06/10/14 14:23 (GDVN) - Malaysia hôm 6/10 cho biết, một tàu Hải quân chở theo 7 người của nước này đã bị mất tích ở vùng biển ngoài khơi đảo Borneo.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 14214)
Ngoài việc chuyển giao các phương tiện quân sự và công nghệ, sự kiện này còn mang ý nghĩa biểu tượng đáng kể, phản ánh những biến đổi to lớn và ngày càng phức tạp trong nền chính trị toàn cầu.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 14485)
(Dân trí) - Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa và cho rằng việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 14187)
(Dân trí) - Hình ảnh vệ tinh do cơ quan Quốc phòng và Không gian Airbus đưa ra đã cho thấy có sự tiến triển nhanh chóng và thay đổi lớn trong hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa
21 Tháng Chín 2014(Xem: 16245)
Bút ký này của tác giả Mạnh Thư, được đăng ở số gần như là cuối cùng của Phổ Thông, kể về chuyến đi biển của mình hồi cuối năm 1953 và ba tháng sống trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân đội quốc gia VN cai quản.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 12805)
Bút ký này của tác giả Mạnh Thư, được đăng ở số gần như là cuối cùng của Phổ Thông, kể về chuyến đi biển của mình hồi cuối năm 1953 và ba tháng sống trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân đội quốc gia VN cai quản. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sưu tầm và giới thiệu cùng bạn đọc.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 13586)
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) loan báo vừa phát hiện ra một mỏ khí đốt nước sâu lớn ở Biển Đông. Tân Hoa Xã đưa tin mỏ này do giàn khoan 981 tìm ra. Mỏ khí Lăng Thủy 17-2, nằm cách đảo Hải Nam về phía nam khoảng 150km và vị trí này được tin là không ở trong khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 15881)
Đảo Thị Tứ theo cách gọi của người Việt, hay Pagasa theo cách gọi của người Philippines, thuộc quần đảo Trường Sa Mặc dù cách Philippines và Việt Nam chừng 400 cây số từ hai phía khác nhau và cách Trung Quốc cả hơn một ngàn cây, hòn đảo này đang là trung tâm điểm của một cuộc tranh giành quyền kiểm soát tại Biển Đông.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 15012)
Cập nhật: 13:33 GMT - thứ ba, 9 tháng 9, 2014 Con tàu chồm lên chồm xuống và lắc lư từ bên này qua bên kia trong cơn sóng mạnh. Tiếng ồn của động cơ lớn chạy bằng dầu diesel, ngay dưới sàn, đang nện vào đầu tôi. Mũi của tôi đầy mùi cá khô và mùi khói dầu diesel, chiếc áo phông dính chặt vào ngực tôi đang đầy mồ hôi. Một giấc ngủ đủ giấc là không thể.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 12621)
Trung Quốc vừa mở tuyến du lịch mới ngắn hơn tuyến cũ từ Tam Á, đảo Hải Nam, ra Hoàng Sa, động thái có thể gây phản ứng từ Việt Nam.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 12566)
Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa
31 Tháng Tám 2014(Xem: 13343)
Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa