Ts Zachary Abuza và Ts Jonathan London tranh luận về phe nhóm Bộ chính trị & biển Đông

31 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 14556)

Hòa hoãn thay đối đầu?

BBC - thứ tư, 30 tháng 7, 2014

image024

Trung Quốc đã dời giàn khoan 981 khỏi thềm lục địa Việt Nam

Vụ giàn khoan 981 mà Trung Quốc hạ đặt trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa đã thu hút chú ý của dư luận quốc tế.

Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong bài viết đăng trên mạng Asia Times Online, Tiến sỹ Abuza nhận định rằng Việt Nam tỏ ra không đủ sức để đáp trả sự khiêu khích trên biển của Trung Quốc.

"Nhưng tác hại lớn nhất là hành động của Trung Quốc đã cho thấy sự chia rẽ nghiêm trọng trong giới lãnh đạo cao cấp của Đảng về cách thức phản ứng đối với sự hung hăng của Bắc Kinh."

Thái độ của lãnh đạo Việt Nam trước và sau chuyến thăm Hà Nội của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì hồi tháng Sáu cho thấy khác biệt giữa hai trường phái: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh được cho là ít khoan nhượng hơn, trong khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thiên về hòa hoãn và chú trọng quan hệ lâu năm giữa hai bên.

Ông Abuza viết: "Ngay sau khi ông Dương rời Hà Nội, Bộ Chính trị Đảng CSVN họp để bàn cách đối phó".

Theo thông tin mà ông có, một nhóm đứng đầu là Thủ tướng Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trương phản ứng cứng rắn, thậm chí đối đầu với lý do càng nhân nhượng Trung Quốc sẽ càng tiến tới.

"Quyết định nhượng bộ thay vì đối đầu Trung Quốc là thất bại cho những người muốn cải cách kinh tế trong nước."

Nhóm này đề xuất một chiến lược nhiều mặt trong đó có việc đệ trình hồ sơ tương tự Philippines lên Tòa Trọng tài Quốc tế và vận động Asean thông qua Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) đồng thời phát triển quan hệ với Nhật Bản, Hoa Kỳ, tham gia hiệp định thương mại TPP...

Trong nhóm này, theo ông Abuza, còn có một số nhân vật khác mà ông cho là thuộc 'phe cải cách' như Bí thư TP HCM Lê Thanh Hải, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân...

Nhóm đối trọng dẫn đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngược lại, không muốn khiêu khích Bắc Kinh hoặc có bất kỳ động thái gì làm gia tăng căng thằng. Nhóm này không đưa ra chiến lược, mà chỉ chủ trương giải tỏa căng thẳng với Trung Quốc vì lợi ích lâu dài của cả hai bên.

Nhóm này được cho là không ủng hộ kiện Trung Quốc và đặt câu hỏi về chủ ý của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam.

Trong số các nhân vật thuộc nhóm thứ hai, theo tác giả bài viết, có ông Tô Huy Rứa, Lê Hồng Anh, Đinh Thế Huynh, Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thiện Nhân, và cả Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang.

Nghiêng về đa số?

Hai người có khả năng gây thay đổi nếu theo một trong hai nhóm trên là Chủ tịch Trương Tấn Sang và Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Tuy nhiên hai người này đã ngả về phía nhóm thứ hai dường như đông đảo hơn và Bộ Chính trị đã thông qua chính sách giải tỏa căng thẳng với Trung Quốc. Khả năng kiện Bắc Kinh tưởng như rất gần thì nay xa vời.

image025

Tàu Việt Nam và Trung Quốc đối đầu trong vụ giàn khoan

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hủy chuyến thăm Mỹ được loan báo rộng rãi trước đây và thay vào đó, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị tới Washington và New York.

Chính sách của Việt Nam với Asean cũng mang tinh thần giảm căng thẳng là chủ đạo, với kêu gọi về một bản COC nay bị lui về phía sau.

Bốn lý do giải thích cho kết cục này là: hậu quả kinh tế khi Trung Quốc là đối tác lớn nhất của Việt Nam; Việt Nam biết rõ Trung Quốc sẽ không nhượng bộ về Biển Đông; một số nhân vật còn hy vọng là Trung Quốc sẽ không đụng tới quần đảo Trường Sa một khi đã chiếm được toàn bộ Hoàng Sa; và nhận thức là quan hệ hòa bình với nước láng giềng quan trọng hơn nguồn lợi từ Biển Đông.

Theo đánh giá của Tiến sỹ Zachary Abuza, quyết định hòa hoãn của Hà Nội có thể mang lại các hậu quả thậm tệ.

Trước hết là nó sẽ khiến Trung Quốc còn hung hăng hơn trong tìm kiếm chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm cả củng cố đường yêu sách chín đoạn.

Việc Trung Quốc dời giàn khoan không có gì khác là vì toan tính lợi ích của chính Trung Quốc chứ không vì gì khác.

Ông Abuza cho rằng đa số người Việt Nam không biết về quyết định giảm căng thẳng với Trung Quốc của ban lãnh đạo.

Nếu họ tin rằng lãnh đạo của họ đã lùi bước trước Trung Quốc thì tính chính danh của lãnh đạo Việt Nam sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.

Tuy nhiên tác hại lớn nhất của nó là đào sâu thêm chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo Đảng CSVN, gây thêmđe dọa cho nền kinh tế.

"Quyết định nhượng bộ thay vì đối đầu Trung Quốc là thất bại cho những người muốn cải cách kinh tế trong nước."

Những người này muốn đa dạng hóa kinh tế, thoát lệ thuộc vào Trung Quốc và cải cách toàn diện khu vực nhà nước đồng thời gia nhập TPP.

Theo Tiến sỹ Abuza, "cửa sổ cơ hội cho Việt Nam tham gia TPP đang khép lại nhanh chóng".

Hiện đang có quan ngại là có thể chỉ còn một hoặc hai hội nghị trung ương nữa trước Đại hội XII để thúc đẩy ý tưởng cải cách, và các hội nghị trung ương còn lại sẽ chỉ tập trung vào công tác tổ chức đại hội.

Điều này, theo nhận định của tác giả bài viết, sẽ chỉ có lợi cho Trung Quốc và cản bước của các nhà cải cách.

image026

'Lùi bước trước Trung Quốc sẽ đe dọa tính chính danh của Đảng'

++++++++++++++++++++++

Rủi ro khi bàn quan hệ Việt - Trung

Tiến sĩ Jonathan London

Gửi cho BBC Tiếng Việt từ Hong Kong

BBC - thứ năm, 31 tháng 7, 2014

image027

Vụ giàn khoan đặt ra cho Bộ Chính trị Việt Nam nhiều câu hỏi về đối sách với Trung Quốc.

Gần đây, có bạn giới thiệu một bài viết mới của Tiến sỹBấm Bấm Zachary Abuza có tựa đề “Việt Nam oằn dưới áp lực của Trung Quốc.”

Bài của TS Abuza đưa ra những khẳng định rất lớn theo đúng tinh thần của tựa đề đó dựa vào một phân tích có vẻ có bằng chứng tin cậy.

Về nguyên tắc, tôi luôn luôn cố gắng coi trọng bất cứ phân tích nào có nội dung đáng để suy nghĩ. Tuy nhiên, cũng có khi tính chất suy đoán, thiếu cơ sở, giật gân của một bài lên mức quá đáng, thậm chí đến mức làm cho chúng ta giật mình và lo về tiêu chuẩn chuyên nghiệp của tác giả. Rất tiếc tôi thấy bài này là một trường hợp như vậy.

Dưới đây, tôi sẽ giải tích tại sao tôi thấy Bấm bài của Abuza, dù ban đầu là hấp dẫn về cách viết, cuối cùng là một bài thiếu trách nghiệm, thiếu chuyên nghiệp, không giúp người đọc hiểu tình trạng thực tế của Việt Nam và vì thế làm hại đối với cộng đồng toàn cầu.

"Khẳng định của TS Abuza rằng Hà Nội đã gần như “bất lực” trong việc chống lại động thái khiêu khích của Bắc Kinh tôi thấy là quá mạnh"

TS. Jonathan London

Những yếu tố trong bài của TS Abuza mà ban đầu làm cho nó đáng đọc là giới thiệu một số nhận xét vừa phải, một số thông tin được tin trước khi giới thiệu những khẳng định choáng ngợp và những chi tiết viết một cách có vẻ là có thật. Nhưng, càng đọc càng thấy bài có nhiều vấn đề và đọc xong có nhiều cảm giác không hay và không vui.

Nói một cách ngắn gọn, bài viết nhầm lẫn những mặt bề ngoài với thực chất, nhầm lẫn thực tế và tiểu thuyết, và vẽ ra một bức tranh quá đen trắng trong khi thực tế tình hình hiện nay phức tạp hơn nhiều và rất có thể trái ngựơc với những câu chuyện tưởng tượng của tác giả. Nói thế, không có nghĩa là bài không có giá trị. Giá trị của nó là nêu những nguy cơ trong việc phân tích chính trị.

Nhầm lẫn bề ngoài với thực tế

Trước hết, hãy bắt đầu với bối cảnh chiến lược chung mà TS Abuza vẽ ra trong phần đầu bài. Dù có những yếu tố đáng đồng ý, tôi chưa chấp nhận một số nét phân tích của ông. Những sự bất đồng ở đây có lẽ không lớn lắm.

Chẳng hạn, khẳng định của TS Abuza rằng Hà Nội đã gần như “bất lực” trong việc chống lại động thái khiêu khích của Bắc Kinh tôi thấy là quá mạnh. Dù đồng ý Việt Nam đã chưa đủ hiệu quả trong việc đối phó với Bắc Kinh (và thậm chí chấp nhận nó một phần vì những bất đồng nội bộ). Nhận xét rằng những hành động của Trung Quốc chưa đến mức khiến ASEAN đoàn kết là một nhận xét có ít giá trị, vì chúng ta đều biết ASEAN sẽ chẳng bao giờ chống lại Trung Quốc một cách thống nhất.

image028

Các động thái quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông đặt ra những quan ngại về an ninh khu vực.

Lập trường Bắc Kinh “có lẽ” đã “thành công” trong việc thuyết phục những nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông rằng Mỹ là đối tác không tin cậy rõ ràng là không có giá trị và, dù sao, là không có sức thuyết phục. (Philippines không tin Mỹ sao?) Dù không ít người thấy phản ứng của Mỹ về tranh chấp Biển Đông là quá nhẹ và không kịp thời, riêng tôi lại cho rằng cách tiếp cận của Mỹ đến nay là khá tốt, dù có một số điểm yếu.

Cuối cùng, nếu ông Abuza cho rằng “thiệt hại lớn nhất đối với Hà Nội là hành động của Trung Quốc đã phơi bày bất đồng lớn trong giới chóp bu Đảng Cộng Sản”, tôi lại thấy thiệt hại chính là nó buộc Bộ Chính trị phải tìm cách đối phó những bất đồng đó, thay đổi hay điều chỉnh phương hướng chiến lược của đất nước về nhiều mặt. Làm thế trong một bối cảnh mà có nhièu bất đồng là cực kỳ khó khăn. Nói cách khác, thiệt hại lớn nhất đối với Hà Nội, không phải là “phơi bày bất đồng lớn” mà là nâng cao áp lực để làm những bước phải làm mà rất khó làm đối với phương hướng của đất nước.

Về cuộc họp của Bộ Chính trị

Nếu những vấn đề nói trên được xem không lớn lắm thì những nội dung thú vị nhất và có vấn đề nhất là khi TS Abuza đề cập những quá trình nội bộ của Bộ Chính trị, đặc biệt những gì “đã xảy ra” sau khi phái viên Dương Khiết Trì của Trung Quốc đã về nước.

Tôi phải khẳng định ngay tôi không có tiếp cận được những thông tin về nội bộ của Bộ Chính Trị (dù có lần tôi đã xin một viên chức an ninh tạo điều kiện cho tôi quan sát những gặp gỡ của Bộ để tránh việc có những hiểu lầm về chính trị ở Việt Nam). Trong những đoạn này, TS Abuza đã miêu tả khá chi tiết về lập luận của hai phái. Một, theo ông, là gồm các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng đã có quan điểm phải kiện Bắc Kinh, gần Mỹ, Nhật hơn, v.v. Trong khi phái kia có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và những người khác.

"Theo tôi biết, chẳng có một quyết định nào, cũng như chẳng có một bên thắng cuộc và bên thua cuộc trong Bộ Chính trị"

TS. Jonathan London

Tôi không rõ ai đưa thông tin cho Abuza và chẳng biết những khẳng định chi tiết của tiến sỹ có cơ sở nào. Nhưng về cơ bản, tôi không tin những cuộc họp này (tức ngay sau khi phái viên Trung Quốc rời Hà Nội) đã có tính quyết định trong hồ sơ Biển Đông. Cụ thể hơn, theo tôi được hiểu, đã có những cuộc họp trong thời gian đó, và đã có những kết quả khác hẳn so với khẳng định của Abuza. Hơn nữa, theo tôi hiểu (và tôi sẵn sàng thừa nhận tôi có thể sai), Bộ Chính trị vẫn chưa bàn toàn diện và chưa có quyết định rõ nét nào. Vì sai ở nhiều chỗ, vì chưa nắm bắt tình hình, quan điểm của tiến sỹ không thể tin.

Thực vậy, càng đọc những đoạn này càng cảm thấy gần đây (không biết bao lâu), tiến sỹ đã nói chuyện với ai đó và đã phát triển một sự hiểu biết mơ hồ về tình hình ngay sau Dương Khiết Trì của Trung Quốc về nước. Vào đầu tháng Sáu, theo tôi biết, chẳng có một quyết định nào, cũng như chẳng có một bên thắng cuộc và bên thua cuộc trong Bộ Chính trị. Khi TS Abuza viết rằng phái không chống lại Trung Quốc “có vẻ lý luận”, tôi thấy phân tích của TS Abuza không dựa vào bằng chứng cụ thể nào mà chỉ dựa vào tin đồn, thậm chí những tin đồn lỗi thời.

Viết cho rõ hơn, tôi không chấp nhận lý lẽ rằng phái bảo thủ đã bác bỏ đề nghị kiện Trung Quốc. Hơn nữa, khi TS Abuza xác định những ai đã ủng hộ phái này (từ Tô Huy Rứa, Lê Hồng Anh, v.v.), tôi đã rất lo lắng. Có lẽ kiểu “phân tích” này sẽ hấp dẫn với một số người nhưng tôi thì chưa tin. Tôi biết một người biết nhiều hơn mình (và chắc chắn biết hơn TS Abuza) lại có danh sách khác. Tôi cũng không thấy “phái muốn kiện” đang bị xem như những người ngây thơ về phản ứng của Trung Quốc.

image029

Tác giả cho rằng một số nhận định của TS. Zachary Abuza về Bộ chính trị ĐCSVN là thiếu cơ sở.

Khác với Abuza, chúng ta chưa có bằng chứng rằng Bộ Chính trị đã thông qua một quyết định nào để giảm căng thẳng, hoặc, cụ thể hơn, đã không có một quyết định dài hạn nào. (Liệu đã có một thỏa hiệp bí mật giữa Hà Nội và Bắc Kinh về việc rút giàn khoan Hải dương 981 thì suy đoán mãi mà vẫn không thể biết).

Còn quá sớm

Nói chung, chuyện tranh chấp ở Biển Đông là một vấn đề cực lớn và còn quá sớm để khẳng định những tranh chấp sẽ phát triển ra sao. Có quá nhiều tác nhân cùng chuyển động một lúc.

Về việc Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã không đi Washington mà chỉ có ông Phạm Quang Nghị đi, tôi thấy là đáng tiếc và thực sự phản ánh những đặc trưng kỳ lạ của nền chính trị Việt Nam. Song, tôi không nghĩ rằng chúng ta đã biết nhiều về nội dung sâu sắc của quan hệ Việt - Mỹ đến nay.

Đương nhiên chính phủ Mỹ rất (nếu không muốn nói là quá) cẩn thận trong hồ sơ Trung Quốc. Việc có những gặp gỡ “lặng lẽ” chưa chắc có nghĩa là những gặp gỡ này là chưa quan trọng. Việc có một phái viên tổng thống Mỹ sang Hà Nội, dù chưa phải là chuyến thăm ồn ào, vẫn cho thấy có một trao đổi ở cấp cao nhất giữa hai “chế độ.”

"Dù tôi ủng hộ cải cách kinh tế, tôi cũng khuyên VN phải cẩn thận với TPP. Quan trọng hơn tôi không tin TPP là phương cách duy nhất mà VN có thể dùng để phát triển những quan hệ toàn diện với Mỹ"

TS. Jonathan London

Về phần kết luận, khẳng định của TS Abuza rằng “đại đa số trong Bộ Chính trị không sẵn sàng chống lại Trung Quốc” cũng khó chấp nhận. Ông Abuza nêu bốn lý do như (1) những cái giá kinh tế phải trả là quá cao; (2) giả định Việt Nam sẽ thua trong mọi xung đột trên biển; (3) ai đó hy vọng là nếu Việt Nam hy sinh Hoàng Sa, thì Trung Quốc sẽ sẵn sàng hơn đàm phán về Trường Sa; và (4) sự xem trọng quan hệ giữa hai đảng trong mắt những nhân vật như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Riêng đối với khẳng định đáng lưu ý của Abuza rằng Việt Nam đã có một quyết định để giảm căng thẳng và “đại đa số người Việt Nam có thể chưa biết về quyết định” đó, tôi phản ứng như sau. Dù tôi không phủ nhận những căng thẳng đã giảm, chúng ta chẳng có cơ sở để khẳng định đã có một quyết định như TS Abuza đã hàm ý. Tôi không cho rằng đã có kết cục nào rõ ràng.

Đối với Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), dù tôi ủng hộ cải cách kinh tế, tôi cũng khuyên Việt Nam phải cẩn thận với TPP. Quan trọng hơn tôi không tin TPP là phương cách duy nhất mà Việt Nam có thể dùng để phát triển những quan hệ toàn diện với Mỹ.

Cuối cùng, tôi không đồng ý với ý kiến nói những hội nghị trung ương sắp tới sẽ không thể ra những quyết định lớn vì, như một trong những người phát ngôn ‘hay nhất, hiệu quả nhất’ của Việt Nam, Tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nói, nhiều cái phụ thuộc vào động thái của Bắc Kinh.

Kết luận

Nói chung, tôi thấy bài của Abuza là đáng đọc. Nhưng tính đáng đọc này không phải là vì bài viết này hay.

image030

Theo tác giả chưa nên kết luận sớm về đường lối của VN trong quan hệ với Trung Quốc hiện nay.

Đáng đọc vì nó tái nhắc nhở chúng ta về những rủi ro trong việc phân tích chính trị.

Nhìn một cách tổng thể, tôi rất hồ nghi về phân tích trong bài trong khi cách viết (đầy những suy đoán quá đáng cho đến những thông tin sai lệch) là rất đáng tiếc.

Còn quá sớm và viết một bài mà thiếu cơ sở như vậy là chẳng có ích trong việc tìm hiểu tình trạng thực tế.

Đáng tiếc nhất là tôi đã mất cả một buổi sáng để đề cập bài này trong khi tôi có những công việc quan trọng hơn nhiều, như viết bài về hệ thống giáo dục, y tế của Việt Nam và đi ăn trưa! Và mất công ‘đánh’ một người Mỹ về chuyện Việt Nam!

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và văn phong của tác giả, Phó giáo sư về Kinh tế chính trị học so sánh, đang giảng dạy ở Đại học Thành thị Hong Kong./

19 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 20866)
Tờ Quân giải phóng nói rằng cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông diễn ra hôm Thứ Tư trên phạm vi "vài ngàn cây số vuông". Reuters ngày 18/12 đưa tin, hải quân Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc tập trận đối kháng bắn đạn thật trên Biển Đông trong tuần này. Tham gia tập trận có các chiến hạm, tàu ngầm và máy bay, tờ Quân giải phóng hôm Thứ Sáu đưa tin.
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11464)
"Phải chăng Trung Quốc đã mặc nhiên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông ? Đây là câu hỏi đang được các nhà quan sát đặt ra sau lời tố cáo rõ ràng của một nhà báo Anh trong một phóng sự vừa được đài BBC công bố hôm qua, 14/12/2015. Nhà báo này đã dùng phi cơ dân sự bay vào vùng không phận bên trên một số đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng tại quần đảo Trường Sa, và đã bị quân đội Trung Quốc đe dọa và cảnh cáo".
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12529)
Thế còn Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn thì sao? Truyền thông Đài Loan ngày 15/12 đưa tin, nhà lãnh đạo đảo này ông Mã Anh Cửu vừa chia sẻ trên Facebook hình ảnh hộp thức ăn trưa được chế biến từ các loại rau quả được cho là do thuộc cấp của ông mới mang về từ đảo Ba Bình, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Ba Bình bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp từ ngày 12/12/1946 đến nay).
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12190)
"Chính mối căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trên vấn đề Biển Đông đã khiến Bắc Kinh đẩy nhanh cuộc thương thuyết, bắt đầu từ năm 2008, về hợp đồng mua phi cơ Su-35. Trung Quốc đang rất cần loại máy bay tối tân này, bởi vì hai chiến đấu cơ tàng hình « made in China » J-20 và J-31, tức là những loại máy bay có thể thay thế Su-35, thì phải mất vài năm nữa mới có thể sẵn sàng tác chiến".
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 19315)
Hiện nay Trung Quốc đang gấp rút thúc đẩy các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cầu cảng, nhà cửa và quan trọng nhất là 3 đường băng dài 3000 mét ở đá Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi. Trước đó Trung Quốc cũng đã nối dài một đường băng trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam).
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13397)
- "Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore. Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12". -"Trước đây P-8A thường xuất phát ở Guam hoặc ở Manila, phần lớn các chuyến bay thám thính khu vực quần đảo Trường Sa. Đô đốc Swift đã ngồi trên chiếc P-8A Poseidon hôm 8 - July 2015 đích thân bay thị sát Trường Sa và các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp.Với căn cứ mới ở Singapore, Thám thính cơ P-8A xuất phát ở đây sẽ quan sát khu vực cực nam Biển Đông. Tuyến hàng hải quốc tế, các căn cứ đảo quan trọng của Indonesia như Natuna, của Malaysia như James Shoal, Swallow Reef, và cả Phú Quốc đều nằm trong tầm nhìn của P-8A. (Xem tiếp trang trong)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12425)
- "Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, bà Hoa Xuân Oánh phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập lại quan điểm của Bắc Kinh : « Tòa án Trọng tài được thành lập theo yêu cầu của Philippines không có thẩm quyền » xem xét vấn đề Biển Đông, và Trung Quốc sẽ không tham gia hoặc chấp nhận bất kỳ kết quả nào của tiến trình trọng tài. - Ảnh bên: Hội đồng Trọng tài của PCA trực tiếp thụ lý vụ kiện của Philippines, từ trái qua phải là các Thẩm phán: Jean-Pierre Cot, Stanislaw Pawlak, Thomas A. Mensah (Chủ tịch Hội đồng), Rüdiger Wolfrum, Alfred H. A. Soons. Ảnh: PCA.
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14881)
"Các ra đa quân sự công suất lới đòi hỏi nguồn điện năng cung cấp hàng ngàn kilowatt, tương đương với nhu cầu tiêu thụ điện của khoảng 1000 hộ gia đình trung bình ở Hoa Kỳ, nguồn năng lượng tái tạo thông thường không đáp ứng được nhu cầu của ra đa quân sự. Việc lắp các tấm pin năng lượng mặt trời ở đảo nhân tạo không thích hợp vì diện tích quá bé, dùng năng lượng gió thì không ổn định và công suất phụ thuộc thời tiết". Ảnh bên: Các thủ thủy VN cang gác đảo Đá Nam". Photo: Lý Kiến Trúc.
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12546)
"Phán quyết của tòa án trọng tài trong vụ kiện này cũng sẽ ảnh hưởng quan trọng đến quan hệ và tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông. Không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ ngưng hoặc giảm ý định kiểm soát vùng biển trong Đường 9 Đoạn". "Việt Nam không có khả năng đối đầu quân sự và cũng không đủ sức mạnh kinh tế để đặt áp lực ngoại giao với Trung Quốc. Giải pháp duy nhất và có thể không tránh khỏi là đấu tranh pháp lý trước tòa án quốc tế".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11846)
"Giáo sư luật quốc tế Philippe Sands thuộc trường đại học University College London xác định rằng các thực thể như Vành Khăn (Mischief Reef), Xu Bi (Subi Reef), Ken Nan (Mckennan Reef), Ga Ven (Gaven Reef), và cả Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), hiện do Philippines kiểm soát, đều là bãi cạn lúc chìm lúc nổi (low-tide elevation), căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Do vậy, các thực thể này không được hưởng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11988)
"Nhiệm vụ của Vận tải hạm GY820 là vận chuyển tiếp liệu cho căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm, mà Trung Quốc đặt tên là Vĩnh Hưng, sau khi đánh chiếm Hoàng Sa từ tay Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tháng Giêng năm 1974".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11845)
"Trong một thông cáo đăng trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 19/11/2015, Đô đốc hải quân Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli) tuyên bố, Trung Quốc đã « hết sức kiềm chế » trước các hành động khiêu khích của Mỹ trên Biển Đông, đồng thời ông cảnh báo lực lượng hải quân sẵn sàng đáp trả những hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13052)
"Trưa ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến sân bay quốc tế Ninoy Aquino, thủ đô Manila, Philippines.Vừa đến Philippines, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lập tức đến thăm tàu chiến BRP Gregorio del Pilar, biểu tượng của sự hỗ trợ mà Mỹ dành cho Philippines". "Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đó cũng đã lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông sau 1 tuần Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen tiến vào 12 hải lý đá Su Bi hôm 27/10/15 và ngày 12/11/15 pháo đài bay B-52 đã tuần tra tự do hàng không bên trong phạm vi 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn". " Nikkei Asian Review ngày 18/11 cho biết, Hoa Kỳ sẽ cung cấp 259 triệu USD giúp 4 nước Đông Nam Á ". "Trong số 259 triệu USD viện trợ lần này, Philippines nhận được 79 triệu. Số còn lại, Mỹ tài trợ cho Việt Nam khoảng 40 triệu USD với 19,6 triệu trong năm tài khóa 2015 và 20,5 triệu trong năm tài khóa 2016. Mức viện trợ của Mỹ cho Indonesia là 21 triệu USD và Malaysia là 2,5 triệu USD và đều phân bổ làm 2 đợt, năm tài
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11904)
"Ông Tập Cận Bình thúc đẩy Hiệp định Tự do thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trong khi ông Obama cố gắng tranh thủ thúc đẩy TPP".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12060)
"Báo Asahi Nhật Bản ngày 7/11 đưa tin, Nhật Bản và Việt Nam nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng để chống lại những mối đe dọa trên Biển Đông, bao gồm các bài diễn tập chung trên biển và việc tàu quân sự Nhật Bản được phép cập cảng Cam Ranh của Việt Nam từ năm 2016 để sử dụng các dịch vụ hậu cần, kỹ thuật, tiếp tế nhu yếu phẩm".
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11041)
"Bộ Ngoại giao Philipines, ngày hôm nay, 11/11/2015, thông báo, Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ tổ chức cuộc điều trần vào ngày 24/11/2015, để tiếp tục nghe các bên liên quan trình bầy lập luận trong vụ Philipines kiện Trung Quốc liên quan đến các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13982)
“Này, các anh đang ở trong hải phận Trung Quốc. Các anh định làm gì?”, phía tàu Trung Quốc hỏi – chỉ huy Robert Francis, một sỹ quan chỉ huy trên tàu Lassen, kể lại với các nhà báo hôm 5/11". "Thủy thủ tàu Lassen đáp rằng họ đang hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế và định đi qua hòn đảo nhân tạo, thực hiện cuộc tuần tra tự do hàng hải".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12869)
"Những chiếc này được các quan chức Mỹ mô tả là tàu buôn hoặc tàu cá của Trung Quốc, nhưng trên thực tế chúng không thực sự giống như những chiếc tàu cá bình thường và có những hành vi khá hung hăng. Chúng cắt mũi và đeo bám, bao vây tàu tuần tra Hải quân Mỹ ở một khoảng cách an toàn trong quá trình tuần tra".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12171)
“Nếu Mỹ tiếp tục những hành động nguy hiểm, khiêu khích, có thể xảy ra tình huống cấp bách giữa các lực lượng tiền tuyến từ cả hai phía trên biển và trên không, hoặc thậm chí chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể châm ngòi chiến tranh," Đô đốc Ngô Thắng Lợi nói.