Hải giám Trung Quốc “tuần tra” bãi Cỏ Rong-Trường Sa

19 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 12213)
“Văn Hóa Magazine-California” - Thứ Năm 21/8/14

Thứ Hai, 18/08/2014 - 17:57

"Trung Quốc đưa tàu tới Trường Sa là âm mưu thay đổi hiện trạng Biển Đông"

hoang-sa-august-20-2014-1
(Dân trí) - Philippines ngày 18/8 tuyên bố sẽ gửi công hàm phản đối các cuộc tuần tra tăng cường của tàu Trung Quốc tại một khu vực tranh chấp ở Biển Đông và gọi hành động này là một phần nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng khu vực.

hoang-sa-august-20-2014-2
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Charles Jose.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines Charles Jose hôm nay đã thông báo về công hàm phản đối Trung Quốc, một ngày sau khi truyền hình Philippines phát sóng cuộc phỏng vấn trong đó Tổng thống Benigno Aquino báo động về sự hiện diện của các tàu Trung Quốc gần Bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà Philippines cũng tuyên bố chủ quyền

"Chúng tôi phản đối các tàu Trung Quốc tiến hành tuần tra chủ quyền tại Bãi Cỏ Rong", ông Jose tuyên bố trước báo giới.

Ông Jose cho hay các cuộc tuần tra chủ quyền trái phép của Trung Quốc nằm trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông, vi phạm Công ước quốc tế về Luật Biển.

"Sự xuất hiện thường xuyên của các tàu Trung Quốc tại Bãi Cỏ Rong không phải là hành động tự do hàng hải đơn thuần, mà thực chất được thực hiện trong khuôn khổ các cuộc tuần tra chủ quyền trái phép, nhất quán với nỗ lực đơn phương của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông", phát ngôn viên Bộ ngoại giao Philippines nói thêm.

Vẽ bản đồ đáy biển?

Trước đó, trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình TV5 tại Manila ngày 17/8, Tổng thống Philippines Benigno Aquino III cho hay quân đội nước này gần đây đã phát hiện 2 tàu nghiên cứu mới của Trung Quốc ở Bãi Cỏ Rong, nhưng không rõ các tàu này đang làm gì.

"Họ đang làm gì ở đó? Họ đang nghiên cứu cái gì? Tôi hy vọng vụ việc này sẽ không làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước", ông Aquino nói trong cuộc phỏng vấn.

Phát ngôn viên Bộ quốc phòng Philippines Paul Galvez ngày 18/8 cho biết các tàu của Trung Quốc là "tàu nghiên cứu thủy văn", có khả năng vẽ bản đồ đáy biến.

Ông Galvez nói thêm rằng 2 tàu Trung Quốc được nhìn thấy lần đầu tiên hồi tháng 6 nhưng vẫn ở trên biển suốt hơn 1 tháng qua.

Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với 90% Biển Đông, thậm chí các vùng biển gần bờ các quốc gia láng giềng. Điều này mâu thuẫn với các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông của Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei, và đảo Đài Loan.

Trong những năm gần đây, căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc đã gia tăng khi Bắc Kinh tỏ ra hung hăng trong tuyên bố chủ quyền, viện dẫn các '"sự thật lịch sử", và chiếm đóng, tăng cường cải tạo các đảo và bãi cạn.

Phát ngôn viên Herminio Coloma của Tổng thống Aquino hôm nay cho hay Philippines sẽ tiếp tục thực hiện "chiến lược tìm kiếm một giải pháp hòa bình và ngoại giao" cho cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.

An Bình
Theo AFP, Inquirer

30 Tháng Chín 2014(Xem: 13202)
(Dân trí) - Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa và cho rằng việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 12889)
(Dân trí) - Hình ảnh vệ tinh do cơ quan Quốc phòng và Không gian Airbus đưa ra đã cho thấy có sự tiến triển nhanh chóng và thay đổi lớn trong hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa
21 Tháng Chín 2014(Xem: 14774)
Bút ký này của tác giả Mạnh Thư, được đăng ở số gần như là cuối cùng của Phổ Thông, kể về chuyến đi biển của mình hồi cuối năm 1953 và ba tháng sống trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân đội quốc gia VN cai quản.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 11735)
Bút ký này của tác giả Mạnh Thư, được đăng ở số gần như là cuối cùng của Phổ Thông, kể về chuyến đi biển của mình hồi cuối năm 1953 và ba tháng sống trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân đội quốc gia VN cai quản. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sưu tầm và giới thiệu cùng bạn đọc.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 12216)
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) loan báo vừa phát hiện ra một mỏ khí đốt nước sâu lớn ở Biển Đông. Tân Hoa Xã đưa tin mỏ này do giàn khoan 981 tìm ra. Mỏ khí Lăng Thủy 17-2, nằm cách đảo Hải Nam về phía nam khoảng 150km và vị trí này được tin là không ở trong khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 14556)
Đảo Thị Tứ theo cách gọi của người Việt, hay Pagasa theo cách gọi của người Philippines, thuộc quần đảo Trường Sa Mặc dù cách Philippines và Việt Nam chừng 400 cây số từ hai phía khác nhau và cách Trung Quốc cả hơn một ngàn cây, hòn đảo này đang là trung tâm điểm của một cuộc tranh giành quyền kiểm soát tại Biển Đông.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 13680)
Cập nhật: 13:33 GMT - thứ ba, 9 tháng 9, 2014 Con tàu chồm lên chồm xuống và lắc lư từ bên này qua bên kia trong cơn sóng mạnh. Tiếng ồn của động cơ lớn chạy bằng dầu diesel, ngay dưới sàn, đang nện vào đầu tôi. Mũi của tôi đầy mùi cá khô và mùi khói dầu diesel, chiếc áo phông dính chặt vào ngực tôi đang đầy mồ hôi. Một giấc ngủ đủ giấc là không thể.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 11313)
Trung Quốc vừa mở tuyến du lịch mới ngắn hơn tuyến cũ từ Tam Á, đảo Hải Nam, ra Hoàng Sa, động thái có thể gây phản ứng từ Việt Nam.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 11277)
Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa
31 Tháng Tám 2014(Xem: 11980)
Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa
25 Tháng Tám 2014(Xem: 13872)
Ông Lê Khởi, một chủ tàu từ đảo Lý Sơn, cho biết hơn 10 thuyền viên trên thuyền đánh cá của ông đã bị tàu của Trung Quốc ‘tấn công’ hôm 15/8 khi đang đánh bắt thủy sản tại đảo Cây Dừa thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đây là lần thứ ba tàu cá của ông Khởi bị ‘lực lượng của Trung Quốc tấn công’ kể từ năm 2007. Ông kể với VOA Việt Ngữ:
21 Tháng Tám 2014(Xem: 11751)
Thuyền trưởng một tàu cá Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, nói tàu của ông bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá và cướp tài sản.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 11882)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (T) đón tiếp Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (P) tại Jakarta ngày 12/08/2014.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 12213)
Thêm một động thái cho thấy dã tâm của Bắc Kinh tìm mọi cách khẳng định chủ quyền lãnh thổ tại các vùng tranh chấp : Theo Trung Quốc Tân Văn Xã, chính quyền Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng năm ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 10996)
Sau “Hội thảo Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử tại Đà Nẵng từ 19-21/6” vừa qua, nơi có rất nhiều ý kiến đóng góp về mặt pháp lý cũng như lịch sử có giá trị cho cuộc đấu tranh, giải quyết căng thẳng hiện nay với Trung Quốc, Tiến sỹ Trần Công Trục, một trong hàng chục học giả tham dự hội thảo, đã có cuộc chia sẻ với phóng viên Dân Trí về khía cạnh pháp lý, vận dụng của Công ước Liên hợp quốc về luật biển đối với căng thẳng Biển Đông.
03 Tháng Tám 2014(Xem: 13330)
Theo thông tin từ Văn phòng Hàng hải Quốc tế ngày 03/08/2014, Hải quân Malaysia vừa thành công trong việc đẩy lùi một cuộc tấn công của hải tặc nhắm vào một chiếc tàu chở dầu. Vụ việc xảy ra ngày 02/08 ngoài khơi bờ biển phái Đông Malaysia, trên Biển Đông.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 12328)
Bắc Kinh đã quyết định di dời giàn khoan này sớm hơn thời hạn một tháng, phần nào giải tỏa căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thế nhưng theo một số nhà quan sát, như Tiến sỹ Zachary Abuza - chuyên gia về chính trị học Đông Nam Á, sự kiện giàn khoan cho thấy nguy cơ chia rẽ to lớn trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
25 Tháng Bảy 2014(Xem: 12294)
Năm 1898, quan kinh lược Quảng Đông, Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa là đất hoang, không thuộc về Trung Hoa, không liên quan với chính quyền huyện Hải Nam nên không chịu bồi thường cho chủ 2 tàu buôn của Hà Lan vì tội hôi của.
21 Tháng Bảy 2014(Xem: 14496)
Khi chồng ra đi, bà Sinh mới 26 tuổi. Suốt 40 năm qua, bà nuôi 3 con gái trong căn hộ nhỏ mà vợ chồng bà đã sống từ năm 1973. Năm 2009, chung cư bị giải tỏa để xây cao ốc mới, bà Sinh phải đi thuê nhà để ở tạm. Vì thế, căn hộ 3 phòng, rộng 60 m2 nằm trong tòa cao ốc (quận 10, TP HCM), do chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa mua tặng là ngôi nhà đầu tiên bà Sinh có riêng cho mình.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 12290)
Hội thảo Biển Đông thường niên thứ tư do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức vừa kết thúc hôm thứ Sáu 11 tháng 7 tại thủ đô Washington của Hoa Kỳ.