TC khoác loác: “Tàu sân bay không thể đánh chìm” ở Gạc Ma, Vành Khăn

12 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 14144)
“NHẬTBÁOVĂN HÓA-CALIFONIA” THỨ HAI 13 OCT 2014

Trường Sa cách Sàigon 700km; Gạcma cách 900km; Vành Khăn cách hơn 1100km.
image064-content 

Chấm vàng lớn bên trái: Sàigon cách đảo Trường Sa gần 700km; cách đảo GạcMa (Trung cộng chiếm năm 1988) khoảng 900km; cách bãi Vành Khăn (Trung cộng chiếm năm 1995) khoảng hơn 1000km. Ảnh tư liệu của Nhật Báo Văn Hóa.

Trung Quốc đang xây "tàu sân bay không thể đánh đắm" ở Trường Sa

(Dân trí) - Tạp chí quân sự Canada cho rằng Trung Quốc đang thực hiện một dự án xây đảo nhân tạo vô cùng quy mô ở Biển Đông, được mệnh danh là "tàu sân bay không thể đánh đắm". Và điều này có thể khiến Mỹ tiến hành một cuộc tấn công.

image065-content
Hình ảnh do máy bay do thám chụp vào ngày 25/2/2014 được chính phủ Philippines công bố, cáo buộc hoạt động vi phạm DOC của Trung Quốc tại Gạc Ma.

Thông tin được tạp chí quân sự Kanwa Defense Review, do chuyên gia quân sự Andrei Chang ở Canada điều hành, đưa ra nhận định trên.

Hoạt động bồi đắp đất, xây dựng đảo nhân tạo được biết đang diễn ra trên bãi ngàm Gạc Ma có thể là mối đe dọa đối với tất cả các nước tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa, trong đó có Việt Nam, Malaysia, Brune, Philippines và cả đảo Đài Loan.

Theo thiết kế được chính phủ Trung Quốc đưa ra, nước này dự kiến xây một “tàu sân bay không thể đánh đắm” ở Biển Đông thông qua một dự án cải tạo, bồi đắp đất vô cùng quy mô ở khu vực. Bản thiết kế cho thấy “tàu sân bay không thể đánh đắm” này bao gồm 2 đường bay và 2 quân cảng.

Sau khi dự án này được hoàn thành, Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai máy bay ném bom chiến lược H-6 và chiến đấu cơ tới Biển Đông. Ngoại trừ tàu sân bay như Liêu Ninh, hai quân cảng ở đó có thể tiếp nhận bất kỳ tàu chiến nào của Trung Quốc.

Máy bay ném bom H-6 sẽ gây thêm mối đe dọa đối với Mỹ và các đồng minh an ninh ở Đông Nam Á. Với tầm xa 6.000km và bán kính chiến đấu 1.800km, H-6 có khả năng tấn công tất cả các mục tiêu lớn ở bắc Úc.

Mặc dù Úc cách Gạc Ma tới khoảng 3.400km, nhưng H-6 có khả năng mang tên lửa tầm xa 2.000km. Điều này có nghĩa H-6 sẽ có khả năng tấn công tất cả các cơ sở quân sự của Mỹ ở Úc. Tên lửa chống hạm như YJ-83 và YJ-12 có thể được dùng để phong tỏa toàn bộ đường biển ở Eo Malacca.

Bằng cách kiểm soát không phận Biển Đông, Trung Quốc cũng có thể ngăn lực lượng Mỹ ở Úc hỗ trợ cho các đồng minh tại Đông Á.

Quy mô của các dự án bồi đắp đất của Trung Quốc tại khu vực hiện vẫn chưa rõ. Một dự án tượng tự ở bãi Vành Khăn cũng đang được tiến hành. Vì vậy chưa rõ Gạc Ma hay Vành Khăn sẽ trở thành “tàu sân bay không thể đánh đắm”.

Nhưng tạp chí nhận định, dù thế nào, các nước như Việt Nam, Malaysia, Indonesia, và Singapore đều nằm trong tầm không kích chiến thuật của Trung Quốc. Singapore hiện là một trong những căn cứ chính của tàu chiến lưỡng cư của Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, theo Kanwa, một “tàu sân bay không thể đánh đắm” sẽ không phải là “một tàu sân bay không thể đánh bại”. Với tiềm lực quân sự của mình, Mỹ có thể tiến hành một cuộc tấn công vào "tàu sân bay không thể đánh đắm" này. Ngoài ra, tạp chí cũng cho rằng, Bãi Gạc Ma và Vành Khăn nằm cách Sàigon, nam Việt Nam khoảng 850km. Điều này có nghĩa là cả hai đảo đều nằm trong tầm với của chiến đấu cơ đa năng Nga Su-30MK2 của không quân Việt Nam trong trường hợp xảy ra xung đột./

Trung Anh
Tổng hợp

+++++++++++++++++++

TQ xây dựng căn cứ quý mô ở bãi Đá Vành Khăn

Tướng Philippines lên cấp vì theo dõi TQ
image066 

BBC 10 tháng 10 2014

Hình chụp hôm 20/3/1999 cho thấy cảnh một địa điểm đồn trú của Trung Quốc được xây dựng bằng xi măng ở Mischief Reef (Vành khăn)

Viên sỹ quan Không lực Philippines, người đã phát hiện ra cấu trúc quân sự của Trung Quốc ở rặng Mischief Reef thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Việt Nam gọi là Đá Vành Khăn, vừa được thăng cấp lên tướng hai sao, truyền thông Philippines nói.

Trang tin philstar.com nói Trung tướng Raul del Rosario chính thức đeo lon hai sao trong hôm 10/10, trong buổi lễ phong hàm tổ chức tại trại Camp Aguinaldo.

Ông được nhắc tới nhiều qua các chiến dịch tình báo và phản gián, nhất là các chiến dịch tình báo hồi 1994 vốn giúp phát hiện ra việc lắp đặt quân sự trên Mischief Reef và khu đảo Kalayaan Islands.

Gọi theo tiếng địa phương là Panganiban Reef, rặng Mischief Reef nằm cách Palawan của Phlippines chừng 130 hải lý và đã bị Trung Quốc chiếm từ 1995, truyền thông Philippines nói.

Trung Quốc ban đầu xây dựng các nhà chòi ở đó, được cho là để làm nơi trú ẩn cho ngư dân, nhưng sau chuyển đổi thành một điểm đồn trú quân sự có trang bị hệ thống radar mạnh.

Hồi năm 1997, đóng góp của ông được ghi nhận trong việc thu thập được những hình chụp một đoàn tàu thuyền của Trung Quốc, khiến Trung Quốc phải đưa các tàu quân sự của mình ra khỏi vùng lãnh thổ Philippines.

"Việc thăng cấp là một phần trong sự nghiệp quân nhân của người lính. Ngôi sao mới trên vai thể hiện trách nhiệm lớn lao hơn," Trung tá Harold Cabunoc, người phụ trách quan hệ đối ngoại của các lực lượng vũ trang Philippines được philstar.com dẫn lời nói./

+++++++++++++++++++

RFI 09-10-2014 16:27

Đài Loan có thể bố trí tàu tuần tra lớn tại đảo Ba Bình - Trường Sa

Mai Vân
image067-content 

Đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình) là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, Biển ĐôngDR

Theo hãng tin Đài Loan CNA, chính quyền Đài Bắc không loại trừ khả năng đưa loại tàu tuần duyên trọng tải 3000 tấn đến đặt căn cứ tại đảo Ba Bình ở vùng quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Ông Trịnh Chương Hùng (Cheng Chang-hsiung), chỉ huy phó lực lượng tuần duyên Đài Loan đã xác định điều này vào hôm qua, 08/10/2014.

Trong một buổi điều trần trước Quốc hội Đài Loan, ông Trịnh Chương Hùng cho biết là kế hoạch triển khai tàu tuần tra lớn tại đảo Ba Bình có thể được tiến hành vào khoảng cuối năm 2015, sau khi công việc xây dựng một cầu tầu trên đảo này được hoàn tất. Công trình này có khả năng đón nhận loại tàu 3000 tấn ở phía ngoài, và loại tàu 1000 tấn ở phía trong.

Theo Chỉ huy phó lực lượng tuần duyên Đài Loan, sau khi thử nghiệm sức bền chắc của cầu tầu chống được các loại sóng lớn, lực lượng tuần duyên sẽ cho triển khai tại đảo Ba Bình các chiếc tàu cỡ lớn, trong đó có hai chiếc 3000 tấn vừa được đóng xong, và hai chiếc tàu cứu hộ Nghi Lan (Yilan) và Cao Hùng (Kaoshiung).

Ngoài ra, tuần duyên Đài Loan cũng đã thảo luận với Hải quân về việc đưa hộ tống hạm đến trú đóng tại Ba Bình, tuy nhiên chưa có quyết định nào về việc này.

Đảo Ba Bình (tên quốc tế là Itu Aba) mà Đài Loan gọi là Thái Bình, nằm cách thành phố cảng Cao Hùng ở miền Nam Đài Loan khoảng 1.600 cây số. Đây là hòn đảo duy nhất tại vùng quần đảo Trường Sa ở Biển Đông nằm dưới quyền kiểm soát của Đài Loan, cho dù cũng bị ba nước khác là Việt Nam, Philippines và Trung Quốc đòi chủ quyền.

Ba Bình có một vị trí chiến lược quan trọng, cho nên trên đảo luôn luôn có lính Đài Loan có võ trang canh giữ. Chính lực lượng Tuần duyên được giao trách nhiệm bảo vệ Ba Bình.

Trong thời gian gần đây, vào lúc Biển Đông nóng bỏng do các động thái áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông, Đài Loan đã rốt ráo nâng cấp các cơ sở của họ trên đảo, từ phi đạo cho máy bay lên xuống, cho đến bến cảng có khả năng tiếp nhận tàu lớn. Thậm chí Đài Bắc cũng dự trù cho triển khai trên đảo này loại tên lửa phòng không RIM-72C Sea Chaparral của Mỹ hiện đang dùng trên các chiến hạm./