'Chính Mao đã quyết định đánh Hoàng Sa'

26 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 17236)

“NHÂTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ HAI 27 OCT 2014

hoangsa_oc_27_2014-1

'Chính Mao đã quyết định đánh Hoàng Sa'

BBC 29 tháng 10 hai 2013

hoangsa_oc_27_2014-2

Mao là người chủ xướng cuộc tấn chiếm Hoàng Sa, theo nhà nghiên cứu VN.

Mao Trạch Đông là người 'quyết định' tấn chiếm Hoàng Sa từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền của ông Mao chưa bao giờ giúp đỡ Việt Nam 'bất vụ lợi', theo một nhà nghiên cứu từ Việt Nam.

Trao đổi với BBC về di sản của Mao Trạch Đông trong quan hệ Trung - Việt trong dịp đánh dấu 120 năm sinh của ông Mao, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từ Hà Nội cho rằng chính quyền Mao chưa bao giờ 'vô tư' giúp Việt Nam và luôn có 'mưu đồ' trên Biển Đông.

Cựu Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu giai đoạn từ 1993-1996 khẳng định Trung Quốc chỉ giúp Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh do thấy Việt Nam 'là một món hàng tốt' có lợi cho vị thế và bang giao quốc tế của Trung Quốc, có thể giúp ích cho Bắc Kinh trước nguy cơ của người Mỹ ở khu vực.

Về sự kiện Trung Quốc tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa, ông Dy nói:

"Việc đánh chiếm Hoàng Sa lần thứ hai ngày 17/1/1974, đánh chiếm một nửa Hoàng Sa của Việt Nam, nói thẳng là Mao Trạch Đông là người quyết định đánh,"

Mao Trạch Đông là người quyết định đánh... Chu Ân Lai chính là người vạch ra kế hoạch, Diệp Kiếm Anh là người đôn đốc thi hành, và Đặng Tiểu Bình lúc đó mới được phục hồi ra cũng đi sang Cục Tác chiến của Trung Quốc để áp trận.

Nhà nghiên cứu Dương Danh Dy

"Tôi có tài liệu, Chu Ân Lai chính là người vạch ra kế hoạch, Diệp Kiếm Anh là người đôn đốc thi hành và Đặng Tiểu Bình lúc đó mới được phục hồi ra cũng đi sang Cục Tác chiến của Trung Quốc để áp trận."

Nhà nghiên cứu nói quyết định này của Mao, cũng như các chính quyền kế thừa của ông về sau, phản ánh tính 'nhất quán' trong điều mà ông gọi là 'mưu đồ' của Trung Quốc trên Biển Đông.

"Cái đó là âm mưu nhất quán của Trung Quốc trong vấn đề bành trướng, chiếm cứ trên đảo thôi, nó không có gì lạ cả," ông Dy nói.

Nhà ngoại giao kỳ cựu cũng nói thêm hành động của Bắc Kinh chỉ có thể tiến hành được do có sự 'bật đèn xanh' và một thái độ được cho là 'không đứng đắn' của Washington mà khi đó đang là một đồng minh của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở Sài Gòn.

"Phải nói thẳng đây là một hành động không đứng đắn của người Mỹ...

"Thua mất mặt ở Việt Nam, họ xấu hổ, nên nhà cầm quyền Mỹ lúc bấy giờ bật đèn xanh để cho Trung Quốc đánh chiếm Việt Nam."

'Việt Nam là một món hàng'

Ông Dương Danh Dy nêu quan điểm cho rằng sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với chính quyền cộng sản Việt Nam trong các cuộc chiến với người Pháp và người Mỹ là có tính toán.

Nhả nghiên cứu Trung Quốc này nói: "Trung Quốc từ xưa tới nay chưa bao giờ vô tư viện trợ Việt Nam như họ vẫn nói đâu, mà họ viện trợ cho Việt Nam đều nhằm mục đích trục lợi trên cái đó.

"Bắt đầu từ Hội nghị Geneve về Đông Dương, Trung Quốc thấy Việt Nam là một món hàng tốt, nhờ có Việt Nam mà Trung Quốc mới được mời đến tham dự Hội nghị Geneve năm 1954 về Đông Dương, với tư cách một nước lớn ở khu vực có liên quan...

hoangsa_oc_27_2014-3

Tàu hải quân Trung Quốc tham gia tấn công Hoàng Sa tháng 1/1974.

"Trong quá trình diễn biến của Hội nghị Geneve, Trung Quốc càng thấy rõ Việt Nam là món hàng có thể dùng nó để trao đổi với Anh, với Pháp, sau này cả với cả Mỹ, trong quan hệ."

Theo cựu quan chức ngoại giao này, Trung Quốc đã giúp Bắc Việt 'chống Mỹ' vì quan ngại miền Bắc Việt Nam rơi vào tay người Mỹ, thì Trung Quốc 'sẽ không được yên' và không thể làm được cuộc 'cách mạng văn hóa'.

Tuy nhiên, ông Dy cũng thừa nhận Việt Nam đã nhận được những sự giúp đỡ 'to lớn' và 'quan trọng' của Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh mà ông xem đó là sự 'nhường cơm, sẻ áo' của 'nhân dân Trung Quốc'.

Ông nói: "Xưa nay khẳng định đúng là nhân dân Trung Quốc nhường cơm, sẻ áo, giúp đỡ chúng tôi"

"Nhưng ban lãnh đạo Bắc Kinh đã lợi dụng những tình cảm đó của người dân Trung Quốc để dùng vào mục đích không cao đẹp tí nào cả."

Cuối cùng, đánh giá về việc chính Trung Quốc đợt này chỉ kỷ niệm sinh nhật Mao Trạch Đông 'có chừng mực', nhà nghiên cứu nhận định điều này là do phe không muốn 'đề cao' ông Mao một cách rầm rộ trong nội bộ Trung Quốc đang 'tạm thời thắng thế'./

++++++++++++++++++++++

Tia lửa đầu tiên nhen đám cháy lớn ở Biển Đông

16/01/2014 9:34

(Tin Nóng) Đài Tiếng Nói nước Nga ngày 15.1 có bài viết về cuộc hải chiến Hoàng Sa 40 năm trước, và nhận định: Cuộc xung đột xung quanh các đảo trên biển Đông đã có tính chất toàn cầu. Tin Nóng giới thiệu bài viết này.

hoangsa_oc_27_2014-4

Bản đồ Hải chiến Hoàng Sa 1974. Các chiến hạm VNCH (ảnh nhỏ, góc trên) - Đồ họa: Hồng Sơn

Đơn phương đặt ra quy định mới cho việc đánh cá trong vùng biển Đông, hạn chế quyền của các nước Đông Nam Á, Trung Quốc đã đẩy tăng mức độ căng thẳng trong khu vực.

Cuộc xung đột xung quanh các đảo trên biển Đông đã có tính chất toàn cầu, mà tất cả bắt đầu từ tròn 40 năm trước. Đó là ý kiến khái quát của chuyên viên Dmitry Mosyakov, lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Úc và châu Đại dương, thuộc Viện Nghiên cứu phương Đông (Viện Hàn lâm khoa học LB Nga).

“Ngày 15.1.1974 vào lúc bình minh, trên đảo Robert (đảo Hữu Nhật), Money (đảo Quang Ảnh), Duncan (đảo Quang Hòa) và Drummont (đảo Duy Mộng) của quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân lực Việt Nam Cộng Hòa kiểm soát, bất ngờ có các “ngư dân” Trung Quốc đổ bộ. Họ cắm cờ Trung Quốc lên những hòn đảo nhỏ và bắt đầu dựng nhà tạm.

Chính quyền Nam Việt Nam phái đội bảo vệ biển tới trục xuất các "ngư dân" khỏi các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, nhổ bỏ cờ Trung Quốc. Nhưng đến ngày 17.1 ở hướng khu vực xung đột quanh Hoàng Sa trước đó đã xuất hiện các tàu chiến và lính thủy đánh bộ Trung Quốc. Ngày 19.1 lực lượng này bắt đầu bắn phá các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và đảo Hoàng Sa, rồi ngày 20.1 lính Trung Quốc đổ bộ lên các đảo này và Quang Hòa.

Một ngày trước đó đảo Duy Mộng bị chiếm, nơi tốp binh sĩ Việt Nam Cộng hòa rơi vào bẫy phục kích của quân Trung Quốc. Nhóm bố phòng đảo nhanh chóng bị đè bẹp vì tương quan lực lượng trong cuộc xung đột rõ ràng là không cân bằng, lợi thế lớn thuộc về phía Trung Quốc. Hạm đội Trung Quốc chiếm thế thượng phong trên biển, và sau một vài cuộc đụng độ đã đẩy bật tàu tuần phòng Nam Việt Nam khỏi các đảo. Theo một số nguồn tư liệu, cả hai bên đều thiệt hại một tàu chiến.

Trong khi đó, chiến hạm Mỹ án binh bất động quan sát sự thất bại của đồng minh thuở nào, chỉ hỗ trợ trong việc sơ tán mấy đơn vị đồn trú trên đảo.

Chỉ vẻn vẹn trong vài ngày, chiến dịch quân sự trong vùng đảo đã hoàn thành, và chiều tối ngày 20.1.1974 Bắc Kinh thiết lập sự kiểm soát mới trên toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

hoangsa_oc_27_2014-5

Hạm trưởng Ngụy Văn Thà và con tàu HQ-10 Nhật Tảo nằm lại giữa biển khơi trong Hải chiến Hoàng Sa - Ảnh tư liệu

hoangsa_oc_27_2014-6 

Hình vẽ minh họa tàu săn ngầm lớp 6604 của hải quân Trung Quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa - Ảnh: ifeng.com

Sự kiện tháng 1.1974 ở vùng biển này lôi cuốn quan tâm của cộng đồng quốc tế không lâu. Người Mỹ không muốn thu hút sự chú ý đến hành động hung hăng của Bắc Kinh, vì rằng theo lý thuyết thì Hoa Kỳ lẽ ra cần hỗ trợ đồng minh Nam Việt Nam. Thế nhưng năm 1972, Trung Quốc và Mỹ đã ký tuyên bố chung tại Thượng Hải, văn kiện đánh dấu kỷ nguyên hợp tác giữa hai cường quốc. Người Mỹ khi đó nhìn thấy ở Trung Quốc một đồng minh trong cuộc “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô, còn đối với Bắc Kinh thì quan hệ mới với Washington không chỉ mở ra khả năng thoát khỏi sự cô lập quốc tế và hàng loạt lợi ích khác, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết cuộc xung đột ở quần đảo Hoàng Sa bằng con đường quân sự.

Chính quyền Trung Quốc cho rằng triển vọng kết hợp chung đối chọi với Liên Xô là quan trọng hơn nhiều đối với Washington, hơn là lo lắng cho số phận của mấy hòn đảo nhỏ và hoang vắng ở Biển Đông, và do đó người Mỹ sẽ "nhắm mắt" bỏ qua chiến dịch quân sự của Bắc Kinh. Hóa ra họ đã phán đoán đúng.

hoangsa_oc_27_2014-1

Cuộc gặp Mao Trạch Đông (trái) và Tổng thống Mỹ Richard Nixon (phải) năm 1972 tại Bắc Kinh. Sau khi bắt tay với Mỹ, Mao Trạch Đông đã triển khai kế hoạch bành trướng biển Đông bằng hành động nổ súng chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa - Ảnh: Tư liệu

Có thể nói rằng Trung Quốc đã hành động với sự chấp thuận của Hoa Kỳ. Vì vậy, trong báo chí Mỹ, cũng có nghĩa là trong giới truyền thông thế giới đương thời, người ta đã cố gắng phản ánh những sự kiện này sao cho không nổi bật, không thu hút chú ý.

Phải thấy là phía Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho hành động vũ lực đánh chiếm các đảo và tìm kiếm cái cớ thuận tiện để khởi binh xâm lược. Cái cớ ấy, là quyết định của Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tháng 9.1973, đưa quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vào thành phần tỉnh Phước Tuy.

Khâu chuẩn bị cho chiến dịch quân sự đã tiếp diễn gần bốn tháng, và suốt thời gian này, cơ quan đối ngoại từ Bắc Kinh im lặng. Chỉ đến khi tất cả đã sẵn sàng cho cuộc chiến chớp nhoáng, Bộ Ngoại giao CHND Trung Hoa mới đưa ra tuyên bố chính thức phản đối quyết định của chính quyền Nam Việt Nam mà họ gọi là "sự xâm phạm lãnh thổ Trung Hoa”.

Những xung đột quân sự này là một trong những dấu hiệu đầu tiên về sự trở lại của Trung Quốc với chính sách đối ngoại ráo riết hướng tới các vùng lãnh thổ dường như đã đánh mất trong giai đoạn lịch sử gọi là thời bạc nhược của Trung Quốc thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX .

Tuy nhiên, hiện hữu vô số tài liệu minh chứng minh rằng quần đảo Hoàng Sa ngay từ thế kỷ XIX đã là bộ phận của Việt Nam. Người sáng lập triều đại nhà Nguyễn là vua Gia Long trong những năm 1815-1816 đã gửi đoàn thám hiểm đặc biệt đi khảo sát quần đảo Hoàng Sa và các tuyến đường biển tại đây.

Trong những năm 1834-1836, các quan chức của triều vua Minh Mạng đã tiến hành vẽ họa đồ từng hòn đảo và lập tổng quan về vùng biển xung quanh, đưa vào bản đồ, dựng chùa miếu và đặt dấu hiệu trên các hòn đảo để khẳng định thuộc tính Việt Nam.

Trong thời gian thực dân Pháp cai trị thuộc địa Việt Nam, những hòn đảo này nằm trong thành phần Liên minh Đông Dương, khi đó gồm Việt Nam, Lào và Campuchia.

hoangsa_oc_27_2014-7

Bản đồ xứ Quảng Nam, in trong Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá Công Đạo soạn đời Chính Hòa (1680-1705), triều Lê, có ghi danh Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) bằng chữ Nôm nằm ngoài khơi phủ Quảng Nam

hoangsa_oc_27_2014-8 

Đào giếng tại Hoàng Sa năm 1938 trong thời gian chính quyền bảo hộ Pháp tại Đông Dương thực thi chủ quyền trên quần đảo này - Ảnh: Tư liệu

hoangsa_oc_27_2014-9 

Lễ khao lề thế lính ở Lý Sơn, Quảng Ngãi, một trong những hoạt động dân gian chứng tỏ Việt Nam đã làm chủ Hoàng Sa từ hàng trăm năm trước - Ảnh: Đỗ Hùng

Như vậy, quyền lịch sử của Trung Quốc với Hoàng Sa là rất đáng ngờ. Nhưng ở Bắc Kinh thì cả trong những năm 1970 cũng như bây giờ, người ta hiểu rõ hiểu tầm quan trọng chiến lược của những hòn đảo đối với ưu thế kiểm soát quân sự trên biển Đông, cả với lợi ích khai thác nguồn cá tôm cũng như trong việc nghiên cứu khu vực thềm lục địa có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt.

Ngoài ra, việc chiếm cứ Hoàng Sa đã làm thay đổi cục diện địa chính trị trong toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Trung Quốc đã mở tuyến đường trực tiếp vươn về phía nam đến quần đảo Trường Sa, mà sau Hoàng Sa đã trở thành mục tiêu mới kế tiếp trong chính sách đối ngoại và những nỗ lực quân sự của Bắc Kinh.

Hôm nay, bốn chục năm sau sự kiện hải chiến Hoàng Sa, có thể hoàn toàn vững tin nói rằng cuộc chiến chớp nhoáng trên những hòn đảo xa lúc bấy giờ không bị phê phán rộng rãi hoặc thậm chí không từng là chủ đề thảo luận quốc tế nghiêm túc, thực ra là khúc dạo đầu tới một kỷ nguyên lịch sử mới. Cuộc xung đột ở biển Đông đã từ song phương trở thành đa phương và sau đó, có sự quan tâm của Hoa Kỳ, đã biến thành xung đột có tính toàn cầu, - chuyên viên Dmitry Mosyakov nhận định.

“Trung Quốc không dừng động thái bành trướng của họ trên vùng biển Đông, cũng như trên biển Hoa Đông. Căng thẳng đang gia tăng, còn triển vọng về một nền hòa bình lâu dài và bền vững đang ngày càng trở nên mong manh. Vào bất cứ thời điểm nào cũng có thể chờ đợi những kịch phát mâu thuẫn mới”.

Nếu không khai thác vận dụng những công cụ gìn giữ hòa bình quốc tế sẵn có, thì chiến dịch quân sự xâm chiếm chớp nhoáng không nổi bật 40 năm trước đây trong phút chốc có thể biến thành cuộc chiến tranh quy mô lớn trong ngày hôm nay, chuyên viên Nga cảnh báo.

hoangsa_oc_27_2014-10

Tuần hành tại Sài Gòn đầu năm 1974 phản đối Trung Quốc chiếm Hoàng Sa

 hoangsa_oc_27_2014-11

Hàng ngàn người đến Thành Điện Hải (Đà Nẵng) chờ xem triển lãm tư liệu về chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa - Ảnh do UBND huyện Hoàng Sa cung cấp.

Tin Nóng

+++++++++++++++++++++

Mỹ phớt lờ để mặc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa

07/01/2014

Theo nhận định của các chuyên gia quân sự phương Tây, Mỹ đã cố ý phớt lờ để mặc Trung Quốc tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974.

hoangsa_oc_27_2014-1

Sau khi bắt tay với Mỹ, Mao Trạch Đông đã triển khai kế hoạch bành trướng biển Đông
bằng hành động nổ súng chiếm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa - Ảnh: Tư liệu 

Theo bản tin của tờ New York Times (Mỹ) đăng ngày 21.1.1974, mặc dù đã bại trận trước Trung Quốc trong cuộc đụng độ ở quần đảo Hoàng Sa ngày 19.1.1974, nhưng chính quyền VNCH vẫn không thừa nhận thất bại và đã lên án hành động xâm phạm chủ quyền của Bắc Kinh lên Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc.

Sau khi đã chiếm được Hoàng Sa vào ngày 19.1.1974, Bắc Kinh đã điều động 43 chiến hạm đến quần đảo này để đề phòng VNCH phản công.

Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ra lệnh cho 4 phi đội tiêm kích F-5 từ Biên Hòa ra Đà Nẵng (mỗi phi đội có 24 tiêm kích) kết hợp 1 phi đội ở Đà Nẵng để chuẩn bị giành lại Hoàng Sa.

Nhưng lệnh tác chiến không được ban ra, dù các phi công đều đã tuyên bố sẵn sàng chết để giành lại lãnh thổ đất nước.

Chính quyền Tổng thống Thiệu cũng đã nhiều lần thông báo tình hình trận Hoàng Sa với Đại sứ quan Mỹ, nhưng Washington không hề có động thái hỗ trợ gì.

Các nhà quan sát cho rằng do mới “làm lành” với Trung Quốc và cũng không muốn xích mích với Bắc Kinh vì điều này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch rút quân khỏi Việt Nam, nên Washington đã “án binh bất động” trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.

“Chừng nào còn một hòn đảo thuộc phần lãnh thổ ấy của VNCH bị nước ngoài chiếm giữ bằng bạo lực thì chừng ấy Chánh phủ và nhân dân VNCH còn đấu tranh để khôi phục những quyền lợi chánh đáng của mình”, chính quyền VNCH ra tuyên cáo vào ngày 14.2.1974 sau khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa.

Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Thiệu đã không ra lệnh cho chiến đấu cơ xuất kích để oanh tạc tàu chiến Trung Quốc, dù rằng với thực lực F-5 lúc bấy giờ có thể giúp VNCH giành lại được Hoàng Sa từ tay Trung Quốc.

Nhiều tài liệu quốc tế cho rằng chính Mỹ đã gây áp lực để chính quyền ông Thiệu không ra lệnh xuất kích vì không muốn đụng chạm đến Trung Quốc, lo ngại điều này sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch rút quân của Mỹ.

Phúc Duy - Hoàng Uy