Su-30MKII và tên lửa Brahmos: Lá chắn thép phòng vệ Biển Đông

14 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 13818)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 15 DEC 2014

Su-30MKII và tên lửa Brahmos: Lá chắn thép phòng vệ Biển Đông

Thứ hai, 15/12/2014

(An Ninh Quốc Phòng) - Itar Tass trích lời một nguồn thân cận tại Bộ quốc phòng Ấn Độ cho hay Việt Nam đang bắt đầu tiến hành đàm phán mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ nhằm tăng cường năng lực phòng thủ trên biển.

image041
Su-30 phóng tên lửa Brahmos

BrahMos được phát triển dựa trên sự hợp tác giữa Nga và Ấn Độ. Do vậy, dù có nhiều nước đề nghị mua loại tên lửa này song Ấn Độ phải chờ Nga đồng ý thì mới có thể xuất khẩu.

BrahMos có khả năng đánh trúng cả các mục tiêu trên mặt nước ở độ cao thấp hơn 10 m. Nó có thể đạt tốc độ Mach 3 (khoảng 3.400 km/h) và có tầm bắn 290 km. Tên lửa Brahmos phóng từ tàu nổi hoặc trên bờ sẽ được gắn đầu đạn 200 kg trong khi mẫu phóng từ máy bay (BrahMos A) có thể mang đầu đạn nặng 300 kg. Nó được đánh giá là một trong những vũ khí phòng ngự ven biển hàng đầu thế giới hiện giờ.

BrahMos ban đầu được phát triển cho các bệ phóng trên bộ. Sau đó, Ấn Độ chế tạo ra loại có thể bắn từ bệ phóng trên tàu gọi là BrahMos N1 và đã thử nghiệm thành công vào năm 2012. Bên cạnh đó, Ấn Độ còn phát triển các dòng BrahMos phục vụ cho máy bay và tàu ngầm. BrahMos A (A là viết tắt của Aerospace) là BrahMos được chế tạo để tích hợp với hệ thống tên lửa trên máy bay Su-30 do Nga sản xuất và việc thử nghiệm đã thành công vào cuối năm ngoái.

Như vậy, BrahMos có thể phóng từ tàu ngầm lớp Kilo, từ tàu chiến Gerpard hay máy bay Su-30 và dĩ nhiên là bệ phóng cơ động trên bộ. Những khí tài đó quân đội Việt Nam đều có sau khi mua từ Nga.

Theo Itar Tass, Nga đã chuyển giao cho Việt Nam hơn 20 Su-30 MK2. Năm ngoái, hai nước đã ký kết việc Nga cung cấp 12-13 máy loại này cho Việt Nam. Hai máy bay đã được chuyển giao, hai chiếc nữa sẽ đến Việt Nam vào cuối năm nay, và tám chiếc còn lại sẽ chuyển giao trong năm 2015.

Cũng theo Itar Tass, chính phủ Ấn Độ đã cho phép lực lượng Không quân (IAF) huấn luyện các phi công Su-30 của Việt Nam. Điểm chung của hai nước là cùng sử dụng các loại vũ khí theo chuẩn Nga. Ấn Độ là nước có kinh nghiệm sử dụng máy bay Su-30 và có nhiều cải tiến để giúp máy bay này thuận lợi với môi trường châu Á.

Sau khi được Ấn Độ đào tạo việc sử dụng Su-30 thì khả năng làm chủ tác chiến trên không, đặc biệt là việc sử dụng tên lửa BrahMos gắn kèm máy báy Su-30 của phi công Việt Nam sẽ được cải thiện rõ nét. Điều này sẽ giúp phục vụ tốt hơn trong nhu cầu bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải.

(Theo Một Thế Giới)

Sức mạnh quân sự Việt Nam đứng sau Đài Loan trước Thụy Điển, Hà Lan

Thứ năm, 11/12/2014

(An Ninh Quốc Phòng) - Báo Businessinsider ngày 10/12/2014 đang tải bài viết kèm biểu đồ thông tin so sánh sức mạnh quân sự của top 35 lực lượng quân đội mạnh nhất trên thế giới.

Theo báo cáo cũng đã từng được truyền thông quốc tế đề cập dựa trên bảng xếp hạng do tổ chức Global Firepower bình chọn dựa trên một số tiêu chí chủ chốt như ảnh hưởng của quân đội nước đó với thế giới, các trang bị chủ chốt, đồng thời bỏ qua các tiêu chí như chất lượng trang bị, trình độ huấn luyện và tính chuyên nghiệp thì quân đội Việt Nam đứng thứ 23 sau: Iran, Ucraine, Australia, Indonesia, Ba Lan, đảo Đài Loan, Canada, Pakistan, Brazil, Ai Cập, Italy, Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Pháp, Anh, Ấn Độ, Trung Quốc, Nga và Mỹ.

image043
Quân đội Nhân Dân Việt Nam

Sức mạnh quân đội Việt Nam theo đánh giá bằng các tiêu chí của Global Firepower được xếp trước quân đội các nước: Thái Lan, A Rập Xê út, Syria, Switzerland, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Cộng hòa Séc, Algeria, Hà Lan, Mexico, Bỉ, Bắc Triều Tiên.

image045
Quân đội Nga

Theo đánh giá của Global Firepower vào thời điểm công bố Việt Nam lúc đó có 412000 quân nhân, 3200 chiếc xe tăng, 413 máy bay chiến đấu – vận tải, 0 tàu sân bay, 0vũ khí hạt nhân, 1 tàu ngầm (hiện nay là 2, chuẩn bị nhận 1 chiếc nữa là 3) và ngân sách quốc phòng mỗi năm khoảng 3,3 tỷ USD, trong khi đó ngân sách quốc phòng của Mỹ là 612 tỷ USD, Nga là 76 tỷ USD còn Trung Quốc là 126 tỷ USD.

Theo Businessinsider, có một cách đánh giá đúng và thực chất nhất sức mạnh quân sự của một nước đó là thông qua thực tế chiến tranh và rất may là đến bây giờ thế giới chưa phải chứng kiến những cuộc chiến có khả năng dẫn đến sự hủy diệt và tàn khốc thực sự vượt tầm tưởng tượng.

20 Tháng Hai 2018(Xem: 9795)
06 Tháng Hai 2018(Xem: 9737)
Xa xa là đá Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988 nay đã bồi đắp xây dựng thành đảo nhân tạo lớn quy mô nằm cận kề đảo Cô Lin của VN. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA
28 Tháng Giêng 2018(Xem: 9499)
Hôm 26/1, khi được hỏi về việc này, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc không phản đối. "Chúng tôi sẽ không phản đối trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ miễn là chúng bình thường và có ích cho hòa bình, ổn định khu vực."
18 Tháng Giêng 2018(Xem: 9122)
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
16 Tháng Giêng 2018(Xem: 9409)
Japan Times dẫn thông báo của Không quân Mỹ hôm nay 16/1 cho biết, 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 của nước này và 300 quân nhân của lực lượng Không quân đã gia nhập cùng 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 mới được triển khai gần đây tới vùng lãnh thổ Guam.
07 Tháng Giêng 2018(Xem: 11128)
Một cách tổng quát thì sự thiệt hại của hai đối thủ được kể như tương đương trong trận hải chiến. Một điều lạ là Trung cộng có đủ khả năng tuy khiêm nhượng, vào lúc cuối trận chiến, vì có thêm tăng viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy kích khi lực lượng ta triệt thoái, hay xử dụng hỏa tiễn hải hải vì lực lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu hiệu của loại vũ khí này. Theo các quân nhân trú phòng trên đảo Hoàng Sa thì sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng 1, Trung cộng đã huy động một lưc-lượng hùng-hậu kết hợp Hải-Lục-Không-quân đổ bộ tấn chiếm đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận mà các chiến binh Hải quân đang chiếm giữ. Thế là cuối cùng thì VNCH đã mất nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm phía nam của cả quần đảo Hoàng Sa cho tới ngày hôm nay.
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 9465)
Theo báo cáo, "khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây" và rằng "từ cuối năm 2016 tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)".
20 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9707)
Chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảnh sát biển Vùng 3, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã tổ chức lễ tiếp nhận một tàu tuần duyên Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink thông báo trên Facebook hôm 16/12: “Chiều nay, những thủy thủ tuyệt vời của CSB8020 đã đưa con tàu trở lại Việt Nam trong chuyến đi đầu tiên với tư cách là một tàu tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đó là một chuyến đi dài từ Hawaii đến Việt Nam. Xin chúc mừng và chào đón về nhà mới!”
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8791)
“Mối quan hệ giữa Philippines với chính quyền trước của Mỹ thật kinh khủng. Dùng từ kinh khủng là nói một cách giảm nhẹ. Giờ đây, chúng ta đang có mối quan hệ rất vững mạnh với Philippines vốn rất quan trọng: trong trường hợp này, quan trọng cho mục đích quân sự hơn là cho thương mại,” ông Trump nhấn mạnh.
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8746)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.