Indonesia lại đánh chìm một tàu cá của Malaysia

11 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 13272)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 12 JAN 2015

Indonesia cứng rắn với hành động xâm phạm chủ quyền

09/01/2015

(Uncategorized) - Indonesia vừa có hành động cứng rắn với hành động xâm phạm chủ quyền vùng biển nước này khi đánh chìm một tàu cá của Malaysia.

Tờ The Star ngày 9/1 dẫn lời cảnh sát trưởng tỉnh Bắc Sumatra, Tướng Eko Hadi, cho biết chiếc tàu mang biển số PKFA 7738 của Malaysia bị đánh chìm bằng chất nổ hôm 8/1 trong vùng biển Belawan và hành động này đã được tòa án chấp thuận. Chiếc tàu cá này đã đánh bắt cá trái phép ngoài khơi đảo Pandan của Indonesia.

Trước đó, chính quyền tỉnh đảo Riau đã đốt cháy nhiều tàu nước ngoài đánh bắt cá trái phép trong vùng biển Indonesia.

Gần hai tuần trước đây, hai tàu cá Thái Lan cũng bị hải quân Indonesia gài bom đánh chìm và cho phát nổ trên vùng biển Anambas, gần Biển Đông với lý do tương tự.

image073
Indonesia đánh chìm tàu cá Thái Lan hồi cuối năm 2014.

Đây là một phần động thái của Indonesia nhằm chấm dứt hành động đánh bắt cá trái phép tràn lan ở vùng biển Indonesia và thúc đẩy phát triển lĩnh vực hàng hải của nước này.

Liên quan đến việc bảo vệ vùng biển chủ quyền, tháng 3/2014, Indonesia đã công khai tuyên bố tranh chấp trên biển với Trung Quốc. Theo đó, giới chức Indonesia đã tuyên bố bản đồ đường 9 đoạn thể hiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông chồng lấn với tỉnh Riau của Indonesia, bao gồm chuỗi đảo Natuna.

Đến đầu tháng 9/2014, người đứng đầu Cơ quan Điều phối An ninh Biển Indonesia, Phó Đô đốc Desi Albert Mamahit cảnh báo rằng, tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông là một mối đe dọa thực sự và sớm muộn sẽ ảnh hưởng đến đất nước này.

Hơn 20 năm qua, Indonesia tự xác lập vị thế như một trung gian hòa giải độc lập trong các tranh chấp ở Biển Đông giữa các đối tác ASEAN và Trung Quốc. Jakarta vốn không có tranh chấp về chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, tuy nhiên, phản ứng của Indonesia trước đường 9 đoạn “tự vẽ” phi lý của Trung Quốc, theo nhận định của các chuyên gia, có tiềm năng trở thành một nhân tố làm thay đổi cục diện ở Biển Đông./

(Theo Đất Việt)

09 Tháng Mười Một 2020(Xem: 5932)