Hoàng Sa: Sự thật trước và sau trận hải chiến chưa nói hết!

15 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 14558)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA THỨ SÁU 14 JAN 2015

'Hoàng Sa: Sự thật trước và sau trận hải chiến chưa nói hết!

(VĂN HÓA)

- Ngày 19.1.1974, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải quân Trung Quốc đấu súng nhau một trận giữa vũng thung lũng biển thuộc nhóm đảo Hoàng Sa tây. Tuy trận hải chiến không lớn lắm (diễn ra khoảng 30 phút), nhưng nó đã để lại một trang sử hào hùng của miền nam Việt Nam bất khuất trước kẻ thù phương Bắc, thể hiện tinh thần yêu nước sẵn sàng hy sinh mạng sống để bảo vệ từng hòn đảo tấc đất quê hương. 41 năm sau, tại Quận Cam nam California; nhớ lại trang sử hải chiến đó, cựu Hải quân Đại Úy Thềm Sơn Hà (dù không là sĩ quan nhân chứng trong trận hải chiến), nhưng ông đã bỏ ra 10 năm truy tầm các tài liệu liên quan để cố gắng hoàn thành cuốn sách: "Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa". Chủ đề của buổi ra mắt sách là một đề tài hấp dẫn, vừa có tính cách mô tả lại hải đồ trận đánh, tương quan lực lượng hải quân, lịch sử chủ quyền quần đảo Hoàng Sa (bao gồm hai nhóm đảo Đông và Tây), những mốc thời gian quan trọng liên quan đến Hoàng Sa, vừa vẽ lại bức tranh chính trị lúc bấy giờ, ... Có nhiều câu hỏi của cử tọa muốn đặt ra với tác giả nhưng rất tiếc thời giờ có hạn nên không có phần hỏi đáp. Bài tường thuật về buổi ra mắt sách của ông được ký giả Nguyên Huy tường thuật đầy đủ trên nhật báo Người Việt. Sách được phổ biến có 400 cuốn.

(*) TỰA ĐỀ CỦA VẮN HÓA
image040
Cựu Hải quân Đại úy Thềm Sơn Hà (K 17 SQHQ Nha Trang) nói về nội dung cuốn sách và các cơ quan ông truy tầm tài liệu tại phòng sinh hoạt báo Người Việt ngày Chủ Nhật 11 tháng 1, 2015. Ảnh VH
++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

'Muôn đời vẫn quyết lấy lại Hoàng Sa

Thứ tư, 14/01/2015

(Biển Đảo) - Ngày 19.1.1974, Trung Quốc xua quân cưỡng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (bấy giờ đang thuộc chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa). 40 năm sau, tháng 5.2014, Trung Quốc bất ngờ đưa giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép ở vùng biển Tri Tôn, Hoàng Sa. Sự xâm phạm trắng trợn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam của ngoại bang một lần nữa lại thổi bùng ngọn lửa yêu nước của toàn dân tộc, với lời hứa sắt son: Dù có bao nhiêu đời cũng quyết lấy lại Hoàng Sa.

Kỳ 1: Ước nguyện cuối cùng

Thế hệ trai tráng người Việt một thời chinh phục sóng gió và giữ Hoàng Sa trước ngày 19.1.1974 nay tuổi đa phần đã ngoài “thất thập”, già nua và ốm đau theo quy luật thời gian. Thế nhưng trong mỗi người vẫn chưa nguôi day dứt nỗi đau mất đảo và vẫn bùng cháy khát vọng trở lại Hoàng Sa.

image042
Tàu Trung Quốc ngang ngược xâm phạm vùng biển VN và hung hăng uy hiếp tàu chấp pháp của VN vào tháng 5.2014 – Ảnh: Lê Quân chụp lại từ clip

image044
Các tàu hộ tống Trung Quốc co cụm quanh giàn khoan Hải Dương-981 – Ảnh: Độc Lập

Đạn bắn hơn bão biển

Năm 2015, ông Nguyễn Văn Tấn bước sang tuổi 82 và tịnh dưỡng tại quê nhà làng Vĩnh Xương, xã Điền Môn (Thừa Thiên-Huế).

Tuổi thanh xuân, ông đến với Hoàng Sa tình cờ khi cùng gia đình vào Đà Nẵng và được một đồng hương ở Nha khí tượng giới thiệu vào làm nhân viên tại đây.

Lúc ông Văn Tấn 39 tuổi thì ông có chuyến “thử sóng” đầu tiên. Tạm biệt vợ và 5 người con, ông cùng 3 đồng nghiệp khí tượng khác lên đường đi Hoàng Sa.

Từ năm 1972 đến ngày 19.1.1974, khi Trung Quốc đổ bộ chiếm đảo, tổng cộng ông đi Hoàng Sa 4 chuyến, mỗi chuyến 3 tháng làm việc.

Cùng ra Hoàng Sa chuyến cuối cùng với ông Văn Tấn là ông Tạ Hồng Tấn (81 tuổi, ngụ Sơn Trà, TP.Đà Nẵng). Ông Hồng Tấn cũng là người quen của Hoàng Sa vì từ năm 1963 ông đã thường xuyên vào ra nơi này.

Công việc của ông Hồng Tấn có phần phức tạp hơn khi mỗi ngày quan trắc 3 giờ/lần, lấy thông số sức gió, lượng mưa, độ ẩm rồi chuyển về đất liền. Còn ông Văn Tấn, giờ rảnh rỗi thì chăm sóc những luống rau để cải thiện bữa ăn.

Điều ông Nguyễn Văn Tấn đau xót nhất là Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch này khi ngay trong ngày mọi người bị bắt, Trung Quốc đã đưa người lên đảo cất nhà cửa, đưa tàu cá và ngư dân cùng ngư lưới cụ vào đảo sinh hoạt, ngụy tạo việc cư dân Trung Quốc đã sinh sống ở đây, trong khi mới vài tiếng trước, người Việt Nam vẫn đang quyết liệt bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa.

Nhớ lại trận hải chiến

“Sáng 19.1.1974, Trung Quốc đưa tàu chiến qua nhiều lắm, tôi chạy ra trên lầu thì thấy chúng rất đông. Trước đó một tuần, Trung Quốc cũng đã đưa tàu bè tác chiến rảo vô rảo ra, với ý dọa địa phương quân. Chúng tôi báo về đất liền, Nha khí tượng báo vào trong Sài Gòn, sau đó họ động viên chúng tôi yên tâm, cứ chuẩn bị sẽ cho tàu hoặc máy bay ra đón vô”, ông Văn Tấn kể lại.

Nhưng tàu và máy bay chưa thấy đâu thì sáng sớm 19.1.1974 – ông Văn Tấn nhớ rõ đó là ngày thứ bảy cuối cùng của năm cũ – mọi người đã nghe những tiếng pháo long trời lở đất từ tàu chiến của Trung Quốc bắn theo đường vòng cung trút xuống đảo.

“Tàu Trung Quốc bắn chặn trước và chặn sau đảo để bộ binh đổ bộ, hình như không cho chúng tôi chạy, nhưng đảo nhỏ thì chạy đường mô cho thấu, 4 anh em Nha khí tượng tay không nên chạy vô rừng bụi phía sau dãy nhà. Pháo bắn rát, chúng tôi tưởng cú này chết chắc rồi chứ sống chi nổi”, ông Văn Tấn nhớ lại.

image046
Từ phải qua: Ông Tạ Hồng Tấn, ông Ngô Tấn Phát, ông Võ Như Dân (những nhân viên Nha khí tượng cũ từng ra Hoàng Sa) thăm phòng trưng bày các tư liệu lịch sử của UBND huyện đảo Hoàng Sa – Ảnh: Nguyễn Tú

Ông Hồng Tấn thì nhớ đạn pháo của Trung Quốc còn ghê gớm hơn trận bão biển kinh hoàng năm 1964 với những con sóng cao cả chục mét tưởng vùi lấp cả Hoàng Sa mà ông và đồng nghiệp đã từng trải qua.

Bất ngờ, mọi người nghe lính Trung Quốc phóng loa nói tiếng Việt lơ lớ, đọc vanh vách tên từng người còn trốn, dọa nếu không ra đầu hàng thì sẽ cho quân đi càn quét, châm xăng đốt trụi dãy rừng.

Trong quá trình thực hiện loạt bài này, chúng tôi đã tìm gặp lại nhiều người lính địa phương quân thuộc Bộ chỉ huy Tiểu khu Quảng Nam nhận nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Sa trước ngày 19.1.1974 như đôi bạn Nguyễn Văn Dữ (62 tuổi, ngụ phường Thọ Quang) và Trần Văn Sơn (68 tuổi, ngụ phường Phước Mỹ, cùng quận Sơn Trà, TP.Đà Nẵng). Với các ông được cống hiến tuổi xuân ở vùng biển trời xa nhất của Tổ quốc là một niềm tự hào, nhưng niềm tự hào đó chưa trọn vẹn khi quần đảo của nước ta đã bị chiếm đóng.

“Sự kiện 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa còn chưa nguôi, thì vừa qua Trung Quốc lại đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào Hoàng Sa như trêu ngươi. Hành động này cũng giống như thời chúng tôi canh giữ, Trung Quốc cũng từng đưa tàu cá có vũ trang vào khiêu khích tàu Việt Nam ở Hoàng Sa. Nay dù tuổi cao nhưng nếu được chọn thì tôi cũng tình nguyện đi bảo vệ biển đảo Hoàng Sa như thời trẻ đã từng”, ông Sơn quả quyết.

Còn ông Dữ có phần điềm tĩnh hơn, ông tin tưởng rằng, với việc kiên trì đẩy đuổi giàn khoan Hải Dương-981 của Trung Quốc thì chắc chắn Nhà nước sẽ có biện pháp sáng suốt giành lại Hoàng Sa cho Việt Nam. “Chứ không lẽ để Trung Quốc làm tới luôn”, ông Dữ trăn trở.

Nguyễn Tú

“Chúng vào dãy đồn trú địa phương quân và nhà khí tượng lấy tài liệu, hồ sơ của chúng tôi nên biết số lượng người trên đảo, nắm danh tính nên dễ dàng lùng bắt. Chúng còn cẩn thận kiểm đếm nhiều lần từ sáng đến tối cho đủ người rồi mới áp tải mọi người xuống tàu đưa về đảo Hải Nam. Sáng hôm sau, chúng tôi ngủ được 4 tiếng thì tiếp tục bị đưa đi suốt 1 ngày đến Quảng Đông và tống vào trại giam”, ông Văn Tấn ngậm ngùi.

Theo ông Hồng Tấn, sau khi bị bắt giam, nhiều lần cán bộ Trung Quốc qua phiên dịch nói với những người bị bắt rằng Hoàng Sa là của Trung Quốc nhưng bị Việt Nam chiếm, nay Trung Quốc lấy lại. Tuy nhiên, tất cả người Việt bị bắt đều cực lực phản đối việc này.

Lúc này ở nhà, vợ con ông Văn Tấn đều tưởng chồng, cha đã chết nên lập bàn thờ nghi ngút khói hương. Mãi 28 ngày sau ông Tấn được trao trả, Nha khí tượng bảo lãnh ông về Đà Nẵng thì cả gia đình mới gặp lại nhau trong ngậm ngùi.

“Cướp biển” lần nữa

Những ngày này, sức khỏe ông Văn Tấn không được tốt bởi cái lạnh thấu xương ở quê nhà. “Tiếc quá, năm này tôi yếu rồi nên không vào Đà Nẵng tham dự buổi gặp gỡ nhân chứng do UBND huyện đảo Hoàng Sa tổ chức thường niên vào ngày 19.1 tới đây”, giọng ông thoáng buồn.

Mỗi khi nhắc đến Hoàng Sa, ông già 82 tuổi này vẫn run giọng bởi chưa nguôi nỗi uất ức năm xưa. Điều ông đau xót nhất là Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lưỡng kế hoạch này khi ngay trong ngày mọi người bị bắt, Trung Quốc đã đưa người lên đảo cất nhà cửa, đưa tàu cá và ngư dân cùng ngư lưới cụ vào đảo sinh hoạt, ngụy tạo việc cư dân Trung Quốc đã sinh sống ở đây, trong khi mới vài tiếng trước, người Việt Nam vẫn đang quyết liệt bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa.

Đối với ông, sự kiện tháng 5.2014 Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, cách nam Tri Tôn 17 hải lý là hành động tính “cướp biển nước ta một lần nữa”.

“Họ lại âm mưu chiếm biển của ta trong khi món nợ cướp đảo năm xưa còn chưa trả, qua đó để thấy sự lộng hành của Trung Quốc trên biển Đông, tuy nhiên nước ta đã kiên trì đấu tranh, buộc giàn khoan phải rút về nước”, ông Văn Tấn nói.

“Tôi già rồi, cũng còn sống không bao lâu nữa, nhưng vẫn muốn kể những câu chuyện cho con cháu biết Hoàng Sa luôn luôn là của Việt Nam, để mong thế hệ trẻ giữ lửa rồi một ngày nào đó tụi nó sẽ lấy lại Hoàng Sa”, ông Văn Tấn tin tưởng.

image048
Ông Nguyễn Văn Tấn kể lại câu chuyện Hoàng Sa với ông Dương Trung Quốc (phải) – Ảnh: Nguyễn Tú

image050
Ông Trần Văn Sơn mong muốn được trở lại Hoàng Sa – Ảnh: Nguyễn Tú

Cùng bước qua tuổi “bát thập” như ông Văn Tấn, ông Hồng Tấn cũng đã già yếu, nhưng trí nhớ vẫn in đậm hình ảnh Hoàng Sa bởi 11 năm thường xuyên ra đây công tác. Ông còn nhớ rõ chuyến ra Hoàng Sa đầu tiên vào năm 1963, sau một đêm nghỉ ngơi, sáng hôm sau ông đã chạy ra hòn đá lớn trước đảo và khắc lên đó dòng chữ Tạ Hồng Tấn – Nha khí tượng – 1963 bên cạnh chằng chịt tên của những người Việt khác từng làm nhiệm vụ tại đó với niềm tự hào.

Ông Hồng Tấn chỉ có một ước nguyện, đó là được một lần nhìn lại tên mình đã khắc trên hòn đá ở đảo Hoàng Sa, như minh chứng của một thời tuổi trẻ cống hiến cho biển trời Tổ quốc.

Còn tiếp…

(Theo Thanh Niên)

03 Tháng Tám 2015(Xem: 13690)
"Trả lời báo Politico, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, đã không ngần ngại tố cáo thái độ dè dặt của chính quyền : « Chúng ta tiếp tục giới hạn hoạt động của Hải quân Mỹ ở bên ngoài vùng 12 hải lý quanh các đảo đá đã được Trung Quốc cải tạo. Đây là một sai lầm nguy hiểm vì là một sự mặc nhiên công nhận các yêu sách chủ quyền nhân tạo của Trung Quốc».
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 11752)
"Hiện nay, tòa án quốc tế ở Le Havre đang xem xét vụ Phi luật tân kiện Trung quốc để xem - theo văn bản của Luật Biển UNCLOS - Trung quốc có quyền đòi chủ quyền 12 hải lý và rộng hơn nữa là 200 hải lý đặc quyền kinh tế chung quanh các hòn đảo mới đắp không?"
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 14402)
"Địa điểm cụ của cuộc diễn tập không được tiết lộ. Tuy nhiên, vào ngày 20/7 Trung Quốc tuyên bố tổ chức tập trận quy mô lớn trên Biển Đông kéo dài 10 ngày. Phạm vi tập trận kéo dài tới cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam."
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 13044)
Trong kế hoạch được công bố ngày 20/7, phụ trách tác chiến của Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan W. Greenert đề xuất tập trung phát triển của tàu sân bay Gerald R Ford, tàu chiến cận duyên, tàu khu trục Flight III lớp Arleigh-Burke, tàu cao tốc và tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Đến năm 2020, Hải quân Mỹ cần tăng số lượng tàu chiến ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ 95 chiếc lên 115 chiếc.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 13361)
"Xác chiến hạm Mỹ thời Đệ I thế chiến Philippines lấy làm căn cứ đồn trú cho một tiểu đội TQLC ở bãi Cỏ Mây, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đang nhảy vào tranh chấp. Tin cho rằng Philippines sẽ thiết kế trên sàn tầu chiến này thành một bãi đáp cho trực thăng lên xuống tiếp tế thực phẩm cho tiểu đội lính ứng chiến thường trực trên tầu. La Viện, một viên Thiếu tướng về hưu TQ tuyên bố các kế hoặch xâm chiếm bãi Cỏ Mây."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14055)
"Google là một hãng công nghệ quốc tế do đó cũng phải lắng nghe, phải xóa những cái tên do Trung Quốc tự đặt, chỉ gọi chung theo tên quốc tế là Paracel islands, tức quần đảo Hoàng Sa. Hàng ngàn người Philippines ký thỉnh nguyện thư trên trang web change.org yêu cầu Google phải xóa bỏ chữ Hoàng Nham mà thay vào đó là chữ Scarborough."
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 13517)
"Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, tham gia chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, quân đội Hoa Kỳ loan báo." "Đô đốc Swift đã có mặt trên khoang một trong những máy bay do thám mới nhất của Hoa Kỳ, P-8A Poseidon trong vòng bảy giờ hôm thứ Bảy 18/7, theo Hạm đội Thái Bình Dương."
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 12298)
"Subic Bay nằm cách đảo đá ngầm Scaborough bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 2012 chỉ có 270 cây số. Theo chuyên gia an ninh Mỹ Patrick Cronin, chiến đấu cơ FA-50 chỉ cần vài phút là bay đến mục tiêu."
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 11917)
Tục ngữ Việt có câu: "Tham thì thâm". Đối với cái lòng tham 9 đoạn của Tầu khựa thì thâm đã trở thành thâm tím! Mấy năm qua Tầu khựa thấy Mỹ buông lơi biển Đông bèn ra sức tham: cải tạo, bồi đắp, xây căn cứ quân sự, dương oai diễu võ ... hiện thực hóa "lưỡi bò liếm biển" bằng cách chiếm một hơi 7 bãi đá, rạn, ở khu vực biển Trường Sa, áp đảo Philippines, mở đường ra tây thái bình dương... Thật ra cái thói hung hăng của Tầu khựa đòi lấy "vải thưa che mắt thánh" hòng phá vỡ "thế lực trật tự mới", và cuối cùng đó là lý do cho tân học thuyết Đại Đông Á - Shinzo Abe "Trở lại Á châu".
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 12777)
"Một phi đạo dài 3000 mét do Trung Quốc xây trên đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) trong quần đảo Trường Sa gần như đã xong. Hình ảnh vệ tinh quan sát của Mỹ chụp ngày 28/06/2015 cho thấy Trung Quốc tăng tốc hoàn tất tiền đồn tại Biển Đông bất chấp phản ứng của Mỹ và các nước trong khu vực."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 11881)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi trả lời phỏng vấn tờ Los Angeles Times ngày 23/6 đã có những phát biểu bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tờ báo Mỹ đặt câu hỏi với ông Nghị:
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 15733)
- "Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển TQ ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của VN)..."Trên bãi đá Công Đo hiện có binh sĩ Philippines chiếm (phi pháp) từ năm 1980."
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 12706)
- "Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương, cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam)..."Trên bãi đá Công Đo có binh sĩ Philippines đồn trú."
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 12733)
- "Tờ Tầm nhìn của Nga ngày 17/6 đưa tin cho biết, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận lớn với Mỹ về hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Thỏa thuận có chữ ký của Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Raymond Odierno và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tại Washington." - "Alexei Maslov, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phương Đông của Nga cho biết, việc một thỏa thuận lớn như vậy xuất hiện trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ gia tăng căng thẳng do những bất đồng ở Biển Đông cho thấy nó đã được chuẩn bị từ trước một cách bí mật."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 12828)
"Philippines hôm 15/6/15 cho biết nước này sẽ tham gia phiên xét xử vụ kiện phản đối tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông vào tháng tới. Tuyên bố từ Bộ Ngoại giao nước này cho biết, phái đoàn luật sư và các nhà ngoại giao Philippines sẽ có mặt tại Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) tại La Haye, Hà Lan, vào ngày 7/7 tới để tham dự phiên xét xử vụ kiện Manila đã trình lên từ năm 2013."
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 12463)
- "Mới đây, Tokyo và Washington đã tăng cường các thỏa thuận về thực thi bảo vệ an ninh trên phạm vi toàn cầu, nhằm bảo đảm Mỹ có được sự hỗ trợ từ Nhật Bản trong các tình huống khó khăn." - "Bản định hướng hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật sửa đổi công bố ngày 27/4/15 vừa qua có rất nhiều nội dung quan trọng." - "Các giới hạn địa lý được dỡ bỏ, cho phép liên minh Mỹ-Nhật không chỉ tập trung vào việc bảo đảm quốc phòng và an ninh cho Nhật Bản cùng các khu vực phụ cận, mà mở rộng sự phối hợp an ninh, quốc phòng song phương trong cả khu vực và toàn cầu."
08 Tháng Sáu 2015(Xem: 13273)
"Trong thời gian thăm Nhật Bản vừa qua, Tổng thống Philippines đã so sánh hoạt động gặm nhấm Biển Đông của Trung Quốc giống như phát xít Đức trước đây, cảnh báo với cộng đồng quốc tế về khả năng nổ ra Chiến tranh thế giới. Đây là một lời cảnh báo đáng quan ngại và cân nhắc - PV."