HOÀNG SA - "NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 06 FEB 2015
Lợi ích khổng lồ của kênh đào Suez
Dân trí - Là huyết mạch giao thông Đông-Tây, là tuyến đường biển ngắn nhất nối liền lục địa Á-Âu mà không phải qua châu Phi, kênh đào Suez - một công trình nhân tạo khổng lồ, đã tác động mạnh đến sự phát triển của giao thương không chỉ của Ai Cập mà toàn thế giới.
Dài 163 km, rộng có nơi tới 150 m, kênh đào Suez chạy từ phía Bắc tới phía Nam đi ngang qua eo Suez tại phía Đông Bắc Ai Cập, nối liền thành phố cảng Port Said trên bờ Địa Trung Hải và thành phố cảng Suez trên bờ Biển Đỏ. Kênh đào Suez có vai trò rất quan trọng, góp phần rút ngắn tuyến đường biển cho những con tàu dưới 150.000 tấn đi từ Đại Tây Dương qua Địa Trung Hải đến Biển Đỏ rồi qua Ấn Độ Dương hay ngược lại. Nói cách khác, nó cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng châu Âu-châu Mỹ đến những cảng phía Nam châu Á, cảng phía Đông châu Phi và châu Đại Dương. Nhờ Kênh đào Suez, con đường biển từ London (Anh) tới Mumbai (Ấn Độ) đã rút ngắn được gần 12.000 km.
Dự án xây dựng kênh đào có một không hai trên thế giới này được thai nghén từ cuối thế kỉ XVIII, khi Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte chinh phục Ai Cập và tiến hành các nghiên cứu khả thi về việc xây dựng một con kênh nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ. Tuy nhiên, dự án của ông đã phải bỏ dở khi mà các nghiên cứu cho thấy mực nước ở Biển Đỏ cao hơn mực nước Địa Trung Hải 10m và chi phí ước tính cho việc xây dựng quá cao.
Kênh đào chính thức được khởi công tháng 4/1859
Tuy nhiên, cuộc khảo sát lần hai vào năm 1840 đã cho thấy kết quả khảo sát lần một là không chính xác và khẳng định có thể xây dựng một con kênh nối liền Địa Trung Hải-Biển Đỏ với chi phí không quá cao. Vậy là tháng 4/1859, Pháp chính thức cho phép việc xây dựng Kênh đào Suez. Trải qua 10 năm với sự tham gia của hơn 2,4 triệu công nhân Ai Cập, cùng rất nhiều gian nan, và 125.000 công nhân phải bỏ mạng, đến tháng 11/1869, kênh đào Suez chính thức được khánh thành.
Năm 1875, Pháp đã buộc phải bán cổ phần của mình tại kênh đào (với giá 400.000 bảng Anh) cho Anh, giữa lúc lợi nhuận hàng năm mà kênh đào này mang lại là 25 triệu USD, tương đương với 200 triệu USD ngày này. Cho đến tháng 8/1882, Anh đã giành quyền kiểm soát Kênh đào Suez và tuyên bố sự bảo hộ đối với con kênh này, nhưng đến năm 1954, Anh đã phải đồng ý rút khỏi đây.
Suez ngày nay…
… và cảng Port Said trên bờ Địa Trung Hải, điểm phát xuất của kênh đào
Vào tháng 10/1956, cuộc khủng hoảng Kênh đào Suez đã xảy ra trên đất Ai Cập, báo hiệu sự suy yếu của hai quốc gia “già cỗi” khi đó là Anh và Pháp, và là cơ hội để Mỹ chen chân vào khu vực chiến lược này. Cuộc khủng hoảng đã thực sự làm thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông, đánh dấu việc lần đầu tiên một lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc được triển khai nhằm giải quyết khủng hoảng.
Tuy chịu nhiều tổn thất với cơ sở hạ tầng bị hư hại, cùng hàng nghìn người chết và bị thương nhưng cuộc chiến, đã giúp Ai Cập đạt được mục tiêu quan trọng: Giành lại chủ quyền hoàn toàn đối với Kênh đào Suez. Đến giữa năm 1967, Ixraen xâm chiếm Ai Cập, hoạt động của kênh phải tạm dừng đến tháng 6/1975 mới tiếp tục được đưa vào sử dụng trở lại.
Tàu hải quân Mỹ USS Little Rock trên kênh đào Suez tháng 6/1975, khi kênh đào tiếp tục được đưa vào sử dụng trở lại
Kể từ khi được mở cửa lưu thông, Kênh đào Suez nhanh chóng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nền giao thương thế giới. 50 năm sau sự kiện tháng 10/1956, Kênh đào Suez vẫn là huyết mạch sống còn của tuyến lưu thông hàng hóa từ Đông sang Tây, đặc biệt là vai trò quan trọng trong việc vận chuyển dầu mỏ từ Trung Đông đến các nền kinh tế phát triển. Hơn thế nữa, Kênh đào Suez còn có vai trò chiến lược về mặt an ninh trong khu vực Trung Đông, trong bối cảnh khu vực Trung Đông luôn đầy biến động, Ai Cập được Mỹ xem như “hòn đá tảng” trong chính sách Trung Đông của mình.
Hiện nay, cùng với du lịch, việc khai thác Kênh đào Suez là một trong những ngành dịch vụ thương mại quan trọng của Ai Cập. Trong năm 2005, hơn 18.700 tàu của các nước chuyên chở 665 triệu tấn hàng hóa các loại qua Kênh đào này, mang lại cho Ai Cập khoản thu nhập lên đến 3,42 tỉ USD so với 3,275 tỉ USD của năm 2004. Trong 7 tháng đầu năm 2006, kênh đào Suez đã thu được 2,1 tỉ USD và dự kiến trong năm 2006 sẽ đem về cho Ai Cập 3,56 tỉ USD. Chính phủ Ai Cập có kế hoạch đào sâu thêm Kênh Suez để đủ khả năng đón những con tàu tải trọng lớn hơn.
Nguyễn Viết Sưu tầm
5/03/2014
+++++++++++++++++++++++++++++
Dự án Kênh Kra nằm ở eo đất Kra thuộc Nam Thái Lan
Kênh Kra nằm ở eo đất Kra thuộc Nam Thái Lan, theo kế hoạch chiều dài kênh là 100km, nối liền Ấn Độ Dương và vịnh Thái Lan.
Trung Quốc sắp xây kênh đào nhân tạo lớn nhất châu Á Bản đồ chỉ vị trí dự kiến xây kênh đào Kra. Khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, kế hoạch xây dựng kênh (tạm gọi là kênh Kra) qua eo đất Kra ở Nam Thái Lan hứa hẹn sắp trở thành hiện thực.
Theo tờ Đại Công báo (Hong Kong), mới đây, tổ lập kế hoạch xây dựng kênh Kra của Trung Quốc đứng đầu là Tập đoàn Từ Công (XCMG) và Tập đoàn Tam Nhất (Sany) đã đi vào vận hành.
Kênh Kra nằm ở eo đất Kra thuộc Nam Thái Lan, theo kế hoạch chiều dài kênh là 100km, nối liền Ấn Độ Dương và vịnh Thái Lan. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là kênh đào nhân tạo lớn nhất châu Á.
Thái Lan nằm ở vị trí chiến lược thuộc trung tâm bán đảo Đông Dương, đồng thời cũng là cửa ngõ quan trọng nối với lưu vực sông Mekong và Nam Á. Trong lịch sử, Thái Lan từng có kế hoạch xây dựng một con kênh đi qua khu vực này, song do hạn chế nhân lực, vật lực nên kế hoạch vẫn chưa được thực hiện.
Dự kiến sau khi kênh Kra hoàn thành và đi vào hoạt động, trao đổi thương mại giữa Khu mậu dịch ASEAN và các nước trên thế giới sẽ không thông qua vịnh Malacca mà thay vào đó là qua kênh Kra với tuyến hành trình được rút ngắn hơn 1.000km so với tuyến đường đi qua eo Malacca. Điều này giúp tiết kiệm chi phí thời gian cũng như chi phí vận chuyển trong việc trao đổi hàng hóa ở Khu mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN.
Ngoài ra, Trung Quốc, Nhật Bản, thậm chí các nền kinh tế trên thế giới cũng sẽ được hưởng lợi từ kênh đào này.
Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/trung-quoc-sap-xay-kenh-dao-nhan-tao-lon-nhat-chau-a-post122866.html | NongNghiep.vn
++++++++++++++++++++++++++++++++++
Dự án kênh đào Kra Canal và những âm mưu của TQ
Hàng chữ đỏ trên bản đồ Châu Á : Kênh đào Kra Canal nếu được khai thông từ một dải đất nhỏ nhất của cái đuôi Thái Lan sẽ mở ra hải lộ ngắn nhất mà không cần đi qua eo biển Malacca, Singapore. Từ Ấn Độ Dương đi qua Kênh đào Kra Canal xuyên thẳng qua Vịnh Thái Lan, gặp Phú Quốc, gặp Thổ Chu, ngang qua Hà Tiên, Cà Mau, Sàigon, băng ngang Trường Sa-Hoàng Sa, vượt qua eo biển lớn Luzon-CaoHùng tiến ra tây Thái Bình Dương. Nếu Kra Canal thành hình, diện mạo của Đông Nam Á sẽ thay đổi rất lớn. Ảnh Google-chú thích của Văn Hóa Magazine.
Kênh đào Kra Canal băng qua Vịnh Thái Lan, thẳng tới đảo Thổ Chu - Phú Quốc (chấm đỏ). Ảnh Google-chú thích của Văn Hóa Magazine.
Đại sứ David Shear trong một lần viếng thăm Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Quận Cam vào tháng 6, 2013, nhà báo Lý Kiến Trúc đã thuyết trình sơ lược việc cắt dải đất nhỏ nhất của Thái Lan để đào một con kênh rút ngắn hơn 1000km lưu thông hàng hải từ Ấn Độ Dương qua Biển Đông mà không phải đi qua mũi Singapore. Nhân dịp này, Đại sứ Shear (bên phái) đã thông báo một tin mừng : Công ty Chevron Mỹ vừa tìm thấy một mỏ dầu lớn gần Phú Quốc nằm gần vịnh Thái Lan. Ảnh Văn Hóa Magazine.
Kế hoạch của các tay cờ lớn
Nguyễn An Dân
29/5/2014
Ngày 23/5/14 báo điện tử có bài viết “Âm mưu biển Đông của Trung Quốc- nguồn lợi ngoài dầu khí”. Nội dung bản tin nhắc lại một dự án đáng chú ý, đó là dự án kênh đào Kra.
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
Chấm đỏ là vị trí kênh đào Kra.
Vì vị trí địa lý như vậy, nó là một trong những nguyên nhân chính đã và đang tác động chính trị mạnh nhất vào ba quốc gia chưa thật sự ổn định này. Từ đó xuất hiện sự bất ổn chính trị liên tục của Thái Lan trong mấy năm qua, và Việt Nam cũng đang bắt đầu, qua nước cờ giàn khoan HY-981 của Trung cộng .
Ai cũng hiểu những ý nghĩa và hiệu quả kinh tế và địa chính trị to lớn mà kênh đào này mang lại. Mỹ và Trung cộng hiểu hơn ai hết và đã tích cực hành động để đạt được điều đó. Nước nào đứng ra đào kênh là một vấn đề quan trọng, và vấn đề quan trọng hơn nữa, kiểm soát được kênh đào cũng sẽ nắm giữ được an ninh hàng hải của tuyến đường từ Ấn Độ Dương qua kênh đào vào Vịnh Thái Lan và ra Thái Bình Dương. Và do đó vị trí Việt Nam thân với Mỹ hay Trung cộng có ý nghĩa chiến lược to lớn. Nếu Mỹ có Việt Nam là đồng minh thì sẽ ngăn cản được bành trướng của Trung cộng xuống phía Nam, và ngược lại, nếu Trung cộng “thu phục” được Việt Nam, thì Trung cộng kiểm soát gần trọn tuyến hải trình này và đe dọa cả tới hải lộ Philippin. Trong sự dằng co về chiến lược biển của hai cường quốc này qua kênh đào Kra, tự nhiên vai trò của Việt Nam trở thành quan trọng.
Nhìn sang Thái Lan ta thấy những bất ổn chính trị và biểu tình của dân chúng khắp nơi kể từ khi Thủ Tướng Thaksin Shiwanatra lên cầm quyền và lộ ra xu hướng thân Trung cộng . Khi Thaksin tỏ ý gật đầu với Trung Cộng về kênh đào ĐNA này, và sau đó Trung cộng “ồn ào và tự mãn” công bố mình sẽ là quốc gia đào kênh. Trước diễn biến đó, người dân Thái Lan, vốn được thụ hưởng một nền dân chủ lâu dài nên không “hiền lành” như quần chúng Việt Nam, đã vùng lên để dẹp bỏ Thaksin lẫn đường lối ngả theo Trung cộng . Trung cộng lại hậu thuẫn cho em gái Thaksin là Yingluck lên cầm quyền. Chính giới và nhân dân Thái Lan lại khuấy động lần thứ hai, tác động để cuối cùng quân đội ra tay xóa bỏ chính phủ của bà Yingluck Shiwanatra. Họ đủ thông minh để hiểu lệ thuộc Trung cộng sẽ có hậu quả như thế nào. Đấy là chưa kể bàn tay Anh-Mỹ chắc đã và đang không ngừng tác động.
Việt Nam thì như thế nào? Kênh đào Kra ảnh hưởng gì vào chính trị Việt Nam lúc này? Tại sao lại xuất hiện bài báo về kênh đảo Kra đúng vào lúc này? Vì sao nhận định nó là một trong các nguyên nhân chủ yếu đưa đến việc Trung cộng phải gạt bỏ “tình anh em giữa hai đảng cầm quyền” và đem giàn khoan cắm vào vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam?
Võ Văn Kiệt – chính khách
Muốn lý giải về việc tay cờ Ba Dũng vì sao hôm nay đưa ra công khai chủ trương “thoát Trung” và Trung cộng vì sao cắm giàn khoan dầu lúc này thì phải lật lại quá khứ để nhìn thấu hết các nguyên nhân sâu xa của nó. Mỹ và Trung cộng đều thấy được tầm mức và lợi ích to lớn của con kênh đào này mang lại ngay từ thập niên 90 của thế kỷ trước nên đã hoạch định những sách lược lâu dài. Trung cộng , tận dụng kết quả của hội nghị Thành Đô, liên tục dựng lên các tay cờ đàn em trong nội bộ đảng cầm quyền Việt Nam, để chi phối Việt Nam, và dự tính chỉ phải đối phó với Mỹ tại Thái Lan trong dự án kênh đào ĐNA này.
Dư luận đã có nhiều ngạc nhiên khi ở những năm của nhiệm kỳ thứ hai làm thủ tướng, Võ Văn Kiệt đã trình làng một người trẻ, mới toanh và ít tiếng tăm là Nguyễn Tấn Dũng, lúc đó là bí thư tỉnh ủy Kiên Giang, dự bị cho vị trí thủ tướng tương lai. Hiển nhiên thôi, khi kênh đào xong, thì khu vực Phú Quốc-Hà Tiên, quê hương của Ba Dũng trở thành một tiền đồn yết hầu quan trọng, kiểm soát và phòng thủ kênh đào khi nhìn về phương Bắc, vậy còn lựa chọn nào tốt hơn cho Võ Văn Kiệt và Mỹ, để đầu tư chính trị vào một tay cờ gốc Kiên Giang trong tương lai sẽ dẫn dắt Việt Nam đối đầu với Trung cộng và cùng chia lợi ích với Mỹ qua kênh đào ĐNA này.
Từ khi “thống nhất đất nước” vào năm 1975, học tập mô hình Mao Trạch Đông, đảng cộng sản Việt Nam đã liên tiếp phạm những sai lầm đã đưa đất nước vào đói nghèo lạc hậu và dân tộc ly tán. Trong tình hình đó, nhìn sang Trung cộng thấy Đặng Tiểu Bình thực hiện những cải cách kinh tế, đảng đã quyết định cho tay cờ Võ Văn Kiệt tham chính, đi theo sau đàn anh Trung cộng “cải cách kinh tế nhưng kềm chặt chính trị”. Thế là Võ Văn Kiệt đi phương tây, đem về những chương trình tài trợ- đầu tư và Mỹ quyết định dỡ bỏ cấm vận. Ít ai biết là kèm theo những cái công khai đó cỏn có những thỏa thuận ngầm bên trong. Chắc là Mỹ đã quyết định trong tương lai Việt Nam sẽ là quốc gia dẫn dắt Asean đối đầu với Trung cộng , và hợp tác chia lợi ích với Mỹ trong dự án kênh đào ĐNÁ. Tay cờ Võ Văn Kiệt sẽ triển khai nước đi chiến lược đó trong bàn cờ Việt Nam để phối hợp với Mỹ.
Nhóm lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản Việt Nam dĩ nhiên cũng hiểu kế hoạch này của Mỹ. Tuy nhiên trong một tình thế mà đàn anh Trung cộng có chung lý tưởng nhưng không chung tiền xài thì việc phe bảo thủ thân Tàu nhượng bộ để Võ Văn Kiệt bang giao với Mỹ và phương tây, thực thi các cải cách của ông ta để có được viện trợ, là cần thiết. Với những sự hỗ trợ này, trước khi dân có lợi thì đảng cũng hưởng lợi và đảng có thành tích để “tự hào” với nhân dân coi đó là “thành tựu của đảng”. Đảng cũng tự tin là đàn anh Trung cộng có cải cách nhưng không sợ mất đảng, thì đàn em như mình học theo cũng không sao. Nhóm bảo thủ thân Tàu trong đảng lúc đó chưa đủ tầm để thấy ra một điều then chốt là Việt Nam không phải là Trung cộng , một quốc gia lớn và có tiếng nói trong bang giao quốc tế, còn Việt Nam thì khác hơn, tư thế yếu kém hơn, nên cái gì mà đảng cộng sản Trung cộng làm được thì chưa hẳn là đảng cộng sản Việt Nam làm được. Sự ổn định toàn trị của đảng cộng sản Việt Nam mong manh hơn đảng cộng sản Trung cộng , trước những biến động dồn dập, trong 1 thế giới phẳng toàn cầu đa cực như hiện nay.
Tận dụng những kẽ hở đó của đảng, thế là những hoạt động đặt nền móng cho kế hoạch “thoát Trung” của Võ Văn Kiệt được xây dựng. Tay cờ Ba Dũng được Mỹ âm thầm ủng hộ và trưởng thành để bây giờ leo lên cầm nắm bàn cờ của Việt Nam trong sự ậm ừ của đảng. Từ kế hoạch kênh đào đến việc Việt Nam có một ông thủ tướng quê Kiên Giang bây giờ bắt đầu “thoát Trung” đã có một móc xích mà tác nhân sắp đặt là Võ Văn Kiệt. Ông Võ Văn Kiệt với tầm nhìn chiến lược và tấm lòng với dân tộc, hiểu rằng kế sách tối ưu cho đảng CS của ông và cho đất nước là đi với Mỹ trong dự án kênh đào và như một đồng minh lâu dài. Do đó ông đã bồi dưỡng tay cờ Ba Dũng từ rất sớm, khi còn là thủ tướng đã luân chuyển Ba Dũng qua nhiều lĩnh vực, bộ ngành quan trọng để Ba Dũng có hậu thuẫn và bộ khung làm việc trong tương lai. Ít ai chú ý Nguyễn Tấn Dũng đã từng làm thứ trưởng bộ quốc phòng, thứ trưởng bộ công an, thứ trưởng bộ tài chính, thống đốc ngân hàng nhà nước… những cơ quan có vị trí quan trọng trong việc cầm nắm quyền lực và duy trì ảnh hưởng lãnh đạo tại Việt Nam.
Như vậy, có thể lý giải vì sao bây giờ Việt Nam có một ông thủ tướng xuất thân Kiên Giang đang có chiến lược “thoát Trung”, cũng như hiểu vì sao Thái Lan có bất ổn chính trị liên tục. Cũng như hiểu vì sao hôm nay Trung cộng quyết định đặt giàn khoan vào Biển Đông để qua nó gây bất ổn chính trị cho Việt Nam nhằm phá thế cờ “thoát Trung”, cầm lại quyền chi phối VN, kềm chân Mỹ trong chiến lược Asean. Để từ đó thắng nước cờ chiến thuật quan trọng là kiểm soát kênh đào ĐNA. Đứng trước lợi ích to lớn của kênh đào và biển Đông mang lại, tình anh em hai đảng chỉ còn là một thứ “tình hữu nghị mơ hồ, viễn vông” mà tay cờ Ba Dũng vừa công khai kết luận.
Bày binh bố trận cho kênh đào
Hiệu quả chiến thuật từ dự án kênh đào mang lại cho Việt Nam nếu đi với Mỹ, sự góp mặt và tham gia vào thực thi kế hoạch đó của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lộ rõ với các hành động gần đây của ông ta.
Giới quan sát chính trị Việt Nam cần chú ý đến tác động của dự án kênh đào ĐNA (Kra canal) mang lại cho sự cải cách chính trị của Việt Nam. Ít ai chú ý đến sự kiện diễn biến xung quanh nó.
Tháng 3/2014, Ba Dũng đã thành công trong việc đưa con trai ông ta là Nguyễn Thanh Nghị về làm phó bí thư tỉnh ủy kiêm phó chủ tịch tỉnh Kiên Giang và đặc trách chỉ huy đặc khu Phú Quốc-Hà Tiên.
Liền ngay sau đó là tháng 4/2014, Singapore ký với Việt Nam thỏa thuận đầu tư vào Phú Quốc, chuẩn bị cho dòng tiền của Mỹ và Singapore đổ vào khu vực này. Nên nhớ các nhà tư bản ngoại quốc và cha con Lý Quang Diệu-Lý Hiển Long là những tay có tầm cỡ khôn ngoan trong hoạch định chính sách. Nếu họ không tin là Việt Nam có bước ngoặc xích lại Mỹ và Ba Dũng sẽ “thoát Trung”, sau này Việt Nam cùng Mỹ khai thác kênh đào thì làm sao mà họ đổ tiền vào khu vực này. Những tay tư bản và cha con nhà họ Lý không dại gì trao tiền vào nơi mà Trung cộng cầm quyền kiểm soát cả. Những nhà quan sát và quan tâm đến chính trị Việt Nam cần thấy đây là một thắng lợi then chốt của Nguyễn Tấn Dũng và Mỹ trong việc khởi động kênh đào ĐNA. Dĩ nhiên là có đi phải có lại, kèm theo sự đầu tư của Mỹ và Singapore, Nguyễn Tấn Dũng phải cam kết với Mỹ và đồng minh là Phú Quốc sẽ có quy chế chính trị-kinh tế như một Hồng Kông thứ 2 trên thế giới. Kế hoạch đã lộ rõ và đến hồi thực hiện. Trung cộng không thể nằm im cho kẻ địch thành công. Giàn khoan phải xuất hiện.
Song song với Kiên Giang, nơi quan trọng bậc nhất cho dự án kênh đào thì Sài Gòn cũng có vị trí quan trọng hàng đầu của nó trên bình diện cải cách chính trị sau này của đất nước. Trong một tương lai khi chiến lược “thoát Trung” thành công, Việt Nam sẽ phải cải cách chính trị để phù hợp với quốc tế. Sài Gòn với sự năng động vốn có, những nền tảng dân chủ mà chính thể Việt Nam Cộng Hòa còn dư âm lại, và trình độ dân trí hiện nay hoàn toàn thích hợp làm ngọn cờ đầu. Nguyễn Tấn Dũng hiểu rằng phải đặt ở đó một quân cờ chiến lược trung thành với ông ta và với đường lối “thoát Trung”, có xu hướng cải cách ổn định cũng như được quẩn chúng tin cậy.
Trong một bối cảnh khó khăn chèn ép nhau từ phe thân Trung cộng , Nguyễn Tấn Dũng đã vượt qua ngăn cản bước đầu, đưa về một “người kế vị”, cháu của Võ Văn Kiệt, người từ lâu nay lặng lẽ yểm trợ ngư dân Quãng Ngãi chống các âm mưu gây hấn của Trung cộng , người được quần chúng Sài Gòn tin cậy, đó là Võ Văn Thưởng.
Phải nhìn nhận đây là một bước đi khéo léo và tế nhị của tay cờ Ba Dũng. Đưa Thưởng về để chuẩn bị vào vị trí lãnh đạo một thành phố sẽ đi đầu trong cải cách thể chế, Ba Dũng đã làm phương tây và các cựu thần trong đảng ủng hộ đường lối Võ Văn Kiệt yên lòng. Bên cạnh đó, Ba Dũng cũng tỏ rõ một thiện chí cho quần chúng thấy là ông ta sẽ không đi theo con đường độc đoán gia đình trị.
Sau khi ông ta thoái vị thì Võ Văn Thưởng sẽ bước ra chính trường và dẫn dắt Việt Nam, chứ không phải các con của ông ta, giảm thiểu sự nghi ngờ của quần chúng từ “độc tài đảng trị” chuyển sang “độc tài gia đình trị”. Đây cũng là cách hay nhất để tạo sự đồng thuận tương đối từ các phe này phái kia, điều mà Ba Dũng cần nhất lúc này. Mà biết đâu nhờ thế ông lại bước lên địa vị cao hơn bây giờ.
Bấy lâu nay truyền thông khắp nước đã bàn luận và các chuyên gia trí thức đã góp ý về một mô hình đô thị dân chủ và năng động. Phải chăng Võ Văn Thưởng sẽ nương theo những bàn luận và góp ý đó, và với sự ủng hộ của khối chuyên gia trí thức, đưa thành phố Sài Gòn đi theo mô hình chính quyền tự trị kiểu tiểu bang của Mỹ, đặt nền móng cho chuyển hóa chính trị tại Việt Nam, đưa Việt Nam xích lại gần với các thể chế phương tây?
Kênh đào ĐNÁ và Phong trào dân chủ Việt Nam
Các nước cờ, nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân thứ yếu và các yếu tố “thoát Trung”, đang ngày càng lộ rõ. Tại sao lại có bài báo về kênh đào Kra vào lúc này? Những người vận động chính trị cho nền dân chủ cần thấy rằng những nước cờ chiến lược, kênh đào, đặc khu Phú Quốc và thành phố Sài Gòn, sẽ là tiền đồn cho nền dân chủ tại Việt Nam trong tương lai.
Để từ đó có ngay những bước đi chiến thuật phù hợp. Những nước cờ này của Ba Dũng đang tạo ra nhiều cơ hội và ưu thế cho tiến trình dân chủ hóa. Những người dân chủ phải biết tận dụng khéo léo để phát huy nó. Vấn đề bây giờ cần thấy và đặt ra không phải là Việt Nam có “thoát Trung” hay không, mà là làm gì để phát huy hiệu quả từ những bước khởi đầu “đang thoát Trung” và những thành quả bước đầu mà nó đang mang lại. Lúc này cần thiết nhất là hãy chân thành vì lợi ích chung của đất nước, cùng ngồi lại với nhau, xác định rõ mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và chiến lược dài hạn (mục tiêu nguyên tắc) là gì.
Cũng cần nhận rõ rằng lúc này, tay cờ Ba Dũng tuy có ưu thế trên chiến lược nhưng vẫn còn thất thế ở các vị trí chiến thuật. Do đó, vấn đề đáng quan tâm là phối hợp vận động để góp phần vượt qua các trở ngại chiến thuật nhằm tổn thất ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất. Cái quan trọng thứ hai phải nhìn nhận là đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ Việt Nam bây giờ trở đi đã dần dần không thể còn là một nữa. Người đấu tranh dân chủ hướng về Mỹ và phương tây kêu gọi họ ủng hộ cho phong trào dân chủ Việt Nam thì cũng đừng quên một châm ngôn của chính tư bản. Đó là: “không có bạn bè và kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có đồng minh giai đoạn và lợi ích vĩnh viễn là quan trọng”.
Dĩ nhiên để đạt được thắng lợi sau cùng của chiến lược thoát Trung, Ba Dũng đã và đang thực hiện những bước đi chiến thuật. Theo dõi sâu xát tình hình chúng ta có thể nhận ra được những bước đi chiến thuật này./
© Nguyễn An Dân
(Ngày 25 tháng 5 năm 2014)
Võ Văn Thưởng (sinh năm 1970) là một chính khách Việt Nam, Thạc sỹ Triết học. Ông hiện đang giữ chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII.Võ Văn Thưởng – Wikipedia tiếng Việt
Posted by: "dongtran.vktn@gmail" <dongtran.vktn@gmail.com>