Biển Đông đã xong, bây giờ đến tây Thái Bình Dương

04 Tháng Mười 201511:43 CH(Xem: 11692)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 05 OCT 2015

Canh bạc Quốc tế Đại dương: "USS Ronald Reagan phối hợp với Đệ tam, Đệ thất Hạm đội bày binh bố trận ở tây Thái Bình Dương"

image027

Tàu sân bay Mỹ có thể khai chiến với Trung Quốc bất cứ lúc nào

Đông Bình

03/10/15 06:48

(GDVN) - Mỹ đang tiến hành điều chỉnh chiến lược quan trọng, có thể để cho Hạm đội 3 và Hạm đội 7 sát cánh tác chiến ở Tây Thái Bình Dương đối phó Trung Quốc...

Các nguồn tin cho biết, khoảng 8 giờ sáng ngày 1 tháng 10, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ đã đến căn cứ Yokosuka của Quân đội Mỹ ở tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. Hành động này đã gây chú ý rộng rãi cho dư luận quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc.

image028

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.


“Chiếc xe mới nhất”


Trang mạng “Người quan sát” Trung Quốc ngày 2 tháng 10 cho rằng, tàu sân bay USS Ronald Reagan là tàu sân bay động cơ hạt nhân thứ hai triển khai ở Nhật Bản, kế tiếp sau tàu sân bay USS George Washington – tàu này đã rời khỏi Nhật Bản vào tháng 5, quay trở về Mỹ tiến hành đại tu.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan sẽ phát huy vai trò then chốt trong Hạm đội 7, Hải quân Mỹ, tăng cường năng lực tác chiến của Quân đội Mỹ ở khu vực Đông Á.

Tàu này tiên tiến hơn tàu sân bay USS George Washington, trang bị radar điều khiển hỏa lực và radar phòng thủ, hệ thống vũ khí tích hợp, công nghệ chỉ huy và thông tin mới.

“Giống như chúng tôi có một chiếc xe mới nhất, khỏe nhất, chúng tôi có GPS (hệ thống định vị toàn cầu), chúng tôi có kính chiếu hậu, vì vậy chúng tôi có thể nhìn rõ cái gì ở phía sau. Chúng tôi có một số năng lực chỉ huy và kiểm soát rất xuất sắc” – thuyền trưởng tàu sân bay USS Ronald Reagan nói.

image029

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.


Lần này, trong số khoảng 5.000 thuyền viên của tàu sân bay USS Ronald Reagan, có khoảng 2.000 người từng phục vụ trên tàu sân bay USS George Washington. Hải quân Mỹ đã thực hiện cách này để tiết kiệm chi tiêu.

Theo bài báo, đây không phải là lần đầu tiên tàu sân bay USS Ronald Reagan đến Nhật Bản. Sau trận động đất lớn ngày 11 tháng 3 năm 2011, tàu sân bay này đã vận chuyển tiếp tế thực phẩm và nước cho khu vực thảm họa ở thành phố Sendai, thủ phủ tỉnh Miyagi, Nhật Bản.

Nhưng hoạt động cứu nạn và cứu trợ này hoàn toàn không kết thúc thuận lợi. Sau đó, có khoảng 80 binh sĩ hiện còn đang phục vụ và đã nghỉ hưu của tàu sân bay USS Ronald Reagan đã đòi bồi thường vài trăm triệu đến vài tỷ USD từ Công ty điện lực Tokyo – nhà vận hành nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Họ cho rằng, Công ty điện lực Tokyo đã giấu giếm nguy hiểm từ phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân Fukushima khi họ tham gia cứu nạn. Sau hoạt động cứu trợ này, họ đã mắc một số bệnh như đau đầu, sức chú ý khó tập trung, trực tràng chảy máu, vấn đề tuyến giáp trạng cho đến bệnh ung thư, cho rằng, những bệnh này do phóng xạ gây ra.

image030

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.


Theo bài báo, cũng chính nguyên nhân đây là tàu sân bay động cơ hạt nhân, một đoàn người địa phương của Nhật Bản đã tổ chức biểu tình phản đối khi tàu này đến căn cứ Yokosuka vào ngày 1 tháng 10.

Ủng hộ Nhật, cam kết an ninh khu vực, đối phó Trung Quốc

Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc ngày 2 tháng 10 cho rằng, triển khai tàu sân bay USS Ronald Reagan có nghĩa là sức chiến đấu của Quân đội Mỹ ở khu vực Đông Á tăng lên. Đây là động thái mới nhất tăng cường hợp tác quân sự của Nhật-Mỹ sau khi Quốc hội Nhật Bản thông qua dự luật bảo đảm an ninh mới vào trung tuần tháng 9.

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ Scott Swift cho biết, tàu USS Ronald Reagan triển khai ở Nhật Bản thể hiện cam kết của Mỹ đối với khu vực này và đồng minh, tái khẳng định tầm quan trọng của hợp tác giữa Hải quân Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Theo Scott Swift, tàu sân bay là trang bị có hiệu quả có thể phát huy vai trò trong những thời điểm và địa điểm cần thiết. Chính phủ Nhật Bản bày tỏ rất hoan nghênh việc triển khai tàu sân bay USS Ronald Reagan.

image031

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.


Mỹ có kế hoạch triển khai 60% lực lượng hải quân ở Đông Á, bao gồm các tàu chiến tiên tiến nhất. Theo hãng tin Kyodo Nhật Bản, 3 tàu khu trục của Quân đội Mỹ cũng sẽ triển khai ở căn cứ Yokosuka, Nhật Bản trước năm 2017.

Tờ “Thời báo Tự do” Đài Loan ngày 2 tháng 10 cho rằng, trong thời điểm Nhật-Mỹ tăng cường quan hệ quân sự, tàu sân bay USS Ronald Reagan triển khai ở căn cứ Yokosuka, thực hiện nhiệm vụ quan trọng bảo đảm an ninh châu Á-Thái Bình Dương.

Hãng tin VOA Mỹ ngày 2 tháng 10 cũng có bài viết cho rằng, triển khai tàu sân bay USS Ronald Reagan ở Nhật Bản là một phần quan trọng trong thực hiện chính sách chuyển trọng tâm đến châu Á của Mỹ.

Chính sách này tập trung các nguồn lực quân sự và ngoại giao của Mỹ cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương – nơi có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng.

image032

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.


Ngoài tăng cường hiện diện ở châu Á, Mỹ triển khai tàu sân bay này còn thể hiện sự ủng hộ đối với chính sách Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ông Shinzo Abe có kế hoạch mở rộng vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở khu vực này.

Tư lệnh Hạm đội 7, Hải quân Mỹ, Phó đô đốc Joseph Aucoi cho biết: “Chúng tôi có tàu chiến rất mạnh về năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo, đặc biệt là ở khu vực cách CHDCND Triều Tiên chỉ một vùng biển này”.

Tàu sân bay USS Ronald Reagan đến Nhật Bản đúng vào thời điểm Nhật Bản vừa có luật an ninh mới, luật này cho phép Nhật Bản có thể dễ dàng hơn trong việc bảo vệ lợi ích của bản thân và đồng minh.

Nhưng, Chính phủ Trung Quốc đã bày tỏ quan ngại đặc biệt về bộ luật này, đồng thời thường xuyên thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng để tìm cách chia rẽ nội bộ Nhật Bản về việc sửa đổi, thực hiện luật này - PV.

image033

Ngày 1 tháng 10 năm 2015 ở căn cứ Yokosuka, Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus tham gia lễ đón tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan


Theo bài báo, Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus đã đến Nhật Bản và tham gia lễ đón tàu sân bay USS Ronald Reagan, một phần mục đích là thể hiện tư thế ủng hộ cứng rắn hơn của Mỹ đối với Nhật Bản, hỗ trợ cùng ngăn chặn đối thủ chung, chẳng hạn Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.

Ray Mabus cho biết: “Cho nên, chúng tôi cho rằng, những biện pháp này đã được tăng cường và giúp chúng tôi cùng tốt hơn”.

Có phân tích cho rằng, Nhật Bản muốn vượt qua vị thế “đối tác nhỏ” của Mỹ, phải cam kết tăng cường huấn luyện quân sự và tăng mạnh ngân sách quốc phòng, đồng thời phát huy vị trí chủ đạo trong những nhiệm vụ lớn hơn có tính nguy hiểm tiềm tàng.

Có thể khai chiến với Trung Quốc bất cứ lúc nào

Trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 2 tháng 10 dẫn tờ “Nhật báo Tinh Đảo” Hồng Kông cho biết, một tướng lĩnh cao cấp của Hải quân Mỹ hy vọng Hạm đội 3 mạnh của Hải quân Mỹ mở rộng vai trò quân sự từ Bộ tư lệnh ở San Diego đến khu vực Tây Thái Bình Dương.

image034

Ngày 1 tháng 10 năm 2015 ở căn cứ Yokosuka, Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus tham gia lễ đón tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan


Quân đội Mỹ mong muốn Hạm đội 3 và Hạm đội 7 (có trụ sở ở Nhật Bản) triển khai hợp tác quân sự chặt chẽ hơn, tập trung quan tâm đến khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi mà Quân đội Mỹ cho là không ổn định nhất, từ đó tạo ra thế “liên kết bao vây” của hai hạm đội này.

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ tiết lộ, tới đây, trong lễ duyệt binh trên biển ngày 18 tháng 10 của Lực lượng Phòng vệ, đại diện tham dự của Hải quân Mỹ là Tư lệnh Hạm đội 3 Nora Tyson, chứ không phải Tư lệnh Hạm đội 7. Đây là một dấu hiệu sớm của “chuyển đổi chiến lược quan trọng”.

Đưa ra sự điều chỉnh chiến lược quan trọng này hoàn toàn không cần di chuyển bộ tư lệnh hoặc cảng chính của Quân đội Mỹ, nhưng tạo điều kiện cho Hạm đội 3 và Hạm đội 7 của Quân đội Mỹ triển khai hợp tác quân sự ở khu vực không ổn định nhất châu Á-Thái Bình Dương.

Một quan chức cao cấp hải quân của Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ tiết lộ, Quân đội Mỹ thực sự có ý định “hợp nhất, liên kết bao vây” giữa Hạm đội 3 và Hạm đội 7 để tác chiến ở tuyến đầu.

image035

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.


“Tác chiến tuyến đầu” là thuật ngữ của Hải quân Mỹ, cho biết ở vùng biển xa xôi, thực hiện nhiệm vụ tuần tra, đột kích. Điều này có nghĩa là Quân đội Mỹ thừa nhận, Tây Thái Bình Dương trong tương lai có thể trở thành phạm vi triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trọng của Hạm đội 3, sát cánh tác chiến với Hạm đội 7.

Được biết, Hạm đội 3 Hải quân Mỹ sở hữu trên 100 tàu chiến, bao gồm 4 tàu sân bay, trong đó có tàu USS Nimitz và tàu USS Carl Vinson.

Hiện nay, Quân đội Mỹ muốn “hợp nhất” giữa Hạm đội 3 và Hạm đội 7 là một hành động quan trọng của Quân đội Mỹ, một bước đi tăng cường binh lực.

Mặt khác, tờ "JoongAng Ilbo" Hàn Quốc còn cho biết, Quân đội Mỹ mở rộng lực lượng phản ứng nhanh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều động lực lượng Thủy quân lục chiến tới các khu vực như Hawaii, bắt đầu tiến hành tái bố trí binh lực, quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương.

Tin tình báo cho biết, 15% binh lực Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được điều đến triển khai ở khu vực Thái Bình Dương, kế hoạch này bao gồm việc Quân đội Mỹ sẽ tăng cường tấn công ở khu vực Thái Bình Dương.

image036

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.


Đồng thời, tờ “Thời báo Thủy quân lục chiến” Mỹ dẫn lời sĩ quan chỉ huy Thủy quân lục chiến Mỹ cho biết, nguyên nhân thực hiện kế hoạch này là Quân đội Mỹ tập trung đối phó CHDCND Triều Tiên và vấn đề Biển Đông.

Ngoài điều chỉnh bố trí lực lượng phản ứng nhanh, 4 vũ khí chiến lược lớn mang tính đại diện nhất của Mỹ vào tháng 10 đều sẽ đến thăm Hàn Quốc và triển khai ở Guam như tàu sân bay động cơ hạt nhân, máy bay ném bom tàng hình B-2, máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và tàu ngầm hạt nhân.

Có chuyên gia phân tích cho rằng, Quân đội Mỹ hiện nay đẩy nhanh triển khai các vũ khí mũi nhọn ở tuyến đầu châu Á-Thái Bình Dương nhằm tập trung giúp cho Quân đội Mỹ có được năng lực chiến đấu bất cứ lúc nào để đối phó với CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc và Nga.

Theo chuyên gia quân sự Trung Quốc Viên Trác Kiên, về tổng thể, đằng sau việc bố trí quân sự này của Mỹ hoàn toàn không đơn thuần là một động thái quân sự. Tàu sân bay và tàu khu trục triển khai mới của Mỹ rất mạnh, chúng không cần phải đánh ở đâu đó để thể hiện điều này.

image037

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.


Thông qua các hành động của chúng ở một khu vực, thực lực quân sự mạnh của nó đã được phản ánh, làm cho nước khác có cảm giác an toàn, tiếp nhận tư tưởng của Mỹ, từ đó đem lại rất nhiều lợi ích về kinh tế và thương mại quân sự cho Mỹ.

Theo Viên Trác Kiên, thông tin cho rằng khu vực phòng thủ của Hạm đội 3 mở rộng đến Tây Thái Bình Dương hoàn toàn không có nghĩa là họ triển khai lâu dài tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân, máy bay chiến đấu tàng hình ở Tây Thái Bình Dương.

Bởi vì điều này không cần thiết, cũng không có khả năng, chỉ thể hiện tốc độ điều động của họ, giống như hải không quân có thể từ lãnh thổ và bờ biển phía tây nước Mỹ vươn tới bờ tây Thái Bình Dương. Đây là khoảng cách từ vài nghìn km đến 10.000 km.

Năng lực cơ động này của Mỹ cho thấy, họ có thể điều động vũ lực đến các khu vực ven bờ Thái Bình Dương vào bất cứ lúc nào, thậm chí Hạm đội 3 có thể vươn tới Ấn Độ Dương cùng toàn bộ khu vực phòng thủ của Hạm đội 7.

Đây là Mỹ khoe cơ bắp, nhưng hoàn toàn không phải đồn trú lâu dài. Hiện nay, Mỹ thắt chặt chi tiêu quân sự, ngoài ra, chiến lược toàn cầu của Mỹ hoàn toàn không phải đồn trú lâu dài ở khu vực chuỗi đảo thứ nhất, mà là phô trương năng lực phản ứng nhanh của họ.

image038

Ngày 1 tháng 10 năm 2015, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan CVN 76 của Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đến căn cứ Yokosuka ở Nhật Bản.

 

Đông Bình

19 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18850)
Tờ Quân giải phóng nói rằng cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông diễn ra hôm Thứ Tư trên phạm vi "vài ngàn cây số vuông". Reuters ngày 18/12 đưa tin, hải quân Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc tập trận đối kháng bắn đạn thật trên Biển Đông trong tuần này. Tham gia tập trận có các chiến hạm, tàu ngầm và máy bay, tờ Quân giải phóng hôm Thứ Sáu đưa tin.
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10464)
"Phải chăng Trung Quốc đã mặc nhiên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông ? Đây là câu hỏi đang được các nhà quan sát đặt ra sau lời tố cáo rõ ràng của một nhà báo Anh trong một phóng sự vừa được đài BBC công bố hôm qua, 14/12/2015. Nhà báo này đã dùng phi cơ dân sự bay vào vùng không phận bên trên một số đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng tại quần đảo Trường Sa, và đã bị quân đội Trung Quốc đe dọa và cảnh cáo".
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11437)
Thế còn Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn thì sao? Truyền thông Đài Loan ngày 15/12 đưa tin, nhà lãnh đạo đảo này ông Mã Anh Cửu vừa chia sẻ trên Facebook hình ảnh hộp thức ăn trưa được chế biến từ các loại rau quả được cho là do thuộc cấp của ông mới mang về từ đảo Ba Bình, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Ba Bình bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp từ ngày 12/12/1946 đến nay).
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11094)
"Chính mối căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trên vấn đề Biển Đông đã khiến Bắc Kinh đẩy nhanh cuộc thương thuyết, bắt đầu từ năm 2008, về hợp đồng mua phi cơ Su-35. Trung Quốc đang rất cần loại máy bay tối tân này, bởi vì hai chiến đấu cơ tàng hình « made in China » J-20 và J-31, tức là những loại máy bay có thể thay thế Su-35, thì phải mất vài năm nữa mới có thể sẵn sàng tác chiến".
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18234)
Hiện nay Trung Quốc đang gấp rút thúc đẩy các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cầu cảng, nhà cửa và quan trọng nhất là 3 đường băng dài 3000 mét ở đá Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi. Trước đó Trung Quốc cũng đã nối dài một đường băng trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam).
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12402)
- "Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore. Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12". -"Trước đây P-8A thường xuất phát ở Guam hoặc ở Manila, phần lớn các chuyến bay thám thính khu vực quần đảo Trường Sa. Đô đốc Swift đã ngồi trên chiếc P-8A Poseidon hôm 8 - July 2015 đích thân bay thị sát Trường Sa và các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp.Với căn cứ mới ở Singapore, Thám thính cơ P-8A xuất phát ở đây sẽ quan sát khu vực cực nam Biển Đông. Tuyến hàng hải quốc tế, các căn cứ đảo quan trọng của Indonesia như Natuna, của Malaysia như James Shoal, Swallow Reef, và cả Phú Quốc đều nằm trong tầm nhìn của P-8A. (Xem tiếp trang trong)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11328)
- "Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, bà Hoa Xuân Oánh phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập lại quan điểm của Bắc Kinh : « Tòa án Trọng tài được thành lập theo yêu cầu của Philippines không có thẩm quyền » xem xét vấn đề Biển Đông, và Trung Quốc sẽ không tham gia hoặc chấp nhận bất kỳ kết quả nào của tiến trình trọng tài. - Ảnh bên: Hội đồng Trọng tài của PCA trực tiếp thụ lý vụ kiện của Philippines, từ trái qua phải là các Thẩm phán: Jean-Pierre Cot, Stanislaw Pawlak, Thomas A. Mensah (Chủ tịch Hội đồng), Rüdiger Wolfrum, Alfred H. A. Soons. Ảnh: PCA.
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13783)
"Các ra đa quân sự công suất lới đòi hỏi nguồn điện năng cung cấp hàng ngàn kilowatt, tương đương với nhu cầu tiêu thụ điện của khoảng 1000 hộ gia đình trung bình ở Hoa Kỳ, nguồn năng lượng tái tạo thông thường không đáp ứng được nhu cầu của ra đa quân sự. Việc lắp các tấm pin năng lượng mặt trời ở đảo nhân tạo không thích hợp vì diện tích quá bé, dùng năng lượng gió thì không ổn định và công suất phụ thuộc thời tiết". Ảnh bên: Các thủ thủy VN cang gác đảo Đá Nam". Photo: Lý Kiến Trúc.
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11569)
"Phán quyết của tòa án trọng tài trong vụ kiện này cũng sẽ ảnh hưởng quan trọng đến quan hệ và tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông. Không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ ngưng hoặc giảm ý định kiểm soát vùng biển trong Đường 9 Đoạn". "Việt Nam không có khả năng đối đầu quân sự và cũng không đủ sức mạnh kinh tế để đặt áp lực ngoại giao với Trung Quốc. Giải pháp duy nhất và có thể không tránh khỏi là đấu tranh pháp lý trước tòa án quốc tế".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10864)
"Giáo sư luật quốc tế Philippe Sands thuộc trường đại học University College London xác định rằng các thực thể như Vành Khăn (Mischief Reef), Xu Bi (Subi Reef), Ken Nan (Mckennan Reef), Ga Ven (Gaven Reef), và cả Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), hiện do Philippines kiểm soát, đều là bãi cạn lúc chìm lúc nổi (low-tide elevation), căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Do vậy, các thực thể này không được hưởng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10938)
"Nhiệm vụ của Vận tải hạm GY820 là vận chuyển tiếp liệu cho căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm, mà Trung Quốc đặt tên là Vĩnh Hưng, sau khi đánh chiếm Hoàng Sa từ tay Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tháng Giêng năm 1974".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10839)
"Trong một thông cáo đăng trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 19/11/2015, Đô đốc hải quân Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli) tuyên bố, Trung Quốc đã « hết sức kiềm chế » trước các hành động khiêu khích của Mỹ trên Biển Đông, đồng thời ông cảnh báo lực lượng hải quân sẵn sàng đáp trả những hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11958)
"Trưa ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến sân bay quốc tế Ninoy Aquino, thủ đô Manila, Philippines.Vừa đến Philippines, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lập tức đến thăm tàu chiến BRP Gregorio del Pilar, biểu tượng của sự hỗ trợ mà Mỹ dành cho Philippines". "Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đó cũng đã lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông sau 1 tuần Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen tiến vào 12 hải lý đá Su Bi hôm 27/10/15 và ngày 12/11/15 pháo đài bay B-52 đã tuần tra tự do hàng không bên trong phạm vi 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn". " Nikkei Asian Review ngày 18/11 cho biết, Hoa Kỳ sẽ cung cấp 259 triệu USD giúp 4 nước Đông Nam Á ". "Trong số 259 triệu USD viện trợ lần này, Philippines nhận được 79 triệu. Số còn lại, Mỹ tài trợ cho Việt Nam khoảng 40 triệu USD với 19,6 triệu trong năm tài khóa 2015 và 20,5 triệu trong năm tài khóa 2016. Mức viện trợ của Mỹ cho Indonesia là 21 triệu USD và Malaysia là 2,5 triệu USD và đều phân bổ làm 2 đợt, năm tài
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10945)
"Ông Tập Cận Bình thúc đẩy Hiệp định Tự do thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trong khi ông Obama cố gắng tranh thủ thúc đẩy TPP".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11021)
"Báo Asahi Nhật Bản ngày 7/11 đưa tin, Nhật Bản và Việt Nam nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng để chống lại những mối đe dọa trên Biển Đông, bao gồm các bài diễn tập chung trên biển và việc tàu quân sự Nhật Bản được phép cập cảng Cam Ranh của Việt Nam từ năm 2016 để sử dụng các dịch vụ hậu cần, kỹ thuật, tiếp tế nhu yếu phẩm".
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10028)
"Bộ Ngoại giao Philipines, ngày hôm nay, 11/11/2015, thông báo, Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ tổ chức cuộc điều trần vào ngày 24/11/2015, để tiếp tục nghe các bên liên quan trình bầy lập luận trong vụ Philipines kiện Trung Quốc liên quan đến các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12685)
“Này, các anh đang ở trong hải phận Trung Quốc. Các anh định làm gì?”, phía tàu Trung Quốc hỏi – chỉ huy Robert Francis, một sỹ quan chỉ huy trên tàu Lassen, kể lại với các nhà báo hôm 5/11". "Thủy thủ tàu Lassen đáp rằng họ đang hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế và định đi qua hòn đảo nhân tạo, thực hiện cuộc tuần tra tự do hàng hải".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11783)
"Những chiếc này được các quan chức Mỹ mô tả là tàu buôn hoặc tàu cá của Trung Quốc, nhưng trên thực tế chúng không thực sự giống như những chiếc tàu cá bình thường và có những hành vi khá hung hăng. Chúng cắt mũi và đeo bám, bao vây tàu tuần tra Hải quân Mỹ ở một khoảng cách an toàn trong quá trình tuần tra".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11191)
“Nếu Mỹ tiếp tục những hành động nguy hiểm, khiêu khích, có thể xảy ra tình huống cấp bách giữa các lực lượng tiền tuyến từ cả hai phía trên biển và trên không, hoặc thậm chí chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể châm ngòi chiến tranh," Đô đốc Ngô Thắng Lợi nói.