Hạm đội 7 sẽ trở lại Biển Đông / Thủ tướng Nhật thị sát USS Ronald Reagan

23 Tháng Mười 201512:59 SA(Xem: 12574)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 23 OCT 2015

Mỹ triển khai tàu khu trục mạnh nhất can dự Biển Đông, ngăn chặn Trung Quốc

(GDVN) - Tàu khu trục Benfold đã trang bị hệ thống tác chiến Baseline 9 mới, có năng lực phòng không, săn ngầm và phòng thủ tên lửa đạn đạo, chi viện tàu sân bay.

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 21 tháng 10 đưa tin, tàu khu trục tên lửa USS Benfold Mỹ ngày 18 tháng 10 chính thức được triển khai ở căn cứ Yokosuka Nhật Bản, đứng trên tàu, sĩ quan chỉ huy tàu này là Petersen cho biết: "Chúng tôi có hệ thống chiến đấu tiên tiến nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương".

image042

3 tàu khu trục Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đang tuần tra ở khu vực tác chiến, bảo vệ an ninh khu vực (ảnh nguồn mạng sina Trung Quốc)


Theo tờ "Stars and Stripes" Mỹ ngày 19 tháng 10, tàu khu trục tên lửa có sức chiến đấu mạnh nhất hiện nay này của Mỹ sẽ tham gia hành động ở khu vực Biển Đông, biển Hoa Đông và lân cận CHDCND Triều Tiên.

Trong khi đó, trang mạng tin tức Sputnik Nga ngày 20 tháng 10 tiết lộ, trên danh nghĩa ngăn chặn Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản vào năm 2021 cũng sẽ có năng lực tương tự.

Tàu khu trục tiên tiến nhất Mỹ

Tờ "Stars and Stripes" Mỹ cho rằng, mặc dù tàu khu trục USS Benfold ngay từ thập niên 90 của thế kỷ trước đã chế tạo xong và đưa vào hoạt động, nhưng hệ thống tác chiến Baseline 9 mới hoàn thành cải tạo giúp cho tàu chiến Aegis này trở thành tàu chiến tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ.

Được biết, tàu khu trục USS Benfold thuộc tàu khu trục lớp Arleigh Burke Mỹ, dài 153,9 m, có năng lực phòng không, săn ngầm và phòng thủ tên lửa đạn đạo cần cho chi viện cụm chiến đấu tàu sân bay.

image043

3 tàu khu trục Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đang tuần tra ở khu vực tác chiến - Biển Đông, bảo vệ an ninh khu vực (ảnh nguồn mạng sina Trung Quốc)


USS Benfold là tàu chiến quân Mỹ thứ 12 lấy cảng Yokosuka làm cảng chính. Theo kế hoạch, năm 2017, tàu chiến được Quân đội Mỹ triển khai ở căn cứ này bao gồm tàu sân bay động cơ hạt nhân và tàu khu trục Aegis, tàu tuần dương, tổng số sẽ đạt đỉnh cao kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai: 14 chiếc.

Theo mạng tin tức Sputnik Nga, mục đích tăng cường triển khai tàu chiến Aegis ở Nhật Bản của Mỹ là tăng cường thực lực quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngăn chặn Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.

Tháng 6 năm nay, Mỹ đã điều tàu tuần dương tên lửa USS Chancellorsville (đã được nâng cấp hệ thống Aegis) tới Yokosuka. Dự tính năm 2020, Mỹ sẽ triển khai hơn một nửa số tàu chiến ở khu vực này.

Người chỉ huy trung đội tàu khu trục 15 Hải quân Mỹ ở Nhật Bản, Christopher Sweeney cho biết: "Chúng tôi trông đợi tàu USS Benfold gia nhập các hành động ở Biển Đông, biển Hoa Đông và khu vực lân cận CHDCND Triều Tiên".

image044

Tàu khu trục Aegis USS Benfold và tàu sân bay USS Ronald Reagan trên Thái Bình Dương vào ngày 5 tháng 10 năm 2015


Theo bài báo, tàu khu trục USS Benfold sẽ bảo đảm cho Hải quân Mỹ tuần tra ở các vùng biển nhạy cảm của khu vực này. Nếu CHDCND Triều Tiên bắn tên lửa tầm xa tấn công Mỹ hoặc đồng minh, tàu USS Benfold sẽ "loại bỏ những mối đe dọa đó".

Đối phó tên lửa đạn đạo chống hạm Trung Quốc

Hải quân Mỹ sở dĩ tràn đầy lòng tin đối với tàu USS Benfold, chính là do nó đã được nâng cấp cải tạo hệ thống tác chiến Baseline 9. Bộ Tư lệnh Hệ thống biển Hải quân Mỹ (Naval Sea Systems Command) coi việc cấp lần này là sự tiến bộ mang tính cột mốc.

Việc cải tạo hiện đại hóa tàu khu trục USS Benfold được hoàn thành ở căn cứ San Diego, bao gồm tất cả các bộ phận của hệ thống tác chiến như nâng cấp radar, vũ khí, hệ thống thông tin, thiết bị định vị thủy âm, tác chiến điện tử, dẫn đường và năng lực tính toán.

Tàu chiến sau cải tiến có thể bắn tên lửa phòng không SM-6 tầm xa mới, có thể bắn rơi máy bay tấn công địch lắp tên lửa chống hạm trước khi nó ném bom. Đồng thời, nó cũng đã nâng cao năng lực phòng thủ bầu trời, điều này có lợi cho Hải quân Mỹ đối phó với các cuộc tấn công của tên lửa đạn đạo.

image045

Tàu tuần dương USS Chancellorsville Hải quân Mỹ được trang bị hệ thống Aegis Baseline 9


Hải quân Mỹ luôn lo ngại, đối thủ tiềm tàng có thể đồng thời phát động tấn công bão hòa từ các hướng khác nhau, tức là tên lửa hành trình bay sát mặt biển và tên lửa đạn đạo bổ nhào từ trên cao xuống.

Trong khi đó, tàu chiến Mỹ trang bị hệ thống Baseline 9 sẽ có thể đồng thời đối phó các mối đe dọa trên không như máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình và mối đe dọa trên cao của tên lửa đạn đạo.

Ngoài ra, bản thân tàu chiến cũng đã tiến hành rất nhiều cải tiến hiện đại hóa và tự động hóa, đặc biệt là các bộ phận cốt lõi như trung tâm thông tin chiến đấu được tiến hành hiện đại hóa hoàn toàn.

Kế hoạch của Hải quân Mỹ là tiến hành nâng cấp đối với 18 tàu chiến Aegis, trong đó có 3 tàu tuần dương, 15 tàu khu trục. Chúng đều sẽ có năng lực phát hiện, theo dõi và bắn rơi tên lửa đạn đạo địch.

Là một trong những tàu khu trục Aegis được cải tạo thuộc lô đầu tiên, tháng 12 năm 2014, tàu USS Benfold mới hoàn thành nâng cấp ở nhà máy đóng tàu, đầu năm nay tiến hành chạy thử trên biển vài tháng. Ngày 2 tháng 10, tàu khu trục USS Benfold khởi hành đến cảng Yokosuka.

image046

3 tàu khu trục Hạm đội 7, Hải quân Mỹ đang tuần tra ở khu vực tác chiến - Biển Đông, bảo vệ an ninh khu vực (ảnh nguồn mạng sina Trung Quốc)


Tạp chí “Lợi ích quốc gia” Mỹ cho rằng, Mỹ điều loại tàu chiến Aegis có chức năng phòng thủ tên lửa đến Nhật Bản một cách cấp bách như vậy chính là để ứng phó với tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D và Đông Phong-26 được Trung Quốc phô trương trong lễ duyệt binh vào tháng 9 vừa qua.

Hải quân Mỹ tuyên bố, phòng thủ tên lửa đạn đạo duyên hải là năng lực cốt lõi của Hải quân Mỹ, sẽ thông qua cung cấp bảo hộ cho quân đội triển khai tuyến đầu, nước bạn bè và đồng minh để tăng cường năng lực răn đe.

Nhật Bản cũng sẽ có được năng lực tương tự

Mạng tin tức Sputnik Nga cho rằng, Nhật Bản cũng sẽ tham gia nâng cấp hệ thống Aegis. Đặc biệt là công ty Nhật Bản đã nghiên cứu phát triển phần mềm số liệu chiến đấu hiển thị hình ảnh cho tàu chiến Aegis.

Phần mềm này có thể giúp cho các tàu chiến trao đổi thông tin mục tiêu, bao gồm số liệu hoạt động của tàu chiến, hoạt động bay của máy bay, tên lửa đạn đạo và tên lửa chống hạm.

image047

Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc


Hiện nay, tàu chiến Aegis của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đều không thể phòng thủ tên lửa đạn đạo chống hạm, còn hệ thống mới được phát triển sẽ có thể khắc phục điểm yếu này. Theo kế hoạch, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ tăng thêm 2 tàu Aegis mới có lắp phần mềm này vào tháng 3 năm 2021. 

Đông Bình 22/10/15 14:40

Thủ tướng Nhật lên tàu sân bay hạt nhân Mỹ để phát tín hiệu cho Trung Quốc

 (GDVN) - Nhật Bản muốn có một bộ luật tăng cường năng lực quân sự, củng cố liên minh quân sự với Mỹ, ngăn chặn Trung Quốc bành trướng.

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 20 tháng 10 dẫn tờ "Chosun Ilbo" Hàn Quốc ngày 19 tháng 10 đưa tin, ngày 18 tháng 10, sau khi tham gia lệ duyệt binh trên biển của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bước lên tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan Mỹ ở cảng Yokosuka.

image048

Ngày 18 tháng 10 năm 2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ


Phát tín hiệu cho Trung Quốc

Đây là lần đầu tiên Thủ tương đương nhiệm Nhật Bản bước lên tàu sân bay Mỹ. Hành động này của ông Shinzo Abe hầu như là để cho Trung Quốc xem, nhằm thể hiện đồng minh Nhật-Mỹ, là một sự ngăn chặn đối với Trung Quốc.

Cùng ngày, trước khi bước lên tàu sân bay USS Ronald Reagan, ông Shinzo Abe còn bước lên tàu sân bay tiêu chuẩn Izumo Nhật Bản để quan sát lễ duyệt binh của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Lễ duyệt binh lần này cử tổng cộng 36 tàu chiến và 33 máy bay của Lực lượng Phòng vệ tham gia.

Ông Shinzo Abe cho biết, môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản trở nên nghiêm trọng hơn. Bất kể có muốn hay không, mối đe dọa rất dễ vượt qua biên giới. Đây là thời đại không thể dùng sức mạnh một nước để ứng phó với mối đe dọa an ninh.

Ông Shinzo Abe cho biết thêm: Cần bảo vệ tính mạng và cuộc sống hòa bình của nhân dân, theo đó, Luật bảo đảm an ninh mới được thông qua gần đây là nền tảng pháp lý, trong tương lai sẽ còn tăng cường ngoại giao hòa bình tích cực.


image049
image050

Ngày 18 tháng 10 năm 2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ


Đối với tàu sân bay USS Ronald Reagan, ông Shinzo Abe chỉ ra, nó từng tích cực viện trợ cho những người bị hại trong thảm họa động đất và sự cố hạt nhân, cũng từng cung cấp tiếp tế nhiên liệu cho máy bay trực thăng của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, là "người bạn" của Nhật Bản, Nhật Bản bày tỏ hoan nghênh đối với việc Mỹ triển khai nó ở Nhật Bản.

Ngoài ra, nhiều tờ báo khác của Trung Quốc và báo chí Mỹ, Nga ngày 18 tháng 10 cũng đã có nhiều bài viết đưa tin về việc Thủ tướng Shinzo Abe bước lên tàu sân bay Mỹ và đều cho rằng, điều này muốn nhấn mạnh đến quan hệ đồng minh Mỹ-Nhật.

Hãng BBC Anh ngày 18 tháng 10 cho rằng, việc ông Shinzo Abe lên tàu sân bay Mỹ là vì đồng minh Nhật-Mỹ được củng cố vững chắc bằng bộ luật an ninh mới do Nhật Bản mới xây dựng.

Về Luật bảo đảm an ninh mới, tại lễ duyệt binh trên biển, Thủ tướng Shinzo Abe tuyên bố: "Quyết tâm giương cao ngọn cờ chủ nghĩa hòa bình tích cực, đóng góp nhiều hơn trước đây cho hòa bình và phồn vinh của thế giới".

Ông còn đưa ra yêu cầu đối với Lực lượng Phòng vệ, cho biết: "Để tạo ra một nước Nhật Bản hòa bình không có chiến tranh cho con cháu, hy vọng các vị tiếp tục thực hiện nhiệm vụ liên quan".

image051

Ngày 18 tháng 10 năm 2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ


Tại lễ duyệt binh, máy bay vận tải mới MV-22 triển khai ở sân bay Futenma của Quân đội Mỹ cũng đã tham diễn.

Ngoài Hải quân của Mỹ và Australia, tàu chiến Hàn Quốc, Ấn Độ và Pháp cũng đã lần đầu tiên tham gia duyệt binh.

Hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ

Theo BBC Anh, tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Ronald Reagan Mỹ ngày 1 tháng 10 đã đậu ở căn cứ hải quân Yokosuka ở Nhật Bản.

Theo Luật bảo đảm an ninh mới, Nhật Bản muốn tăng cường hợp tác phòng thủ với Mỹ. Luật mới cũng cho phép Quân đội Nhật Bản đóng nhiều vai trò hơn.

Tàu sân bay Mỹ nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của quan chức Nhật Bản. Nó có tổng cộng khoảng 5.000 thủy thủ, thay thế cho tàu sân bay USS George Washington cũng đóng ở Nhật Bản trước đó.

Ngoài ra, cuối năm nay, sẽ còn có 3 tàu khu trục đến Yokosuka Nhật Bản, đưa tàu chiến Mỹ đóng ở Nhật Bản lên con số 14 chiếc.

image052

Ngày 18 tháng 10 năm 2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm tàu sân bay USS Ronald Reagan Hải quân Mỹ. Ông đã lên ngồi trên máy bay chiến đấu F/A-18


Theo bài báo, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thúc đẩy và nâng cấp vai trò của Quân đội Nhật Bản trong quốc phòng và gìn giữ hòa bình quốc tế.

Một tháng trước, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua Luật an ninh mới, cho phép Quân đội Nhật Bản bảo vệ các đồng minh trong đó có Mỹ.

Ông Shinzo Abe cho biết, Nhật Bản cần một bộ luật tăng cường năng lực quân sự của mình, đặc biệt là trong tình hình sức mạnh quân sự và thái độ cứng rắn ngày càng tăng của Trung Quốc và tham vọng tên lửa và vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

Đông Bình 21/10/15 15:20

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Đô Đốc Scott Swift Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ thị sát Trường Sa

19 Tháng Bảy 20151

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 20 JULY 2015

image053
 Đô đốc Swift có mặt trong chuyến bay do thám trong bảy giờ.

image055
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, tham gia chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, quân đội Hoa Kỳ loan báo.

Đô đốc Swift đã có mặt trên khoang một trong những máy bay do thám mới nhất của Hoa Kỳ, P-8A Poseidon trong vòng bảy giờ hôm thứ Bảy 18/7, theo Hạm đội Thái Bình Dương.

Chiếc Poseidon được cho là có nhiều khả năng chiến đấu trong đó có chống tàu ngầm cũng như tham gia các chuyến do thám và tình báo.

Hãng tin Hoa Kỳ AP dẫn lời Đại úy Hải quân Charlie Brown, sỹ quan đối ngoại bay cùng chuyến với ông Swift, nói qua điện thoại rằng vị đô đốc "hài lòng với khả năng của chiếc Poseidon."

Tuy nhiên ông Brown không cho biết thêm các chi tiết khác về chuyến bay chẳng hạn như máy bay có đi qua vùng lãnh hải tranh chấp mà Trung Quốc đang có các công trình xây dựng.

Cũng máy bay P-8A Poseidon đã thấy công trình xây dựng của Trung Quốc tại Trường Sa hồi tháng Năm

Đô đốc Swift tham gia chuyến bay do thám hôm thứ Bảy sau chuyến thăm tới Manila nơi ông gặp các quan chức quân sự hàng ầu.

Sau đó ông cũng tới Hàn Quốc và sẽ thăm Nhật Bản trước khi trở về trụ sở của Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii.

AP nói Bộ trưởng Quốc phòng Philippine, ông Voltaire Gazmin, đã hoan nghênh hành động của vị đô đốc và nói nó cho thấy cam kết của Hoa Kỳ đối với các đồng minh đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Trước đó ông Swift nói Hoa Kỳ không ngả về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ nhưng tiếp tục có các hành động đảm bảo tự do hàng hải trong các vùng biển tranh chấp và ở những nơi khác.

theo BBC 19 tháng 7 2015

++++++++++++++++++++++++++++++++++

 

Đô đốc Ngô Thắng Lợi Tư lệnh Hải quân Trung Quốc thị sát Trường Sa

16 Tháng Mười 2014

“NHẬTBÁOVĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ SÁU 17 OCT 2014

 image057

Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc.

VOA 16.10.2014

Giới chức tình báo hàng đầu của Đài Loan cho biết người đứng đầu lực lượng hải quân của Trung Quốc đã đích thân đi thị sát các hòn đảo ở biển Đông.

Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Ông Lý cho biết ông Ngô đã thực hiện chuyến đi 'chưa có tiền lệ' kéo dài một tuần để thị sát công tác lấn biển mà Trung Quốc thực hiện trên các hòn đảo này trong những tháng gần đây.

Báo chí Hong Kong và Đài Loan dẫn lời ông Lý nói rằng đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thông qua dự án lấn biển và xây dựng các hòn đảo nhân tạo, gây quan ngại cho các nước, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam chưa lên tiếng về thông tin về chuyến thị sát của ông Ngô, nhưng trước đây từng nhiều lần khẳng định 'chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông'.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel từng lên tiếng chỉ trích 'hành động đơn phương, gây mất ổn định' của Trung Quốc ở biển Đông, trong đó có 'các hoạt động lấn biển tại nhiều địa điểm'.

Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan đưa ra thông tin được cho là sẽ làm nóng vùng biển tranh chấp trong khi Đài Bắc cũng có các động thái củng cố chủ quyền.

Tin cho hay, Đài Loan đang cân nhắc củng cố sự hiện diện quân sự thường trực ở biển Đông bằng cách đưa các tàu hải quân ra thả neo gần các quần đảo tranh chấp.

Đài Bắc hiện thực hiện dự án xây cảng trị giá 100 triệu đôla trên đảo Thái Bình (Việt Nam gọi là Ba Bình) thuộc quần đảo Trường Sa.

Khi toàn tất vào năm sau, cảng này có khả năng cho các tàu tuần duyên và quân sự nặng 3.000 tấn cập bến.

Nguồn: New York Times, Reuters

++++++++++++++++++++++++++++++++

Trung Quốc xây xong hai ngọn hải đăng tại Châu Viên và Gạc Ma

 image059

Ảnh bãi Gạc Ma (Johnson South Reef), Trung Quốc gọi là Xích Qua Tiều (Chigua Jiao), chụp ngày 29/07/2014.Nguồn : Quân đội Philippines

Trung Quốc đã hoàn tất việc xây dựng hai ngọn hải đăng tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh tranh giành chủ quyền với các nước láng giềng. Reuters hôm nay 10/10/2015 dẫn nguồn tin từ Tân Hoa Xã cho biết như trên.

Theo hãng tin Trung Quốc, một buổi lễ đã được tổ chức tối qua để đánh dấu việc hoàn thành hai ngọn hải đăng trên Đá Châu Viên
(Cuarteron Reef) thuộc cụm Trường Sa và Đá Gạc Ma (Johnson Reef) thuộc cụm Sinh Tồn, trên quần đảo Trường Sa
. Reuters
nhắc lại, Hoa Kỳ và Philippines đã phản đối việc xây dựng này.

image060

Đảo nhân tạo Châu Viên.

image062

Đảo nhân tạo Gạc Ma.

Washington nhấn mạnh việc không công nhận chủ quyền của Bắc Kinh trên các đảo nhỏ tại Trường Sa, nơi Trung Quốc hối hả đào đắp để mở rộng diện tích và xây lên những công trình kiên cố. Hoa Kỳ cũng khẳng định Hải quân Mỹ tiếp tục đi khắp các vùng biển mà luật pháp quốc tế cho phép.

Bắc Kinh biện hộ rằng các công trình xây dựng tại Trường Sa nhằm cải thiện việc tìm kiếm và cứu hộ trên biển, bảo vệ môi trường cũng như an ninh hàng hải. Trung Quốc thông báo sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều công trình tại Biển Đông.

Reuters nhận định, Biển Đông là vấn đề trung tâm đang gây căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai nền kinh tế hàng đầu thế giới. Hôm qua Bắc Kinh tuyên bố không chấp nhận việc « vi phạm lãnh hải » của mình nhân danh tự do hàng hải, trước ý định của Washington cho tàu đi vào bên trong vùng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp lên ở Trường Sa.

Bắc Kinh yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Ngoài quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, nhiều rạn san hô ở quần đảo Trường Sa đang bị Bắc Kinh ráo riết xây dựng kiên cố để áp đặt chủ quyền.

Riêng Đá Gạc Ma mà Bắc Kinh vừa khánh thành ngọn hải đăng trên đây, cũng là nơi diễn ra trận Hải chiến Trường Sa năm 1988, khi đó quân Trung Quốc đã sát hại 64 lính hải quân của Việt Nam và chiếm đóng cho đến nay./

Thụy My  RFI 10-10-2015

10 Tháng Năm 2016(Xem: 11402)
Ts Trần Công Trục: Âm mưu của Đài Loan "Ngày 10/5 hãng thông tấn Reuters đưa tin, có khả năng PCA sẽ "trì hoãn" việc ra phán quyết vụ kiện của Philippines chống lại yêu sách đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông..."Ảnh bên: Cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đi thăm đảo Ba Bình.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 10308)
"Xung quanh vấn đề nóng được dư luận quan tâm chú ý là việc Tòa Trọng tài Thường trực PCA sắp ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) trên Biển Đông, ông Chuck Hagel đánh giá, đây là vụ kiện rất quan trọng".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 11669)
Mặt trận biển Đông Ảnh bên: Mũi tên trắng trên: đường đi của các chiến hạm Nhật Bản. Mũi tên trắng dưới: đường đi của Chiến hạm Pháp và Nga qua eo biển Malacca. Chấm đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore.
26 Tháng Tư 2016(Xem: 11501)
Mũi tên trắng: Đường đi của hai chiến hạm Ariake và Setogiri của Nhật Bản và tàu ngầm Nhật Bản có thể phát xuất từ Okinawa 12/4/16. Mũi tên trắng dưới: Đường đi của Hàng không Mẫu hạm Mỹ. Mũi tên đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới hỏa lực Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới hỏa lực các căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore. Chấm tròn trắng lớn: Căn cứ B-52 ở Guam. Chấm đen: Cảng quốc tế Cam Ranh có khả năng đón Hàng không Mẫu hạm. Khoảng cách từ Subic đến Cam Ranh khoảng 1200km. HẢI ĐỒ MINH HỌA VĂN HÓA MAP
24 Tháng Tư 2016(Xem: 10194)
Nước cờ ngoại giao của Trung cộng "Theo Bắc Kinh, cả ba nước vừa kể đều đã đồng ý với Trung Quốc rằng Biển Đông không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN, cho nên không được để cho hồ sơ này ảnh hưởng đến quan hệ ASEAN-Bắc Kinh". - Quan điểm của VN: Không thể giải quyết song phương vấn đề quần đảo Trường Sa.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 9956)
(GDVN) - Toàn bộ quá trình phóng tên lửa của Trung Quốc đã được các vệ tinh cảm biến quân sự của Mỹ trong khu vực theo dõi. South China Morning Post ngày 20/4 dẫn nguồn báo Washington Free Beacon cho hay, một quan chức Lầu Năm Góc giấu tên tiết lộ, Trung Quốc đã bắn thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 hôm 12/4.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 10115)
"Ngày 14-4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ vấn đề tranh chấp ở Biển Đông nếu liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, nhiều nước thì phải giải quyết đa phương".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 10781)
"Hình ảnh chụp từ vệ tinh quốc tế ImageSat ngày 7/4 được các giới chức quốc phòng Mỹ hôm qua công nhận là xác thực cho thấy các máy bay chiến đấu Shenyang J-11 của Trung Quốc hiện diện trên đảo Phú Lâm".
12 Tháng Tư 2016(Xem: 12318)
"Lực lượng không quân Trung Quốc lớn hơn cả Việt Nam, Malaysia và Philippines đang có. Riêng Chiến khu Nam có đại bản doanh đặt tại Quảng Châu phụ trách hướng tác chiến trên Biển Đông đã có 158 máy bay chiến đấu hiện đại và 164 chiếc máy bay chiến đấu cũ hơn, của cả không quân và hải quân".
05 Tháng Tư 2016(Xem: 10259)
"Hãng tin Reuters tường thuật rằng tàu ngầm Oyashio là một trong những tàu ngầm lớn nhất và mới nhất của Nhật Bản. Thuyền trưởng Hiraoki Yoshino thuộc Lực lượng Tự vệ Nhật Bản được Reuters dẫn lời nói rằng “mục đích chủ yếu của chuyến đi là để huấn luyện các binh sĩ hải quân”.
03 Tháng Tư 2016(Xem: 13553)
"Việt Nam thông báo bắt giữ một tàu chở dầu với ba thuyền viên trên khoang vì bị cáo buộc “xâm phạm chủ quyền biển”. "Việc bắt giữ được thực hiện vào chiều 31/3 tại khu vực cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ". - Trung cộng xây lò nguyên tử gần Bạch Long Vĩ.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 11088)
- "Nhìn vào bản đồ, những căn cứ này trải đều trên toàn bộ lãnh thổ của Philippines, phản ánh mức độ cực kỳ thân cận của quan hệ đồng minh quân sự Mỹ-Philippines. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Quân Xã cho rằng, Mỹ sở dĩ đặc biệt coi trọng các căn cứ không quân của Philippines là do chúng tạo thuận lợi hơn cho Quân đội Mỹ tiến hành “phản ứng nhanh” đối với các sự vụ ở Biển Đông".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 10241)
"Theo thoả thuận đạt được hôm thứ 6 tại Washington, 5 địa điểm đó là Căn cứ Không quân Antonio Bautista, Căn cứ Không quân Basa, Đồn Magsaysay, Căn cứ Không quân Lumbia, và Căn cứ Không quân Mactan-Benito Ebuen.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 10337)
- Đài Loan sẽ đưa báo chí ra thăm đảo Ba Bình
21 Tháng Ba 2016(Xem: 9812)
"Theo thoả thuận đạt được hôm thứ 6 tại Washington, 5 địa điểm đó là Căn cứ Không quân Antonio Bautista, Căn cứ Không quân Basa, Đồn Magsaysay, Căn cứ Không quân Lumbia, và Căn cứ Không quân Mactan-Benito Ebuen".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 10417)
"Sau khi tập trận xong với hải quân Philippines, hai khu trục hạm hộ tống tàu ngầm Nhật Oyashio lần đầu tiên sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam, cũng là một quốc gia đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 10068)
"Vương Nghị nói rằng, nước ông không loại trừ khả năng đưa các phóng viên báo chí ra các thực thể (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp trên Biển Đông sau khi hoàn tất xây dựng cơ sở hạ tầng".