Hải cảnh Trung Quốc "va chạm ngẫu nhiên" hay "hợp tác đương nhiên" tàu cá Việt?

26 Tháng Mười 20151:47 SA(Xem: 12888)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 26 OCT 2015

Tàu Việt Nam cứu giúp ngư dân, tàu Trung Quốc lượn quanh trêu ngươi, ngăn cản

THÙY LINH

25/10/15

image040

(GDVN) - "Tàu của Trung Quốc cứ chạy vờn trước mặt tàu cứu nạn của chúng tôi như để “trêu ngươi” và chèn ép, ngăn cản chúng tôi tiếp cận tàu cá của ngư dân Việt bị nạn"

Thời gian qua, nhiều ngư dân phản ánh liên tiếp bị tàu Trung Quốc uy hiếp khi đang hoạt động đánh bắt thủy sản trên vùng biển Việt Nam.
Đặc biệt, mỗi khi tàu ngư dân gặp nạn trên biển, được tàu cứu nạn của Việt Nam ra cứu thì bị tàu Trung Quốc ngăn cản.

Mới đây nhất là vào ngày 20/10, khi tàu cá KH 96977 TS do ông Phan Thành Kim (trú Ninh Thủy, Ninh Hòa, Khánh Hòa) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng cùng 10 ngư dân khác đang đánh bắt thủy sản trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam thì tàu hỏng máy, cần giúp đỡ (Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh).

Sau đó, tàu SAR 412 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (Trung tâm II) đã ra biển để cứu 11 ngư dân cũng như đưa tàu cá KH 96977 TS vào bờ.

image041

Tàu SAR 412 của Trung tâm II trong một lần đi cứu nạn. Ảnh Thùy Linh


Điều đáng nói, khi tàu SAR 412 cách tàu cá bị nạn khoảng 0,5 hải lý thì tàu SAR 412 bị 02 tàu Coast Guard Trung Quốc mang số hiệu 33102 và 35153 ngăn cản không cho tàu SAR 412 tiếp cận tàu KH 96977 TS.

“Hai tàu của Trung Quốc cứ chạy vờn trước mặt tàu cứu nạn của chúng tôi như để “trêu ngươi” và chèn ép, ngăn cản chúng tôi tiếp cận tàu cá.

Cứ tưởng tượng như trên cạn mình đi xe máy mà bị chèn ép xe hoặc vượt lên phía trước. Tàu Trung Quốc làm thế là để mình không bình tĩnh là đâm vào tàu của họ, khi đó thì…”, thuyền trưởng tàu SAR 412 cho biết.

Tuy nhiên, dù tàu Trung Quốc “lạng lách, chèn ép” để tàu SAR 412 rơi vào bẫy, nhưng các thuyền viên trên tàu cứu nạn vẫn tỉnh táo và tiếp cận được tàu cá KH 96977 TS.

Sau đó đưa các ngư dân trên tàu cá sang tàu SAR 412 để chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn đồng thời đưa tàu bị nạn cùng toàn bộ thuyền viên về bờ an toàn.

image042

Thủy thủ tàu SAR 412 chụp lại hình ảnh khi tàu SAR 412 cứu 11 ngư dân trên tàu cá KH 96977 TS bị tàu Trung Quốc ngăn cản. Ảnh Trung tâm II


Được đưa về bờ và chăm sóc sức khỏe, 11 ngư dân ai nấy đều vui mừng. Nếu không được tàu SAR 412 mưu trí cứu thì tính mạng họ sẽ bị đe dọa vì nước, lương thực, thực phẩm trên tàu cá đã cạn kiệt.

“Ngư dân chúng tôi ngoài bám biển để mưu sinh thì còn có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Dù nhiều lần bị tàu Trung Quốc ngăn cản nhưng chúng tôi không sợ. Cảm ơn các anh cứu nạn SAR 412 đã ra cứu chúng tôi kịp thời…”, ông Phan Thành Kim, thuyền trưởng tàu KH 96977 TS tâm sự và nói thêm đó là động lực để họ tiếp tục bám biển.

Được biết, đây không chỉ một lần tàu SAR 412 đối mặt với tàu Trung Quốc khi đi cứu ngư dân.

Thời gian qua, nhiều lần tàu cứu nạn của Việt Nam khi đi cứu tàu cá ngư dân bị nạn ngoài biển bị tàu Trung Quốc uy hiếp. Nhưng chúng ta hoạt động trên vùng biển của mình, hợp với luật pháp quốc tế thì ta chẳng sợ ai.

Đó là tâm thế của anh em SAR 412 cũng như ngư dân và lực lượng chấp pháp của ta.

image043

Thuyền trưởng Phan Xuân Sơn (bên phải) trên tàu SAR 412 trong một lần đi cứu nạn. Ảnh Thùy Linh


Được biết, trước đó vào khoảng 0 giờ 30 ngày 1/6, khi tàu SAR 412 làm nhiệm vụ cứu nạn đối với ngư dân bị nguy kịch trên tàu cá QNa 90927 khi tàu này đang hành nghề câu mực tại tọa độ 15,05 vĩ bắc, 115,12 kinh đông phía đông nam quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam).

Khi tàu SAR 412 di chuyển đến vị trí cách tàu cá QNa 90927 bị nạn khoảng 100 hải lý (cách đảo Tri Tôn khoảng 8 hải lý) thì bị một tàu quân sự của Trung Quốc loa báo, yêu cầu tàu SAR 412 chuyển hướng khác.

Tuy nhiên, toàn bộ chỉ huy, thủy thủ trên tàu vẫn giữ hướng, di chuyển đến vị trí tàu cá QNa 90927 để cứu người. Tàu Trung Quốc tiếp tục theo tàu SAR 412 đến hơn 10 hải lý mới dừng lại.

Tàu SAR 412 vẫn thực hiện các bước cứu hộ để chuẩn bị chuyển ngư dân về bờ điều trị.

Đến trưa cùng ngày, khi tàu SAR 412 quay về thì xuất hiện tàu quân sự của Trung Quốc mang số hiệu 841 có trang bị pháo quân sự truy đuổi.

Thái độ của tàu Trung Quốc này rất hung hăng bởi ban đầu họ chỉ di chuyển với tốc độ 4-5 hải lý, tuy nhiên khi phát hiện tàu SAR 412, họ đã đột ngột tăng tốc độ lên đến 19-20 hải lý/h và lao thẳng vào mạn phải tàu SAR 412.

Khi cách tàu SAR 412 chừng 100 m thì tàu 841 của Trung Quốc chuyển hướng đi kèm song song, vừa đi vừa loa báo yêu cầu tàu SAR 412 chuyển hướng sang hướng khác.

Ngay lúc đó, đáp trả lại hành vi ngang ngược của tàu quân sự Trung Quốc, thuyền trưởng tàu SAR 412 Phan Xuân Sơn thông báo rõ: "Đây là tàu cứu nạn của Việt Nam, chúng tôi đang trên đường đi cứu nạn, không thể chuyển hướng. Yêu cầu các anh không được cản trở!".

image044

Tàu SAR 274 của Trung tâm II trong một lần đưa tàu của ngư dân miền Trung bị nạn ngoài biển vào bờ. Ảnh Thùy Linh


Trước sự cương quyết của tàu SAR 412, thuyền trưởng Phan Xuân Sơn tiếp tục điều khiển tàu SAR 412 theo hướng đã định nên tàu 841 của Trung Quốc bám theo chừng 10 hải lý thì dừng lại không theo SAR 412 nữa.

“Việc tàu Trung Quốc lao đến uy hiếp thô bạo như thế nhưng tinh thần anh em trên tàu rất vững, sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất", thuyền trưởng Phan Xuân Sơn tâm sự.

Hay như trước đó, vào tháng 2/2015, tàu SAR 412 cũng bị hai tàu quân sự, hải cảnh và máy bay quân sự của Trung Quốc uy hiếp, đe dọa khi cứu 6 ngư dân Bình Định đắm tàu tại khu vực bãi đá ngầm Chim Én, thuộc quần đảo Hoàng Sa.

“Lúc bấy giờ, tàu quân sự của Trung Quốc từ các đảo lao ra, cách tàu SAR 412 chỉ chừng 10-15m, lực lượng của họ đã vào các ụ pháo uy hiếp tàu SAR 412.

Trên biển thì 2 tàu uy hiếp, trên không thì máy bay săn ngầm của họ quần đảo. Nhưng anh em vẫn quyết tâm, bám trụ cứu ngư dân rồi mới quay về", một thủy thủ trên tàu SAR 412 tâm sự./

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

 

Hải đăng Ba Bình chiếu tới Sơn Ca

Đài Loan lo ngại Việt Nam phản đối hoạt động của hải đăng trên đảo Ba Bình

(GDVN) -Hải đăng ở đảo Ba Bình cao 12,7 m, hoạt động hoàn toàn tự động, phát sáng xa 10 hải lý, trùm lên cả đảo Sơn Ca của Việt Nam. Đài Loan đang leo thang tranh chấp.

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 26 tháng 10 có bài viết cho hay, Đài Loan vừa hoàn thành (bất hợp pháp) ngọn hải đăng ở đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa (của Việt Nam), nhưng, do mỗi lần nó chuyển động một vòng sẽ đều chiếu đến đảo do Việt Nam kiểm soát, Đài Loan lo ngại Việt Nam tiến hành phản đối.

image045

Đảo Ba Bình do Đài Loan xâm chiếm bất hợp pháp của Việt Nam


Tờ "Thời báo Tự do" Đài Loan ngày 25 tháng 10 cho biết, hải đăng trên đảo Ba Bình đã hoàn thành (bất hợp pháp-PV), sẽ bắt đầu sử dụng từ trước cuối năm 2015.

Thân hải đăng là kết cấu xi măng cốt thép hình trụ, cao 12,7 m, đường kính đáy 4 m, phát sáng xa nhất có thể lên tới 10 hải lý, phạm vi bao quát cả đảo Sơn Ca của Việt Nam - nơi cách đảo Ba Bình chỉ 7 hải lý, là một ngọn hải đăng hoạt động hoàn toàn tự động.

Theo tờ "Liên hợp vãn báo", khi hải đăng ở đảo Ba Bình gặp sự cố, có thể khởi động hệ thống dự bị, để duy trì hoạt động bình thường; trong thời bình do một tổ chức gọi là "Ban chỉ huy Nam Sa" đồn trú bất hợp pháp trên đảo quản lý.

Được biết, Đài Loan hiện có 35 hải đăng, sau khi sử dụng bất hợp pháp hải đăng trên đảo Ba Bình, sẽ trở thành hải đăng thứ 36, cũng là hải đăng thứ 9 được xây dựng bất hợp pháp sau Đài Loan thành lập. Sau này, hải đăng ở cực nam Đài Loan sẽ từ Nga Loan Tị (tỉnh Bình Đông) đổi sang đảo Ba Bình.

image046

Quân đội Đài Loan triển khai bất hợp pháp máy bay vận tải C-130 trên đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh tư liệu)


Ngoài ra, theo bài báo, tiến độ công trình bến cảng xây mới bất hợp pháp trên đảo Ba Bình đã đạt khoảng 95%, sân bay cũng đã bước vào giai đoạn hoàn thành bất hợp pháp, có thể hoàn thành trước cuối năm nay.

Quan chức Đài Loan cho biết, việc xây dựng bất hợp pháp hải đăng ở đảo Ba Bình ngoài việc đồn trú quân đội bất hợp pháp, còn tượng trưng cho thực hiện cái gọi là "chủ quyền" của Đài Loan.

Tờ "Liên hợp vãn báo" đã tiến hành so sánh các ngọn hải đăng của Trung Quốc và Đài Loan trên Biển Đông, cho rằng, hải đăng ở đã Châu Viên và hải đăng ở đá Gạc Ma do Trung Quốc mới xây xong bất hợp pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là áp dụng kết cấu hình tháp xi măng cốt thép hình trụ và hình ống;

thân của hai ngọn hải đăng cao tới 50 m, ban đêm phát ánh sáng trắng, ánh sáng phát xa 22 hải lý, chu kỳ quay một vòng là 8 giây, tính năng cao hơn nhiều hải đăng ở đảo Ba Bình.

image047

Trung Quốc khoe hình ảnh hải đăng do họ xây dựng bất hợp pháp ở đá Châu Viên, quần đảo Trường Sa của Việt Nam


Theo bài viết, do hiện nay, Philippines và Việt Nam tiến hành phản đối việc Trung Quốc xây dựng và sử dụng bất hợp pháp hải đăng, cộng với Quân đội Mỹ tuyên bố chuẩn bị đến Biển Đông, Đài Loan đang đánh giá phản ứng tiềm tàng của Việt Nam.

Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, mọi hoạt động xây dựng, quân sự hóa của Trung Quốc và Đài Loan ở các quần đảo này đều là bất hợp pháp, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, an ninh và ổn định khu vực - PV.

Mọi hành động bất hợp pháp này sẽ bị đáp trả thích đáng và sẽ chịu hậu quả cần thiết, sẽ bị Việt Nam và cộng đồng quốc tế tiến hành kiềm chế, ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả - PV. 

image048

Quân đội nhân dân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng


Đông Bình 26/10/15

30 Tháng Mười 2015(Xem: 11371)
"Cuộc họp giữa đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng của Hải quân Hoa Kỳ và Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, sẽ kéo dài một tiếng hôm nay qua đường truyền video trực tiếp".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 11232)
" Hãng tin AP hôm nay tường thuật rằng thoả thuận này quy định phi công của hai nước phải duy trì một khoảng cách an toàn, phải liên lạc với nhau một các rõ ràng, và tránh những cử chỉ không thân thiện, hoặc có thể gây xúc phạm cho phía bên kia".
15 Tháng Mười 2015(Xem: 14925)
- "Chúng tôi đến Kỳ Anh - Hà Tĩnh vào một ngày thượng tuần tháng 10. Đây là vùng đất mà suốt mấy năm nay đã khiến bất cứ ai quan tâm đến vận mệnh nước nhà cũng đều dõi theo với một tâm trạng vừa âu lo vừa bức xúc". - "Âu lo vì cả một vùng lãnh thổ và lãnh hải bao la, rộng bằng 1,2 lần diện tích Macao, ở một vị trí cực kỳ xung yếu, lại được người ta giao cho một tập đoàn của Đài Loan - Trung Quốc một cách rất chi là… vô tư và chóng vánh:"
13 Tháng Mười 2015(Xem: 12030)
- "Vì vậy, kịch bản đưa ra nếu Mỹ điều tàu quân sự tới khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông là Trung Quốc cũng sẽ triển khai lực lượng hải quân của mình vừa nhằm uy hiếp vừa nhằm thể hiện sức mạnh quân sự với Mỹ". - "Và giải quyết xung đột thông qua con đường ngoại giao có lẽ vẫn là giải pháp được cả hai bên ưu tiên."
11 Tháng Mười 2015(Xem: 29499)
- "Mới đây chúng tôi còn phát hiện ra rằng Cty này không dừng ở dự án trên mà còn đang nhắm đến một vị trí nhạy cảm khác ở huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đó là dự án khu nghỉ dưỡng nằm ở thôn Lập An, thị trấn Lăng Cô và thôn Phú Hải 2, xã Lộc Vĩnh". - "Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết diện tích đất được giao cho dự án lên tới xấp xỉ 200ha. Khu vực dự án nằm ngay cạnh bờ biển, cách đường quốc phòng chạy quanh núi Hòn Dòn (nơi có kho vũ khí của Bộ Quốc phòng) khoảng 1km, cách Cảng Chân Mây chừng 4km, cách đèo Phú Gia trên QL 1A hơn 1 km, cách đèo Hải Vân khoảng 7km, và cách đèo Phước Tượng trên QL 1A khoảng 17km".
08 Tháng Mười 2015(Xem: 14390)
- "Hải quân Mỹ đang chờ Tổng thống Obama chuẩn thuận việc điều tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông". - "Thời gian gần đây Trung Quốc đã tích cực cải tạo, cơi nới một số đảo ở Trường Sa, mà Việt Nam và một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền. Các đảo nhân tạo này được coi như tiền đồn và bàn đạp của Trung Quốc ở Biển Đông".
04 Tháng Mười 2015(Xem: 11727)
"Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus đã đến Nhật Bản và tham gia lễ đón tàu sân bay USS Ronald Reagan, một phần mục đích là thể hiện tư thế ủng hộ cứng rắn hơn của Mỹ đối với Nhật Bản, hỗ trợ cùng ngăn chặn đối thủ chung, chẳng hạn Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên." "Quân đội Mỹ mong muốn Hạm đội 3 và Hạm đội 7 (có trụ sở ở Nhật Bản) triển khai hợp tác quân sự chặt chẽ hơn, tập trung quan tâm đến khu vực Tây Thái Bình Dương, nơi mà Quân đội Mỹ cho là không ổn định nhất, từ đó tạo ra thế “liên kết bao vây” của hai hạm đội này."
01 Tháng Mười 2015(Xem: 11163)
"Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nhật Bản hoan nghênh sự kiện chiếc Ronald Reagan đến Nhật Bản, cho rằng điều này sẽ « góp phần củng cố an ninh của Nhật Bản cũng như duy trì an ninh và hòa bình trong toàn khu vực ».
29 Tháng Chín 2015(Xem: 10977)
"Để đối phó với chiến thuật của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông, Thủy quân lục chiến Mỹ tiến hành kế hoạch tái bố trí 15% lực lượng tại Hawai và « xa hơn nữa ». Tin này được báo chí Đài Loan, Hàn Quốc và trang mạng thông tin điện tử Douwei (Đa Duy) tại Hoa Kỳ loan tải."
20 Tháng Chín 2015(Xem: 12413)
Kỳ 1 1. Phú Lâm (thuộc Hoàng Sa Đông, bộ tư lệnh thứ hai sau vịnh Á Long Hải Nam) 2. Su Bi (hướng Nam TQ trung tâm quần đảo Trường Sa) 3. Chữ Thập (hướng Nam TQ án ngữ chính tuyến hàng hải) 4. Gạc Ma (hướng Nam TQ) 5. Vành Khăn (hướng cực Nam TQ sát Palawan) 6. Trường Sa Lớn (Biển Đông VN án ngữ chính tuyến hàng hải, tuyến đầu của Cam Ranh) 7. Ba Bình (hướng Tây Nam TAIWAN trung tâm quần đảo Trường Sa) 8. Hoa Lau (hướng Bắc MALAYSIA) 9. Palawan (hướng Tây MANILA-PHILIPPINES)
17 Tháng Chín 2015(Xem: 12437)
" South China Morning Post ngày 16/9 cho biết, các chuyên gia quân sự Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh phải xây dựng thêm đường băng thứ 3 (bất hợp pháp) ở bãi đá Su Bi quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) để đáp ứng mục tiêu chiến lược lâu dài, trở thành một cường quốc hải quân, cường quốc biển thật sự."
15 Tháng Chín 2015(Xem: 12497)
Vòng tròn đỏ: Trung Quốc tham vọng mở rộng Vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ) và tạo ảnh hưởng từ 7 căn cứ đảo nhân tạo ở Trường Sa; Chấm xanh: Từ Bộ tổng hành dinh Subic Manila, Hải quân Mỹ mở rộng tầm kiểm soát đến các căn cứ Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Quốc, Bintulu (James Shoal), Natuna, Singapore ... Chấm tím: Bộ tư lệnh miền Tây của Philippines đặt ở Puerto Princesa-Palawan; đây là căn cứ quan yếu của Phi phòng thủ biển Tây Philippines đối đầu với các cứ điểm hỏa lực của Trung Quốc như Vành Khăn chỉ cách Palawan gần 200km. (Đồ họaVĂN HÓA map)
13 Tháng Chín 2015(Xem: 15003)
"Theo The Diplomat, các bức ảnh chụp từ vệ tinh do công ty ảnh không gian Digital Globe, có trụ sở tại Hoa Kỳ, công bố ngày 03/09/2015, cho thấy mặt bằng xây dựng mới có chiều rộng khoảng 60 mét, chiều dài 2.200 mét ở đảo Su Bi. Bề rộng của phi đạo tương đương với đường băng tại đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross), mà Trung Quốc khởi sự xây dựng từ đầu năm." Ảnh: Đồ họa của Văn Hóa về an ninh Biển Đông.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 15016)
"Trong hơn 40 năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã triển khai bình thường các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí ở thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, trong đó có khu vực Hoàng Sa và các vùng phụ cận."
18 Tháng Tám 2015(Xem: 12510)
"Chiếc tàu chính làm chủ lực cho đợt diễn tập nhân đạo lần này vẫn là tàu bệnh viện khổng lồ USNS Mercy, từng ghé Việt Nam trước đây cũng trong khuôn khổ chương trình Đối tác Thái Bình Dương. Tuy nhiên, lần này, Hải quân Mỹ đã cử thêm chiếc USNS Millinocket, một tàu vận tải cao tốc thuộc loại tối tân nhất hiện nay đến Việt Nam, Với tốc độ 40 hải lý một giờ."
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14402)
"Tứ giác hỏa lực chéo": Gạc Ma - Chữ Thập - Su Bi - Vành Khăn. Với hỏa lực hải không quân, ra đa, tên lửa ... bố trí trên 4 căn cứ đảo nhân tạo này, Trung Quốc đủ sức khống chế quần đảo Trường Sa và con đường hàng hải quốc tế; trong khi đó, đảo lớn nhất của Việt Nam là Trường Sa Lớn rơi vào vị trí vô cùng quan trọng trong việc trách nhiệm của một căn cứ tiền tiêu bảo vệ an ninh con đường hàng hải (chấm xanh trên hải đồ). Trường Sa lớn là đảo của VNCH đóng giữ từ trước năm 1975. VĂN HÓA map
03 Tháng Tám 2015(Xem: 13697)
"Trả lời báo Politico, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, đã không ngần ngại tố cáo thái độ dè dặt của chính quyền : « Chúng ta tiếp tục giới hạn hoạt động của Hải quân Mỹ ở bên ngoài vùng 12 hải lý quanh các đảo đá đã được Trung Quốc cải tạo. Đây là một sai lầm nguy hiểm vì là một sự mặc nhiên công nhận các yêu sách chủ quyền nhân tạo của Trung Quốc».