Vịnh Bắc bộ: Việt Nam bắt tàu Trung Quốc ‘xâm phạm chủ quyền’

03 Tháng Tư 201611:40 CH(Xem: 13507)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 04 APRIL 2016

Vịnh Bắc bộ: Việt Nam bắt tàu Trung Quốc ‘xâm phạm chủ quyền’

image031

Việc bắt giữ được thực hiện vào chiều 31/3 tại khu vực cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ.

Việt Nam thông báo bắt giữ một tàu chở dầu với ba thuyền viên trên khoang vì bị cáo buộc “xâm phạm chủ quyền biển”.

Việc bắt giữ được thực hiện vào chiều 31/3 tại khu vực cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ.

Báo chí trong nước đưa tin, Bộ đội biên phòng Hải Phòng hôm qua đã đưa tàu vận chuyển khoảng 100 nghìn lít dầu không giấy tờ vào nội địa, sau hơn một ngày áp tải.

image033

Đến đêm 1/4, 3 thuyền viên Trung Quốc cùng phương tiện vi phạm đã được lực lượng biên phòng Hải Phòng đưa về neo đậu tại cửa sông Bạch Đằng, bàn giao cho Phòng phòng chống ma túy, tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội đội biên phòng Hải Phòng) tiếp tục điều tra.

Giới hữu trách cho biết thuyền trưởng Đàm Thủy Dương khai rằng “số dầu trên chở để cung cấp cho các tàu Trung Quốc đánh bắt hải sản trái phép trên vùng biển Việt Nam”.

Theo truyền thông Việt Nam, việc bắt giữ tàu  Trung Quốc vi phạm chủ quyền nêu trên nằm trong kế hoạch cao điểm tuần tra kiểm soát bảo vệ chủ quyền vùng biển, giám sát nghề cá vùng 2 - vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ của Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng Hải Phòng.

"Nỏ thần chớ để sa tay giặc - mất cả đất liền cả biển sâu"

image036

Trong khi đó, quốc hội Việt Nam hôm qua lại 'nóng' với vấn đề biển Đông. Đánh giá của Chính phủ và các cơ quan về tình hình biển Đông đều cho rằng "đảm bảo được chủ quyền và lợi ích quốc gia", tuy nhiên đại biểu Lê Văn Lai lại chỉ ra hàng loạt diễn biến "không thể coi là bình thường".

Ông Lai được báo chí trích lời nói: "Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của chúng ta tần suất 20 năm một lần. Năm 1956 chiếm Đông Hoàng Sa. Năm 1974 lấy tây Hoàng Sa. Năm 1988 lấy đảo Gạc Ma. Năm 2014 kéo giàn khoan vào biển Đông và sau đó tần suất dài hơn, dày hơn để xâm lấn chủ quyền. Trong khi đó chúng ta ngồi đây và yên bình đánh giá là đảm bảo chủ quyền quốc gia. Liệu điều đó có công bằng? Đánh giá như thế thì chúng ta đưa ra quyết sách, sự phản đối, đối kháng đã đủ chưa, phù hợp không?"

Cùng quan điểm, đại biểu Trương Trọng Nghĩa đúc kết hàng nghìn năm qua "ông cha ta giữ vững được độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chính nhờ bài học xuyên suốt là dựa vào dân, dựa vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc".

Mượn ý thơ Tố Hữu "nỏ thần chớ để sa tay giặc - mất cả đất liền cả biển sâu", ông Nghĩa lý giải, nỏ thần của chúng ta chính là lòng yêu nước của hơn 90 triệu đồng bào hợp thành, nhờ nó mà đất nước và dân tộc này đã tồn tại hơn 4.000 năm.

VOA 02.04.2016 Theo Giao thông, Người Lao Động, VnExpress  

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Điện hạt nhân sát biên giới ảnh hưởng gì đến Việt Nam?

Posted by bvnpost on 25/07/2010

Phạm Duy Hiển

 image036

Theo Tân Hoa xã, địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân là ở Bạch Long Vĩ trên bán đảo Giang San, thuộc Phòng Thành (Bạch Long Vĩ này không phải là đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam, nằm ở cuối bán đảo Giang San, trên vịnh Bắc Bộ).

Tôi xem trên Google map thấy địa điểm này cách Móng Cái chừng 30km theo đường chim bay. Tân Hoa xã loan tin xây dựng nhà máy điện hạt nhân này từ tháng 12 năm 2006. Vậy mà theo báo Thanh niên, chính quyền tỉnh Quảng Ninh mới biết thông tin này cách đây 3 tháng. Rõ ràng truyền thông Việt Nam đã làm không tốt trong việc đưa tin, không thấy đưa tin này ngay từ năm 2006 (hay là tôi không biết, đã bỏ sót tin?). Không rõ Chính phủ Việt Nam biết tin này được bao lâu? Nếu Chính phủ biết tin này từ lâu thì tại sao lại không thông báo cho tỉnh Quảng Ninh biết sớm? Nếu Chính phủ mới biết tin này thì rõ ràng Đại sứ quán Việt Nam ở Trung Quốc có vấn đề trong thu thập tin tức, và cả cơ quan tình báo của Việt Nam cũng có vấn đề trong thu thập tin tức.

Công nhận Trung Quốc chơi trò độc thật. Xây nhà máy điện hạt nhân như vậy thì có khác gì triển khai vũ khí hạt nhân ngay ở biên giới. Trung Quốc chỉ cần hy sinh tỉnh Quảng Đông là cả miền Bắc Việt Nam coi như đi tong. Đúng là một kế sách lợi ba bốn đường. Vừa có nhà máy cung cấp điện cho nền kinh tế Trung Quốc, vừa có thể bán điện cho Việt Nam, vừa đe dọa Việt Nam, vừa không mang tiếng triển khai vũ khí gì, chỉ phát triển kinh tế (thực tế triển khai vũ khí chiến lược hướng về Việt Nam là điều không thể bởi vì làm như vậy là xếp Việt Nam vào diện thế đối đầu, một chính sách mà Trung Quốc không thể làm trong tình hình hiện nay). Nghĩ cũng thật khổ cho Việt Nam, mấy năm nay tính tính toán toán tìm địa điểm xây nhà máy điện hạt nhân sao cho cách xa vùng trung tâm và đông dân, thì bây giờ Trung Quốc xây sát nách luôn, đâu cần biết có xa vùng trung tâm và đông dân của Việt Nam. Giải quyết thế nào bây giờ? Nếu Chính phủ Việt Nam dẹp được kế hoạch này của Trung Quốc thì tôi bái phục.

Blogger Đông A

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc tại Phòng Thành (Quảng Tây)

25/07/2010

Trung Quốc vừa thông qua dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Phòng Thành (Quảng Tây), cách biên giới nước ta (Móng Cái, Quảng Ninh) khoảng 60 km. Việc này có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam? Mời độc giả đọc bài viết của GS Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện hạt nhân Đà Lạt.

Trung Quốc đang xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) tại Phòng Thành, trên bờ biển Vịnh Bắc Bộ, cách thị xã Mông Cái khoảng 60 km về phía Đông. Dự kiến tại đây sẽ có sáu lò phản ứng (giai đọan đầu hai lò) loại nước ép, công suất mỗi lò 1080 mê ga oát (MW), theo công nghệ CPR-1000 thuộc thế hệ II+, nguyên bản từ công nghệ Pháp – Mỹ đã hoàn thiện từ những năm tám mươi thế kỷ trước, nhưng được Trung Quốc nội địa hóa đến hơn 80%. Dự kiến nhà máy sẽ phát điện vào năm 2014.

Trung Quốc bắt đầu vận hành NMĐHN từ năm 1994, tính đến tháng 4 năm 2010 đã đưa vào hoạt động 11 lò với tổng công suất 8500 MW. (Xin lưu ý: Việt Nam ta chủ trương từ 2020 đến 2030 sẽ đưa 13 lò vào hoạt động với tổng công suất 15000 MW!). Mặc dù là một cường quốc hạt nhân, nhưng vì đi sau nên họ nhập hầu hết các loại công nghệ nguồn từ Mỹ, Nga, Pháp, Canada để học hỏi những cái hay từ từng công nghệ, đào tạo đội ngũ nhân lực đa dạng, qua đó chọn một công nghệ thích hợp để tìm cách nội địa hóa rồi tiến lên thương mại hóa thành công nghệ của mình.

CPR-1000 hiện đang trở thành dòng công nghệ chính, hàng chục lò nữa đang và sẽ được xây dựng. Nhưng rồi đây họ sẽ nội địa hóa công nghệ tiến tiến hơn thuộc thế hệ III theo kiểu AP-1000 của Westinghouse, Mỹ. Ngoài ra, từ hàng chục năm nay họ đang theo đuổi một công nghệ hoàn toàn bản địa theo kiểu lò phản ứng nhiệt độ cao làm nguội bằng khí.

image037Một nhà máy góc nhà máy điện hạt nhân Điền Loan, Trung Quốc. Ảnh SGGP.


Cách nội địa hóa ĐHN của Trung Quốc rất đáng học tập. Đó là tính nghiêm túc trong phát triển khoa học công nghệ, quán triệt từ trên xuống dưới, nói đi đôi với làm.


Trung Quốc đã, đang và sẽ xây năm, sáu chục NMĐHN, tập trung nhiều nhất ở tỉnh Quảng Đông. Phong Thành là nhà máy đầu tiên thuộc khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây. Sắp đến sẽ có nhà máy trên đảo Hải Nam. Với một mật độ lò phản ứng dày đặc như vậy nằm trên đầu nguồn các khối khí lạnh lục địa thường xuyên kéo xuống nước ta về mùa đông, chuyện này quả là một nỗi lo nữa, tuy mới xuất hiện, nhưng ở tầm quốc gia, và sẽ rất dai dẳng. Đó là chưa nói đến trường hợp chất phóng xạ bị dò rỉ ra Vịnh Bắc Bộ, ngay trước cửa ngõ của chúng ta.

Ta hãy xem về mùa đông chất phóng xạ phát ra từ NMĐHN Phong Thành sẽ "chọn" con đường đi nào? Trở vào lục địa Trung Quốc hay kéo xuống phía Nam? Trung Tâm Nghiên cứu Đại dương và Khí quyển NOAA của Mỹ sẽ giúp ta tính toán các đường đi này. Hình minh họa ở đây được tính cho sáu tháng mùa đông năm 2006, mỗi tháng khoảng 15 đường. Rõ ràng, về mùa đông Việt Nam "hứng" khí phóng xạ từ NMĐHN Phòng Thành nhiều hơn Trung Quốc. Về mùa hè, khí phóng xạ có xu hướng đi vào lục địa nhiều hơn. Nhưng nên nhớ rằng do khí quyển phát tán mạnh hơn về mùa hè nên các sol khí phóng xạ tiêu tan rất nhanh. Ngược lại, về mùa đông sol khí phóng xạ sống lâu hơn nhiều.

Trên hình minh họa chỉ mới là đường đi (trong hai ngày) của các khôi khí xuất phát từ NMĐHN, nhưng chất phóng xạ do các khối khí ấy mang theo trên đường đi nhiều hay ít còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác, đặc biệt là cường độ phát thải từ nhà máy trong trường hợp hoạt động bình thường hay khi xảy ra sự cố. Xin nói ngay rằng nếu nhà máy hoạt động bình thường, thì trên nguyên tắc, khí phóng xạ không ảnh hưởng nghiêm trọng, ngay đến người dân sống gần nhà máy như ở Mông Cái. Nhưng khi xảy ra sự cố ở các cấp độ khác nhau, vấn đề có thể sẽ hoàn toàn khác!

Cách nói như trên đủ thận trọng để có thể hợp ý với nhiều người trong giới hoạch định chính sách năng lượng lẫn các công ty kinh doanh ĐHN, song lại quá đơn giản và thiếu chính xác về mặt khoa học. Trên thực tế, các chất phóng xạ rơi lắng xuống đất, xuống biển, tích tụ lại trong các lớp trầm tích, mùn hữu cơ, động vật phù du…,  nơi khởi đầu các chuỗi thức ăn cho con người và động thực vật. Một năm, một lò phản ứng… có thể chưa đáng lo! Nhưng hàng chục năm với hàng chục nhà máy thì hậu quả sẽ khác hẳn, chẳng những có thể đo đếm được bằng thiết bị, mà còn tạo ra nguy cơ cho sức khỏe con người và nền kinh tế.

Có những chất phóng xạ thoát ra từ NMĐHN sẽ sống rất lâu, sau 30 năm mới tự phân rã một nửa, như Cs-137 (tích lũy vào mô thịt), Sr-90 (tích lũy vào mô xương). Chất Pu-239 còn sống lâu hơn, đến hàng nghìn năm. Chúng sẽ xâm nhập vào nguồn nước, thực phẩm, rau quả, hải sản, vùng bị ảnh hưởng nặng nhất là ven biển Vịnh Bắc Bộ (xem hình). Về kinh tế, nguy cơ sớm nhất có thể xảy ra với một số mặt hàng lương thực thực phẩm xuất khẩu, vì ở đây tiêu chuẩn về độc chất phóng xạ vốn rất gay gắt.


image038
Việt Nam cần phải làm gì?

Trước hết, phải xây dựng nghiêm túc hệ thống ứng phó khẩn cấp quốc gia để không bị động trong trường hợp xảy ra sự cố từ các NMĐHN Trung Quốc. Luật Hạt nhân đã quy định như thế. Nhưng khi soạn thảo và thông qua luật này, chắc nhiều người chỉ nghĩ đến NMĐHN của chính mình. Ngờ đâu chất phóng xạ không hề biết khái niệm biên giới quốc gia, và giờ đây ta phải thực thi nó không phải vì chính ta gây ra chuyện, mà do tác động từ bên kia biên giới.

Đừng để những người thích tuyên truyền "ĐHN an toàn tuyệt đối" làm cho chúng ta lơ là, mất cảnh giác. Cứ cho là những tính toán xác suất về sự cố NMĐHN đúng đi nữa, thì nên nhớ rằng với xác suất xảy ra sự cố không bé của các lò thế hệ thứ hai, ta còn phải nhân nó thêm lên năm, sáu chục lần do có chương trình phát triển ĐHN ồ ạt ở ngay bên kia biên giới nước ta trong vài thập kỷ tới. Mà trong cách tính xác suất đó chỉ mới xét các yếu tố kỹ thuật, chưa hề kể đến tính "ẩu" của con người.

Thứ hai, phải xây dựng nghiêm túc hệ thống quan trắc phóng xạ môi trường để theo dõi thường xuyên tác động của các NMĐHN Trung Quốc đến không khí, nước, đất, lương thực, rau quả, hải sản ở nước ta, nhất là miền Bắc. Việc này có thể đưa vào chương trình hợp tác khoa học công nghệ với Trung Quốc vì nó thiết thân với chính Trung Quốc. Với tư cách là nước thiết kế công nghệ và vận hành nhà máy, hơn ai hết Trung Quốc phải quan tâm đặc biệt đến tác động đối với môi trường, cho dù môi trường ấy nằm ngoài lãnh thổ của họ.

Thứ ba, ta phải mời Trung Quốc ngồi lại thương thảo về tác động các NMĐHN của họ đối với nước ta. Việc này có thể thu xếp trong khuôn khổ pháp lý dựa trên cơ sở các hiệp định quốc tế về "Thông báo sớm các sự cố hạt nhân", về "Trách nhiệm dân sự khi bị thiệt hại về hạt nhân"… do Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA chủ trì có chữ ký của cả hai nước.

Nhưng để đủ sức nặng cho các cuộc thương thảo, giờ đây chính là lúc ta hãy cùng với họ đặt MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG lên bàn hội nghị.

Nguồn: Tuanvietnam

06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14836)
Theo hãng tin AFP của Pháp, người đứng đầu ngành quốc phòng Đài Loan, ông Nghiêm Minh, đã đáp máy bay tới đảo Ba Bình cùng hai nghị sĩ Viện lập pháp Đài Loan và một số phóng viên. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Nghiêm Minh kể từ khi lên nhậm chức người đứng đầu lực lượng quân đội Đài Loan hồi tháng 1/2009, thay người tiền nhiệm lúc đó là ông Trần Triệu Mẫn.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 14279)
Chấm xanh trên và dưới cùng: đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa lớn hiện do VN chiếm giữ; hai chấm đỏ: đảo Gạc Ma và đảo Chữ Thập hiện do Trung cộng chiếm năm 1988 - 1995, họ đang bồi đắp đảo rộng lớn đề xây phi trường , hải cảng quân sự, căn cứ trú phòng cho Thủy quân Lục chiến.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 16619)
Theo các nguồn tin, sáu rạn san hô đã bị biến thành đảo nhỏ. Đó là hai rạn thuộc cụm Sinh Tồn là Đá Gạc Ma (Johnson South, bị Trung Quốc chiếm năm 1988 sau trận Hải chiến Trường Sa) và Đá Tư Nghĩa (Hughes), và bốn rạn san hô khác là Đá Ga Ven (Gaven), Đá Chữ Thập (Fiery Cross), Đá Én Đất (Eldad) đều thuộc cụm Nam Yết, Đá Châu Viên (Cuarteron) thuộc cụm Trường Sa, tất cả đều bị Trung Quốc chiếm năm trong khoảng 1988 -1989.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 17336)
Mao Trạch Đông là người 'quyết định' tấn chiếm Hoàng Sa từ tay của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chính quyền của ông Mao chưa bao giờ giúp đỡ Việt Nam 'bất vụ lợi', theo một nhà nghiên cứu từ Việt Nam. Trao đổi với BBC về di sản của Mao Trạch Đông trong quan hệ Trung - Việt trong dịp đánh dấu 120 năm sinh của ông Mao, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từ Hà Nội cho rằng chính quyền Mao chưa bao giờ 'vô tư' giúp Việt Nam và luôn có 'mưu đồ' trên Biển Đông.
19 Tháng Mười 2014(Xem: 13529)
Trung Quốc đã hoàn tất công trình xây dựng căn cứ phóng phi thuyền thứ tư trên đảo Hải Nam. Theo báo chí Trung Quốc hôm nay 18/10/2014, đây là một căn cứ siêu hiện đại có thể phóng những hỏa tiễn nặng hơn, dành cho những chương trình kỹ thuật cao. Trung tâm vũ trụ Văn Xương (Wenchang) nằm xa nhất ở phía Nam so với các trung tâm khác, có thể gởi lên những vệ tinh địa tĩnh mà quỹ đạo nằm trên đường xích đạo.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 15427)
Các nhà quan sát nhận định, đảo Ba Bình mà Đài Loan hiện đang kiểm soát, là hòn đảo duy nhất tại vùng Trường Sa đủ lớn để có thể có một hải cảng, hiện đang được Đài Bắc xây dựng. Chính quyền Đài Loan gần đây cho biết là công trình sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2015, khi ấy thì họ có thể đưa hộ tống chiến hạm và tàu tuần duyên cỡ lớn đến bám trụ tại Ba Bình.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 15611)
Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 13 tháng 10 dẫn trang mạng Bloomberg ngày 10 tháng 10 đưa tin, Trung Quốc đã hoàn thành (bất hợp pháp) công trình nâng cấp đường băng ở quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), điều này giúp họ có thêm một chỗ đứng chân ở Biển Đông, đồng thời cũng đã gây ra xung đột ngoại giao mới với nước láng giềng Việt Nam.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 14207)
Tạp chí quân sự Canada cho rằng Trung Quốc đang thực hiện một dự án xây đảo nhân tạo vô cùng quy mô ở Biển Đông, được mệnh danh là "tàu sân bay không thể đánh đắm". Và điều này có thể khiến Mỹ tiến hành một cuộc tấn công.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 14580)
Các hoạt động tìm kiếm đã được tiến hành nhưng gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết xấu. 06/10/14 14:23 (GDVN) - Malaysia hôm 6/10 cho biết, một tàu Hải quân chở theo 7 người của nước này đã bị mất tích ở vùng biển ngoài khơi đảo Borneo.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 14214)
Ngoài việc chuyển giao các phương tiện quân sự và công nghệ, sự kiện này còn mang ý nghĩa biểu tượng đáng kể, phản ánh những biến đổi to lớn và ngày càng phức tạp trong nền chính trị toàn cầu.
30 Tháng Chín 2014(Xem: 14486)
(Dân trí) - Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, ngày 11/9 đã đăng bài viết nêu rõ mục đích quân sự của việc cải tạo ở Trường Sa và cho rằng việc biến đảo ngầm thành đảo nhân tạo này có ý nghĩa chiến lược vô cùng quan trọng với Trung Quốc ở Biển Đông khi xảy ra biến cố.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 14189)
(Dân trí) - Hình ảnh vệ tinh do cơ quan Quốc phòng và Không gian Airbus đưa ra đã cho thấy có sự tiến triển nhanh chóng và thay đổi lớn trong hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa
21 Tháng Chín 2014(Xem: 16245)
Bút ký này của tác giả Mạnh Thư, được đăng ở số gần như là cuối cùng của Phổ Thông, kể về chuyến đi biển của mình hồi cuối năm 1953 và ba tháng sống trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân đội quốc gia VN cai quản.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 12805)
Bút ký này của tác giả Mạnh Thư, được đăng ở số gần như là cuối cùng của Phổ Thông, kể về chuyến đi biển của mình hồi cuối năm 1953 và ba tháng sống trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do quân đội quốc gia VN cai quản. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sưu tầm và giới thiệu cùng bạn đọc.
16 Tháng Chín 2014(Xem: 13587)
Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) loan báo vừa phát hiện ra một mỏ khí đốt nước sâu lớn ở Biển Đông. Tân Hoa Xã đưa tin mỏ này do giàn khoan 981 tìm ra. Mỏ khí Lăng Thủy 17-2, nằm cách đảo Hải Nam về phía nam khoảng 150km và vị trí này được tin là không ở trong khu vực tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 15884)
Đảo Thị Tứ theo cách gọi của người Việt, hay Pagasa theo cách gọi của người Philippines, thuộc quần đảo Trường Sa Mặc dù cách Philippines và Việt Nam chừng 400 cây số từ hai phía khác nhau và cách Trung Quốc cả hơn một ngàn cây, hòn đảo này đang là trung tâm điểm của một cuộc tranh giành quyền kiểm soát tại Biển Đông.
09 Tháng Chín 2014(Xem: 15015)
Cập nhật: 13:33 GMT - thứ ba, 9 tháng 9, 2014 Con tàu chồm lên chồm xuống và lắc lư từ bên này qua bên kia trong cơn sóng mạnh. Tiếng ồn của động cơ lớn chạy bằng dầu diesel, ngay dưới sàn, đang nện vào đầu tôi. Mũi của tôi đầy mùi cá khô và mùi khói dầu diesel, chiếc áo phông dính chặt vào ngực tôi đang đầy mồ hôi. Một giấc ngủ đủ giấc là không thể.
04 Tháng Chín 2014(Xem: 12623)
Trung Quốc vừa mở tuyến du lịch mới ngắn hơn tuyến cũ từ Tam Á, đảo Hải Nam, ra Hoàng Sa, động thái có thể gây phản ứng từ Việt Nam.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 12566)
Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa
31 Tháng Tám 2014(Xem: 13344)
Manila công bố không ảnh tố cáo Bắc Kinh ‘nói một đằng làm một nẻo’ tại Trường Sa