Thêm một chiến hạm Nhật ghé cảng Subic

26 Tháng Tư 20169:12 CH(Xem: 11367)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  27 APRIL 2016

image098

Mũi tên trắng: Đường đi của hai chiến hạm Ariake và Setogiri của Nhật Bản và tàu ngầm Nhật Bản có thể phát xuất từ Okinawa 12/4/16. Mũi tên trắng dưới: Đường đi của Hàng không Mẫu hạm Mỹ. Mũi tên đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới hỏa lực Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới hỏa lực các căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore. Chấm tròn trắng lớn: Căn cứ B-52 ở Guam. Chấm đen: Cảng quốc tế Cam Ranh có khả năng đón Hàng không Mẫu hạm. Khoảng cách từ Subic đến Cam Ranh khoảng 1200km. HẢI ĐỒ MINH HỌA VĂN HÓA MAP

Tàu chiến Nhật thăm Philippines trong lúc căng thẳng Biển Đông gia tăng

image100

Tàu sân bay trực thăng Ise của Nhật Bản cập cảng tại Vịnh Subic. (Ảnh chụp màn hình trang inquirer.net).

Tàu sân bay trực thăng Ise của Nhật Bản đã cập cảng tại Vịnh Subic hôm 26/4, gần vùng Biển Đông có nhiều tranh chấp, thể hiện thêm tín hiệu về sự gia tăng quan hệ an ninh giữa Tokyo và Manila để chống lại Bắc Kinh.

Hạm trưởng tàu Ise Masaki Takada nói với các phóng viên chuyến thăm của tàu là để thực hiện nhiệm vụ “huấn luyện về đi biển”. Ông Takada phát biểu: “Chúng tôi muốn làm sâu sắc quan hệ với Philippines”.

Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng hơn 3 tuần các tàu hải quân Nhật thăm Subic, từng là một căn cứ hải quân của Mỹ trước đây, chỉ cách một bãi cạn do Trung Quốc kiểm soát khoảng 200 kilomet.

Philippines, một đồng minh an ninh của Mỹ nhưng có quân đội được trang bị dưới mức cần thiết, gần đây tìm cách tăng cường quan hệ với Nhật Bản khi căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.

Hồi tháng 2, Nhật Bản đã đồng ý cung cấp cho Philippines các thiết bị quân sự mà theo các quan chức có thể bao gồm phi cơ trinh sát chống ngầm và công nghệ radar.

Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. Các nước khác cũng đòi chủ quyền là Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan.

Bản thân Nhật cũng có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông về một số đảo không người ở hiện do Nhật quản lý.