Thêm một chiến hạm Nhật ghé cảng Subic

26 Tháng Tư 20169:12 CH(Xem: 11363)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  27 APRIL 2016

image098

Mũi tên trắng: Đường đi của hai chiến hạm Ariake và Setogiri của Nhật Bản và tàu ngầm Nhật Bản có thể phát xuất từ Okinawa 12/4/16. Mũi tên trắng dưới: Đường đi của Hàng không Mẫu hạm Mỹ. Mũi tên đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới hỏa lực Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới hỏa lực các căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore. Chấm tròn trắng lớn: Căn cứ B-52 ở Guam. Chấm đen: Cảng quốc tế Cam Ranh có khả năng đón Hàng không Mẫu hạm. Khoảng cách từ Subic đến Cam Ranh khoảng 1200km. HẢI ĐỒ MINH HỌA VĂN HÓA MAP

Tàu chiến Nhật thăm Philippines trong lúc căng thẳng Biển Đông gia tăng

image100

Tàu sân bay trực thăng Ise của Nhật Bản cập cảng tại Vịnh Subic. (Ảnh chụp màn hình trang inquirer.net).

Tàu sân bay trực thăng Ise của Nhật Bản đã cập cảng tại Vịnh Subic hôm 26/4, gần vùng Biển Đông có nhiều tranh chấp, thể hiện thêm tín hiệu về sự gia tăng quan hệ an ninh giữa Tokyo và Manila để chống lại Bắc Kinh.

Hạm trưởng tàu Ise Masaki Takada nói với các phóng viên chuyến thăm của tàu là để thực hiện nhiệm vụ “huấn luyện về đi biển”. Ông Takada phát biểu: “Chúng tôi muốn làm sâu sắc quan hệ với Philippines”.

Đây là lần thứ hai chỉ trong vòng hơn 3 tuần các tàu hải quân Nhật thăm Subic, từng là một căn cứ hải quân của Mỹ trước đây, chỉ cách một bãi cạn do Trung Quốc kiểm soát khoảng 200 kilomet.

Philippines, một đồng minh an ninh của Mỹ nhưng có quân đội được trang bị dưới mức cần thiết, gần đây tìm cách tăng cường quan hệ với Nhật Bản khi căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.

Hồi tháng 2, Nhật Bản đã đồng ý cung cấp cho Philippines các thiết bị quân sự mà theo các quan chức có thể bao gồm phi cơ trinh sát chống ngầm và công nghệ radar.

Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. Các nước khác cũng đòi chủ quyền là Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan.

Bản thân Nhật cũng có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông về một số đảo không người ở hiện do Nhật quản lý.

07 Tháng Sáu 2018(Xem: 9566)
Sau khi lớn tiếng đả kích Mỹ « xâm phạm chủ quyền và chuyển vũ khí tấn công » vào Biển Đông, Trung Quốc dường như đã đem hệ thống tên lửa bố trí trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, đi nơi khác hoặc cất giấu, theo bản tin CNN ngày 06/06/2018.
22 Tháng Năm 2018(Xem: 9358)
Ba chiến hạm của Hải quân Ấn Độ vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào trưa ngày 21/5/2018, khởi đầu chuyến thăm hữu nghị 4 ngày do Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi, Tư lệnh Hạm đội miền Đông của Ấn Độ chỉ huy.
06 Tháng Năm 2018(Xem: 8851)
Tác giả đặt câu hỏi, làm thế nào để chống lại được các đảo bị Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi họ nâng cấp hệ thống tên lửa (YJ-12 và HQ-9B)? Câu trả lời là, Mỹ phải "sửa chữa" lực lượng hải quân, tăng cường hợp tác với đồng minh và phát triển các căn cứ gần Biển Đông và eo biển Đài Loan. Stephen Bryen viết:
01 Tháng Năm 2018(Xem: 9696)
Nguồn tin này cho rằng, căn cứ của Trung Quốc sẽ được đặt ở Vanuatu – quốc đảo có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Trong khi các nước phương Tây, đặc biệt là Australia ngày càng tỏ ra lo ngại trước việc Trung Quốc không ngừng tăng cường quân sự hóa tại Biển Đông.
25 Tháng Tư 2018(Xem: 10160)
Truyền thông Trung Quốc đưa tin tượng đài này được khánh thành hôm thứ Hai 23/4 trên Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng một sân bay và các căn cứ quân sự khác. Tượng đài này gửi đi thông điệp về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc, bản tin của tờ Nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc viết.
08 Tháng Tư 2018(Xem: 9217)
Chính quyền Đài Bắc vào hôm 08/04/2018 đã lên tiếng hoan nghênh một quyết định sẽ cho phép Đài Loan xây dựng được một hạm đội có sức chống lại mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Phủ tổng thống Đài Loan đã chuyển ngay thông điệp hết sức biết ơn tới Washington về việc phê duyệt giấy phép.
22 Tháng Ba 2018(Xem: 9203)
"Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Australia lần đầu tiên vừa kết thúc tại Sydney hôm Chủ nhật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự hội nghị thượng đỉnh trong chuyến thăm chính thức Australia từ ngày 14 đến 18/3/2018.
08 Tháng Ba 2018(Xem: 11108)
22 Tháng Hai 2018(Xem: 9191)
Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài khi đi trong lãnh hải Việt Nam phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch theo quy định.