Thượng đỉnh G20 Hàng Châu khai mạc : Trung Quốc kêu gọi một thế giới « rộng mở »

04 Tháng Chín 20165:58 CH(Xem: 9517)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  05  SEP 2016


Thượng đỉnh G20 Hàng Châu khai mạc : Trung Quốc kêu gọi một thế giới « rộng mở »


image039

Khai mạc thượng đỉnh G20 Hàng Châu -Trung Quốc, ngày 04/09/2016.Reuters


« Đẩy mạnh tăng trưởng, trao đổi mậu dịch và đầu tư trong một nền kinh tế mở rộng ». Đó là nội dung chính diễn văn khai mạc thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu (Hangzhou) chiều ngày 04/09/2016 của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Cho dù nhiều chủ đề lớn trong lĩnh vực ngoại giao chờ đợi các lãnh đạo G20, Bắc Kinh tránh né những hồ sơ gây tranh cãi như chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông hay căng thẳng giữa Nga và Mỹ.


Cũng trong phát biểu khai mạc hội nghị, ông Tập Cận Bình kêu gọi quốc tế « có những hành động cụ thể » để G20 Hàng Châu không chỉ là một diễn đàn với những « lời lẽ trống rỗng ». Theo phân tích của đặc phái viên RFI tại chỗ, Heike Schmidt, thượng đỉnh lần này trước hết là cơ hội hiếm có để Bắc Kinh củng cố vị thế trên sân khấu chính trị quốc tế :


« Đây là lần đầu tiên, quốc gia đang trỗi dậy mạnh mẽ nhất trên thế giới tổ chức thượng đỉnh G20. Đối với chủ tịch Tập Cận Bình đây là cơ hội bằng vàng để Trung Quốc tỏa sáng trên sân khấu quốc tế và tô điểm lại hình ảnh của Bắc Kinh. Thượng đỉnh Hàng Châu mở ra vào lúc kinh tế Trung Quốc đang bị chựng lại với tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất kể từ 25 năm qua và các kế hoạch cải tổ để chuyển đổi mô hình kinh tế, giảm bớt mức độ lệ thuộc vào công nghiệp nặng đang dậm chân tại chỗ.


Để thượng đỉnh G20 Hàng Châu được thành công, Bắc Kinh đã đề ra những mục tiêu tương đối khiêm tốn, với chủ đề chung của hội nghị ít gây bất đồng là cùng nhau ‘Hướng tới một nền kinh tế đổi mới, năng động liên lết và tổng thể’.


Đây là cơ hội quá tốt đẹp để các nhà lãnh đạo đề cập đến những hồ sơ gây bất đồng, chẳng hạn như khẳ năng sản xuất dư thừa của nước chủ nhà. Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu và cả Nhật Bản cùng nghi ngờ Trung Quốc muốn giải quyết hàng tồn đọng bằng cách xuất khẩu ồ ạt và bán phá giá, làm xáo trộn thì trường quốc tế. Đương nhiên là Bắc Kinh cố gắng hết sức, tránh đưa vấn đề này ra tranh luận ở Hàng Châu. Đó là vế kinh tế. Còn về mặt chính trị, chính sách lấn chiếm Biển Đông của Bắc Kinh bất chấp phản đối của Mỹ, Nhật, chắc chắn là cũng sẽ không được nhắc tới tại thượng đỉnh lần này ».


G20 bao gồm Liên Hiệp Châu Âu và 19 nền kinh tế phát triển nhất thế là : Mỹ, Canada, Mehico, Brazil, Achentina, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nga, Nam Phi, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc Indonesia, Úc, Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ. Nhóm này tạo ra 85 % GDP toàn cầu./


RFI  04-09-2016

02 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9219)
Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định : « Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi ».
22 Tháng Mười 2017(Xem: 9237)
"Và bản thân lệnh cấm đánh cá là tốt cho tính bền vững của các nguồn lực hải sản ở trên Biển Đông. Chính quyền Việt Nam nên ủng hộ lệnh cấm đánh cá, thay vì phản đối nó. Điều có thể làm duy nhất chỉ có thể là thông qua đàm phán song phương...
12 Tháng Mười 2017(Xem: 8904)
USS Chafee không tiến vào 12 hải lý của bất kỳ hòn đảo nào ở Hoàng Sa, mà chọc thẳng vào cái gọi là "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc tuyên bố (năm 1996). (Bắc Kinh cố tình giải thích sai Điều 47 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 vốn dành cho quốc gia quần đảo như Philippines, Indonesia hòng đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho Hoàng Sa).
26 Tháng Chín 2017(Xem: 9426)
Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng, hiện ngành dầu khí có mấy công việc đang làm đó là thăm dò, khai thác; xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm; chế biến các sản phẩm dầu thô, hóa phẩm xây dựng; phân phối.
14 Tháng Chín 2017(Xem: 9142)
Reuters ngày 13/09/2017 cho biết một tầu ngầm Trung Quốc đã cập quân cảng Malaysia. Đây là lần thứ hai trong năm tầu ngầm Trung Quốc đến thăm đất nước Đông Nam Á này. Chuyến thăm đầu tiên được thực hiện vào tháng Giêng năm nay.
07 Tháng Chín 2017(Xem: 9950)
Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 29/8 đến 4/9/2017, báo Thanh Niên đưa tin hôm 1/9. Tờ Bloomberg cũng đưa ra nhận định hôm 6/9/17, khi cả thế giới đang mải dõi theo Bắc Hàn, Trung Quốc đang âm thầm thắt chặt lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.
04 Tháng Chín 2017(Xem: 8907)
Đại diện của Trung Quốc cùng Philippines và các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bắt đầu thảo luận tại Manila vào ngày 30/08/2017 về khả năng mở ra đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) ở Biển Đông.
29 Tháng Tám 2017(Xem: 9037)
Theo hãng tin Reuters ngày 28/08/2017, Trung Quốc sẽ lập một liên doanh để khai thác methane hydrate, còn được gọi là « băng cháy » ở vùng Biển Đông đang tranh chấp. Theo CNPC, dự án thí điểm này được đưa ra sau các cuộc khai thác thử nghiệm thành công vào tháng 5 vừa qua tại vùng Thần Hồ, bắc Biển Đông.
22 Tháng Tám 2017(Xem: 9010)
Báo Philippines Star dẫn lời thẩm phán Antonio Carpio, phát biểu hôm qua, 19/08/2017, khẳng định là ông tin rằng Bắc Kinh đã « nuốt lời hứa không chiếm thêm » bất cứ địa điểm nào tại Trường Sa, nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã « gần như chiếm lĩnh bãi cát Sandy », cách đảo Thị Tứ khoảng 2,5 hải lý.
20 Tháng Tám 2017(Xem: 9255)
Nhà nghiên cứu Úc nhấn mạnh là các hoạt động của Trung Quốc đang diễn ra xung quanh đảo Thị Tứ là đáng lo ngại, vì mang tính « cưỡng bức », và nếu như mục tiêu của các hoạt động này là lấn chiếm dải cát Sandy Cay, thì điều đồng nghĩa với việc căng thẳng tại Biển Đông sẽ bị thổi bùng trở lại.
14 Tháng Tám 2017(Xem: 9095)
Tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã áp sát Đá Vành Khăn (Mischief Reef), vào cách chưa tới 12 hải lý. Hãng tin AFP nói tàu thậm chí đã vào sát trong phạm vi 6 hải lý.Hoa Kỳ nói đây là hoạt động nhằm 'thực thi quyền tự do đi lại trên biển' Đá Vành Khăn, thuộc Quần đảo Trường Sa, là nơi Trung Quốc hiện đang nắm quyền kiểm soát nhưng Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 9519)
Tuyên bố chung nhấn mạnh hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và mở rộng khu vực thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.