Đài TV Hồng Kông hỏi Ts Trần Công Trục: Đường lưỡi bò do đâu mà có?

27 Tháng Chín 20169:31 CH(Xem: 10394)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  28  SEP 2016


Đài TV Hồng Kông Phượng Hoàng hỏi Ts Trần Công Trục: Đường lưỡi bò do đâu mà có?


Ts Trần Công Trục


27/09/16


 (GDVN) - Phượng Hoàng đặt câu hỏi về lai lịch, giá trị pháp lý của đường 9 đoạn cho dù nó là sản phẩm của Trung Quốc, là vì chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ...


LTS: Tiến sĩ Trần Công Trục gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết của ông trả lời 1 trong 16 câu hỏi của đài truyền hình Phượng Hoàng, Hồng Kông về đường 9 đoạn của Trung Quốc vẽ ra đòi yêu sách "chủ quyền" với trên 80% diện tích Biển Đông, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.


Đài Phượng Hoàng đặt câu hỏi: 


Theo ông, Đường 9 đoạn Trung Quốc đưa ra dựa vào cái gì mà vẽ ra? Đường 9 đoạn cuối cũng là đường gì? Nó có hợp pháp với Luật Quốc tế không?


Có nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng, UNCLOS (Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982) xuất hiện sau Đường 9 đoạn được đưa ra, không có hiệu lực hồi tố, nên UNCLOS không thể xác nhận Đường 9 đoạn là vô hiệu lực. Ông nghĩ gì về quan điểm này?


Trả lời:


Đường 9 đoạn được vẽ từ năm 1946 bởi 1 viên chức của chính quyền Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa Dân Quốc) khi ông này đi theo hạm đội do Lâm Tuân chỉ huy ra Trường Sa thực hiên nhiệm vụ giải giới quân đội Nhật theo lệnh cuả phe Đồng Minh.


Đó là một con đường được vẽ ra một cách tùy tiện, ngẫu hứng, không có tọa độ rõ ràng, lúc thì 9 đoạn, lúc thì 11 đoạn, bây giờ là 10 đoạn.


Thoạt tiên đây là "Đường mười một đoạn" và xuất hiện công khai lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1948 trong phụ lục "Bản đồ vị trí các đảo ở Biển Đông" thuộc tập "Bản đồ khu vực hành chính Trung Hoa Dân Quốc" do Cục Phương vực, Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc phát hành.


Một con đường vu vơ không có ý nghĩa và giá trị pháp lý


image070

Thủ tướng Đức Angela Merkel tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồ d'Anville 1735, lãnh thổ Trung Quốc thời nhà Thanh thời cực thịnh, không bao gồm quần đảo Hoàng Sa (Paracels), Trường Sa (Spratly) trong khi cùng thời, Nhà nước Việt Nam do các chúa Nguyễn lãnh đạo đã thiết lập và thực thi chủ quyền, khai thác Hoàng Sa, Trường Sa. Ảnh: southchinasea.com.


"Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông" công bố trên Tân Hoa Xã ngày 12/7 sau khi Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông được công bố mô tả đường 9 đoạn:


"Sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II, Trung Quốc đã thu hồi các đảo ở Biển Đông từng bị Nhật Bản chiếm đóng phi pháp trong chiến tranh, đồng thời khôi phục thực thi chủ quyền.


Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường quản lý các đảo ở Biển Đông, năm 1947 thẩm định tên gọi các đảo ở Biển Đông và biên tập thành cuốn "Nam Hải chư đảo địa lý chí lược" (tạm dịch: Khảo lược địa lý các đảo ở Biển Đông), đồng thời vẽ "Bản đồ vị trí các đảo ở Biển Đông" có đường đứt đoạn liên tục, tháng 2 năm 1948 thì chính thức công bố với thế giới".


Lời văn này cho thấy, đường 9 đoạn chỉ đơn giản là đường đứt đoạn liên tục Trung Quốc vẽ ra để "quây" các đảo ở Biển Đông lại, nhận các đảo này là thuộc "chủ quyền / lãnh thổ" của họ. Ngoài ra đường 9 đoạn không có ý nghĩa nào khác. 


Để bảo vệ cho yêu sách vô lý này, phía Trung Quốc đã dựa vào những lập luận mâu thuẫn nhau:


Lúc thì Trung Quốc nói họ có chủ quyền lịch sử, danh nghĩa lịch sử đối với các hải đảo, vùng biển liên quan trong phạm vi được bao bọc bởi đường 9 đoạn này.


Lúc thì Trung Quốc nói mình có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với phạm vi biển trong đường 9 đoạn.


Đặc biệt là lập luận của Trung Quốc nói rằng, đường 9 đoạn ra đời trước khi UNCLOS 1982 được ký, nên nó không chịu điều chỉnh bởi UNCLOS 1982.


Những tuyên bố mâu thuẫn nhau này hoàn toàn là sự ngụy biện, không dựa vào bất kỳ một quy định nào của luật pháp và thực tiễn quốc tế hiện hành.


Khi đã trở thành thành viên của UNCLOS 1982, thì bất kỳ quốc gia nào cũng đều phải có nghĩa vụ thi hành cả gói các quy định của Công ước. Trong đó, các quốc gia thành viên phải sửa chữa các quy định của mình trước đây trái với nội dung UNCLOS 1982.


Chẳng hạn, các quốc gia ven biển ở châu Mỹ Latinh đã từng quy định lãnh hải 200 hải lý trươc khi UNCLOS 1982 được ký không thể duy trì chiều rộng lãnh hải như cũ.


"Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông" là lập trường chính thức, công khai, mới nhất của Trung Quốc về các vấn đề Biển Đông.


Nhà nước Trung Quốc tuyên bố có "chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển ở Biển Đông", bao gồm 4 nội dung:


1) Trung Quốc (tuyên bố) có chủ quyền đói với các đảo ở Biển Đông, bao gồm quần đảo Đông Sa, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trung Sa và quần đảo Trường Sa.


2) Các đảo Trung Quốc (nhận là có chủ quyền) ở Biển Đông có nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải.


3) Các đảo Trung Quốc (nhận là có chủ quyền) ở Biển Đông có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.


4) Trung Quốc có quyền lịch sử ở Biển Đông.


image072

Bản đồ Trung Quốc năm 1740 là bản sao nguyên gốc của bản đồ d'Anville 1735, do Thủ tướng Đức tặng Chủ tịch Trung Quốc. Nguồn: raremaps.com [1]


Như vậy Trung Quốc không nhắc gì đến đường 9 đoạn, ngay cả "quyền lịch sử" mà Trung Quốc đề cập trong nội dung thứ 4 cũng không nói là trong phạm vi đường 9 đoạn.

Hội đồng Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 bác bỏ yêu sách "quyền lịch sử" và "đường 9 đoạn" một cách đầy thuyết phục


Phán quyết Trọng tài hôm 12/7 đã nêu rõ:


"Toà Trọng tài nhận thấy có thẩm quyền để xem xét tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền lịch sử và nguồn của quyền hưởng các vùng biển tại Biển Đông.


Về mặt nội dung thực chất, Toà kết luận rằng Công ước quy định một cách toàn diện về các quyền đối với các vùng biển, và việc bảo vệ các quyền tồn tại trước Công ước liên quan đến tài nguyên đã được xem xét, nhưng chúng không được thông qua và quy định tại Công ước. 


Theo đó, Tòa kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước. 


Toà cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. 


Vì vậy, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường 9 đoạn."


Tôi cho rằng phán quyết này hoàn toàn khách quan, hợp pháp và thuyết phục. Trên thực tế, Trung Quốc là nước rất tích cực tham gia xây dựng UNCLOS 1982, và khi phê chuẩn UNCLOS 1982 có nghĩa là Trung Quốc đã đồng ý hoàn toàn với các nội dung của Công ước.


Tất cả yêu sách nào trước đó liên quan đến hàng hải mà trái với Công ước đều bị bác bỏ.


Tiến sĩ Dương Danh Huy đã công bố một nghiên cứu của ông trên tạp chí The National Interest của Hoa Kỳ cho biết, trong suốt các cuộc đàm phán xây dựng UNCLOS và cuối cùng Công ước ra đời năm 1982, Trung Quốc là nước ủng hộ mạnh mẽ chế độ vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các quốc gia ven biển.


Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra khái niệm về quyền lịch sử trên các vùng biển và đáy biển bên trong phạm vi đường 9 đoạn.


Mãi cho đến năm 1992, Trung Quốc mới lần đầu tiên tuyên bố về yêu sách với thềm lục địa phía Nam Biển Đông khi ký hợp đồng ủy quyền cho công ty Crestone của Mỹ khai thác dầu trong khu vực bãi Tư Chính (Vanguard bank).


image073

Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.


1992 là mốc thời gian đầu tiên Trung Quốc đưa ra khái niệm "quyền lịch sử" trên biển và đáy biển bên trong phạm vi đường 9 đoạn. Thông tin Trung Quốc yêu sách "quyền lịch sử" từ khi có đường 9 đoạn năm 1947 là sai. [2]


Ngày 14/7, nhà nghiên cứu Zheng Wang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột thuộc Trường Ngoại giao và Quan hệ Quốc tế, Đại học Seton Hall ở New Jersey, thành viên Viện Kissinger về Trung Quốc và Hoa Kỳ rút ra 4 bài học thất bại của Trung Quốc trong vụ kiện trọng tài Biển Đông.


Khi đề cập đến đường 9 đoạn và UNCLOS 1982, ông Zheng Wang cho biết:


"Khi Trung Quốc tham gia quá trình đàm phán xây dựng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển giai đoạn 1973-1982, Trung Quốc đã quyết định đứng về phía các nước thế giới thứ ba và ủng hộ quan điểm xác định vùng đặc quyền kinh tế tối đa 200 hải lý (cho các quốc gia ven biển và quốc gia quần đảo, các đảo đủ điều kiện).


Các nhà ngoại giao Trung Quốc thời điểm đó đã hoàn toàn quên mất Biển Đông và đường 9 đoạn." [3]


Tôi cho rằng, không phải các nhà ngoại giao Trung Quốc "quên đường 9 đoạn", mà họ hiểu rất rõ đó là một nét vẽ vu vơ, không căn cứ và không có giá trị pháp lý.


Chính những đóng góp thiết thực và tích cực ấy của Trung Quốc đã góp phần xây dựng nên UNCLOS 1982. Tuy nhiên, vì những lợi ích dân tộc vị kỷ hẹp hòi, Trung Quốc sẵn sàng phủ định cả những gì chính mình góp công xây dựng nên.


Điều này càng góp phần làm rõ, lập luận đường 9 đoạn có trước UNCLOS 1982 nên không chịu ảnh hưởng bởi Công ước là lối nói ngụy biện, cố đấm ăn xôi để phục vụ những mục đích chính trị đen tối, lũng đoạn khu vực.


Sở dĩ đài Phượng Hoàng đặt câu hỏi về lai lịch, giá trị pháp lý của đường 9 đoạn cho dù nó là sản phẩm của Trung Quốc, là vì chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ công khai giải thích về nó.


Thế nhưng trên thực tế, chính phủ Trung Quốc lại xua tàu công vụ và tàu cá trá hình, thậm chí là giàn khoan khổng lồ thường xuyên xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp của các nước ven Biển Đông.


Điển hình là vụ giàn khoan 981 hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2014, mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam năm 2012.


Gần nhất là những vụ gây hấn với lực lượng hải quân Indonesia, quấy rối vùng biển ngoài khơi Malaysia...Tất cả những xô xát đụng độ hầu như đều xảy ra ven đường 9 đoạn hòng biến không thành có.


Chính bởi những hành xử bất chấp công luận lẫn luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông, chúng ta càng thấy ý nghĩa cao cả và giá trị hiện thực, tuyệt vời mà Phán quyết Trọng tài mang lại cho Biển Đông.


Tài liệu tham khảo:


[1]https://www.raremaps.com/gallery/archivedetail/2188/Regni_Sinae_vel_Sinae_Propriae_Mappa_et_Descriptio_Gegraphica_ex_mappis/Haas.html


[2]http://nationalinterest.org/blog/the-buzz/law-the-sea-ruling-reveals-dangerous-chinese-nationalism-17475?page=2


[3]http://thediplomat.com/2016/07/china-and-unclos-an-inconvenient-history/


Ts Trần Công Trục

31 Tháng Bảy 2015(Xem: 11636)
"Hiện nay, tòa án quốc tế ở Le Havre đang xem xét vụ Phi luật tân kiện Trung quốc để xem - theo văn bản của Luật Biển UNCLOS - Trung quốc có quyền đòi chủ quyền 12 hải lý và rộng hơn nữa là 200 hải lý đặc quyền kinh tế chung quanh các hòn đảo mới đắp không?"
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 14266)
"Địa điểm cụ của cuộc diễn tập không được tiết lộ. Tuy nhiên, vào ngày 20/7 Trung Quốc tuyên bố tổ chức tập trận quy mô lớn trên Biển Đông kéo dài 10 ngày. Phạm vi tập trận kéo dài tới cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam."
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 12918)
Trong kế hoạch được công bố ngày 20/7, phụ trách tác chiến của Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan W. Greenert đề xuất tập trung phát triển của tàu sân bay Gerald R Ford, tàu chiến cận duyên, tàu khu trục Flight III lớp Arleigh-Burke, tàu cao tốc và tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Đến năm 2020, Hải quân Mỹ cần tăng số lượng tàu chiến ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ 95 chiếc lên 115 chiếc.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 13237)
"Xác chiến hạm Mỹ thời Đệ I thế chiến Philippines lấy làm căn cứ đồn trú cho một tiểu đội TQLC ở bãi Cỏ Mây, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đang nhảy vào tranh chấp. Tin cho rằng Philippines sẽ thiết kế trên sàn tầu chiến này thành một bãi đáp cho trực thăng lên xuống tiếp tế thực phẩm cho tiểu đội lính ứng chiến thường trực trên tầu. La Viện, một viên Thiếu tướng về hưu TQ tuyên bố các kế hoặch xâm chiếm bãi Cỏ Mây."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 13965)
"Google là một hãng công nghệ quốc tế do đó cũng phải lắng nghe, phải xóa những cái tên do Trung Quốc tự đặt, chỉ gọi chung theo tên quốc tế là Paracel islands, tức quần đảo Hoàng Sa. Hàng ngàn người Philippines ký thỉnh nguyện thư trên trang web change.org yêu cầu Google phải xóa bỏ chữ Hoàng Nham mà thay vào đó là chữ Scarborough."
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 13406)
"Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, tham gia chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, quân đội Hoa Kỳ loan báo." "Đô đốc Swift đã có mặt trên khoang một trong những máy bay do thám mới nhất của Hoa Kỳ, P-8A Poseidon trong vòng bảy giờ hôm thứ Bảy 18/7, theo Hạm đội Thái Bình Dương."
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 12180)
"Subic Bay nằm cách đảo đá ngầm Scaborough bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 2012 chỉ có 270 cây số. Theo chuyên gia an ninh Mỹ Patrick Cronin, chiến đấu cơ FA-50 chỉ cần vài phút là bay đến mục tiêu."
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 11793)
Tục ngữ Việt có câu: "Tham thì thâm". Đối với cái lòng tham 9 đoạn của Tầu khựa thì thâm đã trở thành thâm tím! Mấy năm qua Tầu khựa thấy Mỹ buông lơi biển Đông bèn ra sức tham: cải tạo, bồi đắp, xây căn cứ quân sự, dương oai diễu võ ... hiện thực hóa "lưỡi bò liếm biển" bằng cách chiếm một hơi 7 bãi đá, rạn, ở khu vực biển Trường Sa, áp đảo Philippines, mở đường ra tây thái bình dương... Thật ra cái thói hung hăng của Tầu khựa đòi lấy "vải thưa che mắt thánh" hòng phá vỡ "thế lực trật tự mới", và cuối cùng đó là lý do cho tân học thuyết Đại Đông Á - Shinzo Abe "Trở lại Á châu".
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 12653)
"Một phi đạo dài 3000 mét do Trung Quốc xây trên đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) trong quần đảo Trường Sa gần như đã xong. Hình ảnh vệ tinh quan sát của Mỹ chụp ngày 28/06/2015 cho thấy Trung Quốc tăng tốc hoàn tất tiền đồn tại Biển Đông bất chấp phản ứng của Mỹ và các nước trong khu vực."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 11752)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi trả lời phỏng vấn tờ Los Angeles Times ngày 23/6 đã có những phát biểu bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tờ báo Mỹ đặt câu hỏi với ông Nghị:
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 15575)
- "Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển TQ ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của VN)..."Trên bãi đá Công Đo hiện có binh sĩ Philippines chiếm (phi pháp) từ năm 1980."
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 12592)
- "Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương, cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam)..."Trên bãi đá Công Đo có binh sĩ Philippines đồn trú."
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 12631)
- "Tờ Tầm nhìn của Nga ngày 17/6 đưa tin cho biết, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận lớn với Mỹ về hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Thỏa thuận có chữ ký của Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Raymond Odierno và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tại Washington." - "Alexei Maslov, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phương Đông của Nga cho biết, việc một thỏa thuận lớn như vậy xuất hiện trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ gia tăng căng thẳng do những bất đồng ở Biển Đông cho thấy nó đã được chuẩn bị từ trước một cách bí mật."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 12703)
"Philippines hôm 15/6/15 cho biết nước này sẽ tham gia phiên xét xử vụ kiện phản đối tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông vào tháng tới. Tuyên bố từ Bộ Ngoại giao nước này cho biết, phái đoàn luật sư và các nhà ngoại giao Philippines sẽ có mặt tại Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) tại La Haye, Hà Lan, vào ngày 7/7 tới để tham dự phiên xét xử vụ kiện Manila đã trình lên từ năm 2013."
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 12383)
- "Mới đây, Tokyo và Washington đã tăng cường các thỏa thuận về thực thi bảo vệ an ninh trên phạm vi toàn cầu, nhằm bảo đảm Mỹ có được sự hỗ trợ từ Nhật Bản trong các tình huống khó khăn." - "Bản định hướng hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật sửa đổi công bố ngày 27/4/15 vừa qua có rất nhiều nội dung quan trọng." - "Các giới hạn địa lý được dỡ bỏ, cho phép liên minh Mỹ-Nhật không chỉ tập trung vào việc bảo đảm quốc phòng và an ninh cho Nhật Bản cùng các khu vực phụ cận, mà mở rộng sự phối hợp an ninh, quốc phòng song phương trong cả khu vực và toàn cầu."
08 Tháng Sáu 2015(Xem: 13139)
"Trong thời gian thăm Nhật Bản vừa qua, Tổng thống Philippines đã so sánh hoạt động gặm nhấm Biển Đông của Trung Quốc giống như phát xít Đức trước đây, cảnh báo với cộng đồng quốc tế về khả năng nổ ra Chiến tranh thế giới. Đây là một lời cảnh báo đáng quan ngại và cân nhắc - PV."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 12423)
"Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đang lớn tiếng hùng biện về vấn đề Biển Đông. Tại Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đã kêu gọi hãy "dừng ngay lập tức và lâu dài" hoạt động xây lấn đảo tại khu vực mà Trung Quốc đang tiến hành."