Đô đốc Blair: "chỉ cần 10-15 phút để vô hiệu hóa các đảo nhân tạo TQ ở Biển Đông"

02 Tháng Mười 20167:27 CH(Xem: 8996)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  03  OCT  2016


"Mỹ chỉ cần 10-15 phút để vô hiệu hóa các đảo nhân tạo Trung Quốc ở Biển Đông"


 (GDVN) - Nếu chiến tranh xảy ra thì quân đội Mỹ chỉ cần 10 đến 15 phút là có thể vô hiệu hóa các tiền đồn quân sự Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông.


Hãng tin ABC, Australia ngày 3/10 cho hay, sự hiểu lầm có thể dẫn đến xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trên Biển Đông. Đô đốc về hưu Dennis Blair, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo quốc gia và Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương nhận định như vậy.


Ông không tin Hoa Kỳ hay Trung Quốc muốn đi đến chiến tranh để chấm dứt sự khác biệt. Nhưng cả hai đang bị kẹt vào thế đối đầu làm cho họ gần như không thể đạt được một thỏa hiệp.


Trung Quốc đòi "bảo kê" gần 90% diện tích Biển Đông bên trong phạm vi đường lưỡi bò và đòi "chủ quyền" đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).


Ông Dennis Blair nói rằng, yêu sách của Trung Quốc là không thể chấp nhận được đối với Mỹ. Bế tắc tạo ra tình huống không bên nào muốn nhượng bộ, nguy cơ xung đột có thể leo thang theo thời gian.


image023

Cựu Đô đốc Dennis Blair, ảnh: csmonitor.com


Cựu Đô đốc hải quân Mỹ cho hay, nếu chiến tranh xảy ra thì quân đội Mỹ chỉ cần 10 đến 15 phút là có thể vô hiệu hóa các tiền đồn quân sự Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. [1]


Còn Stars and Stripes, Hoa Kỳ ngày 2/10 dẫn lời các chuyên gia nhận định, Biển Đông đã trở thành điểm nóng giữa nguyên tắc giữ nguyên hiện trạng của Hoa Kỳ với tham vọng quân sự của Trung Quốc.


Sau Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông công bố hôm 12/7 giữa Philippines và Trung Quốc, Bắc Kinh ngày càng thách thức luật pháp và trật tự quốc tế.


Trung Quốc tuyên bố không chấp nhận Phán quyết Trọng tài. Trong tháng Tám, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc còn kêu gọi nước này chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc "chiến tranh nhân dân trên biển".


Mohan Malik, một chuyên gia về Trung Quốc từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương tại Honolulu nhận định:


"Đây là một trò chơi địa chính trị lâu dài. Nó không phải về các đảo đá, rặng san hô, cũng không phải về lịch sử hay Phán quyết Trọng tài. Đó là tương lai của trật tự khu vực.


Trung Quốc không muốn đi đến chiến tranh với Hoa Kỳ. Họ sẽ làm mọi thứ để tránh đi đến chiến tranh với Mỹ, nhưng dưới ngưỡng này họ sẽ tiếp tục chọc ngoáy, khiêu khích các đồng minh và đối tác của Mỹ, ví dụ như Nhật Bản và Việt Nam, để giữ điểm sôi".


Nhận định thứ hai của Malik nhận được sự chia sẻ của hầu hết các nhà phân tích cũng như Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương. [2]


Nguồn


[1]http://www.abc.net.au/news/2016-10-03/south-china-sea-us-china-misunderstandings-may-cause-conflict/7893012


[2]http://www.stripes.com/news/south-china-sea-has-become-flashpoint-between-american-status-quo-and-chinese-naval-ambitions-1.432079


Hồng Thủy  03/10/16

12 Tháng Tám 2018(Xem: 7136)
"Chúng tôi là máy bay hải quân Hoa Kỳ, tiến hành các hoạt động hợp pháp bên ngoài không phận của bất kỳ quốc gia ven biển nào. Trong việc thực hiện các quyền được luật pháp quốc tế bảo vệ, chúng tôi đang hoạt động phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia."
02 Tháng Tám 2018(Xem: 7486)
Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 8696)
Trung Quốc đang lặng lẽ thử nghiệm các thiết bị tác chiến điện tử mới được lắp đặt tại các tiền đồ ở Biển Đông, theo kênh CNBC của Hoa Kỳ. Một nguồn tin tình báo xin được giấu tên cho CNBC biết đây là lần đầu tiên Trung Quốc thử nghiệm tác chiến điện tử kể từ khi đem các thiết bị này ra các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa.
07 Tháng Sáu 2018(Xem: 8355)
Sau khi lớn tiếng đả kích Mỹ « xâm phạm chủ quyền và chuyển vũ khí tấn công » vào Biển Đông, Trung Quốc dường như đã đem hệ thống tên lửa bố trí trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, đi nơi khác hoặc cất giấu, theo bản tin CNN ngày 06/06/2018.
22 Tháng Năm 2018(Xem: 8110)
Ba chiến hạm của Hải quân Ấn Độ vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào trưa ngày 21/5/2018, khởi đầu chuyến thăm hữu nghị 4 ngày do Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi, Tư lệnh Hạm đội miền Đông của Ấn Độ chỉ huy.
06 Tháng Năm 2018(Xem: 7807)
Tác giả đặt câu hỏi, làm thế nào để chống lại được các đảo bị Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi họ nâng cấp hệ thống tên lửa (YJ-12 và HQ-9B)? Câu trả lời là, Mỹ phải "sửa chữa" lực lượng hải quân, tăng cường hợp tác với đồng minh và phát triển các căn cứ gần Biển Đông và eo biển Đài Loan. Stephen Bryen viết:
01 Tháng Năm 2018(Xem: 8435)
Nguồn tin này cho rằng, căn cứ của Trung Quốc sẽ được đặt ở Vanuatu – quốc đảo có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Trong khi các nước phương Tây, đặc biệt là Australia ngày càng tỏ ra lo ngại trước việc Trung Quốc không ngừng tăng cường quân sự hóa tại Biển Đông.
25 Tháng Tư 2018(Xem: 9000)
Truyền thông Trung Quốc đưa tin tượng đài này được khánh thành hôm thứ Hai 23/4 trên Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng một sân bay và các căn cứ quân sự khác. Tượng đài này gửi đi thông điệp về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc, bản tin của tờ Nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc viết.
08 Tháng Tư 2018(Xem: 8077)
Chính quyền Đài Bắc vào hôm 08/04/2018 đã lên tiếng hoan nghênh một quyết định sẽ cho phép Đài Loan xây dựng được một hạm đội có sức chống lại mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Phủ tổng thống Đài Loan đã chuyển ngay thông điệp hết sức biết ơn tới Washington về việc phê duyệt giấy phép.