Hoàng Sa-Tri Tôn: Chiến hạm Mỹ lại hành quân tuần tra

23 Tháng Mười 20168:12 CH(Xem: 11976)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  24  OCT  2016


Hoàng Sa- Tri Tôn: Chiến hạm Mỹ lại hành quân tuần tra

image017

DIỄN BIẾN:


- 27 tháng 10/ 2015, chiến hạm USS Lassen hành quân khu vực đảo nhân tạo Xu Bi (Subi Reef) nhưng không tiến sâu vào phạm vi 12 hải lý, đồng thời quan sát các thực thể khác trong quần đảo Trường Sa.
- 30 tháng 1/2016, chiến hạm USS Curtis Wilbur hành quân quanh vòng ngoài 12 hải lý đảo Tri Tôn (Triton Reef), một đảo đá nằm xa nhất ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa tây. Tri Tôn cách đảo lý Sơn-Quảng Ngãi khoảng 220 hải lý.
- 10 tháng 5/2016, chiến hạm USS William P. Lawrence hành quân quanh đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross Reef) nhưng cũng không vượt vào phạm vi 12 hải lý.


image019

Chiến hạm USS Curtis Wilbur


image020

Chiến hạm USS Decatur (DDG 73)


image022

Khu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường USS Decatur (DDG 73) hoạt động tại Biển Đông. Ảnh chụp ngày 13/10/2016.REUTERS/Courtesy Diana Quinlan/U.S. Navy


Ngày 21/10/2016, một chiến hạm Mỹ đã vào tuần tra trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa. Hoạt động này được các quan chức Mỹ xác định là nhằm thách thức « yêu sách hàng hải quá đáng » của Trung Quốc trong khu vực Biển Đông.


Theo bộ Quốc Phòng Mỹ, khu trục hạm có trang bị tên lửa dẫn đường USS Decatur đã thực hiện nhiệm vụ đi qua vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền gần quần đảo Hoàng Sa « một cách bình thường, hợp pháp, không có tàu nào khác hộ tống, và không gặp phải bất cứ vấn đề gì ».


Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ xác định rằng chiến hạm Mỹ không tiến vào vùng 12 hải lý quanh các đảo Trung Quốc chiếm đóng, nhưng đã tuần tra sâu bên trong vùng biển mà Trung Quốc « đòi hỏi quá đáng (excessive) » - có lẽ là vùng nằm bên trong đường lưỡi bò ở khu vực Hoàng Sa.


Thông báo không nói rõ là chiến hạm Mỹ đi ngang thực thể nào ở Hoàng Sa, thế nhưng, theo hãng tin Anh Reuters, một số quan chức quân sự Mỹ xin giấu tên, cho biết chiến hạm Decatur đã đi tuần trên vùng biển gần đảo Tri Tôn và đảo Phú Lâm, và đã bị 3 tàu Trung Quốc bám đuôi.


Đây là lần thứ tư mà Hải Quân Mỹ tiến hành chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông nhằm phủ nhận đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Quốc. Tuy nhiên, ba lần trước đây, khu trục hạm Mỹ đều đi vào bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo đá mà Bắc Kinh đòi chủ quyền, hai lần đầu ở khu vực Đá Xu Bi và Đá Chữ Thập ở Trường Sa, và lần thứ ba vào tháng 01/2016 ngoài khơi đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa.


Việc tàu Mỹ ngày 21/10 tránh không đi vào vùng 12 hải lý của Tri Tôn và Phú Lâm đã bị một số chuyên giá phê phán. Ông Greg Poling, một chuyên gia về Biển Đông ở Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế, CSIS, tại Washington đã coi chiến dịch đó hoàn toàn vô ích.


Trả lời hãng tin Anh Reuters, ông Poling nhận xét : « Động thái đó không chỉ là thừa, mà lại còn không thu hút được sự chú ý trên những hạn chế khác - đáng lo ngại hơn nhiều - mà Trung Quốc đang áp đặt trên quyền tự do hàng hải ».


Dẫu sao thì chiến dịch bảo vệ quyền tự do hàng hải mà Hoa Kỳ tiến hành ngày 21/10 rất đáng chú ý vì là chiến dịch đầu tiên kể từ khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết ngày 12/07/2016, phủ nhận các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông, và chỉ ít lâu sau khi tổng thống Philippines, một đồng minh quan trọng của Mỹ ở Đông Nam Á, đe dọa rời bỏ Hoa Kỳ để liên minh với hai đối thủ của Washington là Trung Quốc và Nga./ (theoTrọng Nghĩa 22-10-2016)


South China Sea: US Navy Destroyer Asserts Freedom of Navigation in Paracel Islands


The FONOP is the first to take place since a July ruling on China’s claims in the South China Sea.


image023

By Ankit Panda


October 22, 2016


On Friday, October 21, a U.S. Navy destroyer sailed near features in the Paracel Islands, challenging “excessive maritime claims” as part of a freedom of navigation operation (FONOP), Reuters reported, citing U.S. officials.


The USS Decatur, an Arleigh Burke-class guided missile destroyer sailed near China-occupied features in the Paracel Islands that are also claimed by Vietnam and Taiwan. The destroyer specifically sailed near Triton Island and Woody Island, but did not sail within 12 nautical miles of either feature.


The operation is the fourth U.S. FONOP in the South China Sea since last year and the first since an international tribunal released a landmark ruling in a case between the Philippines and China, finding China’s capacious nine-dash line claim in the South China Sea invalid.


On October 27, 2015, the USS Lassen sailed within 12 nautical miles of Subi Reef and other features in the Spratly Islands.


On January 30 this year, the USS Curtis Wilbur sailed within 12 nautical miles of Triton Island, challenging prior notification requirements for innocent passage.


Finally, on May 10, the USS William P. Lawrence sailed within 12 nautical miles of Fiery Cross Reef.


Two points stand out immediately about Friday’s FONOP. First, as I’ve discussed before at The Diplomat, though the U.S. Navy sought to stage FONOPs regularly in the South China Sea, an unusually long period of time elapsed between the William P. Larence‘s FONOP and the Decatur‘s operation on Friday.


Specifically, while only 95 days elapsed between the Lassen’s operation and the Curtis Wilbur‘s operation, and 105 days elapsed between the Curtis Wilbur‘s operation and the William P. Lawrence FONOP, Friday’s operation comes 164 days after the most recent publicly reported South China Sea FONOP.


It is possible that the U.S. Navy could have conducted FONOPs without ever publicizing them in the meantime, but all previous operations have drawn a reaction from the Chinese foreign ministry.


It’s unclear that China would choose not to draw attention to a U.S. FONOP given its assertion that the activities represent “militarization” in the South China Sea.


Second, it’s notable that the USS Deactur reportedly did not sail within 12 nautical miles of Triton Island given that the January FONOP challenged prior notification requirements by China by carrying out an innocent passage through Triton’s claimed territorial sea.


The decision to sail near Woody Island is notable as well. Woody Island is the largest naturally formed island in either the Spratly or Paracel group and is a major Chinese military outpost with a permanent posting of some 1,400 personnel.


Beijing has drawn attention for placing advanced military assets on Woody Island, including surface-to-air missile systems, anti-ship cruise missiles, surveillance drones, and multi-role fighters.


As of this writing, the Chinese foreign ministry has not publicly reacted to the USS Decatur‘s FONOP in the Paracel Islands. China reacted to the FONOP by having three vessels shadow the U.S. destroyer, a source told Reuters.

03 Tháng Ba 2015(Xem: 17336)
Theo Hải quân Mỹ, Đô đốc Nguyễn Văn Hiến đã được Phó Đô đốc Robert L. Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 tiếp và làm việc trên tàu chỉ huy của Hạm đội, chiếc USS Blue Ridge ở Yokosuka, căn cứ chính của Hạm đội 7 Mỹ tại Nhật Bản.
01 Tháng Ba 2015(Xem: 11893)
Đây là lần đầu tiên, sự tồn tại của các phi vụ trinh sát này được công khai xác nhận. Trong một thông báo, Hải quân Hoa Kỳ cho biết là các chiếc P-8A đã được triển khai tại Philippines trong ba tuần lễ từ đầu tháng Hai cho đến ngày 21/02/2015. Các chiếc phi cơ này đã thực hiện hơn 180 giờ bay trên vùng Biển Đông.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 12248)
"Đối với Trung Quốc, chính sách coi trọng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của chính quyền Obama ít nhất là để kiềm chế Trung Quốc về quân sự... có bình luận từ TQ cho rằng: “Mặc dù Mỹ nhiều lần đề cập đến chính sách “coi trọng châu Á”, nhưng coi tình hình Nga và tình hình IS là vấn đề hàng đầu, “bỏ mặc/bàng quan” với việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo, làm cho sự thăm dò của Trung Quốc có được câu trả lời mà Bắc Kinh cho là “hợp lệ”.
23 Tháng Hai 2015(Xem: 11234)
(An Ninh Quốc Phòng) - Theo tiết lộ của báo mạng Nhật Bản The Diplomat vào hôm nay 18/02/2015, Trung Quốc lại gây sức ép để ngăn chặn các cuộc thảo luận đa phương về Biển Đông.
08 Tháng Hai 2015(Xem: 17608)
Trung Quốc chiếm bãi Đá Vành Khăn vào năm 1995, và hiện nay Bắc Kinh đang tiến hành công tác cải tạo trên sáu bãi san hô khác mà họ chiếm ở quần đảo Trường Sa, mở rộng diện tích đất gấp năm lần, theo như hình ảnh giám sát trên không cho thấy. Hình ảnh năm ngoái cho thấy đã xuất hiện một đường băng và những hải cảng
01 Tháng Hai 2015(Xem: 33676)
Mời bạn đọc cùng điểm lại các sự kiện xung quanh thời điểm 19-1-1974, dấu mốc không thể nào quên với người Việt Nam khi Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 14536)
41 năm sau, tại Quận Cam nam California; nhớ lại trang sử hải chiến đó, cựu Hải quân Đại Úy Thềm Sơn Hà (dù không là sĩ quan nhân chứng trong trận hải chiến), nhưng ông đã bỏ ra 10 năm truy tầm các tài liệu liên quan để cố gắng hoàn thành cuốn sách: "Sự thật về trận hải chiến Hoàng Sa".
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 12492)
Ngày 03/01/2015, Bắc Kinh đã không ngần ngại công bố hình ảnh về sự hiện diện của quân đội Trung Quốc trên bãi đá được cải tạo này, cho thấy rằng họ không còn che giấu các hành vi nhằm thay đổi diện mạo địa lý của vùng Biển Đông, buộc các nước tranh chấp khác và cộng đồng quốc tế phải chấp nhận một “sự đã rồi”.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 13362)
Tháng 9/2014, người đứng đầu Cơ quan Điều phối An ninh Biển Indonesia, Phó Đô đốc Desi Albert Mamahit cảnh báo rằng, tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông là một mối đe dọa thực sự và sớm muộn sẽ ảnh hưởng đến đất nước này.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 13219)
Tổng thống Indonesia Joko Widodo tuyên bố rằng, đánh đắm các tàu cá nước ngoài là để “dạy cho họ một bài học để họ từ bỏ ý định đánh bắt trộm trong vùng biển Indoesia”. Bộ trưởng An ninh nội địa Tedjo Edhy Purdijatno trong tháng cuối cùng của năm 2014 đã ra lệnh đánh đắm 3 tàu cá Việt Nam. 2 tuần sau đó họ tiếp tục cho nổ tung 2 tàu cá Papua New Guinea và cuối tháng 12 tiếp tục cho nổ tung 2 trong số 5 tàu cá Thái Lan...
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 13500)
Đài VOA bản tiếng Hán ngày 29/12 đưa tin, giới chức đảo Đài Loan bày tỏ cái gọi là “quan ngại về các hoạt động quân sự của Việt Nam” tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), đặc biệt là trên đảo Sơn Ca, cách đảo Ba Bình (Đài Loan đang chiếm đóng bất hợp pháp – PV) khoảng 11 km.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 21842)
Phân định biển có ý nghĩa rất lớn đến an ninh, an toàn hàng hải và ổn định khu vực, đồng thời tạo điều kiện phát triển kinh tế biển. Việt Nam đã rất tích cực trong vấn đề này. Sách “100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam” của Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ nêu chi tiết dưới đây.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 15863)
Trong những năm 20 – 30, thế kỷ XX, nhiều tờ báo có uy tín của Pháp ở Đông Dương với đường lối nghiên cứu khoa học khách quan đã những đưa ra những đánh giá về vị trí chiến lược của Hoàng Sa; tầm quan trọng của Hoàng Sa trong phát triển kinh tế; cơ sở lịch sử rõ ràng, xác nhận chủ quyền của An Nam tại Hoàng Sa từ rất lâu đời. Không những thế, những tờ báo này thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với việc quản lý Hoàng Sa, Trường Sa và góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xác lập chủ quyền của An Nam trên quần đảo Hoàng Sa do Pháp bảo hộ.
22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13554)
Tháng trước, Tổng thống Aquino đã cam kết sẽ đầu tư bổ sung 2 tỷ USD để hiện đại hóa quốc phòng vào năm 2017. Phần lớn khoản đầu tư này, bao gồm các tàu ngầm, sẽ dành để mua sắm tăng cường các vũ khí, khí tài nhằm ngăn chặn Trung Quốc trên vùng biển tranh chấp.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 13805)
Itar Tass trích lời một nguồn thân cận tại Bộ quốc phòng Ấn Độ cho hay Việt Nam đang bắt đầu tiến hành đàm phán mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ nhằm tăng cường năng lực phòng thủ trên biển. BrahMos có thể phóng từ tàu ngầm lớp Kilo, từ tàu chiến Gerpard hay máy bay Su-30 và dĩ nhiên là bệ phóng cơ động trên bộ. Những khí tài đó quân đội Việt Nam đều có sau khi mua từ Nga.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 14581)
Cuối tuần trước, người phát ngôn quân đội Mỹ Jeffrey Pool lên tiếng yêu cầu Trung Quốc ngừng việc xây đảo nhân tạo trên Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Báo cáo của hãng IHS Jane’s Defense cho biết đảo nhân tạo này dài 3.000m và rộng 200-300m và Trung Quốc đang xây đường băng tại đây.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 15722)
Gạc ma, Chữ Thập và Vành Khăn hợp thành một Tam Giác đối phó với mọi tình huống chiến tranh, gồm cả một sàn ( platform) dài 116 m, rộng 96 m, (1 trong 5 kiến trúc tại Chữ Thập) sẽ dùng để đặt dàn phóng hạ vệ tinh của Mỹ điều khiển và hướng dẫn Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ. Nếu chỉ làm mù vệ tinh của Mỹ mà thôi, thì HKMH Mỹ sẽ bị vô hiệu hoá...
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13088)
Đại sứ ĐẶNG ĐÌNH QUÝ (giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam, phát biểu bế mạc hội thảo): “Cần hiểu rõ và thống nhất “luật chơi” chung ở biển Đông. Chúng ta đều chia sẻ nhu cầu làm rõ và thúc đẩy việc tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực và luật pháp quốc tế, coi đó là “luật chơi” chung của các bên ở biển Đông. Việc tuân thủ “luật chơi chung” là thước đo mức độ thiện chí và trách nhiệm của mỗi bên với hòa bình, ổn định và an ninh chung ở biển Đông”.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13528)
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ). Sau khi trở về Mỹ, giáo sư Long đã chia sẻ một số suy nghĩ của ông sau những gì được thảo luận tại Việt Nam.