Con đường Tơ lụa hay thời vinh quang của Trung Nam Hải

18 Tháng Mười Hai 201610:37 CH(Xem: 10820)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  19   DEC  2016


image022

Ý đồ "thôn tính" cảng Piraeus, Hy Lạp đã có từ lâu. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chỉ vào cảng Piraeus trên bản đồ, ảnh: The Guardian.

 


Con đường Tơ lụa hay thời vinh quang của Trung Nam Hải


Tạp chí L’Obs tuần này cũng nhìn lại lịch sử nhưng là lịch sử Trung Quốc, cũng đã có một thời kỳ vẻ vang với « Con Đường Tơ Lụa ». Tạp chí tóm lược trong phần dẫn nhập : Trung Quốc, xưởng sản xuất của thế giới, đã đầu tư hàng tỷ để củng cố các con đường thương mại. Một câu chuyện bắt đầu từ cách đây 21 thế kỷ.


Đây là đề án kinh tế- chính trị của ông Tập Cận Bình : Vạch ra những con đường thương mại to lớn, băng qua Châu Á bằng đường bộ, đánh vòng lục địa này bằng đường biển, cho nên đã được chỉ định bằng tên tiếng Anh, Obor (One Belt, vành đai trên biển) One Road (con đường trên đất liền). Báo chí Trung Quốc cũng như nước ngoài, gọi đó dưới một cái tên thơ mộng hơn « Con Đường Tơ Lụa Mới ».


Theo bài báo chương trình này được gợi lên năm 2013, và đã được nhắc đến nhiều lúc gần đây trên báo chí, thể như Bắc Kinh muốn tranh thủ tình hình lộn xộn mà tổng thống tân cử Mỹ làm dấy lên đối với ngành ngoại giao Mỹ, để đẩy các con tốt của mình.


Tác giả bài báo thử tìm hiểu xem thật ra cái tên con đường tơ lụa có ý nghĩa gì đối với người Trung Hoa. Cụm từ ‘con đường tơ lụa’ không phải là xưa lắm, chỉ được một nhà địa lý người Đức đưa ra cuối thế kỷ XIX, trong lúc mà thực tế thì đã tồn tại hơn 2000 năm.


Theo bài viết bị đe dọa ở phía Tây Bắc các hoàng đế nhà Hán tìm ‘đồng minh’ nơi những lãnh chúa ở các vùng hiện nay là Trung Á, Uzbekistan hay Afghanistan. Một sứ giả Hán vào năm 100 trước công nguyên đã đến đây, khi trở về nước, đã mô tả những điều lạ được chứng kiến, từ lạc đà đến ngựa quý. Phía Hán có thể trao đổi với vật quý của mình : đó là tơ mà họ giữ bí quyết sản xuất. Như thế thương nhân Trung Quốc với loại hàng quý báu này bắt đầu lên đường.


Con đường tơ lụa đã ra đời. Họ đi từ thủ đô Trường An, và dần dần trên đường rẽ sang nhiều hướng, xuống Ấn Độ, qua Iran, đến tận bờ biển Syria bây giờ, lúc ấy thuộc đế quốc La Mã. Các mệnh phụ La Mã rất ưa thích loại lụa nhẹ, mềm mại này đến từ một nước xa xôi mà họ gọi là Sérique, tức xứ của tơ lụa. Nhưng phải đợi đến Marco Polo thì sự hiếu kỳ về Trung Quốc ở Châu Âu mới lên đỉnh cao.


Cho đến thế kỷ 18, Trung Quốc là một cường quốc thương mại hàng đầu với những mặt hàng quý giá, đứng đầu là tơ lụa, nhưng còn trà hay đồ sứ. Nhưng cách mạng công nghiệp thế kỷ XIX đã mang lại cho Châu Âu thế mạnh công nghệ, tài chính và sản xuất, đè bẹp phần còn lại của thế giới.


Theo bài báo, « Con Đường Tơ Lụa » chỉ gợi lên đối với người Trung Hoa kỷ niệm về một thời kỳ huy hoàng, và khi làm sống lại con đường này ngày nay, ông Tập Cận Bình muốn nhắn nhủ với thế giới là thời kỳ huy hoàng đó đang trở lại với Trung Quốc./ (theoMai Vân RFI 17-12-2016)


+++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


image025


Hà Anh Tuấn (bên phải). Ảnh VH


Con đường Tơ lụa và dự án kênh đào Kra


Ts Hà Anh Tuấn


image027


Một số sáng kiến lớn đáng chú ý như xây dựng con đường tơ lụa trên biển và quỹ Con đường tơ lụa trên biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đề nghị (nhưng không được phía ASEAN chấp thuận) việc chọn năm 2015 là Năm hợp tác biển Trung Quốc - ASEAN.


Riêng ý tưởng xây dựng kênh đào Kra cắt ngang Thái Lan, rút ngắn đáng kể quãng đường từ biển Đông đến Ấn Độ Dương đã được đề cập từ lâu. Những ngày gần đây, có thông tin cho rằng Trung Quốc và Thái Lan đã đạt được thỏa thuận xây dựng kênh đào này.


Tuy các thông tin này tới nay chỉ mang tính đồn thổi, cho thấy mối quan tâm của các nước đối với tham vọng và hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông.


Nhìn vào lịch sử phát triển của các cường quốc trên thế giới và chiến lược phát triển biển của Trung Quốc hiện nay, có thể khẳng định biển Đông đóng vai trò đặc biệt quan trọng cả về ý nghĩa kinh tế, chính trị và địa chiến lược với Trung Quốc.


Nhiều học giả cho rằng với tầm quan trọng của biển Đông và những gì Trung Quốc đã thể hiện, có thể khẳng định mục tiêu thật sự của Trung Quốc là độc chiếm biển Đông.


Tuy cho tới nay chưa có đầy đủ bằng chứng để ủng hộ lập luận này, rõ ràng Trung Quốc đang từng bước phá vỡ nguyên trạng, xác lập sự hiện diện trên thực tế của mình trong khu vực vượt trội so với các quốc gia ven biển khác.


Với xu thế này, trước mắt có thể lập luận Trung Quốc hướng tới nắm quyền kiểm soát hoàn toàn trên biển Đông./

07 Tháng Sáu 2018(Xem: 9782)
Sau khi lớn tiếng đả kích Mỹ « xâm phạm chủ quyền và chuyển vũ khí tấn công » vào Biển Đông, Trung Quốc dường như đã đem hệ thống tên lửa bố trí trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, đi nơi khác hoặc cất giấu, theo bản tin CNN ngày 06/06/2018.
22 Tháng Năm 2018(Xem: 9487)
Ba chiến hạm của Hải quân Ấn Độ vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào trưa ngày 21/5/2018, khởi đầu chuyến thăm hữu nghị 4 ngày do Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi, Tư lệnh Hạm đội miền Đông của Ấn Độ chỉ huy.
06 Tháng Năm 2018(Xem: 8984)
Tác giả đặt câu hỏi, làm thế nào để chống lại được các đảo bị Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi họ nâng cấp hệ thống tên lửa (YJ-12 và HQ-9B)? Câu trả lời là, Mỹ phải "sửa chữa" lực lượng hải quân, tăng cường hợp tác với đồng minh và phát triển các căn cứ gần Biển Đông và eo biển Đài Loan. Stephen Bryen viết:
01 Tháng Năm 2018(Xem: 9823)
Nguồn tin này cho rằng, căn cứ của Trung Quốc sẽ được đặt ở Vanuatu – quốc đảo có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Trong khi các nước phương Tây, đặc biệt là Australia ngày càng tỏ ra lo ngại trước việc Trung Quốc không ngừng tăng cường quân sự hóa tại Biển Đông.
25 Tháng Tư 2018(Xem: 10270)
Truyền thông Trung Quốc đưa tin tượng đài này được khánh thành hôm thứ Hai 23/4 trên Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng một sân bay và các căn cứ quân sự khác. Tượng đài này gửi đi thông điệp về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc, bản tin của tờ Nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc viết.
08 Tháng Tư 2018(Xem: 9352)
Chính quyền Đài Bắc vào hôm 08/04/2018 đã lên tiếng hoan nghênh một quyết định sẽ cho phép Đài Loan xây dựng được một hạm đội có sức chống lại mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Phủ tổng thống Đài Loan đã chuyển ngay thông điệp hết sức biết ơn tới Washington về việc phê duyệt giấy phép.
22 Tháng Ba 2018(Xem: 9304)
"Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Australia lần đầu tiên vừa kết thúc tại Sydney hôm Chủ nhật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự hội nghị thượng đỉnh trong chuyến thăm chính thức Australia từ ngày 14 đến 18/3/2018.
08 Tháng Ba 2018(Xem: 11226)
22 Tháng Hai 2018(Xem: 9355)
Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài khi đi trong lãnh hải Việt Nam phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch theo quy định.