Văn Hóa phỏng vấn cựu Đại tá Thuyền trưởng Vũ Hữu Lễ: Tôi dự trận Gạcma 1988

14 Tháng Ba 20177:07 CH(Xem: 11416)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ 15  MAR  2017


Văn Hóa phỏng vấn cựu Đại tá Thuyền trưởng Vũ Hữu Lễ: Tôi dự trận Gạcma 1988 


Tiếng súng vang lên


Đến 7h, chỉ trong chưa tới hai tiếng hai tổ đã kịp đào đắp nền san hô, cắm cờ và tiêu khẳng định chủ quyền Tổ quốc tại phía bắc và phía nam đảo Cô Lin trước khi trận chiến không cân sức nổ ra.


“Lúc này chúng tôi mới thấy mệt, thấy đói. Lúc đi anh em đã ăn gì đâu” - cựu chiến binh Bùi Văn Thanh nói.


Cựu chiến binh Đào Tất Hồng kể: “Hơn 7h thì chúng tôi về đến tàu. Tôi đang ở phòng anh Du, mới cắn một miếng lương khô thì nghe một tràng súng nổ rất lớn. Nghe tiếng súng nổ, tôi biết nó bắn 604 rồi.


Bên phía Gạc Ma chỗ tàu HQ604 neo đậu có rất nhiều tàu chiến Trung Quốc vòng trong vòng ngoài, vòng trước vòng sau. Toàn tàu pháo, tàu tên lửa, tàu lôi...


Nhìn ra cửa sổ thấy cột khói cuồn cuộn bốc lên từ tàu HQ604. 604 cháy rồi từ từ chìm xuống. 604 là tàu vận tải loại nhỏ, chỉ có một khoang nên khi bị trúng đạn pháo là chìm rất nhanh. Anh em bên đó không thể kịp chống chìm cho tàu. Bên tàu tôi báo động chiến đấu ngay.


Chúng tôi lao vào các vị trí chiến đấu. Khi tàu 604 chìm, ba tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc ở ba hướng quay sang bắn tàu chúng tôi. Phát đầu tiên nó bắn ngay vô buồng thuyền trưởng nhưng lúc đó anh Lễ (thuyền trưởng Vũ Huy Lễ - PV) đang ở đài chỉ huy.


Sau đó anh Lễ chạy sang buồng thông tin, chỉ kịp điện báo về bờ “604 bị chìm. 505 bị tấn công” thì buồng thông tin trúng ngay quả đạn thứ hai. Hệ thống liên lạc của 505 bị tê liệt và hoàn toàn mất liên lạc với Bộ chỉ huy Vùng 4 ngay lập tức”.


Vũ Hữu Lễ: Tôi dự trận Gạcma 1988

03 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 3463)


Cựu Đại tá Vũ Hữu Lễ: Tôi dự trận Gạcma 1988 


image017

Nhà báo Lý Kiến Trúc đang phỏng vấn Đại tá Vũ Huy Lễ trên Vận tải hạm HQ-571 Trường Sa. Ảnh Văn Hóa.


Lời Tòa Soạn:


Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. Hình ảnh hấp dẫn đến nỗi các phóng viên ‘nhào” tới chụp lia lịa. Hóa ra sau khi nghe lời giới thiệu mới biết hai người đó là bà quả phụ Ngụy Văn Thà và Đại tá Vũ Huy Lễ, Thuyền trưởng tàu 505, con tàu đã cấp cứu tàu 604 đang bị chiến hạm Trung cộng bắn giết ở khu vực đảo Gạcma. Tàu 604 chỉ huy bởi Thuyền trưởng Vũ Huy Trừ bị bắn chìm, còn tàu 505 của Đại tá Vũ Huy Lễ bị bắn trọng thương nhưng vẫn cố ‘lết” đâm ủi vào bãi đá CôLin bám trụ chủ quyền tại đó.


Người đứng phía sau bà Thà là thân nhân của Hạm phó Hải quân VNCH Thiếu tá Nguyễn Thành Trí.


image018

Ngồi từ trái: Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn (áo pull sọc trắng đỏ), bà quả phụ Ngụy Văn Thà, cựu Đại tá Vũ Huy Lễ. Ảnh Văn Hóa.


LKT: Hôm nay là ngày 19-4, chúng tôi là đại diện cho tờ báoVăn Hóa tại California có dịp được phỏng vấn 1 sĩ quan cao cấp của Hải quân Việt Nam. Ngồi trên chiếc tàu Trường Sa 571 đang trên đường đi ra thăm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, chúng tôi vô tình gặp vị sĩ quan tham dự trận Gạc Ma 1988, Đó là ông Vũ Huy Lễ, Hải quân Đại tá của Quân chủng Hải quân Việt Nam. Ông là một nhân vật lịch sử trong trận Gạcma năm 1988, ông là một nhân chứng cao nhất trong trận chiến Gạc Ma. Kính chào ông.

- VŨ HUY LỄ: Vâng, xin chào ông.

- LKT: Thưa ông, xin ông có thể nói cho đọc giả của chúng tôi tại Mỹ sơ lược vài tiểu sử về quá trình hoạt động của ông trong hải quân hay không ?

- VHL: Vâng, tôi cũng sẵn sàng nếu như các anh có đề nghị, tôi tên là Vũ Huy Lễ, đã học xong ở trường phổ thông, tức là học cấp 3, cái đấy là học cấp 3, 10/10 ấy, học xong phổ thông thì tôi vào đại học. Khi vào trường đại học được 9 tháng tức là học dự khóa thì diễn ra cái sự kiện năm 64, mùng 5-8 năm 64. Sự kiện đó thì chắc là ông cũng đã biết, tức là ngày mùng 5-8 năm 1964 ở Vịnh Bắc Bộ, gọi là sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Ma-đốc, sau đó rồi thì Mỹ cũng thường cho máy bay đến bắn phá miền Bắc; vào những ngày đó chúng tôi học thì đúng là ngồi học không yên vì cứ thỉnh thoảng một ngày 2-3 lần máy bay của Mỹ thường đến bắn phá Hải Phòng và miền Bắc.

- LKT: Xin lỗi, tạm thời ngắt lời đại tá.

- VHL: Vâng!

- LKT: Ông có cho rằng cái sự kiện Maddox năm 64 đó là sự kiện dàn dựng của Mỹ hay là sự kiện ..., không phải là một sự kiện thật?

- VHL: Thực tế thì thời đó thì tôi cũng là một sinh viên cho nên là am hiểu về cái việc này thì nó cũng chưa thật là sâu sắc lắm , thế nhưng đây là một cái sự việc thật mà Mỹ đã cho tàu đến để gây ra cái sự kiện Vịnh Bắc Bộ.

- LKT: Thưa ông ngoài sự kiện đó ra thì ấn tượng nào lớn nhất trong cuộc đời hải quân của ông đối với bờ biển VN?

- VHL: Tôi thì tính đến nay là 34 năm trong quân đội, phục vụ trong quân chủng hải quân, trong quá trình phục vụ trong quân chủng hải quân, tôi cũng được làm thuyền trưởng của nhiều loại tàu của quân chủng hải quân. Nhưng mà những kỷ niệm sâu sắc nhất trong tôi mà chúng tôi không thể quên được đó là năm 1988 vào ngày 14-3 năm 1988, khi tàu tôi đang neo đậu và hoạt động bình thường ở trên đảo Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa. Thì sáng sớm hôm ấy “nước ngoài” cho tàu chiến đến bắn phá chúng tôi, đánh chúng tôi, trong quá trình đánh phá như vậy thì bên đảo Gạc Ma, tức là 2 cái đảo của chúng tôi gần nhau, tôi thì ở khoảng cách 4 hải lý, tàu tôi 505 được lệnh giữ đảo Cô Lin, còn tàu 604 thì được lệnh giữ đảo Gạc Ma, sáng hôm đó đối phương cho 2 tàu chiến đến bắn phá tàu 604.

- LKT: Vâng thưa ông, xin được ngắt lời ông là bên nào nổ súng trước?

- VHL: Bên đối phương họ có súng lớn thì họ nổ súng trước, lúc đấy chúng tôi nghe thấy ở bên đảo Gạc Ma có tiếng lục bục tiếng súng nổ, và nhìn nòng súng của 2 tàu chiến đối phương lửa cứ lóe lên thì tôi hiểu là bên đấy là họ đang bắn chúng tôi. Cho nên là chỉ 5-6 phút sau là tàu 604 của chúng tôi bị chìm.

- LKT: Vâng, tàu 604 là tàu chiến hạm hay là tàu bình thường?

- VHL: Tàu 604 là tàu vận tải bình thường mà chúng tôi vẫn hoạt động ra ngoài Trường Sa để thăm đảo, rồi đưa tiếp tế cho nhân dân, quân và dân trên đảo.

- LKT: Sau đó thì ra sao ?

- VHL: Sau đó thì khi tàu 604 bị chìm thì chúng tôi cũng bắt đầu nhổ neo và cơ động để mà tránh đạn của đối phương. Khi mà 604 chìm thì đối phương quay nòng súng sang bắn chúng tôi ngay (tàu 505), bắn cấp tập tất cả 2 pháo của 2 chiến hạm của đối phương bắn cấp tập vào tàu tôi, và toàn bộ cái mạn bên phải của tàu bị trúng đạn, đài chỉ huy trúng đạn, rồi phòng thuyền trưởng trúng đạn, phòng báo vụ VTD cũng trúng đạn, anh em bị thương nhiều, tàu bốc cháy ngùn ngụt, cháy rất dữ dội, thế rồi tất cả đạn 85 li, 100 li của đối phương bắn dưới vạch mức nước, thủng nhiều, tàu tôi bị thủng nhiều.

- LKT: Lúc đó ông là hạm trưởng của tàu 604?

- VHL: Không, tôi là hạm trưởng tàu 505, tức là đối phương bắn chìm tàu 604 xong thì quay nòng súng sang bắn tàu 505 của chúng tôi

- LKT: Hạm trưởng của tàu 604 là ai?

- VHL: Tàu 604 là đồng chí Vũ Huy Trừ, lúc đó đã hy sinh.

- LKT: Hy sinh tại chỗ?

- VHL: Vâng, tàu chìm, chìm theo tàu, cho nên là anh em ở trên đấy bị trôi dạt trên biển rất nhiều, chúng tôi phát hiện là nhìn qua bên đảo Gạc Ma là nhìn rõ là thấy người lố nhố ở trên biển, rất nhiều, và tàu tôi bị đối phương bắn trúng như vậy thì toàn bộ hệ thống điện của tàu bị mất cho nên không cơ động được, lái thì phải sử dụng bằng điện, thế là bây giờ mất điện rồi nên lái không thể điều khiển được, thế tôi mới lệnh cho anh em là phải xuống hầm lái để chuyển lái điện sang lái cơ để mình có thể mình cơ động, lúc đó anh em mò mẫm mãi không xuống được thì lại một quả pháo 85 li nó bắn trúng vào hầm lái mở ra được một cái lỗ rộng khoảng gần 1 mét vuông, ánh sáng mặt trời chiếu vào hầm lái thì anh em mới xuống được và chuyển từ lái điện sang lái cơ được, khi chuyển xong rồi anh em báo cáo lên là đã chuyển sáng lái cơ xong thì sử dụng được, thì lúc đó lại một quả pháo nữa lại bắn trúng vào trục lái của chúng tôi làm lái kẹt cứng không tài nào điều khiển được nữa.

- LKT: Thế như vậy thì cách nào mà cứu được anh em bên tàu 604?

- VHL: Vâng để tôi kể tiếp, tức là khi đó máy chính của 2 tàu tôi cũng bị hỏng, không nổ máy, bình nén khí bị trúng đạn nên xì hơi không điều khiển được máy chính, thế mà lúc đó thì gió mùa đông bắc thổi, tàu càng bị trôi ra xa đảo, ra xa đảo hơn cây số, mà ở đấy có độ sâu khoảng độ 1000 m, độ sâu rất sâu như thế, thế nên tôi nghĩ rằng nếu như mà là tàu chìm ở đây, tức là nước nó đã vào rồi đấy, dầu trôi ra lênh láng rồi, tàu bị nghiêng rồi, thế là khả năng tàu sẽ bị chìm, cho nên tôi nghĩ là tàu chìm ở đây thì toàn bộ, toàn thể cán bộ chiến sĩ ở trên tàu sẽ phải hy sinh hết, mà mình mất tàu, thế rồi mất đảo, không giữ được đảo, cho nên là bằng mọi giá mình phải sửa chữa máy để đưa tàu lên bãi cạn, xong rồi dùng súng bộ binh để mà đánh trả nếu như đối phương đưa quân lên đảo hoặc là đưa quân lên chiếm, đánh tàu chúng tôi, cho nên phải dùng súng bộ binh để đánh. Được anh em đồng ý anh em lao xuống các vị trí chiến đấu để chỉ đạo, các đồng chí trong ban chỉ huy tàu xuống các vị trí chỉ đạo cho anh em sửa chữa máy, rùi bịt vòi chống đấm, động viên bộ đội, động viên anh em để mà quyết tâm ...

- LKT: Thế đại tá có nghĩ rằng tàu 505, 604 đã lọt vào ổ phục kích của Trung Cộng hay không?

- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng không phải là ổ phục kích bởi vì nhiệm vụ của chúng tôi là đến đảo hoạt động bình thường, làm các hoạt động rất bình thường vì đảo của chúng tôi cho nên chúng tôi hoạt động hoạt động rất bình thường. Đối phương tự nhiên đến đánh tàu 604 xong lại đánh tàu của tôi thì cái đó thì chúng tôi...

- LKT: Tức là 2 tàu vận tải 505-604 hoàn toàn không biết gì về chiến hạm của Trung Cộng cả?

- VHL: Buổi chiều hôm trước là chúng tôi đã biết trước, khi chúng tôi thấy rằng có cái hiện tượng có thể là ngày mai hoặc đêm nay là họ chiếm đảo của mình, cho nên mình bằng mọi cách mình phải nêu cao tinh thần cảnh giác, quan sát thật là chắc chắn, thế rồi đêm hôm ấy chúng tôi cho người lên cắm cờ trên bãi cạn đó để giữ chủ quyền của mình, vì đây là đất của Việt Nam cho nên mình phải cắm cái cờ Việt Nam lên đấy để giữ cái chủ quyền của mình ở trên đảo.

- LKT: Đứng về phương diện quân sự, đại tá cho rằng những khu vực đảo Gạc Ma, Cô Lin thì khu vực đó quan trọng như thế nào đối với quần đảo Trường Sa?

- VHL: Thực ra thì về mặt quân sự thì nó một điểm mấu chốt để quan sát được mặt biển, các hoạt động của các tàu đi trên mặt biển, cái thứ 2 về mặt kinh tế thì ví dụ như là sau này mình xây dựng các cây đèn biển với các thứ thì mình cũng có thể quan sát được các hoạt động của các tàu nước ngoài đi trong khu vực của mình.

- LKT: Như vậy có thể là một trong các yếu tố mà Trung Cộng họ tàn sát các tàu 505-604 đó là có phải là do lý do về quân sự không ?

- VHL: Cái đó thì tôi cũng hiểu nó chưa thật là sâu sắc, thế nhưng tôi nghĩ rằng cái chính của họ là muốn chiếm quần đảo Trường Sa của chúng tôi để họ làm ví dụ như xây dựng kinh tế hoặc là quân sự, cái đó ý đồ của họ là họ muốn chiếm các đảo.

- LKT: Ý đồ chiếm Gạc Ma và Cô Lin là những trận chiến đầu tiên để thực hiện kế hoạch chiếm toàn bộ Trường Sa?

- VHL: Vâng Vâng ...

- LKT: Vậy tại sao họ không đánh chiếm nốt?

- VHL: Bởi vì là ngoài việc sử dụng các loại vũ khí mà họ muốn chiếm ấy mà thì còn có cái sự thỏa thuận, rồi xây dựng cái mối hòa giải giữa nước mình với nước bạn, để mà mình cố gắng làm sao để mà không xảy ra xung đột giữa 2 nước thì cái đó là cái cố gắng.

- LKT: Thì thưa đại tá tối hôm qua trong cái buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ đại tá có nhớ là đại tá ngồi bên cạnh một người phụ nữ đó, đại tá có biết người đó là ai không ?

- VHL: Tôi cũng chỉ biết đấy là quả phụ của một anh, một người ở chế độ cũ, đến đây để tham gia văn hóa văn nghệ và đi thăm đảo Trường Sa của chúng ta.

- LKT Theo chúng tôi được biết thì bà quả phụ đó là vợ của cố Hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà, ông ta là hạm trưởng chiếc HQ10, ông đó là hạm trưởng chỉ huy trận chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974, đại tá nghĩ thế nào về cái trận chiến Hoàng Sa, nó có liên quan với trận chiến Gạc Ma năm 1988 hay không ?

- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng cái âm mưu độc chiếm biển Đông của đối phương là họ rất là sâu sắc trong cái đầu óc của họ rồi, họ không nghĩ rằng là đất đó là của Việt Nam mà chúng tôi thì khẳng định hằng bao nhiêu đời đây là cái đất Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam mình, cho nên là không thể không phải như thế được, cho nên khi mà nghe được cái lệnh đi bảo vệ quần đảo Trường Sa là chúng tôi cũng rất là phấn khởi, rất là tin tưởng vào cái sự bảo vệ đó của nhà nước mình.

- LKT: Đại tá nghĩ như thế nào về sự hy sinh của 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa tại trận Hoàng Sa?

- VHL: Tôi nghĩ rằng là anh em Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa cũng là bảo vệ đất nước của mình, bảo vệ đất nước của Việt Nam mình, cho nên là dù có phải hy sinh đến người cuối cùng nhưng mà mình giữ được cái đảo Hoàng Sa, cái quần đảo Hoàng Sa hoặc là Trường Sa thì mình cũng vẫn phải tôn vinh họ lên trở thành những người anh hùng những người giữ đảo giữ đất nước của Việt Nam mình, đấy thì tôi cũng nghĩ như thế.

- LKT: Vâng, tối hôm qua cũng do sự bố trí của ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, đại tá đã ngồi gần vợ một người anh hùng của Việt Nam Cộng Hòa và đại tá cũng là một anh hùng hải quân của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thì ông nghĩ thế nào về sự bố trí do 2 người anh hùng đó của 2 miền gặp nhau trong tối hôm qua?

- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng đây là cái sự hòa hợp, chúng ta luôn luôn mong muốn sự hòa hợp thống nhất giữa, không thể nói là miền Nam riêng, miền Bắc riêng được mà nó là sự hòa hợp giữa người dân tộc Việt Nam mình nói chung để giữ mảnh đất thiêng liêng của mình, dù là nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa, mình cũng phải quyết tâm giữ cho bằng được, dù là anh ở chế độ nào đi chăng nữa, anh đã thấm nhuần được cái đất nước của ta, cái mảnh đất đó là của Việt Nam thì bằng mọi giá phải giữ, cho nên phải hy sinh, cả nước mình vẫn phải tôn vinh họ là những người giữ đất nước, giữ đất, giữ nước của tổ quốc Việt Nam.

- LKT: Vâng cảm ơn đại tá câu hỏi cuối cùng là: thưa ông với cái lời lẻ của ông rất là lịch sự đối với những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng mà chúng tôi nhận thấy là trong một số báo chí và ngôn từ hiện nay ở trong nước vẫn còn dùng những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa là chữ "Ngụy", ngụy quân ngụy quyền, cái điều đó có làm ông cảm nhận có sự khác biệt nào không ?

- VHL: Theo tôi thì cách sử dụng các từ đấy thì có thể về phía tôi thì tôi nghĩ rằng là mình cũng không sử dụng như thế nữa và từ nay trở đi ta nên sử dụng đó là một người Việt Nam bảo vệ đất nước Việt Nam mình của cái thời trước, theo tôi nghĩ thì như thế.

- LKT: Xin cảm ơn đại tá , thay mặt cho một cơ quan báo chí ở hải ngoại, ở nước Mỹ, chúng tôi vô cũng hân hạnh được tiếp xúc với đại tá trong buổi hôm nay và xin chúc đại tá sức khỏe dồi dào.

- VHL: Vâng, không có chi ạ./


++++++++++++++++++++


NHỮNG SỐ LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN TRẬN GẠCMA:



A-Thống kê lực lượng đich-ta tại trận hải chiến 14-3-1988 tại Gacma-Colin-Lendao :
1-Hải quân VN:
- Có 03 tàu vận tải hạng nhỏ (HQ-604, HQ-605, HQ 505).


- Có trang bị súng 12li7.
- 2 phân đội công binh gồm70 người (Trang bị súng bộ binh AK47 –không đầy đủ vì nhiệm vụ chính là xây dựng công sự)
- 4 tổ chiến đấu gồm 22 người ( Trang bị sung bộ binh AK47 và 4 khẩu trung liên RPD, 2 cối 82li)


2-Hải quân TQ:
-01 Tàu chiến trang bị dàn súng 37li loại 4 nòng , súng 12li7
-3 tàu hộ vệ tên lửa trang bị pháo 100 li và các vũ khí hạng trung
-2 tàu vận tải hạng trung trang bị súng liên thanh 20li & 12li7
-Lực lượng thủy quân lục chiến được trang bị hiện đại đày đủ và được huấn luyện đặc biệt (con số chưa xác định cụ thể được)


B-Hậu quả cuộc hải chiến:
_Phía ta: 2 tàu bị bắn chìm (HQ-604 và HQ-605), một tàu bị bắn cháy, hư hỏng nặng (HQ 505). 64 chiến sĩ hi sinh , 9 bị thương rồi bị bắt, 01 mất tích.( Theo B/C của quân chủng HQ)
-Phía địch: 9 tên bị bắn chết, 18 tên bị thương, 1 tàu vận tải bị bắn hư hỏng nhẹ.


(Theo mạng HOÀN CẦU-CHINA)
Giặc TQ chiếm được GẠCMA . HQ VN bảo vệ được COLIN và LENDAO


 (theo ZING blog)
18 Tháng Tư 2017(Xem: 10343)
Theo Defence News, điều này này dường như không thể bởi hiện nhóm tàu này vẫn đang ở khu vực cách bán đảo Triều Tiên khoảng 5.600km. Chưa kể, tàu sân bay USS Carl Vinson dự kiến diễn tập trận chung với quân đội Australia trên Ấn Độ Dương. Đường Đi của USS Carl Vinson. VĂN HÓA MAP
16 Tháng Tư 2017(Xem: 10089)
Thời báo Hoàn Cầu ngày 13/4 đưa tin, hôm qua 12/4 Nhân Dân nhật báo, đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV đồng loạt đưa tin về một cuộc tập trận bắn đạn thật với nội dung chính là đổ bộ chiếm đảo trên Biển Đông "diễn ra gần đây".
13 Tháng Tư 2017(Xem: 11276)
Ông Duterte: « Vì tình hữu nghị với Trung Quốc, và vì chúng ta đề cao tình hữu nghị này, tôi sẽ không đến cắm cờ Philippines nữa. Tôi sẽ không đến bất kỳ hòn đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa ». Hải đồ: chấm xanh: Philippines; chấm vàng: Việt Nam; chấm đỏ: Trung Quốc. VĂN HÓA MAP
09 Tháng Tư 2017(Xem: 10281)
Tổng thống Philippines phát biểu tại một căn cứ quân sự trên đảo Palawan ngày hôm qua 6/4: "Có vẻ như tất cả các bên đang cố gắng để lấy quần đảo này. Chúng ta hãy đòi lại những gì là của mình bây giờ, và dựng một tiền đồn mạnh ở đó, nơi thuộc về chúng ta. Hiện có rất nhiều hòn đảo, tôi nghĩ là 9 hoặc 10. Chúng ta hãy đặt các cấu trúc và cắm cờ Philippines ở đó". [1] Còn theo Reuters, ông Rodrigo Duterte nói rằng: "Những cấu trúc còn trống là của chúng ta. Chúng ta hãy sống ở đó.
04 Tháng Tư 2017(Xem: 11622)
Theo thuyền trưởng Nguyễn Văn Mười, lúc 20 giờ ngày 11/3, ông Mười cùng 12 lao động đang hoạt động trên biển thì bị một chiếc tàu vỏ gỗ (không rõ quốc tịch) tấn công, nổ súng bắn xối xả về phía tàu của ông Mười.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 11825)
Chuẩn Đô đốc Phạm Hoài Nam đã đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Hạm đội trong thực hiện Thỏa thuận tuần tra liên hợp mà Tư lệnh Hải quân hai nước đã ký năm 2005, góp phần duy trì trật tự, an ninh, hòa bình, ổn định trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Tư lệnh Hải quân Việt Nam nhất trí với đề nghị của Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, mong muốn Hạm đội Nam Hải cùng với các lực lượng của Hải quân Việt Nam thực hiện tốt hơn nữa tuần tra liên hợp để xây dựng vùng biển Vịnh Bắc Bộ hòa bình, ổn định, phục vụ lợi ích cho nhân dân hai nước.
09 Tháng Ba 2017(Xem: 11715)
Hãng tin Pháp AFP nhắc lại cả Trung Quốc và Philippines cùng khẳng định chủ quyền tại Benham Rise là Reed Bank (tức Bãi Cỏ Rong). Về câu hỏi tàu Trung Quốc hiện diện trong vùng biển của Philippines để làm gì, bộ trưởng Quốc Phòng Lorenzano trả lời một cách gián tiếp là Manila có được một số thông tin cho rằng các tàu của Trung Quốc đang “tìm kiếm địa điểm để đặt tàu ngầm”.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 10758)
Sự việc xảy ra chỉ ít ngày sau khi Trung Quốc hôm 27/2 công bố việc cấm đánh bắt cá ở Biển Đông từ 12h ngày 1/5 đến 16/8 trong phạm vi từ 12 độ vĩ Bắc đến vịnh Bắc Bộ và "giao tuyến hải vực Mẫn Áo", là diện tích bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam.
19 Tháng Hai 2017(Xem: 11426)
Một đơn vị hải chiến của Mỹ, gồm chiến đấu cơ và hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson bắt đầu tuần tra tại Biển Đông từ ngày 18/02/2017. Hải quân Mỹ thông báo tin này vài ngày sau khi Bắc Kinh cảnh cáo Washington không nên thách đố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc. Tại Biển Đông, cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc vừa kết thúc, Mỹ đưa một hải đội tác chiến vào vùng.
09 Tháng Hai 2017(Xem: 11164)
Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á AMTI, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS tại Washington, hôm qua, 08/02/2017, cho biết là Trung Quốc hiện đang nắm 20 tiền đồn trên quần đảo Hoàng Sa và đã mở rộng các cơ sở quân sự trên 8 đảo.
05 Tháng Hai 2017(Xem: 12304)
Chính quyền mới tại Hoa Kỳ sẽ tiếp cận vấn đề Biển Đông như thế nào đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận, khi ông Rex Tillerson chính thức được Thượng viện Mỹ thông qua đề cử làm Ngoại trưởng Mỹ.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 12293)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trang tin của Căn cứ không quân Malmstrom (bang Montana, thuộc Không lực Mỹ) ngày 5.1 vừa qua đăng bài về sự việc xảy ra hơn 60 năm trước, qua lời kể của cựu binh Bob Cunningham.
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 12003)
Vào năm 1956, Không lực Mỹ từng bí mật lập một trạm thu thập dữ liệu radar tại một hòn đảo ở rạn Nguy Hiểm phía Bắc, thuộc cụm Song Tử trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 11872)
Ngày 10/1, ông Trần Thắng (Việt kiều Mỹ) đã đến trao tặng cho UBND huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) tấm bản đồ có tên Partie de la Cochinchine của Phillipe Vandermaelen (người sáng lập Viện Địa lý hoàng gia Bỉ xuất bản bộ Atlas Thế giới nổi tiếng) vẽ.
08 Tháng Giêng 2017(Xem: 12588)
Với một hạm đội chỉ có 20 chiến hạm, như thế, rõ ràng Bắc Kinh đã bỏ xa Hà Nội trong cuộc thủy chiến...
03 Tháng Giêng 2017(Xem: 11211)
Được thành lập từ những năm 1970, lực lượng này không ngừng được nhân rộng. Một báo cáo năm 1978 ước tính rằng Dân Quân Biển Trung Quốc bao gồm 750.000 người và 140.000 tàu.