Văn Hóa phỏng vấn cựu Đại tá Thuyền trưởng Vũ Hữu Lễ: Tôi dự trận Gạcma 1988

14 Tháng Ba 20177:07 CH(Xem: 9972)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ 15  MAR  2017


Văn Hóa phỏng vấn cựu Đại tá Thuyền trưởng Vũ Hữu Lễ: Tôi dự trận Gạcma 1988 


Tiếng súng vang lên


Đến 7h, chỉ trong chưa tới hai tiếng hai tổ đã kịp đào đắp nền san hô, cắm cờ và tiêu khẳng định chủ quyền Tổ quốc tại phía bắc và phía nam đảo Cô Lin trước khi trận chiến không cân sức nổ ra.


“Lúc này chúng tôi mới thấy mệt, thấy đói. Lúc đi anh em đã ăn gì đâu” - cựu chiến binh Bùi Văn Thanh nói.


Cựu chiến binh Đào Tất Hồng kể: “Hơn 7h thì chúng tôi về đến tàu. Tôi đang ở phòng anh Du, mới cắn một miếng lương khô thì nghe một tràng súng nổ rất lớn. Nghe tiếng súng nổ, tôi biết nó bắn 604 rồi.


Bên phía Gạc Ma chỗ tàu HQ604 neo đậu có rất nhiều tàu chiến Trung Quốc vòng trong vòng ngoài, vòng trước vòng sau. Toàn tàu pháo, tàu tên lửa, tàu lôi...


Nhìn ra cửa sổ thấy cột khói cuồn cuộn bốc lên từ tàu HQ604. 604 cháy rồi từ từ chìm xuống. 604 là tàu vận tải loại nhỏ, chỉ có một khoang nên khi bị trúng đạn pháo là chìm rất nhanh. Anh em bên đó không thể kịp chống chìm cho tàu. Bên tàu tôi báo động chiến đấu ngay.


Chúng tôi lao vào các vị trí chiến đấu. Khi tàu 604 chìm, ba tàu hộ vệ tên lửa Trung Quốc ở ba hướng quay sang bắn tàu chúng tôi. Phát đầu tiên nó bắn ngay vô buồng thuyền trưởng nhưng lúc đó anh Lễ (thuyền trưởng Vũ Huy Lễ - PV) đang ở đài chỉ huy.


Sau đó anh Lễ chạy sang buồng thông tin, chỉ kịp điện báo về bờ “604 bị chìm. 505 bị tấn công” thì buồng thông tin trúng ngay quả đạn thứ hai. Hệ thống liên lạc của 505 bị tê liệt và hoàn toàn mất liên lạc với Bộ chỉ huy Vùng 4 ngay lập tức”.


Vũ Hữu Lễ: Tôi dự trận Gạcma 1988

03 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 3463)


Cựu Đại tá Vũ Hữu Lễ: Tôi dự trận Gạcma 1988 


image017

Nhà báo Lý Kiến Trúc đang phỏng vấn Đại tá Vũ Huy Lễ trên Vận tải hạm HQ-571 Trường Sa. Ảnh Văn Hóa.


Lời Tòa Soạn:


Trong một buổi “giao lưu văn hóa văn nghệ” trên boong chiến hạm HQ 571, chúng tôi thấy hai người ngồi bên cạnh ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. Hình ảnh hấp dẫn đến nỗi các phóng viên ‘nhào” tới chụp lia lịa. Hóa ra sau khi nghe lời giới thiệu mới biết hai người đó là bà quả phụ Ngụy Văn Thà và Đại tá Vũ Huy Lễ, Thuyền trưởng tàu 505, con tàu đã cấp cứu tàu 604 đang bị chiến hạm Trung cộng bắn giết ở khu vực đảo Gạcma. Tàu 604 chỉ huy bởi Thuyền trưởng Vũ Huy Trừ bị bắn chìm, còn tàu 505 của Đại tá Vũ Huy Lễ bị bắn trọng thương nhưng vẫn cố ‘lết” đâm ủi vào bãi đá CôLin bám trụ chủ quyền tại đó.


Người đứng phía sau bà Thà là thân nhân của Hạm phó Hải quân VNCH Thiếu tá Nguyễn Thành Trí.


image018

Ngồi từ trái: Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn (áo pull sọc trắng đỏ), bà quả phụ Ngụy Văn Thà, cựu Đại tá Vũ Huy Lễ. Ảnh Văn Hóa.


LKT: Hôm nay là ngày 19-4, chúng tôi là đại diện cho tờ báoVăn Hóa tại California có dịp được phỏng vấn 1 sĩ quan cao cấp của Hải quân Việt Nam. Ngồi trên chiếc tàu Trường Sa 571 đang trên đường đi ra thăm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, chúng tôi vô tình gặp vị sĩ quan tham dự trận Gạc Ma 1988, Đó là ông Vũ Huy Lễ, Hải quân Đại tá của Quân chủng Hải quân Việt Nam. Ông là một nhân vật lịch sử trong trận Gạcma năm 1988, ông là một nhân chứng cao nhất trong trận chiến Gạc Ma. Kính chào ông.

- VŨ HUY LỄ: Vâng, xin chào ông.

- LKT: Thưa ông, xin ông có thể nói cho đọc giả của chúng tôi tại Mỹ sơ lược vài tiểu sử về quá trình hoạt động của ông trong hải quân hay không ?

- VHL: Vâng, tôi cũng sẵn sàng nếu như các anh có đề nghị, tôi tên là Vũ Huy Lễ, đã học xong ở trường phổ thông, tức là học cấp 3, cái đấy là học cấp 3, 10/10 ấy, học xong phổ thông thì tôi vào đại học. Khi vào trường đại học được 9 tháng tức là học dự khóa thì diễn ra cái sự kiện năm 64, mùng 5-8 năm 64. Sự kiện đó thì chắc là ông cũng đã biết, tức là ngày mùng 5-8 năm 1964 ở Vịnh Bắc Bộ, gọi là sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Ma-đốc, sau đó rồi thì Mỹ cũng thường cho máy bay đến bắn phá miền Bắc; vào những ngày đó chúng tôi học thì đúng là ngồi học không yên vì cứ thỉnh thoảng một ngày 2-3 lần máy bay của Mỹ thường đến bắn phá Hải Phòng và miền Bắc.

- LKT: Xin lỗi, tạm thời ngắt lời đại tá.

- VHL: Vâng!

- LKT: Ông có cho rằng cái sự kiện Maddox năm 64 đó là sự kiện dàn dựng của Mỹ hay là sự kiện ..., không phải là một sự kiện thật?

- VHL: Thực tế thì thời đó thì tôi cũng là một sinh viên cho nên là am hiểu về cái việc này thì nó cũng chưa thật là sâu sắc lắm , thế nhưng đây là một cái sự việc thật mà Mỹ đã cho tàu đến để gây ra cái sự kiện Vịnh Bắc Bộ.

- LKT: Thưa ông ngoài sự kiện đó ra thì ấn tượng nào lớn nhất trong cuộc đời hải quân của ông đối với bờ biển VN?

- VHL: Tôi thì tính đến nay là 34 năm trong quân đội, phục vụ trong quân chủng hải quân, trong quá trình phục vụ trong quân chủng hải quân, tôi cũng được làm thuyền trưởng của nhiều loại tàu của quân chủng hải quân. Nhưng mà những kỷ niệm sâu sắc nhất trong tôi mà chúng tôi không thể quên được đó là năm 1988 vào ngày 14-3 năm 1988, khi tàu tôi đang neo đậu và hoạt động bình thường ở trên đảo Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa. Thì sáng sớm hôm ấy “nước ngoài” cho tàu chiến đến bắn phá chúng tôi, đánh chúng tôi, trong quá trình đánh phá như vậy thì bên đảo Gạc Ma, tức là 2 cái đảo của chúng tôi gần nhau, tôi thì ở khoảng cách 4 hải lý, tàu tôi 505 được lệnh giữ đảo Cô Lin, còn tàu 604 thì được lệnh giữ đảo Gạc Ma, sáng hôm đó đối phương cho 2 tàu chiến đến bắn phá tàu 604.

- LKT: Vâng thưa ông, xin được ngắt lời ông là bên nào nổ súng trước?

- VHL: Bên đối phương họ có súng lớn thì họ nổ súng trước, lúc đấy chúng tôi nghe thấy ở bên đảo Gạc Ma có tiếng lục bục tiếng súng nổ, và nhìn nòng súng của 2 tàu chiến đối phương lửa cứ lóe lên thì tôi hiểu là bên đấy là họ đang bắn chúng tôi. Cho nên là chỉ 5-6 phút sau là tàu 604 của chúng tôi bị chìm.

- LKT: Vâng, tàu 604 là tàu chiến hạm hay là tàu bình thường?

- VHL: Tàu 604 là tàu vận tải bình thường mà chúng tôi vẫn hoạt động ra ngoài Trường Sa để thăm đảo, rồi đưa tiếp tế cho nhân dân, quân và dân trên đảo.

- LKT: Sau đó thì ra sao ?

- VHL: Sau đó thì khi tàu 604 bị chìm thì chúng tôi cũng bắt đầu nhổ neo và cơ động để mà tránh đạn của đối phương. Khi mà 604 chìm thì đối phương quay nòng súng sang bắn chúng tôi ngay (tàu 505), bắn cấp tập tất cả 2 pháo của 2 chiến hạm của đối phương bắn cấp tập vào tàu tôi, và toàn bộ cái mạn bên phải của tàu bị trúng đạn, đài chỉ huy trúng đạn, rồi phòng thuyền trưởng trúng đạn, phòng báo vụ VTD cũng trúng đạn, anh em bị thương nhiều, tàu bốc cháy ngùn ngụt, cháy rất dữ dội, thế rồi tất cả đạn 85 li, 100 li của đối phương bắn dưới vạch mức nước, thủng nhiều, tàu tôi bị thủng nhiều.

- LKT: Lúc đó ông là hạm trưởng của tàu 604?

- VHL: Không, tôi là hạm trưởng tàu 505, tức là đối phương bắn chìm tàu 604 xong thì quay nòng súng sang bắn tàu 505 của chúng tôi

- LKT: Hạm trưởng của tàu 604 là ai?

- VHL: Tàu 604 là đồng chí Vũ Huy Trừ, lúc đó đã hy sinh.

- LKT: Hy sinh tại chỗ?

- VHL: Vâng, tàu chìm, chìm theo tàu, cho nên là anh em ở trên đấy bị trôi dạt trên biển rất nhiều, chúng tôi phát hiện là nhìn qua bên đảo Gạc Ma là nhìn rõ là thấy người lố nhố ở trên biển, rất nhiều, và tàu tôi bị đối phương bắn trúng như vậy thì toàn bộ hệ thống điện của tàu bị mất cho nên không cơ động được, lái thì phải sử dụng bằng điện, thế là bây giờ mất điện rồi nên lái không thể điều khiển được, thế tôi mới lệnh cho anh em là phải xuống hầm lái để chuyển lái điện sang lái cơ để mình có thể mình cơ động, lúc đó anh em mò mẫm mãi không xuống được thì lại một quả pháo 85 li nó bắn trúng vào hầm lái mở ra được một cái lỗ rộng khoảng gần 1 mét vuông, ánh sáng mặt trời chiếu vào hầm lái thì anh em mới xuống được và chuyển từ lái điện sang lái cơ được, khi chuyển xong rồi anh em báo cáo lên là đã chuyển sáng lái cơ xong thì sử dụng được, thì lúc đó lại một quả pháo nữa lại bắn trúng vào trục lái của chúng tôi làm lái kẹt cứng không tài nào điều khiển được nữa.

- LKT: Thế như vậy thì cách nào mà cứu được anh em bên tàu 604?

- VHL: Vâng để tôi kể tiếp, tức là khi đó máy chính của 2 tàu tôi cũng bị hỏng, không nổ máy, bình nén khí bị trúng đạn nên xì hơi không điều khiển được máy chính, thế mà lúc đó thì gió mùa đông bắc thổi, tàu càng bị trôi ra xa đảo, ra xa đảo hơn cây số, mà ở đấy có độ sâu khoảng độ 1000 m, độ sâu rất sâu như thế, thế nên tôi nghĩ rằng nếu như mà là tàu chìm ở đây, tức là nước nó đã vào rồi đấy, dầu trôi ra lênh láng rồi, tàu bị nghiêng rồi, thế là khả năng tàu sẽ bị chìm, cho nên tôi nghĩ là tàu chìm ở đây thì toàn bộ, toàn thể cán bộ chiến sĩ ở trên tàu sẽ phải hy sinh hết, mà mình mất tàu, thế rồi mất đảo, không giữ được đảo, cho nên là bằng mọi giá mình phải sửa chữa máy để đưa tàu lên bãi cạn, xong rồi dùng súng bộ binh để mà đánh trả nếu như đối phương đưa quân lên đảo hoặc là đưa quân lên chiếm, đánh tàu chúng tôi, cho nên phải dùng súng bộ binh để đánh. Được anh em đồng ý anh em lao xuống các vị trí chiến đấu để chỉ đạo, các đồng chí trong ban chỉ huy tàu xuống các vị trí chỉ đạo cho anh em sửa chữa máy, rùi bịt vòi chống đấm, động viên bộ đội, động viên anh em để mà quyết tâm ...

- LKT: Thế đại tá có nghĩ rằng tàu 505, 604 đã lọt vào ổ phục kích của Trung Cộng hay không?

- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng không phải là ổ phục kích bởi vì nhiệm vụ của chúng tôi là đến đảo hoạt động bình thường, làm các hoạt động rất bình thường vì đảo của chúng tôi cho nên chúng tôi hoạt động hoạt động rất bình thường. Đối phương tự nhiên đến đánh tàu 604 xong lại đánh tàu của tôi thì cái đó thì chúng tôi...

- LKT: Tức là 2 tàu vận tải 505-604 hoàn toàn không biết gì về chiến hạm của Trung Cộng cả?

- VHL: Buổi chiều hôm trước là chúng tôi đã biết trước, khi chúng tôi thấy rằng có cái hiện tượng có thể là ngày mai hoặc đêm nay là họ chiếm đảo của mình, cho nên mình bằng mọi cách mình phải nêu cao tinh thần cảnh giác, quan sát thật là chắc chắn, thế rồi đêm hôm ấy chúng tôi cho người lên cắm cờ trên bãi cạn đó để giữ chủ quyền của mình, vì đây là đất của Việt Nam cho nên mình phải cắm cái cờ Việt Nam lên đấy để giữ cái chủ quyền của mình ở trên đảo.

- LKT: Đứng về phương diện quân sự, đại tá cho rằng những khu vực đảo Gạc Ma, Cô Lin thì khu vực đó quan trọng như thế nào đối với quần đảo Trường Sa?

- VHL: Thực ra thì về mặt quân sự thì nó một điểm mấu chốt để quan sát được mặt biển, các hoạt động của các tàu đi trên mặt biển, cái thứ 2 về mặt kinh tế thì ví dụ như là sau này mình xây dựng các cây đèn biển với các thứ thì mình cũng có thể quan sát được các hoạt động của các tàu nước ngoài đi trong khu vực của mình.

- LKT: Như vậy có thể là một trong các yếu tố mà Trung Cộng họ tàn sát các tàu 505-604 đó là có phải là do lý do về quân sự không ?

- VHL: Cái đó thì tôi cũng hiểu nó chưa thật là sâu sắc, thế nhưng tôi nghĩ rằng cái chính của họ là muốn chiếm quần đảo Trường Sa của chúng tôi để họ làm ví dụ như xây dựng kinh tế hoặc là quân sự, cái đó ý đồ của họ là họ muốn chiếm các đảo.

- LKT: Ý đồ chiếm Gạc Ma và Cô Lin là những trận chiến đầu tiên để thực hiện kế hoạch chiếm toàn bộ Trường Sa?

- VHL: Vâng Vâng ...

- LKT: Vậy tại sao họ không đánh chiếm nốt?

- VHL: Bởi vì là ngoài việc sử dụng các loại vũ khí mà họ muốn chiếm ấy mà thì còn có cái sự thỏa thuận, rồi xây dựng cái mối hòa giải giữa nước mình với nước bạn, để mà mình cố gắng làm sao để mà không xảy ra xung đột giữa 2 nước thì cái đó là cái cố gắng.

- LKT: Thì thưa đại tá tối hôm qua trong cái buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ đại tá có nhớ là đại tá ngồi bên cạnh một người phụ nữ đó, đại tá có biết người đó là ai không ?

- VHL: Tôi cũng chỉ biết đấy là quả phụ của một anh, một người ở chế độ cũ, đến đây để tham gia văn hóa văn nghệ và đi thăm đảo Trường Sa của chúng ta.

- LKT Theo chúng tôi được biết thì bà quả phụ đó là vợ của cố Hải quân Trung tá Ngụy Văn Thà, ông ta là hạm trưởng chiếc HQ10, ông đó là hạm trưởng chỉ huy trận chiến Hoàng Sa ngày 19 tháng Giêng năm 1974, đại tá nghĩ thế nào về cái trận chiến Hoàng Sa, nó có liên quan với trận chiến Gạc Ma năm 1988 hay không ?

- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng cái âm mưu độc chiếm biển Đông của đối phương là họ rất là sâu sắc trong cái đầu óc của họ rồi, họ không nghĩ rằng là đất đó là của Việt Nam mà chúng tôi thì khẳng định hằng bao nhiêu đời đây là cái đất Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam mình, cho nên là không thể không phải như thế được, cho nên khi mà nghe được cái lệnh đi bảo vệ quần đảo Trường Sa là chúng tôi cũng rất là phấn khởi, rất là tin tưởng vào cái sự bảo vệ đó của nhà nước mình.

- LKT: Đại tá nghĩ như thế nào về sự hy sinh của 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa tại trận Hoàng Sa?

- VHL: Tôi nghĩ rằng là anh em Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa cũng là bảo vệ đất nước của mình, bảo vệ đất nước của Việt Nam mình, cho nên là dù có phải hy sinh đến người cuối cùng nhưng mà mình giữ được cái đảo Hoàng Sa, cái quần đảo Hoàng Sa hoặc là Trường Sa thì mình cũng vẫn phải tôn vinh họ lên trở thành những người anh hùng những người giữ đảo giữ đất nước của Việt Nam mình, đấy thì tôi cũng nghĩ như thế.

- LKT: Vâng, tối hôm qua cũng do sự bố trí của ông Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, đại tá đã ngồi gần vợ một người anh hùng của Việt Nam Cộng Hòa và đại tá cũng là một anh hùng hải quân của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, thì ông nghĩ thế nào về sự bố trí do 2 người anh hùng đó của 2 miền gặp nhau trong tối hôm qua?

- VHL: Tôi thì tôi nghĩ rằng đây là cái sự hòa hợp, chúng ta luôn luôn mong muốn sự hòa hợp thống nhất giữa, không thể nói là miền Nam riêng, miền Bắc riêng được mà nó là sự hòa hợp giữa người dân tộc Việt Nam mình nói chung để giữ mảnh đất thiêng liêng của mình, dù là nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa, mình cũng phải quyết tâm giữ cho bằng được, dù là anh ở chế độ nào đi chăng nữa, anh đã thấm nhuần được cái đất nước của ta, cái mảnh đất đó là của Việt Nam thì bằng mọi giá phải giữ, cho nên phải hy sinh, cả nước mình vẫn phải tôn vinh họ là những người giữ đất nước, giữ đất, giữ nước của tổ quốc Việt Nam.

- LKT: Vâng cảm ơn đại tá câu hỏi cuối cùng là: thưa ông với cái lời lẻ của ông rất là lịch sự đối với những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, nhưng mà chúng tôi nhận thấy là trong một số báo chí và ngôn từ hiện nay ở trong nước vẫn còn dùng những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa là chữ "Ngụy", ngụy quân ngụy quyền, cái điều đó có làm ông cảm nhận có sự khác biệt nào không ?

- VHL: Theo tôi thì cách sử dụng các từ đấy thì có thể về phía tôi thì tôi nghĩ rằng là mình cũng không sử dụng như thế nữa và từ nay trở đi ta nên sử dụng đó là một người Việt Nam bảo vệ đất nước Việt Nam mình của cái thời trước, theo tôi nghĩ thì như thế.

- LKT: Xin cảm ơn đại tá , thay mặt cho một cơ quan báo chí ở hải ngoại, ở nước Mỹ, chúng tôi vô cũng hân hạnh được tiếp xúc với đại tá trong buổi hôm nay và xin chúc đại tá sức khỏe dồi dào.

- VHL: Vâng, không có chi ạ./


++++++++++++++++++++


NHỮNG SỐ LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN TRẬN GẠCMA:



A-Thống kê lực lượng đich-ta tại trận hải chiến 14-3-1988 tại Gacma-Colin-Lendao :
1-Hải quân VN:
- Có 03 tàu vận tải hạng nhỏ (HQ-604, HQ-605, HQ 505).


- Có trang bị súng 12li7.
- 2 phân đội công binh gồm70 người (Trang bị súng bộ binh AK47 –không đầy đủ vì nhiệm vụ chính là xây dựng công sự)
- 4 tổ chiến đấu gồm 22 người ( Trang bị sung bộ binh AK47 và 4 khẩu trung liên RPD, 2 cối 82li)


2-Hải quân TQ:
-01 Tàu chiến trang bị dàn súng 37li loại 4 nòng , súng 12li7
-3 tàu hộ vệ tên lửa trang bị pháo 100 li và các vũ khí hạng trung
-2 tàu vận tải hạng trung trang bị súng liên thanh 20li & 12li7
-Lực lượng thủy quân lục chiến được trang bị hiện đại đày đủ và được huấn luyện đặc biệt (con số chưa xác định cụ thể được)


B-Hậu quả cuộc hải chiến:
_Phía ta: 2 tàu bị bắn chìm (HQ-604 và HQ-605), một tàu bị bắn cháy, hư hỏng nặng (HQ 505). 64 chiến sĩ hi sinh , 9 bị thương rồi bị bắt, 01 mất tích.( Theo B/C của quân chủng HQ)
-Phía địch: 9 tên bị bắn chết, 18 tên bị thương, 1 tàu vận tải bị bắn hư hỏng nhẹ.


(Theo mạng HOÀN CẦU-CHINA)
Giặc TQ chiếm được GẠCMA . HQ VN bảo vệ được COLIN và LENDAO


 (theo ZING blog)
28 Tháng Hai 2016(Xem: 9916)
"Khi ra điều trần trước Quốc hội Mỹ, đô đốc Harry Harris, tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ khẳng định Trung Quốc đang làm thay đổi cảnh quan ở Biển Đông và Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động tuần tra để bảo đảm tự do lưu thông hàng hải. Cùng thời gian này, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công du Hoa Kỳ và tuyên bố các cơ sở quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông là « hợp pháp và phù hợp ».
25 Tháng Hai 2016(Xem: 10632)
Đô đốc Harris đã xác định rõ ràng là Biển Đông là nơi mà quân đội Mỹ sẽ thực hiện các chiến dịch tuần tra : « Chúng ta phải tiếp tục hoạt động trong vùng Biển Đông để chứng minh rằng ở đấy là không phận và hải phận quốc tế ».
23 Tháng Hai 2016(Xem: 11197)
"Hình ảnh về các bãi đá nhỏ quanh đó, cũng đã được Trung Quốc biến thành các đảo nhân tạo, như Ga Ven, Tư Nghĩa và Gạc Ma, cho thấy có thể có các cột radar, ụ súng, lô cốt, bãi đáp trực thăng và cầu cảng, theo nhận định của CSIS".
18 Tháng Hai 2016(Xem: 11624)
"Đấy là một hành động ngang ngược và bất chấp dư luận thế giới... Tại sao Trung Quốc lại phải triển khai tên lửa ở một khu vực mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam? "Hành động này là một bước chuẩn bị cho việc sau khi Trung Quốc hoàn thành cải tạo các đảo, thì Trung Quốc triển khai các tên lửa xuống Trường Sa và như thế là hoàn thành bước quân sự hóa Biển Đông."
16 Tháng Hai 2016(Xem: 13849)
"Trung Quốc vừa cải tạo, nối dài đường băng sân bay trên đảo Phú Lâm cho phép cất hạ cánh máy bay Boeing 737 có thể chở đến 200 khách. Cách đây không lâu, Trung Quốc cũng đã cho hạ cất cánh bất hợp pháp máy bay dân sự chở vợ con, thân nhân sĩ quan, binh lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) xuống sân bay đá Chữ Thập".
02 Tháng Hai 2016(Xem: 11271)
TNS McCain: "Tôi rất vui khi biết tin Hải quân Mỹ tiến hành một hoạt động tuần tra tự do hàng hải gần đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Hoạt động này đã thách thức các yêu sách hàng hải quá mức, làm hạn chế các quyền tự do hàng hải của Hoa Kỳ và nước khác theo luật pháp quốc tế.
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 10991)
"Trong cuộc gặp gỡ với lực lượng tuần duyên tại đảo Ba Bình, tổng thống Mã Anh Cửu đã nhấn mạnh : căn cứ trên các tài liệu lịch sử, địa lý và luật phát quốc tế, các đảo « Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Đông Sa và các vùng nước chung quanh những hòn đảo này (…) đều thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Đài Loan ».
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 11008)
"Người biểu tình Philippines sẽ thực hiện một chuyến đi thứ hai ra quần đảo tranh chấp ở biển Đông, và lần này sẽ ở lại đó một tháng, sau khi Trung Quốc dùng máy bay đưa các du khách ra một hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh mới bồi đắp".
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 13571)
"Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (một bộ phận của đảng CSVN của chính phủ) đã cho khắc trên bia đá lớn hàng chữ: "Tưởng niệm những người đã ngã xuống xác lập chủ quyền và bảo vệ Hoàng Sa". Thắc mắc: Những người nào? "Nói cho cùng, Chiến sĩ hay Liệt sĩ đều là người Lính Việt Nam đã hy sinh mạng sống - để trở thành Tử sĩ Vị Quốc Vong Thân cho quê hương Việt Nam". (VH)
17 Tháng Giêng 2016(Xem: 12791)
"Sáng 17/1, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng khu tưởng niệm Nghĩa sĩ Hoàng Sa tại đảo Lý Sơn. Khu tưởng niệm được xây để tỏ lòng thành kính, biết ơn những người con của Mẹ Việt Nam đã nằm xuống trong quá trình bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng..."
10 Tháng Giêng 2016(Xem: 11121)
- USNI News ngày 5/1 đưa tin, sau 2 tháng Chủ tịch Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ John McCain yêu cầu, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter mới có trả lời chính thức, giải thích rõ ràng về hoạt động tự do hàng hải của tàu USS Lassen tại khu vực quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) ngày 27/10/2015. - USS Lassen 82 đã tiến sâu vào bên trong 12 hải lý các thực thể: Su Bi, Song Tử Đông, Song Tử Tây, đá Nam và đá Hoài Ân. - Theo “kịch bản” mà báo Trung Quốc vạch ra, Phillipines sẽ gần như không có thời gian để chuẩn bị và đảo Thị Tứ có thể bị chiếm chỉ trong vòng vài giờ.
07 Tháng Giêng 2016(Xem: 11925)
"The Sydney Morning Herald ngày 7/1 dẫn lời các nhà phân tích nhận định, vịnh Cam Ranh vẫn là "át chủ bài" của Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông (cũng như Hoàng Sa, Trường Sa) trước một đối thủ lớn hơn nhiều, hải quân và không quân được trang bị mạnh hơn nhiều".
04 Tháng Giêng 2016(Xem: 11302)
"Bước xuống thuyền với khuôn mặt xanh xao, mệt mỏi, thuyền viên Trần Tiết (40 tuổi) kể: “Trưa 1/1, tàu đang trên đường ra Cồn Cỏ hành nghề thì bất ngờ một tàu có mui tàu dài gấp ba lần tàu tụi tui, trên tàu có ghi chữ tượng hình lù lù tiến lại đâm thẳng vào hông tàu khiến 7 anh em trên tàu rơi xuống nước".
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11349)
"Về phần Việt Nam, báo chí trong nước gần đây đã đưa thông tin và hình ảnh về một mẫu máy bay không người lái ( UAV ) cỡ lớn, mang số hiệu HS-6L, có khả năng hoạt động suốt 35 tiếng đồng hồ, với phạm vi hoạt động lên tới 4.000 km".
24 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12685)
"Global Firepower vừa công bố bảng xếp hạng sức mạnh quân sự của 126 quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam đứng thứ 21, tăng 2 bậc so với năm 2014 xếp dưới Thái Lan (thứ 20) trong khi năm 2014 xếp trên Thái Lan 1 bậc".