Tàu đánh cá vỏ thép dỏm, giả, dối, gian; ngư dân lãnh đủ

10 Tháng Năm 20179:00 CH(Xem: 9733)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  10  MAY  2017


Người Đưa Tin


10.05.2017  


Những ngày qua, người dân miền biển Bình Định đứng ngồi không yên khi hàng loạt trường hợp tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 còn trong thời gian bảo hành nhưng đã gỉ sét toàn bộ.


Tàu hư hỏng sau vài chuyến ra khơi


Có mặt tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, PV được ngư dân dẫn đi khảo sát thực tế. Theo một số tài liệu, Bình Định đã có 56 tàu cá đóng theo Nghị định 67 đi vào hoạt động, gồm 47 tàu vỏ thép, 4 tàu gỗ và 5 tàu composite. Trong số đó, nhiều tàu vỏ thép đang xuống cấp nhanh chóng.


Chiếc tàu vỏ thép mang số hiệu BĐ 99567 TS (811 CV) chuyên hành nghề lưới vây của ngư dân Nguyễn Văn Mạnh (SN 1961) trú thôn Phú Hòa, xã Mỹ Đức đã xuống cấp trầm trọng. Ông Mạnh rầu rĩ cho hay, tàu do công ty Việt – Hàn thiết kế và công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng, tháng 7/2017 mới đến thời hạn tái kiểm định.


“Tuy nhiên, hiện tàu đã bị hỏng. Nguyên nhân do thép dùng để đóng tàu không được sử dụng loại thép chất lượng cao như trong hợp đồng. Theo hợp đồng, tàu của tôi được đóng thép Hàn Quốc, thế nhưng trong quá trình tham gia giám sát việc đóng tàu tại nhà máy, con trai tôi phát hiện tàu đóng bằng thép Trung Quốc. Bức xúc, nó lên tiếng phản ánh và chụp hình những mẫu vật liệu thép của Trung Quốc để làm bằng chứng thì bị nhân viên nhà máy đóng tàu ngăn cản, hăm dọa”, ông Mạnh nói.


image005

Tàu vỏ thép BĐ 99939 TS ra khơi chưa lâu đã bị chìm do gặp sự cố.


Chưa hết, theo ông Mạnh, tàu thiết kế kiểu này, ngư dân không thể hành nghề lưới vây. Bởi mê lườn của tàu không đều, từ 1/3 chiếc tàu tính từ mũi trở về sau bị hõm lên trên mặt nước, phía dưới trống, khoảng trống này đã khiến lưới bị vướng vào chân vịt, không hoạt động được. Thêm vào đó, các hầm tàu thiết kế kín bưng như tàu hàng, nước trong hầm không thể thoát ra ngoài.


Trong quá trình trực tiếp giám sát việc đóng tàu, ngư dân Nguyễn Văn Khỏe (36 tuổi), con trai ông Mạnh phát hiện thép đóng tàu không phải của Hàn Quốc như hợp đồng, mà là của Trung Quốc. Anh Khoẻ đã lấy điện thoại chụp ảnh để báo cáo với ngành chức năng thì bị nhân viên nhà máy hăm dọa khiến anh phải trốn khỏi đất Nam Định. “Con tàu của gia đình tôi giờ như một cục sắt, hoen gỉ tùm lum, chỉ cần giậm mạnh chân lên sàn tàu là gỉ sét bong tróc rớt ra cả thúng. Còn dưới các hầm tàu thì khỏi nói, đi không cẩn thận là xước tay xước chân như chơi", anh Khỏe ngao ngán nói.


Tàu vỏ thép mang tên Khánh Đỏ BĐ 99086 TS của ông Đinh Công Khánh ở cùng xã Cát Khánh cũng đang bị hư hỏng, chưa khắc phục xong. “Tàu của tôi bị hỏng hộp số, nằm bờ hơn tháng nay, sửa mãi mà chẳng được. Không đi biển được, nhưng tôi phải mất mỗi ngày 100.000 đồng tiền thuê người giữ tàu và phí bến bãi. Ngân hàng cũng đã thông báo đến kỳ hạn trả nợ vay đóng tàu đợt 2 quý 2/2017 gần 300 triệu đồng, gia đình tôi rất lo lắng”, ông Khánh nói.


Hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển, gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia. Tình trạng hàng chục con tàu vỏ thép của ngư dân ở tỉnh Bình Định vừa mới đóng phải nằm bờ vì hư hỏng giữa mùa khai thác cần được địa phương và các bộ, ngành chức năng quan tâm giải quyết, giúp ngư dân tránh khỏi cảnh nợ nần vì khoản vay hàng chục tỷ đồng đóng mới tàu cá vươn khơi.


Ngư dân tự liên hệ và ký hợp đồng thiết kế, thi công với nhà máy đóng tàu dựa trên danh sách mà Tổng cục Thủy sản công bố. Chưa hết, để đưa vào hoạt động thì tàu được trung tâm Đăng kiểm tàu cá, tổng cục Thủy sản đăng kiểm.


Xử lý những kiến nghị của ngư dân


Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng chi cục Thủy sản, sở NN&PTNT tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị đã nhận được 10 đơn phản ánh của ngư dân về việc tàu vỏ thép, tàu vỏ composite đóng mới theo chương trình Nghị định 67 bị hư hỏng.


“Sở NN&PTNT đã thành lập tổ kiểm tra, bước đầu kiểm tra 16 tàu thì phát hiện có 10 tàu bị hư hỏng. Trong đó, 3 chiếc tàu vỏ thép đóng tại công ty TNHH Đại Nguyên Dương (tỉnh Nam Định) có phần vỏ bị gỉ sét, xuống cấp trầm trọng, máy tàu bị hư hỏng đang khắc phục; 7 tàu đóng tại công ty TNHH MTV Đóng tàu Nam Triệu (TP.Hải Phòng) cũng trong tình trạng vỏ thép bị gỉ, máy chính bị sự cố và hư hỏng, hầm bảo quản không giữ được lạnh... Hầu hết tàu mới đóng và đi vào hoạt động từ cuối năm 2016, nhưng đã bị hư hỏng, rõ ràng là có vấn đề. Dân thì nói do nhà máy đóng tàu kém chất lượng, còn nhà máy thì nói do dân chưa biết vận hành nên dẫn đến hư hỏng”, ông Tâm nói.


image007

Công nhân đang tu sửa tàu bị sự cố.


Nói về nguyên nhân tàu vỏ thép xuống cấp, ông Tâm cho rằng có nhiều lý do. Ví dụ như chưa có các khu neo đậu cho tàu vỏ thép. Những tàu này neo chung với tàu vỏ gỗ, khi có va đập là hư hỏng tàu gỗ, xảy ra xung đột giữa ngư dân với nhau. Chưa có những cơ sở bảo trì, bảo dưỡng cho tàu vỏ thép tại các địa phương có lượng tàu vỏ thép nhiều như Bình Định...


Trong khi đó, ông Đặng Ngọc Oanh, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Đóng tàu Nam Triệu cho rằng, khi tàu hỏng hóc phải về sửa chữa thì hầu hết đều xác định lỗi do chủ tàu.


“Công ty chúng tôi đóng tàu cá vỏ thép nhiều nhất nước. Trước khi bàn giao tàu, hãng máy luôn tổ chức tập huấn kỹ càng. Khi về Bình Định, công ty đã kiến nghị trước khi tàu nổ máy rời bến phải kiểm tra bằng cấp, chứng chỉ của thuyền trưởng, máy trưởng. Nhưng do ngư dân không có bằng máy trưởng nên dẫn đến chuyện van nước không đóng mà lại mở ra để nước tràn vào máy. Có trường hợp tàu hỏng máy không phải lý do bị nước vào mà do đổ dầu không đúng tiêu chuẩn chất lượng, ngư dân mua dầu trôi nổi, nhiều tạp chất. Tuy nhiên, mỗi khi máy hỏng, công ty luôn thực hiện thay máy mới để bà con tiếp tục ra khơi đánh bắt chứ không có chuyện không khắc phục được”, ông Oanh khẳng định.


Kết quả kiểm tra


Kết quả kiểm tra của sở NN&PTNT Bình Định về chất lượng một số tàu vỏ thép do công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng cho thấy: Vỏ tàu, mặt boong, cabin, trang thiết bị trên boong tàu đều gỉ sét, bong tróc, xuống cấp trầm trọng; máy chính hiệu Mitsubishi của 2 tàu bị hư hỏng; phần van ống gỉ sét, xuống cấp; hầm bảo quản không thoát được nước; hệ thống làm lạnh hoạt động không ổn định; két dầu bị hỏng gây chảy dầu; máy dò cá có đầu dò hỏng, không hoạt động được.


Kiểm tra một số tàu vỏ thép do công ty Nam Triệu đóng cho thấy: Thân vỏ một số tàu bị gỉ sét, hà bám nhiều; máy chính của 9 tàu hiệu Mitsubishi bị hư hỏng; máy phát điện của 3 tàu hoạt động không ổn; hầm bảo quản không giữ được lạnh; một số tàu làm nghề lưới chụp có gọng bị han gỉ, đứt gãy.

Bạch Hưng
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 10073)
Bắc Kinh sẽ « không bao giờ » ngưng xây dựng tại Biển Đông. Đó là tuyên bố của Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli), tư lệnh hải quân Trung Quốc, bất chấp phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye cho rằng việc này là bất hợp pháp.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 11579)
"Tham vọng của Trung Quốc không chỉ là kiểm soát các đảo, đá và rạn san hô ở Biển Đông, mà Bắc Kinh còn có kế hoạch phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động rộng khắp Thái Bình Dương".
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 11518)
- Đây là lần đầu tiên các quan chức Campuchia được đặt chân lên một con tàu sân bay lớn và hiện đại. "Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. - Nhật Bản và Philippines sẽ tiến hành tập trận chung ngay sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA, tại The Hague, Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 10146)
"Trước các sĩ quan không quân Philippines, tổng thống Rodrigo Duterte bắn tín hiệu với Trung Quốc là nếu phán quyết này « thuận lợi » cho Philippines như dự kiến thì « chúng ta nên đối thoại ».
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 9969)
- Toàn thế giới đang chờ đợi Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) tiến hành phán quyết đối với việc này, nhưng phán quyết này sẽ không có bất cứ tác dụng gì đối với các hành vi (bất hợp pháp) của Trung Quốc. - Đối với Trung Quốc, xây dựng lá chắn "cát" để theo dõi và bảo vệ tuyến đường thương mại trên Biển Đông là một việc không thể thiếu (ý chỉ các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông). "chiếm lấy đảo của các nước khác và làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng là “rất nhỏ” – báo Nhật nhận định.
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 9326)
"Khi bỏ cả trứng vào một giỏ thì rủi ro rất lớn, khi Bắc Kinh biết ai đó thất thế phải quỵ lụy mình thì không có chuyện đối phương ngồi cùng mâm, cùng chiếu với họ mà chỉ có thể đóng vai trò "đối tác chiếu dưới", bởi hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn. Những lời có cánh vẫn chỉ là chót lưỡi, đầu môi".
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 21437)
Ban biên tập gửi đến Quý độc giả loạt bài viết Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào. (Cập nhật từ ngày 29/5/2013 đến tháng 4/2015)
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 10227)
- Ngư dân địa phương cáo buộc các tàu Trung Quốc có cảnh sát biển hỗ trợ ngăn cản họ vào khu vực bãi cạn Scarborough đánh bắt cá. - Hoa Kỳ mới đây cảnh cáo Trung Quốc về bất kỳ động thái nào thay đổi nguyên trạng khu vực này.
16 Tháng Sáu 2016(Xem: 9581)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa "Theo tiết lộ trên báo Nhật Bản The Diplomat, Hải Quân Trung Quốc hôm 08/06/2016, đã chính thức đưa một tàu hộ tống thế hệ mới loại 056A - thuộc lớp Giang Đảo (Jiangdao) - đến căn cứ Du Lâm ở thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam. Theo nhiều nguồn tin quân sự Trung Quốc, chiếc tàu này sẽ chủ yếu hoạt động trong vùng biển Hoàng Sa. Điều đáng nói là hộ tống hạm mới được trang bị hệ thống chống tàu ngầm".
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 10696)
- Việc xây dựng 2 ngọn hải đăng trên đá Vành Khăn và Chữ Thập đang được đẩy nhanh tiến độ và sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2016, - Trước đó, Trung Quốc đã trái phép cho hoạt động các hải đăng trên đá Châu Viên, đá Gạc Ma và đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 10329)
"Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho thấy, Mỹ muốn xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực tương tự NATO để bảo đảm an ninh khu vực".
30 Tháng Năm 2016(Xem: 9805)
"Người phát ngôn Trung Quốc nói Hà Nội và Bắc Kinh có thể tự mình giải quyết các bất đồng thông qua đàm phán và hiệp thương". - Việt Nam kêu gọi: Hoàng Sa:"Song phương"; Trường Sa:"Đa phương"
26 Tháng Năm 2016(Xem: 10747)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nghênh đón Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp, Đức, Ý và Canada tại Đền Ise, ngôi đền linh thiêng nhất của Thần đạo Nhật Bản. Các nhà lãnh đạo đã lần lượt đi qua một chiếc cầu dài dẫn tới ngôi đền, trước khi đứng chụp hình chung với nhau. - VN kêu gọi Hoàng Sa: "song phương'; Trường Sa "đa phương".
20 Tháng Năm 2016(Xem: 12497)
Cam Ranh: khắc tinh của “đường lưỡi bò” “Vấn đề khôi phục căn cứ hải quân Nga ở Vịnh Cam Ranh của Việt Nam được đề ra và phía Việt Nam có sự hiểu biết và thông cảm về vấn đề này”, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga, Viktor Ozerov nói với Sputnik". "Trước đó, Đại sứ Việt Nam tại Nga Nguyễn Thanh Sơn nói với Sputnik rằng, Việt Nam không phản đối Nga trở lại căn cứ quân sự Cam Ranh".
15 Tháng Năm 2016(Xem: 10112)
"Trả lời báo chí Nhật Bản từ Hà Nội ngày 14/05/2016, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố: là một cường quốc khu vực, Tokyo cần có những nỗ lực « cụ thể » để bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không trong các vùng biển có tranh chấp chủ quyền".