Tàu cá vỏ thép nằm bờ: Nghe lời hãng, dân sẽ chết

29 Tháng Năm 20177:14 CH(Xem: 8710)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA THỨ  HAI  29  MAY 2017


Tàu cá vỏ thép nằm bờ: Nghe lời hãng, dân sẽ chết


29/05/2017


image004

Ngư dân Nguyễn Công Quý (ở cảng cá Đề Gi, Phù Cát, Bình Định) đóng tàu vỏ thép hơn 14 tỉ đồng chỉ ra khơi được một lần rồi nằm bờ gần hai năm nay  - Ảnh: TR.ĐĂNG


TTO - 'Nghe lời hãng, dân sẽ chết' là khẳng định của ông Trần Châu - phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định - trước việc các hãng sản xuất máy tàu Hàn Quốc cố tình đổ lỗi, không đền máy mới cho ngư dân.


Trong khi đó, xác minh thêm, Tuổi Trẻ phát hiện nhiều chi tiết hãng đóng tàu đã không làm theo đúng hướng dẫn của Bộ NN&PTNT.


Thông báo cho hãng, để tàu chìm?


Sáng 28-5, đã hai ngày sau khi đối thoại với nhà sản xuất, phân phối máy Doosan (Hàn Quốc - đơn vị cấp máy cho một số nhà máy đóng tàu), ông Lê Ngô Hát (một chủ tàu vỏ thép ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) vẫn chưa thôi ấm ức.


Việc nhà cung cấp máy trên cho rằng nếu máy hỏng phải thông báo với hãng chứ không được tự ý sửa, ông Hát bức xúc: “Giữa biển, máy hỏng, không khắc phục thì tàu sẽ bị sóng đánh chìm, chết cả. Họ nói không thể chấp nhận được!”.


Ông Trần Đình Sơn (chủ tàu vỏ thép BĐ 99245 TS ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ) hợp đồng với Công ty TNHH một thành viên Nam Triệu (Bộ Công an) đóng tàu vỏ thép với giá trị gần 20 tỉ đồng.


Với việc phía Doosan muốn đổ lỗi cho ngư dân tự ý sửa máy, ông Sơn cho rằng đó là cách thoái thác trách nhiệm. Kiên quyết đề nghị nhà máy phải thay máy mới, ông Sơn cho biết việc này là để không còn trường hợp đáng tiếc nào như ông xảy ra nữa.


“Bốn chuyến đi biển, chuyến nào cũng gặp sự cố về máy móc. Giờ thì gãy luôn cốt - tức cái “xương sống” của máy. Tôi không dám đi biển vì tài sản và tính mạng cả chục người sẽ bị rủi ro”- ông Sơn cho biết.


Hợp đồng hộp số lớn, lắp hộp số nhỏ


Tìm hiểu thêm, chúng tôi được đại diện Công ty TNHH một thành viên Nam Triệu xác nhận một sự thật khác. Thực tế, cả ba tàu vỏ thép của các ông Lê Văn Thãi, Đinh Công Khánh, Nguyễn Công Quý (ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát) đều bị một “bệnh” chung là vỡ hộp số.


“Hợp đồng của chúng tôi với nhà máy là hộp số máy chính có hệ số truyền động 5 chấm. Nhưng khi nhận tàu, hộp số chỉ có 3 chấm. Hệ số truyền động thấp khiến phải quay nhiều tua hơn, không đủ lực đẩy máy nên dẫn đến vỡ hộp số” - ông Đinh Công Khánh nói và cho biết tàu của ông bị hỏng máy ba lần, sửa đi sửa lại, giờ vẫn nằm bờ.


“Tàu thiết kế vận tốc 12 hải lý/giờ mà bây giờ chạy 2 hải lý/giờ không nổi, làm sao đi biển được” - ông Khánh bức xúc.


Trả lời Tuổi Trẻ chiều 28-5 về câu chuyện này, ông Bùi Hữu Hùng - phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Nam Triệu - nói làm đúng theo thiết kế, nhưng thừa nhận thiết kế này không phải theo 21 mẫu của Bộ NN&PTNT đưa ra, mà do nhà máy thuê tư vấn khác để lập!


Không đúng hợp đồng, phải thay mới


Chiều 28-5, ông Trần Châu cho biết sau khi có thông tin nhiều tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định mới đóng bị hỏng, nhiều chuyên gia ở TP.HCM đã liên hệ đề nghị cho họ được tham gia tổ tư vấn thẩm định độc lập chất lượng các con tàu, không lấy phí, chỉ muốn giúp bảo vệ ngư dân.


Ông Châu cho biết dự kiến trong tuần này sẽ thành lập tổ kiểm định độc lập gồm các chuyên gia về điện, cơ khí, thiết bị, máy công cụ từ TP.HCM ra, tiến hành kiểm tra từng con tàu vỏ thép bị hư hỏng.


“Nếu nhà máy lắp máy, sử dụng vật liệu không đúng hợp đồng, không đảm bảo chất lượng, phải thay mới cho dân” - ông Châu nêu quan điểm của tỉnh Bình Định và cho rằng lãnh đạo tỉnh này không chấp nhận kiểu nói thoái thác trách nhiệm, ngang ngược, kiểu máy tàu hỏng dân không được can thiệp, phải báo và chờ ý kiến.


Ông Trần Châu cũng cho biết ông đã nghe nhiều vấn đề chưa minh bạch đằng sau việc đóng tàu vỏ thép cho ngư dân theo nghị định 67. Tỉnh sẽ kiến nghị Bộ NN&PTNT kiểm tra toàn diện quy trình cho vay và đóng mới tàu vỏ thép. “Tôi đã trao đổi với lãnh đạo bộ và thống nhất quan điểm như vậy. Phải kiểm tra toàn diện mới ra thêm những vấn đề khác nữa” - ông Châu cho hay. DUY THANH
02 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9089)
Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định : « Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi ».
22 Tháng Mười 2017(Xem: 9094)
"Và bản thân lệnh cấm đánh cá là tốt cho tính bền vững của các nguồn lực hải sản ở trên Biển Đông. Chính quyền Việt Nam nên ủng hộ lệnh cấm đánh cá, thay vì phản đối nó. Điều có thể làm duy nhất chỉ có thể là thông qua đàm phán song phương...
12 Tháng Mười 2017(Xem: 8809)
USS Chafee không tiến vào 12 hải lý của bất kỳ hòn đảo nào ở Hoàng Sa, mà chọc thẳng vào cái gọi là "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc tuyên bố (năm 1996). (Bắc Kinh cố tình giải thích sai Điều 47 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 vốn dành cho quốc gia quần đảo như Philippines, Indonesia hòng đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho Hoàng Sa).
26 Tháng Chín 2017(Xem: 9339)
Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng, hiện ngành dầu khí có mấy công việc đang làm đó là thăm dò, khai thác; xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm; chế biến các sản phẩm dầu thô, hóa phẩm xây dựng; phân phối.
14 Tháng Chín 2017(Xem: 9015)
Reuters ngày 13/09/2017 cho biết một tầu ngầm Trung Quốc đã cập quân cảng Malaysia. Đây là lần thứ hai trong năm tầu ngầm Trung Quốc đến thăm đất nước Đông Nam Á này. Chuyến thăm đầu tiên được thực hiện vào tháng Giêng năm nay.
07 Tháng Chín 2017(Xem: 9860)
Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 29/8 đến 4/9/2017, báo Thanh Niên đưa tin hôm 1/9. Tờ Bloomberg cũng đưa ra nhận định hôm 6/9/17, khi cả thế giới đang mải dõi theo Bắc Hàn, Trung Quốc đang âm thầm thắt chặt lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.
04 Tháng Chín 2017(Xem: 8829)
Đại diện của Trung Quốc cùng Philippines và các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bắt đầu thảo luận tại Manila vào ngày 30/08/2017 về khả năng mở ra đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) ở Biển Đông.
29 Tháng Tám 2017(Xem: 8937)
Theo hãng tin Reuters ngày 28/08/2017, Trung Quốc sẽ lập một liên doanh để khai thác methane hydrate, còn được gọi là « băng cháy » ở vùng Biển Đông đang tranh chấp. Theo CNPC, dự án thí điểm này được đưa ra sau các cuộc khai thác thử nghiệm thành công vào tháng 5 vừa qua tại vùng Thần Hồ, bắc Biển Đông.
22 Tháng Tám 2017(Xem: 8883)
Báo Philippines Star dẫn lời thẩm phán Antonio Carpio, phát biểu hôm qua, 19/08/2017, khẳng định là ông tin rằng Bắc Kinh đã « nuốt lời hứa không chiếm thêm » bất cứ địa điểm nào tại Trường Sa, nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã « gần như chiếm lĩnh bãi cát Sandy », cách đảo Thị Tứ khoảng 2,5 hải lý.
20 Tháng Tám 2017(Xem: 9154)
Nhà nghiên cứu Úc nhấn mạnh là các hoạt động của Trung Quốc đang diễn ra xung quanh đảo Thị Tứ là đáng lo ngại, vì mang tính « cưỡng bức », và nếu như mục tiêu của các hoạt động này là lấn chiếm dải cát Sandy Cay, thì điều đồng nghĩa với việc căng thẳng tại Biển Đông sẽ bị thổi bùng trở lại.
14 Tháng Tám 2017(Xem: 8982)
Tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã áp sát Đá Vành Khăn (Mischief Reef), vào cách chưa tới 12 hải lý. Hãng tin AFP nói tàu thậm chí đã vào sát trong phạm vi 6 hải lý.Hoa Kỳ nói đây là hoạt động nhằm 'thực thi quyền tự do đi lại trên biển' Đá Vành Khăn, thuộc Quần đảo Trường Sa, là nơi Trung Quốc hiện đang nắm quyền kiểm soát nhưng Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 9377)
Tuyên bố chung nhấn mạnh hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và mở rộng khu vực thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.