Có hay không việc VN phải ngưng khai thác dầu khí ở biển Đông?

30 Tháng Bảy 20177:04 CH(Xem: 11124)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ  HAI 31 JULY  2017


Có hay không việc Việt Nam phải ngưng khai thác dầu khí ở biển Đông?


25/07/2017


image018


- Mới đây, BBC đã đưa tin, Việt Nam phải ngưng khoan dầu khí ở biển Đông. Thông tin này đã thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận trong và ngoài nước. Vậy thông tin này có xác thực?


Theo thông tin của tôi từ ngành dầu khí thì Tổng giám đốc điều hành Repsol – Tây Ban Nha cho biết, liên doanh PVN – Repsol có kế hoạch tạm ngừng khoan thăm dò tại Lô 136/03. Lý do được đưa ra là thời gian này bắt đầu mùa mưa bão nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ và sự an toàn của dự án. Công việc sẽ được nối lại vào tháng 11/2017 hoặc sớm hơn.


image019

Thông tin được đăng trên trang BBC.


Cơn bão số 2 vừa đi qua, cơn bão số 4 lại tới, với sự tàn phá và phức tạp nhiều hơn. Đã có rất nhiều lời kêu gọi ngư dân ngừng ra biển khai thác cá, các tàu bè đang ở biển Đông nhanh chóng trở về đất liền, các chiến sĩ ngoài khơi xa cần chuẩn bị tốt để không bị động bất ngờ… và tất nhiên hoạt động tìm kiếm và khai thác dầu khí cũng bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự kiện đến hẹn lại lên là bão này.


Thế nhưng, trang BBC tung tin xuyên tạc với câu view lừa dối bạn đọc khi cố ý đặt tít rằng rằng Việt Nam phải ngừng khai thác dầu khí ở biển Đông. Hơn nữa, trang này còn khẳng định, việc Repsol tạm ngừng khoan thăm dò tại Lô 136/03 là do lo sợ Trung Quốc, bởi vị trí khai thác đó nằm trong cái gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc tự ảo tưởng vẽ ra. Một trang báo mà đến việc chỉ ngừng khai thác một hoạt động mà lại đi cho rằng tất cả đều ngừng khai thác thì có uy tín?


Theo như đã phân tích ở trên chuyện tạm ngừng khoan thăm dò này không liên quan gì tới phía Trung Quốc và đã được Tổng giám đốc điều hành Repsol – Tây Ban Nha xác nhận. Hơn nữa, cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn đang tiến hành khai thác hợp tác khoan thăm dò tại mỏ Cá Voi Xanh (nằm trong khu vực mà phía Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý trên bản đồ 9 đoạn với việc kiểm soát tới 90% biển Đông), thăm dò địa chất tại các lô 112 và 129-132 trên thềm lục địa Việt Nam với Nga, và vẫn cho phép tập đoàn Ấn Độ ONGC Videshthăm dò lô 128 ngoài khơi miền Trung Việt Nam sau khi gia hạn vào đầu tháng 07 vừa qua.


“Tát nước theo mưa”, lợi dụng sự kiện này, trên facebook của Thuy Trang Nguyen khẳng định rõ ràng, Việt Nam phải bồi thường cho Tập đoàn Repsol này 1,1 tỷ đô. Những thông tin nói suông không có căn cứ nhưng vẫn nhận được lượng chia sẻ rất lớn trên mạng xã hội. Một lần nữa, xin khẳng định rằng Tập đoàn Repsol chưa có bất kì một thông tin chính thức nào ngoài việc công bố lý do rút, ấy thế mà Thuy Trang Nguyen lại cứ như “người phát ngôn đại diện” của họ vậy.


image020

Thông tin Thuy Trang Nguyen xuyên tạc


Mới đây, chính trang facebook này lan truyền thông tin bịa đặt ngoài Biển Đông xảy ra đụng độ giữa Hải quân Trung Quốc và Việt Nam, theo đó “1 giờ 30 sáng ngày 24/7/2017 hằng trăm tàu trung quốc vượt qua hàng rào cản của Cảnh sát biển, kiểm ngư và ngư dân Việt Nam để tiến sát vào bờ biển Vũng Tàu khoảng 100 hải lý”. Theo thông tin từ Hải Quân thì việc di chuyển vào sát bờ biển Vũng Tàu là để tránh bão, thế nhưng facebooker này lại cố tình xuyên tạc để gây hoang mang trong dư luận.


Như thể nắm bắt được từng đường tơ kẽ tóc, facebooker này luôn biết bung ra những câu chuyện thêu dệt, khiến dư luận chú ý. Thực ra nếu để ý kĩ, facebooker này luôn đánh vào tâm lý “ghét Trung Quốc” của người dân nước ta và lợi dụng những sự bức xúc để đưa thông tin xuyên tạc nhằm làm rối loạn trong dư luận, gây mất an ninh trật tự. Trước đó năm 2016, facebooker Thuy Trang Nguyen này đã tung tin xuyên tạc việc đổi tiền, tuy nhiên khi xác định lại việc này hoàn toàn không có thật, khiến dư luận rất phẫn nộ.


Chúng ta đã thấy những hậu quả nghiêm trọng như việc đốt xe Fortuner, đánh đập 2 phụ nữ dã man chỉ vì nghi bắt cóc trẻ con mà nguyên nhân sâu xa là do hằng ngày họ bị tiếp nhận những thông tin giả tràn lan trên mạng. Chính vì thế, ai cũng phẫn nộ khi ngư dân mình bị bắt trên biển Đông, khi chủ quyền bị xâm phạm nhưng chúng ta cũng cần phải dùng cái đầu lạnh để tiếp nhận những thông tin như thế. Bởi nếu không sẽ dễ dàng rơi vào cái bẫy của những kẻ đang ngồi trong tối nhưng lại luôn kích động gây bạo loạn, chia rẽ sự đoàn kết dân tộc nhằm lật đổ chế độ.


Bạn đọc Thu An


(Thông tin sẽ được tiếp tục cập nhật)

06 Tháng Bảy 2017(Xem: 19658)
22 Tháng Sáu 2017(Xem: 9127)
- Bao giờ Hà Nội mới nói tất cả các đảo ở Biển Đông là của VN từ thời cổ đại?
20 Tháng Sáu 2017(Xem: 9168)
Theo tờ New York Times, anh Tan, sinh năm 1992, tại Đà Nẵng, nhập cư vào Hoa Kỳ cùng mẹ năm 1994. Nhưng gia đình anh luôn gặp khó khăn về kinh tế và phải di chuyển nhiều nơi. Là con trai cả, anh luôn cảm thấy phải gánh một phần trách nhiệm. Năm 2014, cô Lan nói anh Tan xin gia nhập vào Hải quân Hoa Kỳ và mau chóng được bổ nhiệm vào khu trục hạm tuần dương các bến cảng ở Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc Anh Tan chỉ vừa tròn 25 tuổi hôm thứ sáu, không lâu trước khi vụ đụng tàu xảy ra.
05 Tháng Sáu 2017(Xem: 9989)
Ngư dân Bình Định trình báo cơ quan chức năng về việc người của đơn vị đóng tàu rượt đuổi đánh, dọa giết khi họ phát hiện hành vi làm ăn gian dối.
29 Tháng Năm 2017(Xem: 8812)
Ngư dân Nguyễn Công Quý (ở cảng cá Đề Gi, Phù Cát, Bình Định) đóng tàu vỏ thép hơn 14 tỉ đồng chỉ ra khơi được một lần rồi nằm bờ gần hai năm nay - Ảnh: TR.ĐĂNG
21 Tháng Năm 2017(Xem: 9542)
Những ngư dân bình thường chẳng ai hỏi tới nay bỗng trở thành “thượng đế” thật sự. Hàng loạt các đơn vị đóng tàu, đơn vị cung cấp thiết bị tàu biển đưa ô tô đến đưa đón ngư dân. Họ đưa ngư dân làm thủ tục vay vốn ngân hàng, đưa ra Hà Nội làm hồ sơ thiết kế, đưa về tham quan cơ sở đóng tàu, tiếp đón tưng bừng.
18 Tháng Năm 2017(Xem: 8883)
Dự kiến tàu Reagan sẽ thực hiện “các cuộc tuần tiễu thường kỳ” ở Biển Đông, một động thái có phần chắc sẽ làm Bắc Kinh bực dọc. Lâu nay Mỹ vẫn nhấn mạnh quyền tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, nhưng "tảng lờ" những hành động bành trướng của Bắc Kinh tại đó.
10 Tháng Năm 2017(Xem: 9715)
Những ngày qua, người dân miền biển Bình Định đứng ngồi không yên khi hàng loạt trường hợp tàu vỏ thép đóng theo Nghị định 67 còn trong thời gian bảo hành nhưng đã gỉ sét toàn bộ. Trong quá trình trực tiếp giám sát việc đóng tàu, ngư dân Nguyễn Văn Khỏe (36 tuổi), con trai ông Mạnh phát hiện thép đóng tàu không phải của Hàn Quốc như hợp đồng, mà là của Trung Quốc.
07 Tháng Năm 2017(Xem: 9125)
Theo tờ Apple Daily, bộ Quốc Phòng Đài Loan dự định trang bị một hệ thống có thể phóng nhiều hỏa tiễn từ xa, có khả năng chống đổ bộ, sẽ là xương sống cho hệ thống phòng vệ bờ biển.
26 Tháng Tư 2017(Xem: 9596)
TQ hạ thủy Hàng không mẫu hạm mới Đây là chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của Trung Quốc, và là chiếc đầu tiên tự đóng trong nước. Hiện vẫn chưa được đặt tên, con tàu mới vừa được hạ thủy tại cảng Đại Liên ở đông bắc Trung Quốc, truyền thông nước này nói. Tin tức nói tàu sẽ đi vào hoạt động từ 2020. Việc hạ thủy diễn ra vào lúc đang có trận võ mồm gay gắt giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn, và tình hình căng thẳng trên Biển Đông.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 9559)
Trong chuyến thăm tại Sydney (Úc), Phó TT Pence tuyên bố “Đoàn chiến hạm sẽ có mặt ở biển Nhật Bản trong vài ngày nữa, trước cuối tháng này”. Đường đi bí ẩn của Mẫu hạm Carl Vinson đến vùng biển Nhật Bản theo như tuyên bố của Phó TT Pence tại Úc, thay vì như tin tức cách đây vài ngày cho rằng Cral Vinson sẽ tiến vào vùng biển Đại Hàn (Vùng biển Bắc Hàn khác vùng biển Nam Hàn). Vị trí chiến lược của hai vùng biển đông Đại Hàn và tây Nhật Bản khác nhau. Minh họa của VĂN HÓA MAP
18 Tháng Tư 2017(Xem: 8978)
Theo Defence News, điều này này dường như không thể bởi hiện nhóm tàu này vẫn đang ở khu vực cách bán đảo Triều Tiên khoảng 5.600km. Chưa kể, tàu sân bay USS Carl Vinson dự kiến diễn tập trận chung với quân đội Australia trên Ấn Độ Dương. Đường Đi của USS Carl Vinson. VĂN HÓA MAP