Điều kỳ lạ trong bức ảnh Bắc Hàn phóng tên lửa

05 Tháng Mười Hai 201710:33 CH(Xem: 8867)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ  TƯ  06  DEC  2017


Điều kỳ lạ trong bức ảnh Bắc Hàn phóng tên tên lửa


Những bức hình chụp vụ thử tên lửa Hwasong-15 tuần trước mà báo chí Triều Tiên công bố dường như đã bị chỉnh sửa.


image020

Tin Tức 05/12/2017


Những bức hình chụp vụ thử tên lửa Hwasong-15 tuần trước mà báo chí Triều Tiên công bố dường như đã bị chỉnh sửa.


Marco Langbroek – một chuyên gia không gian chuyên theo dõi chương trình tên lửa của  Triều Tiên – nói với hãng tin CNN rằng ông đã nhận ra điều gì đó khác lạ về những ngôi sao trong loạt ảnh chụp từ phía đối diện của vụ thử tên lửa.


image020

Chuyên gia Marco Langbroek tin đã phát hiện Triều Tiên sửa ảnh vụ phóng Hwasong-15.


"Lẽ ra bạn sẽ nhìn thấy những chòm sao ở phía đối diện trên bầu trời. Nhưng trường hợp này không như vậy", ông nói. Langbroek xác định hướng của những bức ảnh dựa vào hình dáng các cột khói tỏa ra từ động cơ tên lửa.


Trong những giờ đầu tiên của ngày 29/11, Triều Tiên đã phóng thử vũ khí được mô tả là tên lửa đạn đạo tầm xa tân tiến nhất về mặt kỹ thuật của nước này. Báo chí nhà nước Triều Tiên đưa tin,  Hwasong-15 đạt độ cao 4.475km – đặt trọn lãnh thổ Mỹ vào tầm bắn.


Langbroek cho biết ông đã nghiên cứu kỹ những bức ảnh sau khi chúng được báo chí Triều Tiên đăng tải tuần trước.


"Có điều gì đó đáng nghi; để chụp các ngôi sao, nhiếp ảnh gia phải phơi sáng lâu hơn để có độ sáng trong hơn. Tuy nhiên, phơi sáng lâu có nghĩa là sự chuyển động chụp được sẽ bị mờ", ông giải thích.


Khi chụp ảnh tên lửa vào ban đêm, các nhiếp ảnh gia sử dụng một khẩu độ mở rộng và tốc độ màn trập nhanh để bắt kịp tốc độ bay lên nhanh của tên lửa. Vì vậy, những ngôi sao sẽ không hiện rõ nét trong ảnh, kể cả ở Triều Tiên – nơi rất ít ô nhiễm. 


"Chúng trông vẫn nét căng, và điều này tôi thấy không đúng" - Jonathan McDowell, một nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn hưởng ứng nhận xét của Langbroek.


image021

Ảnh: Marco Langbroek


image022

Ảnh: Marco Langbroek


Langbroek thừa nhận, không phải tất cả các bức ảnh đều bị chỉnh sửa. Cụ thể, một bức Hwasong-15 dựng đứng trước khi phóng cho thấy các ngôi sao ở phía xa còn các cá nhân mờ mờ ở góc dưới bên phải – cảnh tượng cho thấy phơi sáng lâu được sử dụng để chụp trời đêm.


Triều Tiên đã từng nhiều lần bị nghi ngờ chỉnh sửa những bức ảnh nước này công bố ra bên ngoài.


Ở các lần thử nghiệm trước, Triều Tiên thường phóng tên lửa vào ban ngày, và quang cảnh nền giúp cho các chuyên gia định vị chính xác nơi tên lửa được phóng. Đây là điểm dữ liệu quan trọng giúp họ tính toán mọi thứ, từ tầm bắn đến trọng lượng đầu đạn.


Triều Tiên phóng tên lửa Hwasong-15 vào ban đêm nên các chuyên gia phải dựa vào các ngôi sao để định vị nơi phóng, và điều này không hề dễ dàng.
20 Tháng Hai 2018(Xem: 9673)
06 Tháng Hai 2018(Xem: 9622)
Xa xa là đá Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988 nay đã bồi đắp xây dựng thành đảo nhân tạo lớn quy mô nằm cận kề đảo Cô Lin của VN. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA
28 Tháng Giêng 2018(Xem: 9390)
Hôm 26/1, khi được hỏi về việc này, người phát ngôn ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc không phản đối. "Chúng tôi sẽ không phản đối trao đổi quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ miễn là chúng bình thường và có ích cho hòa bình, ổn định khu vực."
18 Tháng Giêng 2018(Xem: 8994)
Bà Bonnie Glaser, Giám đốc Chương trình nghiên cứu sức mạnh Trung Quốc (thuộc CSIS), cho rằng Bắc Kinh đang hoàn thiện lực lượng để đủ sức tuyên bố thiết lập Vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên Biển Đông.
16 Tháng Giêng 2018(Xem: 9308)
Japan Times dẫn thông báo của Không quân Mỹ hôm nay 16/1 cho biết, 6 máy bay ném bom chiến lược B-52 của nước này và 300 quân nhân của lực lượng Không quân đã gia nhập cùng 3 máy bay ném bom tàng hình B-2 mới được triển khai gần đây tới vùng lãnh thổ Guam.
07 Tháng Giêng 2018(Xem: 11018)
Một cách tổng quát thì sự thiệt hại của hai đối thủ được kể như tương đương trong trận hải chiến. Một điều lạ là Trung cộng có đủ khả năng tuy khiêm nhượng, vào lúc cuối trận chiến, vì có thêm tăng viện đến kịp thời, nhưng đã bỏ rơi cơ-hội truy kích khi lực lượng ta triệt thoái, hay xử dụng hỏa tiễn hải hải vì lực lượng ta vẫn còn nằm trong tầm hữu hiệu của loại vũ khí này. Theo các quân nhân trú phòng trên đảo Hoàng Sa thì sáng sớm ngày hôm sau tức là ngày 20 tháng 1, Trung cộng đã huy động một lưc-lượng hùng-hậu kết hợp Hải-Lục-Không-quân đổ bộ tấn chiếm đảo Hoàng Sa và các đảo kế cận mà các chiến binh Hải quân đang chiếm giữ. Thế là cuối cùng thì VNCH đã mất nốt nhóm đảo Nguyệt Thiềm phía nam của cả quần đảo Hoàng Sa cho tới ngày hôm nay.
01 Tháng Giêng 2018(Xem: 9364)
Theo báo cáo, "khả năng phòng vệ tại các đảo này đã được cải thiện với thêm nhiều binh sĩ chuyên nghiệp đồn trú ở đây" và rằng "từ cuối năm 2016 tới nay, đã có hơn 680 chuyến bay cất cánh từ phi trường Vĩnh Hưng (tức đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam)".
20 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 9600)
Chiều 16/12, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Cảnh sát biển Vùng 3, thuộc Bộ Tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam, đã tổ chức lễ tiếp nhận một tàu tuần duyên Mỹ. Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink thông báo trên Facebook hôm 16/12: “Chiều nay, những thủy thủ tuyệt vời của CSB8020 đã đưa con tàu trở lại Việt Nam trong chuyến đi đầu tiên với tư cách là một tàu tuần tra của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Đó là một chuyến đi dài từ Hawaii đến Việt Nam. Xin chúc mừng và chào đón về nhà mới!”
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8692)
“Mối quan hệ giữa Philippines với chính quyền trước của Mỹ thật kinh khủng. Dùng từ kinh khủng là nói một cách giảm nhẹ. Giờ đây, chúng ta đang có mối quan hệ rất vững mạnh với Philippines vốn rất quan trọng: trong trường hợp này, quan trọng cho mục đích quân sự hơn là cho thương mại,” ông Trump nhấn mạnh.
07 Tháng Mười Một 2017(Xem: 8654)
Trả lời phỏng vấn hãng tin AFP ngày 07/02/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết ông tin rằng Trung Quốc có thể sẽ bồi đắp bãi cạn Scarborough, chỉ nằm cách đảo Luzon của Philippines 230 km. Trung Quốc đã chiếm giữ bãi cạn này từ năm 2012.
02 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9090)
Bắc Kinh chứng tỏ ý định không lay chuyển về việc củng cố các vị trí ở Hoàng Sa và Truờng Sa. Đô đốc Denis Bertrand, chỉ huy trưởng phụ trách Thái Bình Dương của Pháp nhận định : « Nếu tự do hàng hải bị xâm phạm tại đây, thì chẳng bao lâu sẽ bị xâm phạm ở khắp mọi nơi ».