Tàu cá Trung Quốc lộng hành (*): Lật mặt nạ dân quân biển

05 Tháng Ba 201812:58 SA(Xem: 9328)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ  HAI 05 MAR 2018


Tàu cá Trung Quốc lộng hành (*): Lật mặt nạ dân quân biển


Tàu hải quân và Cảnh sát biển Trung Quốc ở biển Đông vốn gây nhiều chú ý nhưng một lực lượng phiền toái hơn có vẻ đã ẩn mình nhiều năm qua, dưới lớp vỏ ngụy trang nham hiểm


Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ tháng 9-2016, GS-TS Andrew Erickson, Trường Chiến tranh Hải quân Mỹ, cho biết Bắc Kinh đã triển khai 3 loại tàu để theo đuổi tham vọng ở biển Đông, gồm: tàu hải quân "thân xám", tàu cảnh sát biển "thân trắng" và tàu dân quân biển "thân xanh".


Lực lượng trong bóng tối


Tàu hải quân - mang nhãn mác Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (TQ) rõ ràng - có tính đe dọa và leo thang căng thẳng nên Bắc Kinh thường hạn chế triển khai. Trong khi đó, tàu cảnh sát biển và tàu thực thi pháp luật được xem như các đơn vị nhẵn mặt ở biển Đông. Từ năm 2010-2016, các đơn vị Cảnh sát biển TQ can dự vào 71% trong số 45 vụ rắc rối ở vùng biển quan trọng chiến lược này.


image042

Hạm đội tàu cá Trung Quốc tại cảng Chu San, tỉnh Chiết Giang Ảnh: THE NEW YORK TIMES


Theo học giả Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế (CSIS), tàu Cảnh sát biển TQ đang ngày càng được đóng với kích thước lớn hơn. Trong một số trường hợp, tàu "thân xám" của hải quân nước này được sơn màu trắng của tàu cảnh sát biển!


Lực lượng thứ ba, dân quân biển của TQ, là lực lượng bán quân sự hoạt động ở tiền tuyến nhưng ẩn náu dưới dạng dân sự. Lực lượng được cho là phát triển trong bóng tối để thực hiện những mưu đồ đen tối này thường xuất hiện dưới dạng tàu đánh cá nhưng lại không mấy khi để tâm tới việc đánh bắt. Giới chuyên gia cho rằng những con tàu "thân xanh" này đang thực hiện chiến dịch "xâm chiếm vùng xám", tức nơi đang xảy ra tranh chấp trên biển.


Theo phân tích của chuyên gia Erickson trên Tạp chí The National Interest, khi khoác lên mình đồng phục màu xanh, ngư dân TQ trở thành dân quân biển, núp bóng tàu cá để tiến hành trinh sát, do thám cũng như nhiều hành động gây rối. Sự nhập nhằng giữa tàu cá với tàu dân quân biển của TQ đã khiến lực lượng chức năng các nước trên biển Đông không khỏi do dự khi đối mặt những đối tượng này và chúng lại càng được đà lấn lướt, coi thường luật pháp quốc tế.


Cựu đại tá quân đội Mỹ Tom Hanson, giáo sư thỉnh giảng thuộc Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI), chỉ rõ một điểm rắc rối về pháp lý: Hạm đội tàu cá của TQ được hợp nhất với Cơ quan Thực thi luật nghề cá của lực lượng dân quân biển. Mối liên hệ này giải thích vì sao tàu Cảnh sát biển TQ xuất hiện nhanh chóng trong những vụ tàu nước này hoạt động phi pháp, bị lực lượng chức năng các nước bắt giữ. Có điều, nếu tàu cá TQ bị bắt giữ, Bắc Kinh có thể viện dẫn điều 95 Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và yêu cầu miễn trừ vì nó thuộc sở hữu của lực lượng dân quân biển (tức là tàu chiến về mặt kỹ thuật), thậm chí cho rằng vụ bắt giữ này là một hành động gây chiến.


Nhởn nhơ, lắt léo


Nhiều tàu dân quân biển mới của TQ triển khai trên biển Đông được đóng lớn hơn, với phần thân gia cố và có thêm đường ray bên ngoài nhằm hạn chế thiệt hại khi va chạm, đồng thời trang bị cả vòi rồng. Rõ ràng, không tàu nào dùng để đánh bắt cá lại được trang bị như vậy.


"Đừng lầm tưởng! Đó là lực lượng do nhà nước tổ chức, phát triển và kiểm soát, hoạt động theo hệ thống mệnh lệnh quân sự trực tiếp" - GS Erickson nhấn mạnh trong cuộc điều trần nêu trên. Vị chuyên gia uy tín còn đề nghị giới chức Mỹ phải lật tẩy bộ mặt thật của lực lượng dân quân biển nhiều mập mờ này.


Lật mặt nạ dân quân biển TQ cũng là quan điểm mà TS Erickson đi sâu trong nhiều bài viết của ông trên các tạp chí quân sự. "Lực lượng dân quân biển TQ vẫn có thể nhởn nhơ và hành động lắt léo nếu chúng ta im lặng, không hành động" - ông quan ngại.


Trong một cuộc họp báo thường kỳ vào tháng 4-2016, khi được hỏi liệu có phải Bắc Kinh đang sử dụng hạm đội ngư dân của mình để đòi chủ quyền phi pháp ở các vùng biển tranh chấp hay không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Lục Khảng lập tức phủ nhận: "Không có bất cứ thứ gì như vậy cả".


Đây vốn là câu cửa miệng của ông Lục mỗi khi được hỏi về vấn đề này song thực ra, hồi tháng 2-2016, báo China Daily của TQ từng công khai thừa nhận vai trò của dân quân biển nước này. "Một lực lượng ít được chú ý hơn, dân quân biển của TQ đang cải thiện năng lực hoạt động. Phần lớn dân quân biển là ngư dân địa phương" - bài viết nêu rõ, kèm theo hình ảnh dân quân biển đang tham gia huấn luyện quân sự với súng có trang bị lưỡi lê.


Ngoài ra, đại tá Xu Qingduan, Chỉ huy Quân sự TP Bột Hải, tỉnh Quảng Tây - TQ, còn tiết lộ dân quân biển của thành phố này đã được yêu cầu tham gia nhiều cuộc tập trận hải quân trên biển và trên không từ năm 2014.


"Vũ khí bí mật"


Đến nay, quy mô của dân quân biển TQ vẫn còn là ẩn số. Theo trang Daily Caller có trụ sở tại Mỹ, một báo cáo vào năm 1978 ước tính lực lượng này gồm 750.000 người và 140.000 tàu. Theo các chuyên gia hàng hải, dân quân biển thường được gọi là "vũ khí bí mật" của TQ nhưng thực ra, lực lượng này đã và đang hoạt động hết sức ngang nhiên. Sách Trắng quốc phòng năm 2010 của TQ nói rằng nước này có 8 triệu đơn vị dân quân song không rõ lực lượng dân quân biển mập mờ có được tính hay không.


Trong báo cáo hằng năm về an ninh quân sự liên quan tới TQ gửi lên quốc hội Mỹ hồi tháng 5-2016, Lầu Năm Góc cho biết Bắc Kinh đang sử dụng một lượng lớn dân quân biển không chính quy, còn được gọi "ngư dân xanh", để phục vụ tham vọng của nước này ở biển Đông. Thậm chí, lực lượng này còn gây rối cả các tàu Hải quân Mỹ.


Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, TQ sử dụng "chiến thuật cưỡng bức" và gia tăng gây căng thẳng ở những vùng biển mà nước này muốn kiểm soát. Giải thích về chiến thuật này, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách Đông Á lúc đó, ông Abraham Denmark, nói rằng TQ cho cảnh sát biển và tàu đánh cá đi chung với nhau nhằm gây rối ở vùng biển mà Bắc Kinh muốn chiếm hoặc tuyên bố chủ quyền phi lý của mình.Theo Đỗ Quyên Người lao động


+++++++++++++++++++++++++++


Trung Quốc sắp hạ thủy tàu sân bay tự đóng


24/04/2017


Thanh Niên Online


Trung Quốc được cho là đang hoàn tất công tác chuẩn bị để hạ thủy tàu sân bay tự đóng đầu tiên Type 001A trong vài ngày tới.


image043

Tàu sân bay tự đóng Type 001A của Trung Quốc tại xưởng đóng tàu ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Ảnh chụp màn hình SCMP


Cổng thông tin thepaper.cn (trụ sở tại Thượng Hải) cho hay những khung giàn xung quanh chiếc tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc đã được tháo dỡ trong khi boong tàu cũng được dọn dẹp, cho thấy khả năng chiếc tàu sắp được hạ thủy, theo South China Morning Post (SCMP) ngày 23.4.


Tàu Type 001A hiện đang được đóng tại thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. SCMP cho biết các hình ảnh được chụp và phát tán trên mạng xã hội vài ngày qua cho thấy lính thủy Trung Quốc đang diễn tập để chuẩn bị cho buổi lễ hạ thủy tàu.


Trung Quốc kỷ niệm 68 năm ngày thành lập hải quân vào ngày 23.4 và giới chuyên gia nhận định Bắc Kinh đã dự tính cho hạ thủy tàu sân bay Type 001A nhằm đánh dấu sự kiện này. Tuy nhiên, tình hình thủy triều trong ngày được cho là không suôn sẻ cho việc hạ thủy nên buổi lễ dự kiến sẽ diễn ra trong vài ngày tới.


Tàu Type 001A có lượng giãn nước 70.000 tấn, dài 315 m, rộng 75 m, tốc độ hành trình 57,4 km/giờ. Tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc dựa theo nguyên mẫu của tàu Varyag do Liên Xô chế tạo mà Trung Quốc mua lại của Ukraine năm 1998. Trung Quốc hoàn tất việc tân trang cho chiếc tàu được đổi tên thành Liêu Ninh này vào năm 2011 và biên chế vào năm 2012.


Tàu Type 001A của Trung Quốc được cho là có kích thước lớn hơn một chút so với tàu Liêu Ninh, có trang thiết bị tiên tiến hơn, tầng chứa máy bay, boong tàu rộng hơn để chứa các máy bay chiến đấu J-15, trực thăng...


Giới quan sát quân sự đánh giá rằng việc hạ thủy tàu Type 001A sẽ là bước tiến khiêm tốn trong việc hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc vì nước này vẫn còn bị Mỹ bỏ xa về năng lực hải quân.


SCMP dẫn lời nhà phân tích quân sự Lương Quốc Lương ở Hồng Kông nhận định ngay cả khi Trung Quốc hạ thủy tàu Type 001A, nước này vẫn mới có 2 tàu sân bay. Chưa kể, chiếc tàu này cần 2-3 năm nữa mới có thể đi vào hoạt động bình thường. Trong khi đó, Mỹ hiện sở hữu đến 10 tàu sân bay và ít nhất 4 tàu được triển khai tại châu Á-Thái Bình Dươn.


image044

Bảo Vinh


vinhliv@gmail.com

02 Tháng Giêng 2017(Xem: 10021)
Đài CNN phiên bản Philippines ngày 30/12 đưa tin, hôm thứ Năm 29/12 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã trả lời phỏng vấn đài này và cho biết, Manila sẽ có biện pháp phản ứng nếu Trung Quốc khai thác tài nguyên bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10824)
Các quan chức quân sự Mỹ nói với Fox News, những quả tên lửa đất đối không đang nằm chờ ở Hải Nam, rất có thể sẽ được vận chuyển xuống các đảo nhân tạo "gây tranh cãi" trong những tháng tới.
25 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10049)
Ảnh vệ tinh của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (CSIS) công bố tháng 12/2016, cho thấy dường như Trung Quốc đã đặt tên lửa trên Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), ở Biển Đông. Reuters/路透社
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10814)
Ý đồ "thôn tính" cảng Piraeus, Hy Lạp đã có từ lâu. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chỉ vào cảng Piraeus trên bản đồ, ảnh: The Guardian.
15 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10739)
Theo thông cáo của Đại Sứ quán Mỹ tại Hà Nội, ngày 15/12, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Mustin (DDG 89) lớp Arleigh Burke đã tới Cảng Quốc tế Cam Ranh trong một điểm dừng kỹ thuật thường lệ.
11 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10993)
Chiếc du thuyền mới có tên Nanhai Zhi Meng, thuộc Công Ty Lữ Hành Nam Hải, có thể chở đến gần 900 hành khách.
04 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 17493)
- American Thinker ngày 1/12 đưa tin, Trung Quốc đang xây dựng một cảng nước sâu chiến lược tại Campuchia trên vịnh Thái Lan. - Đáng lưu ý, với dự án này Trung Quốc hiện đang kiểm soát hơn 20% chiều dài bờ biển Campuchia.
01 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 10898)
Theo hãng tin Anh Reuters, sau khi tái khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông, phát ngôn viên Trung Quốc cho rằng : « Người Trung Quốc ở hai bên eo biển Đài Loan có nghĩa vụ là phải cùng nhau bảo vệ tài sản đó – tức là Biển Đông - của tổ tiên mình »
29 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12927)
Khi được hỏi về động thái của Đài Loan, hôm 29/11 phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Cảnh Sảng nói “người dân Trung Quốc ở cả hai bờ eo biển Đài Loan có nhiệm vụ phải chung sức bảo vệ tài sản của tổ tiên”.
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 10968)
- Xem Power Point dưới bài (nhấn nút bên phải)
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12900)
- Ảnh trên từ trái: Admiral Scott H. Swift, Admiral Samuel J. Locklear, III, Admiral Harry B. Harris, Jr. - Ảnh dưới: trái - Năm 2003, Khu trục hạm USS Vandegrift 48 thuộc Hạm đội 7 lần đầu tiên đã ghé bến cảng Sàigon sau 30 năm mở đầu cho chương trình "Ngoại giao Chiến hạm". phải - Năm 2016, Khu trục hạm USS Decatur 73 hoàn thành sứ mạng chiến dịch FONOF do Hạm đội 3 giao phó. - Xem Power Point dưới bài (nhấn nút bên phải)
30 Tháng Mười 2016(Xem: 10152)
Căng thẳng biển Đông sẽ đi đến đâu? (Kỳ 2) - Đô đốc Harris cho rằng, công việc này không thể xem thường được.
23 Tháng Mười 2016(Xem: 11993)
DIỄN BIẾN: - 27 tháng 10/ 2015, chiến hạm USS Lassen hành quân khu vực đảo nhân tạo Xu Bi (Subi Reef) nhưng không tiến sâu vào phạm vi 12 hải lý, đồng thời quan sát các thực thể khác trong quần đảo Trường Sa. - 30 tháng 1/2016, chiến hạm USS Curtis Wilbur hành quân quanh vòng ngoài 12 hải lý đảo Tri Tôn (Triton Reef), một đảo đá nằm xa nhất ở phía Nam quần đảo Hoàng Sa tây. Tri Tôn cách đảo lý Sơn-Quảng Ngãi khoảng 220 hải lý. - 10 tháng 5/2016, chiến hạm USS William P. Lawrence hành quân quanh đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Cross Reef) nhưng cũng không vượt vào phạm vi 12 hải lý.
18 Tháng Mười 2016(Xem: 11207)
- Nguyễn Chí Vịnh:"Việt Nam cam kết hỗ trợ Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình khu vực, miễn sao điều đó mang lại hòa bình, ổn định và thịnh vượng."
11 Tháng Mười 2016(Xem: 10074)
- Theo ông Lee Chon Jae : « Chúng tôi sẽ kiên quyết đối phó với các tàu cá Trung Quốc cản trở việc thực thi luật pháp bằng mọi biện pháp khi cần thiết, chẳng hạn như trực tiếp tấn công và giành quyền kiểm soát tàu cá Trung Quốc, hay là dùng các loại vũ khí thông thường ». - Quyết định tăng cường lực lượng đối phó với tàu cá Trung Quốc của Nhật Bản phải nói là rất kịp thời trong bối cảnh tàu cá Trung Quốc vừa lộ rõ bộ mặt hung hăng khi hai chiếc tàu Trung Quốc đã đâm chìm một tàu tuần tra Hàn Quốc hôm 07/10 vừa qua.
06 Tháng Mười 2016(Xem: 9476)
Tướng Gatot Nurmantyo: « Indonesia đã làm hết sức để thúc đẩy hòa bình và ổn định ở Biển Đông, và đã kêu gọi tất cả các bên tránh những hoạt động có thể gây thêm bất ổn định. Trên tinh thần đó, Quân Đội Indonesia sẽ không tiến hành tập trận với bất kỳ quốc gia nào khác trong vùng Biển Đông ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 10493)
Đài Phượng Hoàng đặt câu hỏi: "Theo ông, Đường 9 đoạn Trung Quốc đưa ra dựa vào cái gì mà vẽ ra? Đường 9 đoạn cuối cũng là đường gì? Nó có hợp pháp với Luật Quốc tế không?"