USS Carl Vinson tập trận trên Biển Đông và chuyển động của bộ tứ Mỹ-Nhật-Úc-Ấn

13 Tháng Ba 20188:24 CH(Xem: 8419)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ SÁU 09 MAR 2018


USS Carl Vinson tập trận trên Biển Đông và chuyển động của bộ tứ Mỹ-Nhật-Úc-Ấn


Hồng Thủy


13/03/18


 (GDVN) - Sau khi rời Việt Nam, USS Carl Vinson đã tập trận chung với Nhật Bản ở "vùng biển tranh chấp" trên Biển Đông, trong khi tàu chiến Pháp ghé Philippines.


The Japan Times ngày 13/3 đưa tin, tàu sân bay Hoa Kỳ USS Carl Vinson sau khi rời Việt Nam, đã tiến hành cuộc tập trận song phương với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản trên Biển Đông "đang tranh chấp".


USS Carl Vinson cùng với tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer tiến hành tập trận chung với tàu sân bay trực thăng Ise của Nhật Bản để tăng cường khả năng hiệp đồng tác chiến giữa 2 đồng minh.


Chỉ huy trưởng tàu sân bay USS Carl Vinson, Chuẩn đô đốc John Fuller cho biết:


"Hợp tác hàng hải mạnh mẽ để duy trì an ninh, ổn định và thịnh vượng mà khu vực Ấn Độ Dương đã có trong hơn 70 năm qua.


Các hoạt động hợp tác hàng hải với một đối tác thân cận (Nhật Bản) sẽ thúc đẩy hợp tác khu vực."


image073

Tàu sân bay USS Carl Vinson và tàu khu trục USS Wayne E. Meyer tập trận trên Biển Đông, ảnh: Times of San Diego.


The Japan Times bình luận:


Bắc Kinh đã gây ra mối quan ngại trong khu vực sau khi xây dựng một loạt tiền đồn nhân tạo trong quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) và biến chúng thành những căn cứ không quân - hải quân đầy đủ vũ khí.


Mỹ đã lên án việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, lo ngại các tiền đồn này được sử dụng để kiểm soát tự do hàng hải trên biển với 3 ngàn tỉ USD giá trị thương mại toàn cầu đi qua mỗi năm.


Vào tháng 1 và tháng 2/2018, tàu khu trục Hoa Kỳ USS Michael Murphy cũng đã tiến hành cuộc tập trận chung với tàu khu trục Pháp FNS Vendemiaire ở Tây Thái Bình Dương và Biển Đông. [1] 


Trong một động thái khác có liên quan, tàu khu trục Pháp FNS Vendemiaire đã bắt đầu chuyến viếng thăm Philippines 4 ngày, bắt đầu từ thứ Hai 12/3, tờ Philippines Daily Inquirer ngày 13/3 cho biết.


Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Philippines, ông Nicolas Galey nói với giới truyền thông hôm thứ Hai rằng, tranh chấp trên Biển Đông là một trong những nội dung trao đổi trong cuộc gặp gỡ giữa các quan chức quốc phòng hai nước vào tuần trước.


"Philippines và Pháp đang tăng cường hợp tác trong lĩnh vực quân sự và an ninh.


Chúng tôi đã chứng minh điều này ngay trong tuần trước, khi một phái đoàn cấp cao Bộ Quốc phòng Pháp tới Manila để dự kỳ họp đầu tiên của ủy ban hợp tác song phương.


image074

Đại sứ Pháp tại Philippines Nicolas Galey phát biểu trong lễ đón chiến hạm Pháp thăm Philippines, ảnh: Philippines Daily Inquirer.


Tôi sẽ không thể nói cụ thể hơn về những gì đã được thảo luận.


Nhưng chắc chắn đó là lĩnh vực hợp tác mới rất quan trọng đối với cả hai nước, đặc biệt là trong bối cảnh mà Pháp và Philippines phải tăng cường hợp tác hơn nữa vì an ninh khu vực.


Đất nước tôi và Philippines đều có lợi ích trong việc duy trì an ninh và tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là trên biển.


Chúng tôi cũng tham gia với Philippines trong cuộc chiến chống khủng bố", ông nói.


Đại sứ Nicolas Galey cũng bày tỏ sự ủng hộ cho lập trường pháp lý của Philippines ở Biển Đông và cho biết, Pháp có cùng một cách tiếp cận đối với các tranh chấp trên biển.


FNS Vendemiaire là tàu hải quân nước ngoài thứ 3 viếng thăm Philippines trong 3 tháng đầu năm 2018, sau Nhật Bản và Mỹ. [2]


Trong tuần qua, chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Pháp Emmaunuel Macron đã bộc lộ một khía cạnh quan trọng về vai trò của Pháp tại Ấn Độ -Thái Bình Dương.


image075

Tổng thống Pháp Emmaunuel Macron và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, ảnh: Hindustan Times.


Paris và New Delhi đã cam kết hợp tác bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực Ấn Độ Dương trong bối cảnh Trung Quốc hiện diện ngày càng nhiều trong khu vực.


AP cho biết, Hoa Kỳ coi Ấn Độ là một điểm nhấn quan trọng trong chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa, để ngăn chặn các hành vi ngày càng bành trướng từ Trung Quốc.


Ấn Độ đang tập hợp sự hỗ trợ của các nước khác, như Pháp và Australia trên mặt trận an ninh hàng hải. [3]


Biên tập viên tạp chí The Diplomat, Prashanth Parameswaran xem đây là một bước nối tiếp những nỗ lực mở rộng mối quan hệ giữa Paris với các đối tác Đông Nam Á, từ Việt Nam sang Philippines, tới Malaysia.


Trước đó, tàu khu trục FNS VEndemiaire đã thăm Brunei trước khi thăm Philippines tuần này. [4]


Còn quốc gia thứ 4 trong bộ tứ Mỹ-Nhật-Ấn-Úc, ngày 13/3 Ngoại trưởng Australia bà Julie Bishop phát biểu với các quan chức ASEAN tại Sydney:


Luật pháp quốc tế sẽ duy trì ổn định trong Biển Đông bị căng thẳng bởi các yêu sách đối nghịch.


image076

Ngoại trưởng Australia Julie Bishop, ảnh: Canberra Times


Bà cũng nêu vấn đề, cần đặt ra giới hạn về mức độ mà các quốc gia sử dụng quyền lực kinh tế hoặc quân sự của họ để áp các hiệp định không công bằng đối với các nước kém phát triển hơn.


Reuters ngày 13/3 cho rằng, bà Julie Bishop rõ ràng muốn củng cố các nỗ lực của Australia để xây dựng một liên minh chống lại sự hung hăng của Trung Quốc.


Giáo sư Nick Bisley từ Đại học La Trobe ở Melbourne bình luận:


"Australia đang cố gắng để có được sự nhất trí của ASEAN với nhận định rằng, Trung Quốc là kẻ phá vỡ quy tắc mà các bên đều hưởng lợi nếu tuân thủ chúng.


Nếu ASEAN có thể sử dụng quan điểm này, nó sẽ củng cố vị thế của Australia một cách đáng kể." [5]


Thời báo Hoàn Cầu ngày 12/3 cho hay, thứ Năm tuần trước cuộc họp không chính thức cấp Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN ra tuyên bố chung kêu gọi "giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế".


Ông Chen Xiangmao, một nhà nghiên cứu Trung Quốc về Biển Đông nói với Thời báo Hoàn Cầu:


"Trung Quốc nên nhân cơ hội này để đàm phán với các nước ASEAN về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) để điều chỉnh các hành vi trong khu vực.


Đồng thời nên mở rộng hợp tác với các nước ASEAN trong lĩnh vực du lịch, bảo vệ sinh thái, tìm kiếm cứu nạn hàng hải, khai thác dầu khí và nghiên cứu khoa học trên Biển Đông."


Ông Zhao Gancheng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương tại Trung Quốc thì bình luận:


"Có thể vẫn còn sự khác biệt trong quan điểm của các nước ASEAN, nhưng ít nhất nên có một thỏa thuận trong ASEAN rằng không nên sử dụng quân sự ở Biển Đông.


Các nước ngoài Biển Đông như Mỹ và Ấn Độ có thể tiếp tục can thiệp vào đó (Biển Đông), và đó sẽ là một thách thức quan trọng trong khu vực.


Trung Quốc cũng nên tận dụng cơ chế tư vấn để giải quyết vấn đề với các quốc gia này." [6]


Tài liệu tham khảo:


[1]https://www.japantimes.co.jp/news/2018/03/13/national/u-s-aircraft-carrier-msdf-helicopter-destroyer-conduct-joint-exercises-disputed-south-china-sea/#.WqdMWh2uzcd


[2]http://globalnation.inquirer.net/164912/philippines-france-south-china-sea-west-philippine-sea-military-cooperation-dispute-southeast-asia-defense-peace


[3]http://abcnews.go.com/International/wireStory/recent-developments-surrounding-south-china-sea-53677630


[4]https://thediplomat.com/2018/03/frances-indo-pacific-role-in-the-spotlight-with-frigate-philippines-visit/


[5]http://www.euronews.com/2018/03/13/australia-to-stress-international-law-in-south-china-sea-dispute


[6]http://www.globaltimes.cn/content/1092913.shtml


Hồng Thủy

28 Tháng Năm 2015(Xem: 12666)
"Trong buổi làm việc với đoàn nhà báo đến từ 14 nước Thái Bình Dương về vấn đề Biển Đông, đại diện Bộ Quốc phòng Philippines, tướng Guillermo A Molina, Phó tư lệnh Bộ tư lệnh phía Tây, Philippines cho biết “Trung Quốc đẩy tốc độ xây dựng trên Biển Đông lên đến tốc độ chóng mặt. Trung bình cứ mỗi ngày ngủ dậy TQ đã xây dựng thêm 96.5m2 diện tích Biển Đông”."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 12181)
"Tổng Thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố máy bay quân sự và thương mại Philippines sẽ tiếp tục bay trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp những lời cảnh cáo của Trung Quốc về không phận này... Nhà lãnh đạo Philippines tuyên bố sẽ không nhượng lãnh thổ cho Trung Quốc, bất chấp những khác biệt to lớn về khả năng quân sự của đôi bên."
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61448)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
18 Tháng Năm 2015(Xem: 15285)
"... Do đó Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đã được phân định phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế, hợp tình hợp lý, vì nó đảm bảo được sự công bằng mà hai bên chấp nhận được."
12 Tháng Năm 2015(Xem: 17601)
"Với 3.400 km bờ biển và một trăm dòng sông lớn nhỏ, chúng ta không có vấn đề chọn địa điểm xây những cảng nhỏ. Trong bài này chúng tôi xin trình bầy việc xây cảng trung chuyển container quốc tế nước sâu và mắc nối những cảng này với những cảng nhỏ và hậu phương (hinterland). Đặt ra vấn đề địa điểm, địa chính và mắc nối với mạng hậu cần quốc tế."
11 Tháng Năm 2015(Xem: 17835)
Trang tin quốc phòng IHS Jane's ngày 15.2.2015 đăng ảnh vệ tinh của Airbus Defence & Space chụp cuối tháng 1.2015 cho thấy Trung Quốc đã xây gần như hoàn tất các đảo nhân tạo tại đá Tư Nghĩa, đá Gaven, đá Gạc Ma chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Ảnh vệ tinh của Airbus Defence cho thấy Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo và công trình trên đá Tư Nghĩa tại quần đảo Trường Sa. Đảo nhân tạo này đã biến đá Tư Nghĩa trước đó chỉ có diện tích 380 m2 thành đảo nhân tạo 75.000 m2. Các đảo đá ngàm khác là Gạc Ma, Gaven, Tư Nghĩa, Châu viên, Xu Bi cũng đang trong giai đoạn cuối, các quan sát viên đanh gia các đảo này sẽ hoàn tất trước tháng Gieng năm 2016 là tháng tòa án Trong tài Lahyer ra phán quyết quan trọng vụ Philippines kiện Trugn Quốc.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 11450)
"Trung Quốc hiện nay thực sự muốn cùng Mỹ xây dựng một quan hệ cường quốc kiểu mới nhưng điều đó đã bị Washington khước từ. Tất cả các bước đi của Bắc Kinh vẫn chỉ là đang “ném đá, dò đường” và mục đích chính là thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ mà thôi.."
23 Tháng Tư 2015(Xem: 11537)
"Reuters thuật lại lời một ngư dân 58 tuổi từ tỉnh Pangasinan của Philippines, ông Gilbert Baoya, nói rằng nhiều người đàn ông vũ trang thuộc đội tuần duyên Trung Quốc đã cắt giây thừng buộc thuyền đánh cá của ông neo tại bãi cạn này. Ông cho biết là ông và những người có mặt rất sợ hãi, và hoàn toàn bất lực trước hành động hung hăng này."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 11402)
Bill Gertz – một chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ thường xuyên có nhiều bài viết trên trang Washington Free Beacon gần đây cho biết việc Trung Quốc triển khai 3 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tại căn cứ trên đảo Hải Nam ở (cực nam) Trung Quốc là một mối quan ngại an ninh nghiêm trọng đối với Mỹ. (Ảnh: tàu ngầm Type 094)
12 Tháng Tư 2015(Xem: 12625)
"Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Mỹ có mặt tại căn cứ hải quân Changi của Singapore trên Biển Đông từ ngày 10-15/8. Đây là một phần trong chuyến hành trình kéo dài bốn tháng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Theo đó, tàu này thực hiện các nhiệm vụ như do thám, huấn luyện và các sứ mệnh bí mật khác tại biển Hoa Đông, Biển Đông và Biển Philippines."
02 Tháng Tư 2015(Xem: 14723)
"Phát biểu của ông Lý đáp chất vấn của Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan, Lâm Úc Phương, về tin Việt Nam triển khai trọng pháo và các thiết bị quân sự tăng cường khác ở quần đảo Trường Sa. Ông Lâm nói đảo Sơn Ca cách đảo Ba Bình chỉ hơn 11 cây số."
31 Tháng Ba 2015(Xem: 14260)
* Theo nguồn tin của Thanh Niên Online, đã xác định một máy bay nước ngoài rơi ở vùng biển Trường Sa, Việt Nam. Vị trí máy bay rơi ở phía Bắc cách đảo Đá Lớn, Trường Sa khoảng 20 hải lý.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 11406)
"Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Philippines cho hay nước này đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động xây đảo quy mô lớn trên Biển Đông, bởi nó có thể làm thay đổi vĩnh viễn hiện trạng gây căng thẳng trong khu vực đang tranh chấp".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 11569)
- LKT: Vâng thưa ông, bên nào nổ súng trước? - VHL: Bên đối phương họ có súng lớn thì họ nổ súng trước, lúc đấy chúng tôi nghe thấy ở bên đảo Gạc Ma có tiếng lục bục tiếng súng nổ, và nhìn nòng súng của 2 tàu chiến đối phương lửa cứ lóe lên thì tôi hiểu là bên đấy là họ đang bắn chúng tôi. Cho nên là chỉ 5,6 phút sau là tàu 604 của chúng tôi bị chìm.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 12159)
Trong chuyến Hải trình Trường Sa HQ-571, mười ngày đêm đi thăm 10 đảo thuộc quần đảo Trường sa diễn ra từ ngày 18/4/ đến 28/4/2014, phái đoàn Việt trong và ngoài nước đã tham dự các buổi lễ tưởng niệm chiến sĩ hải quân Việt Nam hy sinh trong hai trận đánh 19/1/1974 Hoàng Sa và 14/3/1988 Gạc Ma Trường Sa. Đảo Gạc Ma cùng với Len Đao và Cô Lin nổi lên như 3 cạnh hình tam giác. Tổ hợp 3 đảo có vị trí quân sự chiến lược phía nam quần đảo Trường Sa. Trong trận đánh hải quân vận tải VN không trang bị vũ khí ngày 14/3/1988, Trung cộng sau khi bắn cháy 3 tàu vận tải và tàn sát 64 thủy thủ, TC muốn chiếm nốt Cô Lin và Len Đao nhưng các sĩ quan và thủy thủ VN quyết giữ được hai đảo này.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 12292)
Ngư dân địa phương cho biết chiếc 'tàu lạ' có 'kiểu dáng tương tự như chiếc tàu Trung Quốc từng đâm chìm chiếc tàu cá của ngư phủ Đà Nẵng hồi tháng Năm năm 2014'.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11271)
Theo ông Alexander Vuving với “chiến lược đảo nhân tạo”, mục đích cuối cùng mà Bắc Kinh nhắm đến: Thứ nhất là tránh xung đột vũ trang; xung đột có thể xảy ra nhưng chỉ khi tồn tại các điều kiện thuận lợi. Thứ hai là kiểm soát được càng nhiều các điểm chiến lược trên biển Đông càng tốt; nếu chưa kiểm soát được thì làm thế nào để kiểm soát một cách âm thầm và tránh xung đột. Thứ ba, biến những điểm chiến lược này thành các điểm kiểm soát đủ mạnh để khống chế toàn bộ khu vực (căn cứ hậu cần hay căn cứ tiền phương).