Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma ngày 14/3/1988?

15 Tháng Ba 20187:15 CH(Xem: 9123)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ SÁU 09 MAR 2018


- Phỏng vấn Đại tá Vũ Hữu Lễ, Thuyền trưởng tàu 505 dự trận Gạcma 1988


image018

Đài tưởng niệm Gạc Ma ở Nha Trang . Ảnh TCT


Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma ngày 14/3/1988?


Hồng Thủy


15/03/18


 (GDVN) - 30 năm sau ngày diễn ra vụ thảm sát Gạc Ma, một số học giả Trung Quốc đã lên tiếng thông qua Thời báo Hoàn Cầu. Chúng tôi xin dẫn lại và có đôi lời phản biện.


Ngày 14/3 là vừa tròn 30 năm ngày diễn ra sự kiện lính Trung Quốc thảm sát 64 chiến sĩ Công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng tại bãi đá Gạc Ma, Trường Sa, Khánh Hòa.


Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã lên tiếng về sự kiện này.


Mục Tin tức quốc tế, Thời báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung Quốc ngày 14/3 đăng bài: "Trận chiến cuối cùng Trung Quốc đánh, người Việt Nam miêu tả khiến tôi kinh ngạc" của tác giả Bổ Nhất Đao, do Lý Lâm Chi biên tập.


Bổ Nhất Đao là bút danh / nick name của một cây viết thường xuyên tham gia bình luận các vấn đề quốc tế và quân sự trên các diễn đàn trực tuyến Trung Quốc. 


Bài viết này có tham khảo ý kiến một số học giả Trung Quốc: Tư Trấn Đào - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á; Tôn Tiểu Nghênh - Viện Khoa học xã hội Quảng Tây; Lưu Phong - chuyên gia Trung Quốc về biển.


image019

Lính Trung Quốc cắm cờ bất hợp pháp lên một bãi đá ở Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam năm 1988, ảnh: Thời báo Hoàn Cầu.


Những thông tin, ý kiến này ở mức độ nào đó phản ánh nhận thức của giới nghiên cứu và cách thức tuyên truyền của Trung Quốc về Biển Đông có thể gây hiểu lầm và ngộ nhận cho những người Trung Quốc thiếu thông tin;


Chúng tôi xin dẫn lại nguyên văn bài viết này, đồng thời sẽ có phần bình luận sau mỗi vấn đề tác giả Bổ Nhất Đao và Thời báo Hoàn Cầu nêu ra.


Do bài viết khá dài, đề cập nhiều vấn đề về nhận thức, đánh giá của một bộ phận học giả Trung Quốc về quan hệ Việt - Trung cũng như Biển Đông, chúng tôi xin chia thành các bài nhỏ.


Bài viết sẽ theo từng vấn đề các tác giả Trung Quốc đặt ra, với kết cấu 2 phần: dẫn lại nguyên văn và bình luận, ngõ hầu làm rõ các vấn đề và lập luận phía Trung Quốc đặt ra.


Mô tả của học giả Trung Quốc, Thời báo Hoàn Cầu về cuộc thảm sát Gạc Ma


"Ngày này 30 năm về trước, 14/3/1988 đã xảy ra xung đột vũ trang giữa Hải quân Trung Quốc với Hải quân Việt Nam để tranh đoạt quyền kiểm soát bãi đá Gạc Ma (Trung Quốc gọi là đá / mỏm Xích Qua).


Quy mô xung đột không lớn và chỉ diễn ra trong 28 phút rồi kết thúc, Hải quân Trung Quốc đã giành thắng lợi tuyệt đối.


Đây là trận chiến cuối cùng mà Trung Quốc đánh.


Tuy nhiên sự kiện diễn ra cụ thể như thế nào không phải người Trung Quốc nào cũng nắm rõ, trong đó có một phần nguyên nhân chúng ta có chủ ý giảm nhẹ sự kiện này.


Hôm nay, chị Đao (tác giả tự xưng) dẫn mọi người cùng xem lại một chút (sự kiện này).


Thực tế, trận chiến này có liên quan mật thiết và ý nghĩa vô cùng quan trọng với cục diện Biển Đông ngày nay.


1. Hãy bắt đầu từ năm 1987, lúc đó Trung Quốc được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) ủy thác xây dựng 5 trạm quan trắc hải dương, trong đó trạm quan trắc ở Trường Sa đặt tại Chữ Thập.


Vì vậy, chúng ta bắt đầu lục tục triển khai hoạt động khảo sát ở khu vực quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa).


Phía Việt Nam lập tức tỏ ra không vui, không ngừng phái hàng loạt tàu thuyền đến quấy rối, thậm chí chớp thời cơ chiếm các đảo, đá.


Hơn 1 giờ sáng ngày 14/3/1988, 7 chiến sĩ của chúng ta vượt sóng đổ bộ lên bãi Gạc Ma và cắm cờ Trung Quốc.


Hơn 6 giờ sáng khi thủy triều rút, phía Việt Nam bắt đầu đổ bộ, cũng cắm cờ Việt Nam lên bãi Gạc Ma.


Hai bên vừa tìm cách đoạt cờ đối phương và giữ cờ của mình, binh sĩ hai phía liên tục đối đầu nhau.


Trong quá trình tìm cách đoạt cờ của nhau, quân Việt Nam cướp cò nổ súng bị quân ta tự vệ đánh trả (theo hồi ức của cựu binh Tôn Minh Viễn trực tiếp tham gia trận Gạc Ma).


Toàn bộ cuộc chiến diễn ra vỏn vẹn 28 phút, 3 tàu hộ vệ và 1 binh lính quân ta bị thương là cái giá phải trả để bắn chìm 1 tàu Việt Nam, 1 tàu trọng thương, bắn chết hơn 60 binh lính Việt Nam để giành thắng lợi tuyệt đối.


Nay quay đầu nhìn lại mới thấy trận Gạc Ma có ý nghĩa chiến lược.


Sau trận này, Trung Quốc đã có 6 điểm đứng chân ở Trường Sa, có nghĩa là chúng ta đã tiến thêm được 500 - 600 km xuống phía Nam.


image020

Đá Gạc Ma đã bị Trung Quốc quân sự hóa ngay sau khi chiếm đóng bất hợp pháp kể từ trận thảm sát năm 1988, ngày nay đã bị biến thành một pháp đài quân sự kiên cố. Ảnh: News.com.au


Tuy nhiên, để nổ ra xung đột thực chất hoàn toàn không phải mong muốn của ta.


Chỉ huy trận Gạc Ma lúc đó là tham mưu trưởng căn cứ Du Lâm, Trần Vĩ Văn, trong hồi ký của mình cho biết:


Lúc đó cấp trên truyền đạt nguyên tắc chiến đấu được tổng kết thành "5 không 1 đuổi".


5 không là: không chủ động gây sự, không nổ súng trước tiên, không tỏ ra yếu đuối, không chấp nhận thua thiệt, không để mất thể diện;


1 đuổi là, nếu quân địch chiếm các đảo đá của ta, phải lập tức đuổi địch.


Sau khi xảy ra sự kiện này, chúng ta cũng có chủ ý tránh đề cập, tuyên truyền trong nước không nhiều.


Nhưng trận chiến này lại trở thành nỗi đau khó có thể hóa giải trong lòng người Việt Nam về quan hệ với Trung Quốc.


2. Chị Đao rất kinh ngạc trước mô tả của Báo VietNamNet Bridge bản tiếng Anh về trận chiến này. 


Phía Việt Nam cho biết, lực lượng tham gia hải chiến năm xưa toàn là những công binh tay không tấc sắt;


Họ vì bảo vệ (chủ quyền) các đảo, đá của Việt nam mà buộc phải phải đương đầu với đội quân (xâm lược) mạnh hơn nhiều, với chiến hạm và vũ khí hiện đại, cuối cùng đã anh dũng hy sinh.


Tất nhiền điều này không đúng với tình hình thực tế.


Các tư liệu công khai cho thấy, trong trận hải chiến Gạc Ma phía Việt Nam có 2 tàu tham gia đều là tàu vận tải có vũ trang mà Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam trong chiến tranh, có trang bị súng máy.


Tàu 505 còn lại là tàu đổ bộ, có 8 khẩu cối 40 ly, như vậy có thể nói là vũ trang đầy đủ, chứ không thể bảo tay không tấc sắt.


Trong lúc chị Đao viết bài này thì có học giả chuyển đến tư liệu mới nhất từ phía Việt Nam tiết lộ, Báo Vietnamnet ngày 13/3 đăng bài: "Gạc Ma 1988: Công bằng là để cùng tiến bộ". [2]


Bài báo này viết rằng những người "tay không tấc sắt bị buộc phải tự vệ" là bịa đặt. Những luận điệu như vậy năm nào đến ngày này cũng đều xuất hiện." [1]


Những lập luận ngụy biện, sai sự thật của truyền thông và học giả Trung Quốc


Chúng tôi xin tạm không bàn đến những từ ngữ mang màu sắc lập trường chính trị (cực đoan) của các tác giả Trung Quốc trong phần đầu tiên của bài viết này.


Ở đây, chúng tôi chỉ xin trao đổi và làm rõ những lập luận chủ yếu mà truyền thông và học giả Trung Quốc nêu ra về vụ thảm sát Gạc Ma.


Thứ nhất, "cái bẫy núp danh UNESCO"


Việc Trung Quốc thiết lập 5 trạm quan trắc hải dương, trong đó có trạm quan trắc ở Trường Sa đặt tại đá Chữ Thập theo một thỏa thuận của UNESCO năm 1987, thỏa thuận này không có nghĩa là UNESCO công nhận yêu sách "chủ quyền" mà Trung Quốc tuyên bố ở Trường Sa.


Tiến sĩ Trần Công Trục sẽ có bài phân tích sâu hơn về thủ đoạn Trung Quốc sử dụng các tổ chức quốc tế để nhằm giành sự công nhận trên thực tế các yêu sách phi lý họ tuyên bố trên Biển Đông, mời quý bạn đọc quan tâm theo dõi vào ngày mai.


Thứ hai, về vấn đề bên nào nổ súng trước trên bãi Gạc Ma sáng 14/3/1988


Cho đến nay, hai bên có quan điểm khác nhau.


Chúng tôi xin nhấn mạnh rằng, dù bên nào nổ súng trước cũng không làm thay đổi bản chất sự kiện là một cuộc thảm sát lính Trung Quốc nhằm vào 64 chiến sĩ công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng trên quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.


Tác giả Bổ Nhất Đao và các học giả Trung Quốc được tham vấn, dựa vào hồi ký của một cựu binh Trung Quốc tham gia sự kiện này để dẫn tới kết luận ai nổ sung trước, e rằng thiếu khách quan.


Chúng tôi xin trích dẫn ra đây một đoạn bình luận của nhà báo Bill Hayton trong sách "Biển Đông - Cuộc tranh giành quyền lực ở châu Á" do nhà nghiên cứu Phan Văn Song dịch để các nhà nghiên cứu Trung Quốc tự rút ra kết luận:


"Tối 13 tháng 3, Hải quân Việt Nam phái 3 tàu chia nhau đi tới đá Gạc Ma, đá Cô Lin (Collins) và đá Len Đao (Lansdowne). 


Thật không may cho những người trên tàu, các con tàu cũ rỉ sét này [37] đã bị phía Trung Quốc phát hiện, họ đã chạy tới ngăn chặn với một lực lượng lớn hơn và trang bị vũ khí nhiều hơn. 


Rạng sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, Việt Nam chiếm được đá Cô Lin và Len Đao (và vẫn duy trì sự kiểm soát ở đó cho đến ngày nay). 


Chiến dịch đá Gạc Ma biến thành thảm họa. 


Đích xác chuỗi sự kiện là gì vẫn còn tranh cãi, nhưng có vẻ như Việt Nam đổ bộ trước trên một chiếc thuyền nhỏ chở đầy các dụng cụ xây dựng, và cắm cờ trên san hô. 


Sau đó quân Trung Quốc đến và đã cố nhổ bỏ các lá cờ. Hai bên to tiếng với nhau và sau đó xô xát. 


image021

Một bài viết tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam hy sinh trong trận chiến đấu bảo vệ Gạc Ma năm 1988 mà tác giả Bổ Nhất Đao cảm thấy "kinh ngạc" rồi đưa ra những lập luận suy diễn. Ảnh chụp màn hình.


Các tường trình phía Trung Quốc nói rằng một lính Việt Nam nổ súng và làm bị thương một lính Trung Quốc sau đó họ rút lui khi các tàu Việt khai hỏa bằng súng máy. 


Phía Việt Nam nói điều ngược lại: Trung Quốc bắn chết phó chỉ huy của lực lượng đổ bộ Việt Nam và rút lui trước khi tàu của họ nổ súng. 


Điều lạ là một bộ phim tuyên truyền do Hải quân Trung Quốc đưa ra năm 2009 để chào mừng kỉ niệm lần thứ 60 của hải quân cho thấy phiên bản của Việt Nam đáng tin hơn.


Video này, bây giờ đã có trên YouTube, được quay từ một trong các tàu Trung Quốc và cho thấy lính Việt Nam đứng trong nước sâu tới gối khi thủy triều dâng lên các rạn san hô. 


Sau đó nhiều cột nước lớn tung toé xung quanh các binh sĩ Việt Nam khi tàu Trung Quốc nổ súng. 


Trong vài giây hàng người mong manh đã hoàn toàn biến mất và 64 chết trong sóng nước: các khẩu súng máy là của Trung Quốc và các nạn nhân là Việt Nam."


Thứ ba, xâm lược Gạc Ma là hành động phi pháp có âm mưu lâu dài, tính toán kĩ lưỡng, chuẩn bị đầy đủ và tiến hành một cách sắt máu


Cuộc xâm lược và thảm sát Gạc Ma là hành động có kế hoạch, tính toán kỹ lưỡng chứ không phải “để nổ ra xung đột thực chất hoàn toàn không phải mong muốn của Trung Quốc” như các tác giả lập luận.


Ngày 17/8/2012 website Tin tức Đảng Cộng sản Trung Quốc (cpc.people.com.cn), mục Lịch sử Đảng đăng bài viết:


"Lưu Hoa Thanh và việc bố phòng ở Hoàng Sa, cướp đoạt các bãi đá Trường Sa" (Lưu Hoa Thanh dữ Tây Sa thiết phòng, Nam Sa đoạt tiêu). Bài viết này cho hay:


image022

Ảnh chụp màn hình bài viết "Lưu Hoa Thanh và việc bố phòng ở Hoàng Sa, cướp đoạt các bãi đá Trường Sa". Lưu Hoa Thanh mặc áo đen.


"Thực ra ngay từ năm 1974, Đặng Tiểu Bình đã nói, sân bay ở Hoàng Sa nhất định phải làm, vị trí đó trọng yếu, có thể tiến ra Pratas (Trung Quốc gọi là Đông Sa), vươn ra Trường Sa và có thể khống chế Trường Sa.


Lưu Hoa Thanh đã nói với lãnh đạo Quân ủy (Đặng Tiểu Bình) rằng: "Hiện tại cơ hội của chúng ta đến rồi, quan trọng là quyết định và tiến hành thôi."


Về việc này, người phụ trách chủ yếu của Quân ủy trung ương (chỉ Đặng Tiểu Bình) có thái độ rất kiên quyết:


"Chúng ta phải thể hiện rõ lập trường nghiêm túc, chủ quyền lãnh hải ở Trường Sa thuộc về chúng ta, và phải tăng cường khả năng kiểm soát quân sự của chúng ta ở Trường Sa.


Không chỉ có vậy, còn phải tăng cường tuần tra để thể hiện quốc uy, quân uy của chúng ta. 


Về hoạt động đấu tranh trên hướng này, cần phải tăng cường lực lượng nào, xây dựng gì, anh nhanh chóng nghiên cứu và viết báo cáo cho tôi."


Sau cuộc trao đổi này, Lưu Hoa Thanh cùng với các quan chức quân sự hàng đầu Trung Quốc bắt tay vào viết kế hoạch thôn tính Trường Sa. Những thành viên tham gia cùng Lưu Hoa Thanh gồm có:


Hồng Học Trí (Phó chánh văn phòng Quân ủy trung ương), Trì Hạo Điền (Tổng tham mưu trưởng), Trương Bân (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Trương Liên Trung (Tư lệnh Hải quân), Lý Diệu Văn (Chính ủy Hải quân) bắt tay vào việc nghiên cứu, lập kế hoạch thôn tính Trường Sa.


Qua nhiều lần nghiên cứu và chuẩn bị, kế hoạch thôn tính Trường Sa hoàn tất, ngày 29/2/1988 Đặng Tiểu Bình đã phê chuẩn kế hoạch này trong vai trò Chủ tịch Quân ủy trung ương. [2]


Điều này hoàn toàn phù hợp với diễn biến thực tế theo nghiên cứu của Bill Hayton về sự chuẩn bị kĩ lưỡng của Trung Quốc trong kế hoạch thôn tính Gạc Ma:


“Dù đối mặt với kháng cự vũ trang và thời tiết xấu họ đã chiếm 6 rạn san hô chủ yếu nằm dưới mặt biển và chỉ trong vòng hai tháng đã xây dựng xong các nhà giàn sinh sống, các cơ sở tiếp tế và các ụ phòng thủ. 


Hơn nữa, mỗi một trong 6 rạn san hô này là vị trí chiến lược nằm trong vòng một vài km của các đảo chính do các đối thủ Trung Quốc nắm giữ và từng rạn chưa từng bị chiếm đóng trước năm 1988. 


Các đoàn điều tra đã thực hiện công việc của mình một cách xuất sắc. Trung Quốc hiện nay đã có nhiều hơn một chỗ đứng trong Quần đảo Trường Sa.”


Thiết nghĩ, chỉ 2 nội dung này cũng đủ cho thấy 3 lập luận nói trên của các nhà nghiên cứu Trung Quốc là ngụy biện. Nó cũng đủ chứng minh trận Gạc Ma là một cuộc thảm sát có chủ ý.


Còn sự “kinh ngạc” của tác giả Bổ Nhất Đao về việc mô tả 64 chiến sĩ công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam “tay không tấc sắt”, xin hãy xem lại video về cuộc thảm sát dã man mà Hải quân Trung Quốc gây ra ngày 14/3/1988 sẽ thấy tất cả.


Còn về thông tin các học giả Trung Quốc nêu ra xung quanh vũ khí trang bị của Việt Nam chiến đấu bảo vệ Gạc Ma để họ bác bỏ cụm từ "tay không tấc sắt", chúng tôi cũng xin được cung cấp thông tin về các tàu Việt Nam ở Gạc Ma sáng 14/3/1988 mà tác giả Bill Hayton gọi là "các con tàu cũ rỉ sét này":


[37] Hai trong số những chiếc tàu này là tàu đổ bộ được Mỹ chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và để lại sau Chiến tranh Việt Nam. Tàu HQ-505 chính là tàu USS Bulloch County trước đây, được đóng năm 1943. Chiếc thứ 3 là tàu chở hàng.


Trong những bài viết tới, chúng tôi xin dẫn lại và phản biện các lập luận tiếp theo của tác giả Bổ Nhất Đao và một số học giả Trung Quốc liên quan đến các nội dung về "chủ quyền" và "lịch sử", quan hệ Việt - Trung họ đề cập trong bài viết.


Tài liệu tham khảo:


[1]http://world.huanqiu.com/article/2018-03/11663194.html


[2]http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/tieudiem/30-nam-tran-chien-tai-dao-gac-ma-cong-bang-la-de-cung-tien-bo-434788.html


[3]http://dangshi.people.com.cn/n/2012/0817/c85037-18765636-2.html


Hồng Thủy

28 Tháng Năm 2015(Xem: 12665)
"Trong buổi làm việc với đoàn nhà báo đến từ 14 nước Thái Bình Dương về vấn đề Biển Đông, đại diện Bộ Quốc phòng Philippines, tướng Guillermo A Molina, Phó tư lệnh Bộ tư lệnh phía Tây, Philippines cho biết “Trung Quốc đẩy tốc độ xây dựng trên Biển Đông lên đến tốc độ chóng mặt. Trung bình cứ mỗi ngày ngủ dậy TQ đã xây dựng thêm 96.5m2 diện tích Biển Đông”."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 12180)
"Tổng Thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố máy bay quân sự và thương mại Philippines sẽ tiếp tục bay trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp những lời cảnh cáo của Trung Quốc về không phận này... Nhà lãnh đạo Philippines tuyên bố sẽ không nhượng lãnh thổ cho Trung Quốc, bất chấp những khác biệt to lớn về khả năng quân sự của đôi bên."
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61447)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
18 Tháng Năm 2015(Xem: 15284)
"... Do đó Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đã được phân định phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế, hợp tình hợp lý, vì nó đảm bảo được sự công bằng mà hai bên chấp nhận được."
12 Tháng Năm 2015(Xem: 17601)
"Với 3.400 km bờ biển và một trăm dòng sông lớn nhỏ, chúng ta không có vấn đề chọn địa điểm xây những cảng nhỏ. Trong bài này chúng tôi xin trình bầy việc xây cảng trung chuyển container quốc tế nước sâu và mắc nối những cảng này với những cảng nhỏ và hậu phương (hinterland). Đặt ra vấn đề địa điểm, địa chính và mắc nối với mạng hậu cần quốc tế."
11 Tháng Năm 2015(Xem: 17834)
Trang tin quốc phòng IHS Jane's ngày 15.2.2015 đăng ảnh vệ tinh của Airbus Defence & Space chụp cuối tháng 1.2015 cho thấy Trung Quốc đã xây gần như hoàn tất các đảo nhân tạo tại đá Tư Nghĩa, đá Gaven, đá Gạc Ma chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Ảnh vệ tinh của Airbus Defence cho thấy Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo và công trình trên đá Tư Nghĩa tại quần đảo Trường Sa. Đảo nhân tạo này đã biến đá Tư Nghĩa trước đó chỉ có diện tích 380 m2 thành đảo nhân tạo 75.000 m2. Các đảo đá ngàm khác là Gạc Ma, Gaven, Tư Nghĩa, Châu viên, Xu Bi cũng đang trong giai đoạn cuối, các quan sát viên đanh gia các đảo này sẽ hoàn tất trước tháng Gieng năm 2016 là tháng tòa án Trong tài Lahyer ra phán quyết quan trọng vụ Philippines kiện Trugn Quốc.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 11449)
"Trung Quốc hiện nay thực sự muốn cùng Mỹ xây dựng một quan hệ cường quốc kiểu mới nhưng điều đó đã bị Washington khước từ. Tất cả các bước đi của Bắc Kinh vẫn chỉ là đang “ném đá, dò đường” và mục đích chính là thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ mà thôi.."
23 Tháng Tư 2015(Xem: 11536)
"Reuters thuật lại lời một ngư dân 58 tuổi từ tỉnh Pangasinan của Philippines, ông Gilbert Baoya, nói rằng nhiều người đàn ông vũ trang thuộc đội tuần duyên Trung Quốc đã cắt giây thừng buộc thuyền đánh cá của ông neo tại bãi cạn này. Ông cho biết là ông và những người có mặt rất sợ hãi, và hoàn toàn bất lực trước hành động hung hăng này."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 11402)
Bill Gertz – một chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ thường xuyên có nhiều bài viết trên trang Washington Free Beacon gần đây cho biết việc Trung Quốc triển khai 3 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tại căn cứ trên đảo Hải Nam ở (cực nam) Trung Quốc là một mối quan ngại an ninh nghiêm trọng đối với Mỹ. (Ảnh: tàu ngầm Type 094)
12 Tháng Tư 2015(Xem: 12624)
"Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Mỹ có mặt tại căn cứ hải quân Changi của Singapore trên Biển Đông từ ngày 10-15/8. Đây là một phần trong chuyến hành trình kéo dài bốn tháng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Theo đó, tàu này thực hiện các nhiệm vụ như do thám, huấn luyện và các sứ mệnh bí mật khác tại biển Hoa Đông, Biển Đông và Biển Philippines."
02 Tháng Tư 2015(Xem: 14723)
"Phát biểu của ông Lý đáp chất vấn của Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan, Lâm Úc Phương, về tin Việt Nam triển khai trọng pháo và các thiết bị quân sự tăng cường khác ở quần đảo Trường Sa. Ông Lâm nói đảo Sơn Ca cách đảo Ba Bình chỉ hơn 11 cây số."
31 Tháng Ba 2015(Xem: 14259)
* Theo nguồn tin của Thanh Niên Online, đã xác định một máy bay nước ngoài rơi ở vùng biển Trường Sa, Việt Nam. Vị trí máy bay rơi ở phía Bắc cách đảo Đá Lớn, Trường Sa khoảng 20 hải lý.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 11405)
"Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Philippines cho hay nước này đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động xây đảo quy mô lớn trên Biển Đông, bởi nó có thể làm thay đổi vĩnh viễn hiện trạng gây căng thẳng trong khu vực đang tranh chấp".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 11567)
- LKT: Vâng thưa ông, bên nào nổ súng trước? - VHL: Bên đối phương họ có súng lớn thì họ nổ súng trước, lúc đấy chúng tôi nghe thấy ở bên đảo Gạc Ma có tiếng lục bục tiếng súng nổ, và nhìn nòng súng của 2 tàu chiến đối phương lửa cứ lóe lên thì tôi hiểu là bên đấy là họ đang bắn chúng tôi. Cho nên là chỉ 5,6 phút sau là tàu 604 của chúng tôi bị chìm.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 12159)
Trong chuyến Hải trình Trường Sa HQ-571, mười ngày đêm đi thăm 10 đảo thuộc quần đảo Trường sa diễn ra từ ngày 18/4/ đến 28/4/2014, phái đoàn Việt trong và ngoài nước đã tham dự các buổi lễ tưởng niệm chiến sĩ hải quân Việt Nam hy sinh trong hai trận đánh 19/1/1974 Hoàng Sa và 14/3/1988 Gạc Ma Trường Sa. Đảo Gạc Ma cùng với Len Đao và Cô Lin nổi lên như 3 cạnh hình tam giác. Tổ hợp 3 đảo có vị trí quân sự chiến lược phía nam quần đảo Trường Sa. Trong trận đánh hải quân vận tải VN không trang bị vũ khí ngày 14/3/1988, Trung cộng sau khi bắn cháy 3 tàu vận tải và tàn sát 64 thủy thủ, TC muốn chiếm nốt Cô Lin và Len Đao nhưng các sĩ quan và thủy thủ VN quyết giữ được hai đảo này.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 12291)
Ngư dân địa phương cho biết chiếc 'tàu lạ' có 'kiểu dáng tương tự như chiếc tàu Trung Quốc từng đâm chìm chiếc tàu cá của ngư phủ Đà Nẵng hồi tháng Năm năm 2014'.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11271)
Theo ông Alexander Vuving với “chiến lược đảo nhân tạo”, mục đích cuối cùng mà Bắc Kinh nhắm đến: Thứ nhất là tránh xung đột vũ trang; xung đột có thể xảy ra nhưng chỉ khi tồn tại các điều kiện thuận lợi. Thứ hai là kiểm soát được càng nhiều các điểm chiến lược trên biển Đông càng tốt; nếu chưa kiểm soát được thì làm thế nào để kiểm soát một cách âm thầm và tránh xung đột. Thứ ba, biến những điểm chiến lược này thành các điểm kiểm soát đủ mạnh để khống chế toàn bộ khu vực (căn cứ hậu cần hay căn cứ tiền phương).