Báo chí VN ‘mạnh mẽ’ viết về Gạc Ma 1988

18 Tháng Ba 20186:42 CH(Xem: 9458)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA - THỨ HAI  19 MAR 2018


Báo chí VN ‘mạnh mẽ’ viết về Gạc Ma 1988


image017Bản quyền hình ảnh Huynh Ngoc Chenh Image caption Hoạt động tưởng niệm sự kiện Gạc Ma tại Hà Nội


Truyền thông Việt Nam đưa tin đậm nét trong ngày 14/3, đánh dấu 30 năm xảy ra đụng độ với Trung Quốc ở bãi đá Gạc Ma, Trường Sa, làm 64 người Việt chết.


Trong khi đó, cũng có cáo buộc nói một nhà hoạt động bị công an Việt Nam tạm giữ sau khi tham gia lễ tưởng niệm 30 năm trận hải chiến Gạc Ma sáng 14/3 tại Hà Nội.


Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 bộ đội Việt Nam thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm và hiện xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma.


Bùi Văn Bồng: Hy sinh của chiến sĩ ở Gạc Ma


'Hy sinh bảo vệ chủ quyền'


Báo Quân đội Nhân dân hôm 14/3 đưa tin UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, ở xã Cam Hải Đông (Cam Lâm, Khánh Hòa).


Tờ báo của quân đội Việt Nam ghi nhận con số 64 cán bộ, chiến sĩ "đã anh dũng hy sinh", gọi đây là sự kiện tròn 30 năm "Ngày diễn ra trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam".


Báo Quân đội Nhân dân cũng cho hay hôm 13/3, Ban liên lạc truyền thống Bộ đội Trường Sa tại TP Đà Nẵng tổ chức Lễ cầu siêu với nghi thức thả hoa đăng tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma của Việt Nam.


Dường như hôm 14/3 không có tin đăng về ngày này trên các trang chính thống lớn như Nhân Dân, Đảng Cộng sản, Chính phủ Việt Nam.


Báo mạng Giáo dục Việt Nam cho hay ngày 14/3, tại Nghĩa trang Liệt sỹ phường Quảng Phúc (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), trước phần mộ của Anh hùng liệt sỹ Trần Văn Phương đã diễn ra lễ tri ân tưởng nhớ 64 liệt sỹ.


Tuổi Trẻ có bài về lễ giỗ các tử sỹ Gạc Ma do một doanh nghiệp tàu thủy tiến hành hành sáng 13/3 tại vùng biển Hoàng Sa.


Sự kiện Gạc Ma còn đang được xem xét đưa vào sách giáo khoa Việt Nam.


Ông Trần Trung Hiếu, thành viên Hội đồng góp ý và phản biện Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử của Bộ GD-ĐT được truyền thông Việt Nam trích lời, cho hay:


"Chương trình giáo dục môn Lịch sử phổ thông mới dự kiến đưa sự kiện Gạc Ma, cũng như cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974, bổ sung đầy đủ hơn sự kiện chiến tranh bảo vệ biên giới Tây - Nam (1975-1978), chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979-1989)... vào chương trình và SGK."


"Phần kiến thức về sự kiện Gạc Ma dự kiến nằm trong chuyên đề "Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam sau năm 1975" cùng "Biển Đông: Lịch sử và hiện đại" ở lớp 12."


Theo ông Hiếu, nội dung sách lịch sử bậc trung học phổ thông sẽ được trình bày theo chuyên đề, với nội dung cốt lõi là tầm quan trọng của biển Đông đối với Việt Nam.


"Đồng thời, chuyên đề giúp học sinh hiểu được quá trình Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa, đảo Gạc Ma; nắm được thực trạng tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Trường sa; chủ trương của Việt Nam giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế."


"Tròn 30 năm chúng ta mất Gạc Ma và cũng ngần ấy thời gian Trung Quốc đã chiếm đóng trái phép đảo Gạc Ma. Đó là một sự thật, một nỗi đau mà chúng ta không thể che đậy, giấu giếm vì bất cứ lý do gì", ông Hiếu nói.


Cũng theo ông Hiếu, trong sách giáo khoa hiện hành, các vấn đề chiến tranh bảo vệ biển đạo được đề cập sơ sài. Các vụ như Gạc Ma, Hoàng Sa, Trường Sa 'không có một dòng nào'.


'Xâm lược tàn bạo'


Cũng bắt đầu có các tuyên bố 'mạnh miệng' hơn được đăng trên truyền thông Việt Nam về vụ Gạc Ma.


VTC viết: "Cả thế giới cần biết đầy đủ, chính xác hành động xâm lược tàn bạo của Trung Quốc."


Đô đốc Lê Kế Lâm nói với VietnamNet: "Đây không phải là trận hải chiến mà là một cuộc thảm sát và xâm lược có chủ đích của Trung Quốc."


Năm ngoái, sách Gạc Ma - Vòng Tròn Bất Tử của nhà sách First News - Trí Việt bị 13 nhà xuất bản từ chối.


Sau đó có thông tin Ban Tuyên giáo cấp phép xuất bản sách để kịp in kỷ niệm 29 năm trận chiến Gạc Ma, nhưng đến nay sách vẫn chưa lên kệ.


Một nhóm nhỏ gồm 20 nhà hoạt động có mặt ở khu vực tượng đài vào khoảng 9 sáng ngày 14/3 Việt Nam để tiến hành lễ tưởng niệm.


'Mời về đồn công an'


Trong khi đó, cây bút độc lập Huỳnh Ngọc Chênh cho hay trên Facebook cá nhân rằng nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, vợ ông, bị công an đưa đi sau khi ra thắp hương tưởng niệm các tử sỹ Gạc Ma tại tượng đài vua Lý Thái Tổ ở Hà Nội.


"Đến khi chuẩn bị ra về thì một nhóm nhiều người lạ mặt vòng trong vòng ngoài ập đến mời Thúy Hạnh về đồn công an làm việc vì lý do 'gây rối tại khu vực tượng đài."


"Tôi và Thúy Hạnh hỏi giấy mời đâu nhưng họ không nói, cứ lầm lỳ vây chặt lấy cô ấy không cho lên xe."


"Giằng co một lát thì một chiếc xe 16 chỗ ập đến, cưỡng chế cô ấy lên xe."


Sau đó, ông Chênh thông tin rằng bà Thúy Hạnh gọi điện thông báo đang ở phòng cảnh sát điều tra bộ công an.


Hoạt động dâng hương tưởng niệm 64 liệt sỹ ở Gạc Ma cũng được một nhóm nhà hoạt động tổ chức trong sáng 14/3 tại Nghĩa Trang Tây Tựu, Hà Nội.


Buổi lễ tưởng niệm này được cho là 'diễn ra tương đối suôn sẻ, không bị ngăn cản'./(            theo BBC 14/3/2018)
22 Tháng Mười 2017(Xem: 9222)
"Và bản thân lệnh cấm đánh cá là tốt cho tính bền vững của các nguồn lực hải sản ở trên Biển Đông. Chính quyền Việt Nam nên ủng hộ lệnh cấm đánh cá, thay vì phản đối nó. Điều có thể làm duy nhất chỉ có thể là thông qua đàm phán song phương...
12 Tháng Mười 2017(Xem: 8881)
USS Chafee không tiến vào 12 hải lý của bất kỳ hòn đảo nào ở Hoàng Sa, mà chọc thẳng vào cái gọi là "đường cơ sở thẳng" mà Trung Quốc tuyên bố (năm 1996). (Bắc Kinh cố tình giải thích sai Điều 47 Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 vốn dành cho quốc gia quần đảo như Philippines, Indonesia hòng đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý cho Hoàng Sa).
26 Tháng Chín 2017(Xem: 9408)
Tại hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Công Thương) cũng cho rằng, hiện ngành dầu khí có mấy công việc đang làm đó là thăm dò, khai thác; xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu sản phẩm; chế biến các sản phẩm dầu thô, hóa phẩm xây dựng; phân phối.
14 Tháng Chín 2017(Xem: 9113)
Reuters ngày 13/09/2017 cho biết một tầu ngầm Trung Quốc đã cập quân cảng Malaysia. Đây là lần thứ hai trong năm tầu ngầm Trung Quốc đến thăm đất nước Đông Nam Á này. Chuyến thăm đầu tiên được thực hiện vào tháng Giêng năm nay.
07 Tháng Chín 2017(Xem: 9932)
Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 29/8 đến 4/9/2017, báo Thanh Niên đưa tin hôm 1/9. Tờ Bloomberg cũng đưa ra nhận định hôm 6/9/17, khi cả thế giới đang mải dõi theo Bắc Hàn, Trung Quốc đang âm thầm thắt chặt lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.
04 Tháng Chín 2017(Xem: 8889)
Đại diện của Trung Quốc cùng Philippines và các thành viên khác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã bắt đầu thảo luận tại Manila vào ngày 30/08/2017 về khả năng mở ra đàm phán về bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) ở Biển Đông.
29 Tháng Tám 2017(Xem: 9029)
Theo hãng tin Reuters ngày 28/08/2017, Trung Quốc sẽ lập một liên doanh để khai thác methane hydrate, còn được gọi là « băng cháy » ở vùng Biển Đông đang tranh chấp. Theo CNPC, dự án thí điểm này được đưa ra sau các cuộc khai thác thử nghiệm thành công vào tháng 5 vừa qua tại vùng Thần Hồ, bắc Biển Đông.
22 Tháng Tám 2017(Xem: 8977)
Báo Philippines Star dẫn lời thẩm phán Antonio Carpio, phát biểu hôm qua, 19/08/2017, khẳng định là ông tin rằng Bắc Kinh đã « nuốt lời hứa không chiếm thêm » bất cứ địa điểm nào tại Trường Sa, nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã « gần như chiếm lĩnh bãi cát Sandy », cách đảo Thị Tứ khoảng 2,5 hải lý.
20 Tháng Tám 2017(Xem: 9236)
Nhà nghiên cứu Úc nhấn mạnh là các hoạt động của Trung Quốc đang diễn ra xung quanh đảo Thị Tứ là đáng lo ngại, vì mang tính « cưỡng bức », và nếu như mục tiêu của các hoạt động này là lấn chiếm dải cát Sandy Cay, thì điều đồng nghĩa với việc căng thẳng tại Biển Đông sẽ bị thổi bùng trở lại.
14 Tháng Tám 2017(Xem: 9077)
Tàu khu trục của hải quân Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã áp sát Đá Vành Khăn (Mischief Reef), vào cách chưa tới 12 hải lý. Hãng tin AFP nói tàu thậm chí đã vào sát trong phạm vi 6 hải lý.Hoa Kỳ nói đây là hoạt động nhằm 'thực thi quyền tự do đi lại trên biển' Đá Vành Khăn, thuộc Quần đảo Trường Sa, là nơi Trung Quốc hiện đang nắm quyền kiểm soát nhưng Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 9496)
Tuyên bố chung nhấn mạnh hai bên nhất trí tăng cường hợp tác và mở rộng khu vực thăm dò và khai thác dầu khí tại vùng thềm lục địa Việt Nam, phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982.
11 Tháng Bảy 2017(Xem: 10533)
Kho nổi chứa xuất dầu FS05 là loại tầu một boong, không tự hành dạng khí động học, đáy đôi, thân mạn kép. Tầu dài 258,14m , rộng 46,4m, cao 24m, mớn nước 20m. Tải trọng toàn phần 150. 000 tấn, có hệ thống thu gom và trưng dụng khí tách ra trong quá trình xử lý, .... Tầu đảm bảo chức năng chứa và xuất dầu thô khai thác được từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rồng.