Việt Nam không phải "thành viên bóng tối" của bộ tứ, Trung Quốc nên lo việc khác

22 Tháng Ba 20186:22 CH(Xem: 9209)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ SÁU 23 MAR 2018


image018

Sáng 2/11/2016, chiến hạm HMAS Warramunga mang tên lửa dẫn đường Australia đã cập cảng Cam Ranh, bắt đầu chuyến thăm kỹ thuật Việt Nam từ ngày 2 đến ngày 7/11/2016


Việt Nam không phải "thành viên bóng tối" của bộ tứ, Trung Quốc nên lo việc khác


Hồng Thủy


21/03/18


 (GDVN) - Thay vì ngồi lo một bộ tứ, bộ ngũ nào đó bao vây mình, Trung Quốc nên tìm cách hóa giải các ngón đòn chiến lược Tổng thống Donald Trump chuẩn bị giáng xuống.


Thời báo Hoàn Cầu ngày 20/3 có bài xã luận đặt vấn đề: Việt Nam có muốn gia nhập bộ tứ (Mỹ - Nhật Bản - Ấn Độ - Australia) không?


Nhận thấy những thông tin trong bài viết này có thể cung cấp thêm góc nhìn từ Trung Quốc về các chính sách đối ngoại, an ninh của Việt Nam, chúng tôi xin giới thiệu đến quý bạn đọc nội dung bài viết này (phần in nghiêng).


"Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Australia lần đầu tiên vừa kết thúc tại Sydney hôm Chủ nhật.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự hội nghị thượng đỉnh trong chuyến thăm chính thức Australia từ ngày 14 đến 18/3/2018.


image019

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Malcolm Turnbull, ảnh: TTXVN.


2 Thủ tướng Việt Nam và Australia đã ra tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Australia, trong đó Biển Đông đã được đề cập, mặc dù chỉ là đề cập một cách vô hại (với Trung Quốc?).


Việt Nam thường xuyên thu hút sự chú ý của giới truyền thông quốc tế do mối quan hệ tế nhị với Trung Quốc trong vai trò một bên yêu sách ở Biển Đông, cũng như quan hệ với các nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia.


Với quan hệ đối tác chiến lược Việt - Úc và các hoạt động ngoại giao tích cực gần đây giữa Hà Nội với Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản, một số (hãng truyền thông) đã nêu ra câu hỏi mang tính khiêu khích:


Việt Nam đang cố gắng tham gia vào bộ tứ đối thoại an ninh bao gồm Nhật Bản - Ấn Độ - Hoa Kỳ - Australia? Hay Việt Nam là "thành viên trong bóng tối" của bộ tứ?


Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương đã được chú ý trong một thời gian. Nó được sử dụng như một đòn bẩy chống lại Trung Quốc. 


Nhưng không ai rõ ràng về hình thức của chiến lược này, cũng như cách một quốc gia hoặc khu vực có thể tham gia.


Ấn Độ là một phần của chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương và là thành viên của bộ tứ.


image020

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Donald Trump, ảnh: AP.


Tuy nhiên không có tuyên bố chính thức nào của New Delhi nói rằng chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương hoặc bộ tứ, là nhằm vào Trung Quốc.


Thông tin cho rằng bộ tứ là một nỗ lực chung để đối đầu với Trung Quốc chỉ đơn thuần được thúc đẩy bởi các phương tiện truyền thông Ấn Độ.


Hà Nội đang phát triển quan hệ với các nước thành viên của bộ tứ, đồng thời tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc.


Họ đã phát triển mối quan hệ ấm áp với các bên và hợp tác với Trung Quốc để làm dịu các tranh chấp ở Biển Đông. 


Việt Nam không khiêu khích như cách đây 2 năm, mà đã giỏi hơn trong việc cân bằng giữa Trung Quốc, Hoa Kỳ và các cường quốc có ảnh hưởng khác.


Australia mặc dù là đồng minh truyền thống, trung thành của Hoa Kỳ, nhưng Canberra cũng đã có mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. 


Chính vì những lợi ích kinh tế mà Canberra trở nên lúng túng giữa phương Tây với Trung Quốc, nhưng vẫn nhấn mạnh rằng "Bắc Kinh không phải là một mối đe dọa".


Nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển thành một cường quốc ở Tây Thái Bình Dương. Lý thuyết "mối đe dọa từ Trung Quốc" là không có cơ sở.


Đối đầu với Trung Quốc không hấp dẫn bằng hợp tác với Bắc Kinh. Phục vụ Hoa Kỳ trong việc đối đầu với Trung Quốc sẽ mang lại nhiều thiệt hại hơn là lợi ích.


Do đó, các nước trong khu vực đã chọn lựa cử chỉ ngoại giao phức tạp có thể giải thích bằng nhiều cách khác nhau, làm cho chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương trở nên mơ hồ.


Hoa Kỳ và Nhật Bản thúc đẩy chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương với một mục tiêu rõ ràng là nhằm chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên Australia và Ấn Độ có nhiều điểm yếu tương đồng.


Nếu Việt Nam thực sự muốn trở thành một phần của chiến lược này, nó sẽ trở nên đa dạng hơn.


Quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Australia là hợp lý, vì hai quốc gia có chủ quyền đều có quyền xác định quan hệ song phương.


Trung Quốc duy trì quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với cả Việt Nam lẫn Australia.


Chúng tôi không cần phải quan tâm quá nhiều vào chuyến thăm Australia của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và những gì xuất phát từ nó." [1]


Chúng tôi cho rằng, thông tin về chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở được Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đưa ra còn rất ít để có thể hình dung bức tranh tổng thể.


Tuy nhiên, nhiều khả năng chiến lược này là để tăng cường hợp tác bảo vệ trật tự và luật pháp quốc tế đã hình thành và ổn định kể từ sau Chiến tranh Thế giới II, mang lại hòa bình, ổn định và phồn vinh cho khu vực.


Lập luận về một bộ tứ chống lại Trung Quốc e rằng chỉ có trong tưởng tượng của các học giả Trung Quốc.


Bởi chính Thời báo Hoàn Cầu cũng nhận thấy, không quốc gia nào muốn đặt mình vào thế phải chọn 1 trong 2 bên, Mỹ hay Trung Quốc.


Đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 trên Biển Đông, quân sự hóa và đe dọa an ninh khu vực ở Biển Đông mà Trung Quốc theo đuổi, không phải là chống lại Trung Quốc.


Bảo vệ hòa bình, ổn định, luật pháp và trật tự quốc tế ở Biển Đông là lợi ích chung của các quốc gia Ấn Độ - Thái Bình Dương, bao gồm cả lợi ích của Trung Quốc.


Còn trong cuộc so găng tranh giành vị thế siêu cường số 1 giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ, Chủ tịch Tập Cận Bình từ khi mới lên nhậm chức đã muốn "chia đôi Thái Bình Dương" với người Mỹ.


Nhưng Tổng thống Donald Trump dường như không cho phép điều ấy xảy ra. 


Về mặt an ninh, ông vừa ký đạo luật Du lịch Đài Loan, cho phép các quan chức Mỹ - Đài được "du lịch" chính thức, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về châu Á - Thái Bình Dương Alex Wong đã đến thăm Đài Loan tối 20/3. [2]


Nước Mỹ dưới thời Donald Trump sẽ thúc đẩy việc bán vũ khí và tăng cường quan hệ với Đài Bắc theo đạo luật Quan hệ với Đài Loan.


Về mặt kinh tế, Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc phải có kế hoạch giảm thâm hụt thương mại trong quan hệ với Hoa Kỳ 1 tỉ USD.


Dự kiến trong vài ngày tới, ông Donald Trump sẽ tiếp tục áp mức thuế cao đối với các sản phẩm của Trung Quốc bị cho là sử dụng các công nghệ ăn cắp của Hoa Kỳ.


Các trợ lý của Tổng thống Mỹ đề xuất gói thuế trị giá 30 tỉ USD có thể áp dụng cho hàng loạt sản phẩm của Trung Quốc;


Nhưng ông Donald Trump đã chỉ đạo phải tăng gấp đôi, lên 60 tỉ USD cho hơn 100 sản phẩm ông cho là Trung Quốc đã phát triển bằng cách ăn cắp công nghệ Mỹ.


Trước Hội nghị Trung ương 3 Đảng Cộng sản Trung Quốc bàn các vấn đề quan trọng về nhân sự, sửa đổi hiến pháp, ông Tập Cận Bình vẫn phải phái 2 ủy viên Bộ chính trị sang Washington DC để điều đình.


Đó là ông Dương Khiết Trì và ông Lưu Hạc, với nhiệm vụ làm sao hoãn được các đòn về thương mại mà ông chủ Tòa Bạch Ốc sắp giáng xuống.


Tuy nhiên dường như nhiệm vụ này đã không hoàn thành theo mong muốn của các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải.


Bởi vậy, bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu dường như chỉ là một phần của cuộc chiến truyền thông với New Delhi cũng như phương Tây;


Và Hoa Kỳ có nhiều công cụ để ngăn Trung Quốc phá vỡ trật tự và luật pháp quốc tế hữu hiệu hơn nhiều so với chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở.


Cho nên chúng tôi thiết nghĩ, Trung Quốc nên quan tâm nhiều hơn tới cách thức đối phó với các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, hơn là việc mất thời gian để chống lại những thứ không có thật như một bộ tứ, bộ ngũ nào đấy đang bao vây mình.


Cũng xin lưu ý thêm, cái Thời báo Hoàn Cầu gọi là "khiêu khích" khi nhắc đến Việt Nam năm 2014 chính là phản ứng mạnh mẽ và chính đáng chống lại hành vi xâm lấn bất hợp pháp của Trung Quốc vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông trong sự kiện giàn khoan 981.


Tài liệu tham khảo:


[1]http://www.globaltimes.cn/content/1094395.shtml


[2]http://www.cna.com.tw/news/firstnews/201803200404-1.aspx


[3]https://www.washingtonpost.com/business/economy/trump-prepared-to-hit-china-with-60-billion-in-annual-tariffs/2018/03/19/fd5e5874-2bb7-11e8-b0b0-f706877db618_story.html?utm_term=.3a957a693719


Hồng Thủy

28 Tháng Năm 2015(Xem: 12669)
"Trong buổi làm việc với đoàn nhà báo đến từ 14 nước Thái Bình Dương về vấn đề Biển Đông, đại diện Bộ Quốc phòng Philippines, tướng Guillermo A Molina, Phó tư lệnh Bộ tư lệnh phía Tây, Philippines cho biết “Trung Quốc đẩy tốc độ xây dựng trên Biển Đông lên đến tốc độ chóng mặt. Trung bình cứ mỗi ngày ngủ dậy TQ đã xây dựng thêm 96.5m2 diện tích Biển Đông”."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 12182)
"Tổng Thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố máy bay quân sự và thương mại Philippines sẽ tiếp tục bay trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp những lời cảnh cáo của Trung Quốc về không phận này... Nhà lãnh đạo Philippines tuyên bố sẽ không nhượng lãnh thổ cho Trung Quốc, bất chấp những khác biệt to lớn về khả năng quân sự của đôi bên."
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61454)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
18 Tháng Năm 2015(Xem: 15286)
"... Do đó Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đã được phân định phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế, hợp tình hợp lý, vì nó đảm bảo được sự công bằng mà hai bên chấp nhận được."
12 Tháng Năm 2015(Xem: 17602)
"Với 3.400 km bờ biển và một trăm dòng sông lớn nhỏ, chúng ta không có vấn đề chọn địa điểm xây những cảng nhỏ. Trong bài này chúng tôi xin trình bầy việc xây cảng trung chuyển container quốc tế nước sâu và mắc nối những cảng này với những cảng nhỏ và hậu phương (hinterland). Đặt ra vấn đề địa điểm, địa chính và mắc nối với mạng hậu cần quốc tế."
11 Tháng Năm 2015(Xem: 17836)
Trang tin quốc phòng IHS Jane's ngày 15.2.2015 đăng ảnh vệ tinh của Airbus Defence & Space chụp cuối tháng 1.2015 cho thấy Trung Quốc đã xây gần như hoàn tất các đảo nhân tạo tại đá Tư Nghĩa, đá Gaven, đá Gạc Ma chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Ảnh vệ tinh của Airbus Defence cho thấy Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo và công trình trên đá Tư Nghĩa tại quần đảo Trường Sa. Đảo nhân tạo này đã biến đá Tư Nghĩa trước đó chỉ có diện tích 380 m2 thành đảo nhân tạo 75.000 m2. Các đảo đá ngàm khác là Gạc Ma, Gaven, Tư Nghĩa, Châu viên, Xu Bi cũng đang trong giai đoạn cuối, các quan sát viên đanh gia các đảo này sẽ hoàn tất trước tháng Gieng năm 2016 là tháng tòa án Trong tài Lahyer ra phán quyết quan trọng vụ Philippines kiện Trugn Quốc.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 11454)
"Trung Quốc hiện nay thực sự muốn cùng Mỹ xây dựng một quan hệ cường quốc kiểu mới nhưng điều đó đã bị Washington khước từ. Tất cả các bước đi của Bắc Kinh vẫn chỉ là đang “ném đá, dò đường” và mục đích chính là thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ mà thôi.."
23 Tháng Tư 2015(Xem: 11538)
"Reuters thuật lại lời một ngư dân 58 tuổi từ tỉnh Pangasinan của Philippines, ông Gilbert Baoya, nói rằng nhiều người đàn ông vũ trang thuộc đội tuần duyên Trung Quốc đã cắt giây thừng buộc thuyền đánh cá của ông neo tại bãi cạn này. Ông cho biết là ông và những người có mặt rất sợ hãi, và hoàn toàn bất lực trước hành động hung hăng này."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 11403)
Bill Gertz – một chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ thường xuyên có nhiều bài viết trên trang Washington Free Beacon gần đây cho biết việc Trung Quốc triển khai 3 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tại căn cứ trên đảo Hải Nam ở (cực nam) Trung Quốc là một mối quan ngại an ninh nghiêm trọng đối với Mỹ. (Ảnh: tàu ngầm Type 094)
12 Tháng Tư 2015(Xem: 12625)
"Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Mỹ có mặt tại căn cứ hải quân Changi của Singapore trên Biển Đông từ ngày 10-15/8. Đây là một phần trong chuyến hành trình kéo dài bốn tháng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Theo đó, tàu này thực hiện các nhiệm vụ như do thám, huấn luyện và các sứ mệnh bí mật khác tại biển Hoa Đông, Biển Đông và Biển Philippines."
02 Tháng Tư 2015(Xem: 14725)
"Phát biểu của ông Lý đáp chất vấn của Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan, Lâm Úc Phương, về tin Việt Nam triển khai trọng pháo và các thiết bị quân sự tăng cường khác ở quần đảo Trường Sa. Ông Lâm nói đảo Sơn Ca cách đảo Ba Bình chỉ hơn 11 cây số."
31 Tháng Ba 2015(Xem: 14266)
* Theo nguồn tin của Thanh Niên Online, đã xác định một máy bay nước ngoài rơi ở vùng biển Trường Sa, Việt Nam. Vị trí máy bay rơi ở phía Bắc cách đảo Đá Lớn, Trường Sa khoảng 20 hải lý.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 11406)
"Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Philippines cho hay nước này đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động xây đảo quy mô lớn trên Biển Đông, bởi nó có thể làm thay đổi vĩnh viễn hiện trạng gây căng thẳng trong khu vực đang tranh chấp".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 11573)
- LKT: Vâng thưa ông, bên nào nổ súng trước? - VHL: Bên đối phương họ có súng lớn thì họ nổ súng trước, lúc đấy chúng tôi nghe thấy ở bên đảo Gạc Ma có tiếng lục bục tiếng súng nổ, và nhìn nòng súng của 2 tàu chiến đối phương lửa cứ lóe lên thì tôi hiểu là bên đấy là họ đang bắn chúng tôi. Cho nên là chỉ 5,6 phút sau là tàu 604 của chúng tôi bị chìm.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 12161)
Trong chuyến Hải trình Trường Sa HQ-571, mười ngày đêm đi thăm 10 đảo thuộc quần đảo Trường sa diễn ra từ ngày 18/4/ đến 28/4/2014, phái đoàn Việt trong và ngoài nước đã tham dự các buổi lễ tưởng niệm chiến sĩ hải quân Việt Nam hy sinh trong hai trận đánh 19/1/1974 Hoàng Sa và 14/3/1988 Gạc Ma Trường Sa. Đảo Gạc Ma cùng với Len Đao và Cô Lin nổi lên như 3 cạnh hình tam giác. Tổ hợp 3 đảo có vị trí quân sự chiến lược phía nam quần đảo Trường Sa. Trong trận đánh hải quân vận tải VN không trang bị vũ khí ngày 14/3/1988, Trung cộng sau khi bắn cháy 3 tàu vận tải và tàn sát 64 thủy thủ, TC muốn chiếm nốt Cô Lin và Len Đao nhưng các sĩ quan và thủy thủ VN quyết giữ được hai đảo này.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 12293)
Ngư dân địa phương cho biết chiếc 'tàu lạ' có 'kiểu dáng tương tự như chiếc tàu Trung Quốc từng đâm chìm chiếc tàu cá của ngư phủ Đà Nẵng hồi tháng Năm năm 2014'.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11272)
Theo ông Alexander Vuving với “chiến lược đảo nhân tạo”, mục đích cuối cùng mà Bắc Kinh nhắm đến: Thứ nhất là tránh xung đột vũ trang; xung đột có thể xảy ra nhưng chỉ khi tồn tại các điều kiện thuận lợi. Thứ hai là kiểm soát được càng nhiều các điểm chiến lược trên biển Đông càng tốt; nếu chưa kiểm soát được thì làm thế nào để kiểm soát một cách âm thầm và tránh xung đột. Thứ ba, biến những điểm chiến lược này thành các điểm kiểm soát đủ mạnh để khống chế toàn bộ khu vực (căn cứ hậu cần hay căn cứ tiền phương).