Phú Quốc: Mỹ bàn giao 6 Khinh tốc đỉnh tuần tra duyên hải cho VN

29 Tháng Ba 20187:24 CH(Xem: 10311)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ SÁU 30 MAR 2018


Phú Quốc: Mỹ bàn giao 6 Khinh tốc đỉnh tuần tra duyên hải cho VN

image036

Bản quyền hình ảnh ĐSQ Hoa Kỳ Image caption Xuồng tuần tra phản ứng nhanh Metal Shark do Hoa Kỳ bàn giao cho Việt Nam.


Hoa Kỳ vừa chuyển giao cho Việt Nam sáu xuồng tuần tra Metal Shark trong chuyến thăm đầu tiên của Tư lệnh Tuần duyên Hoa Kỳ đến nước này, theo thông cáo báo chí từ Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 29/3.


Việc bàn giao sáu xuống tuần tra này diễn ra trong thời điểm Phó Đô đốc Fred M. Midgette, Tư lệnh lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ, đang có chuyến thăm Việt Nam.


Lễ bàn giao cơ sở vật chất và trang thiết bị trị giá 20 triệu đô la cho Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 diễn ra tại đảo Phú Quốc - điểm cực Tây Nam của Việt Nam - được xem là một cột mốc nữa trong quan hệ hợp tác đang phát triển giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, và thể hiện sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Việt Nam - 'một đất nước hùng mạnh, thịnh vượng, độc lập, có đóng góp cho an ninh quốc tế và thượng tôn pháp luật', theo thông báo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội.


image037
Bản quyền hình ảnh ĐSQ Hoa Kỳ Image caption Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink và Trung tướng Nguyễn Quang Đạm tại buổi lễ bàn giao

image035
Bản quyền hình ảnh ĐSQ Hoa Kỳ Image caption Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink, Trung tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Phó Đô đốc Fred M. Midgette, Tư lệnh lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh Mary Tarnowka và các quan chức Việt Nam tại Phú Quốc hôm 28/3

Các cơ sở vật chất và trang thiết bị được bàn giao bao gồm một trung tâm huấn huyện, một xưởng bảo dưỡng, một thang nâng xuồng, các phương tiện, máy mô phỏng hàng hải và 6 xuồng tuần tra phản ứng nhanh mới, có khả năng di chuyển với vận tốc tối đa 50 hải lý/giờ.


Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink phát biểu: "Mùa thu năm nay, chúng tôi dự kiến khởi công cơ sở của Vùng Cảnh sát biển 3 tại Vũng Tàu" và cho rằng đây "thực sự là một thời điểm đầy phấn chấn" trong mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.


Các thách thức trong khu vực và toàn cầu hiện nay bao gồm buôn lậu; buôn bán trái phép; cướp biển và cướp có vũ trang trên biển; đánh bắt cá trái phép, không có kiểm soát và không báo cáo; suy giảm môi trường và nhiều vấn đề khác.


image039
Bản quyền hình ảnh ĐSQ Hoa Kỳ Image caption Khinh tốc đỉnh Metal Shark do Hoa Kỳ bàn giao cho Việt Nam

Xuồng tuần tra Metal Shark của Vùng Cảnh sát biển 4 sẽ đóng vai trò ngăn chặn các tác nhân xấu với những vi phạm chống lại Việt Nam hoặc diễn ra trong khu vực gần Việt Nam.


Theo Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, quan hệ đối tác song phương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam tiếp tục phát triển đạt những tầm cao mới, với việc các Tổng thống Hoa Kỳ liên tiếp công du tới Việt Nam - Tổng thống Obama năm 2016 và Tổng thống Trump năm 2017; với chuyến thăm của quan chức quốc phòng cấp cao nhất - Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis - vào tháng 1 năm 2018; hay tàu sân bay Hải quân Hoa Kỳ USS Carl Vinson thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam vào đầu tháng này.


Thông cáo của sứ quán Mỹ trưa 29-3 nhấn mạnh lễ bàn giao các trang thiết bị và cơ sở vật chất cho Bộ tư lệnh vùng Cảnh sát biển 4 là một cột mốc nữa trong quan hệ hợp tác đang phát triển giữa Mỹ và Việt Nam, và thể hiện sự ủng hộ của Mỹ đối với một đất nước Việt Nam hùng mạnh, thịnh vượng và độc lập có đóng góp cho an ninh quốc tế và thượng tôn pháp luật.


Đại sứ Daniel Kritenbrink cho biết thêm mùa thu năm nay, Mỹ dự kiến khởi công xây dựng cơ sở vật chất cho vùng Cảnh sát biển 3 tại Vũng Tàu.


Lễ bàn giao diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm của phó đô đốc Fred M. Midgette - tư lệnh lực lượng Tuần duyên Mỹ, và ngay sau chuyến thăm lịch sử của biên đội tàu sân bay USS Carl Vinson đến Đà Nẵng hồi đầu tháng 3, và chuyến thăm của bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tháng 1 năm nay./(theo BBC 29/3/18)
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 10068)
Bắc Kinh sẽ « không bao giờ » ngưng xây dựng tại Biển Đông. Đó là tuyên bố của Ngô Thắng Lợi (Wu Shengli), tư lệnh hải quân Trung Quốc, bất chấp phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye cho rằng việc này là bất hợp pháp.
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 11575)
"Tham vọng của Trung Quốc không chỉ là kiểm soát các đảo, đá và rạn san hô ở Biển Đông, mà Bắc Kinh còn có kế hoạch phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động rộng khắp Thái Bình Dương".
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 11515)
- Đây là lần đầu tiên các quan chức Campuchia được đặt chân lên một con tàu sân bay lớn và hiện đại. "Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. - Nhật Bản và Philippines sẽ tiến hành tập trận chung ngay sau khi Tòa trọng tài thường trực (PCA, tại The Hague, Hà Lan) ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề Biển Đông.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 10144)
"Trước các sĩ quan không quân Philippines, tổng thống Rodrigo Duterte bắn tín hiệu với Trung Quốc là nếu phán quyết này « thuận lợi » cho Philippines như dự kiến thì « chúng ta nên đối thoại ».
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 9963)
- Toàn thế giới đang chờ đợi Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc (PCA) tiến hành phán quyết đối với việc này, nhưng phán quyết này sẽ không có bất cứ tác dụng gì đối với các hành vi (bất hợp pháp) của Trung Quốc. - Đối với Trung Quốc, xây dựng lá chắn "cát" để theo dõi và bảo vệ tuyến đường thương mại trên Biển Đông là một việc không thể thiếu (ý chỉ các hoạt động bồi lấp, xây đảo nhân tạo bất hợp pháp của Bắc Kinh ở Biển Đông). "chiếm lấy đảo của các nước khác và làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng là “rất nhỏ” – báo Nhật nhận định.
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 9323)
"Khi bỏ cả trứng vào một giỏ thì rủi ro rất lớn, khi Bắc Kinh biết ai đó thất thế phải quỵ lụy mình thì không có chuyện đối phương ngồi cùng mâm, cùng chiếu với họ mà chỉ có thể đóng vai trò "đối tác chiếu dưới", bởi hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn. Những lời có cánh vẫn chỉ là chót lưỡi, đầu môi".
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 21428)
Ban biên tập gửi đến Quý độc giả loạt bài viết Danh sách thực thể bị chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa, liệt kê danh sách các thực thể địa lí theo sự chiếm đóng của từng quốc gia, xếp đồng thời theo thứ tự bảng chữ cái và theo bản chất địa lí. Vì danh sách này chỉ dựa theo các nguồn có thể kiểm chứng được nên trong thực tế, có thể các quốc gia chiếm đóng hoặc khống chế nhiều hơn hoặc ít hơn. Brunei là quốc gia duy nhất chưa chiếm thực thể địa lí nào. (Cập nhật từ ngày 29/5/2013 đến tháng 4/2015)
27 Tháng Sáu 2016(Xem: 10223)
- Ngư dân địa phương cáo buộc các tàu Trung Quốc có cảnh sát biển hỗ trợ ngăn cản họ vào khu vực bãi cạn Scarborough đánh bắt cá. - Hoa Kỳ mới đây cảnh cáo Trung Quốc về bất kỳ động thái nào thay đổi nguyên trạng khu vực này.
16 Tháng Sáu 2016(Xem: 9579)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ và Hoàng Sa "Theo tiết lộ trên báo Nhật Bản The Diplomat, Hải Quân Trung Quốc hôm 08/06/2016, đã chính thức đưa một tàu hộ tống thế hệ mới loại 056A - thuộc lớp Giang Đảo (Jiangdao) - đến căn cứ Du Lâm ở thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam. Theo nhiều nguồn tin quân sự Trung Quốc, chiếc tàu này sẽ chủ yếu hoạt động trong vùng biển Hoàng Sa. Điều đáng nói là hộ tống hạm mới được trang bị hệ thống chống tàu ngầm".
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 10691)
- Việc xây dựng 2 ngọn hải đăng trên đá Vành Khăn và Chữ Thập đang được đẩy nhanh tiến độ và sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2016, - Trước đó, Trung Quốc đã trái phép cho hoạt động các hải đăng trên đá Châu Viên, đá Gạc Ma và đá Xu Bi, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 10323)
"Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho thấy, Mỹ muốn xây dựng một cấu trúc an ninh khu vực tương tự NATO để bảo đảm an ninh khu vực".
30 Tháng Năm 2016(Xem: 9801)
"Người phát ngôn Trung Quốc nói Hà Nội và Bắc Kinh có thể tự mình giải quyết các bất đồng thông qua đàm phán và hiệp thương". - Việt Nam kêu gọi: Hoàng Sa:"Song phương"; Trường Sa:"Đa phương"
26 Tháng Năm 2016(Xem: 10745)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã nghênh đón Tổng thống Mỹ Barack Obama và các nhà lãnh đạo của Anh, Pháp, Đức, Ý và Canada tại Đền Ise, ngôi đền linh thiêng nhất của Thần đạo Nhật Bản. Các nhà lãnh đạo đã lần lượt đi qua một chiếc cầu dài dẫn tới ngôi đền, trước khi đứng chụp hình chung với nhau. - VN kêu gọi Hoàng Sa: "song phương'; Trường Sa "đa phương".
20 Tháng Năm 2016(Xem: 12494)
Cam Ranh: khắc tinh của “đường lưỡi bò” “Vấn đề khôi phục căn cứ hải quân Nga ở Vịnh Cam Ranh của Việt Nam được đề ra và phía Việt Nam có sự hiểu biết và thông cảm về vấn đề này”, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga, Viktor Ozerov nói với Sputnik". "Trước đó, Đại sứ Việt Nam tại Nga Nguyễn Thanh Sơn nói với Sputnik rằng, Việt Nam không phản đối Nga trở lại căn cứ quân sự Cam Ranh".
15 Tháng Năm 2016(Xem: 10104)
"Trả lời báo chí Nhật Bản từ Hà Nội ngày 14/05/2016, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố: là một cường quốc khu vực, Tokyo cần có những nỗ lực « cụ thể » để bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không trong các vùng biển có tranh chấp chủ quyền".