Làm thế nào chống lại việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

06 Tháng Năm 20188:09 CH(Xem: 8980)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA - THỨ HAI 07 MAY 2018


Làm thế nào chống lại được mối đe dọa Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông?


Hồng Thủy


06/05/18


(GDVN) - Hoàn toàn có khả năng một ngày Trung Quốc phong tỏa Biển Đông, Mỹ cần tìm kiếm các căn cứ gần Biển Đông và Đài Loan bởi nước xa khó cứu lửa gần.


Tiến sĩ Stephen Bryen, cựu quan chức Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cựu Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách an ninh thương mại Hoa Kỳ, ngày 5/5 có bài phân tích trên Asia Times về vấn đề quân sự hóa Biển Đông mà Trung Quốc tiến hành bất hợp pháp.


Tác giả đặt câu hỏi, làm thế nào để chống lại được các đảo bị Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi họ nâng cấp hệ thống tên lửa (YJ-12 và HQ-9B)? 


Câu trả lời là, Mỹ phải "sửa chữa" lực lượng hải quân, tăng cường hợp tác với đồng minh và phát triển các căn cứ gần Biển Đông và eo biển Đài Loan. Stephen Bryen viết: 


image060

Tiến sĩ Stephen Bryen, ảnh: Taiwan Justice.


Trung Quốc đã lợi dụng sự ủng hộ của họ đối với Hoa Kỳ trong vấn đề Triều Tiên nhằm củng cố 3 hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông với 2 hệ thống tên lửa khác nhau.


Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9B giống với S-300 của Nga, còn hệ thống tên lửa hành trình siêu âm chống hạm YJ-12B có thể dựa trên nền tảng tên lửa không đối không tầm trung của Pháp (AMSPA) hoặc Kh-31 của Nga.


Tất cả đều là tên lửa hành trình, nhưng kích thước của tên lửa Pháp rõ ràng "phù hợp" với YJ-12B hơn. Không giống các loại tên lửa khác, tên lửa hành trình của Pháp có đầu đạn hạt nhân.


YJ-12B sử dụng động cơ tăng tốc tên lửa và động cơ phản lực dòng thẳng cho phần còn lại của hành trình, giống một chút so với bom bay của Đức quốc xã (V-1), nhưng nhanh hơn nhiều.


Nếu Trung Quốc thành công trong việc theo đuổi các tên lửa siêu âm thì họ có thể chọn thay thế YJ-12B bằng tên lửa hành trình siêu âm;


Hoặc họ sẽ nâng cấp YJ-12B bằng cách thay thế động cơ phản lực dòng thẳng bởi động cơ combined ramjet / động cơ scramjet.


Hiện tại tên lửa YJ-12B được cho là có tốc độ bay xấp xỉ Mach 2 (gấp đôi tốc độ âm thanh) khi phóng từ mặt đất và có thể bị hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ phát hiện.


image059

Tên lửa YJ-12 được sử dụng trong một lần Trung Quốc tập trận. Ảnh minh họa: Navy Recognition.


Tuy nhiên, nếu Trung Quốc có thể đẩy tốc độ của YJ-12B lên Mach 5, Mỹ sẽ khó khăn hơn nhiều để đánh bại.


Dường như những nỗ lực của họ đang được thực hiện theo hướng này.


Các tên lửa này hiện đang được Trung Quốc triển khai (bất hợp pháp) ở bãi Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi ở quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).


Những vũ khí này nằm án ngữ ngay các tuyến hàng hải quan trọng với các quốc gia ven biển, việc kiểm soát các tuyến hàng hải này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc kiểm soát thương mại thế giới, sức mạnh ở Thái Bình Dương và xã hơn nữa.


Trong ngắn hạn, Trung Quốc đang khai thác sức mạnh ngày càng tăng của họ không chỉ với các quốc gia khác trong khu vực, mà còn tạo ra những vấn đề nghiêm trọng cho Hoa Kỳ.


Thực tế Trung Quốc đang tìm cách thay thế vai trò và vị thế của Hoa Kỳ, nâng mức độ đe dọa với hải quân Hoa Kỳ trong bối cảnh tàu chiến, máy bay Mỹ đang trở thành mục tiêu, tầm ngắm của hệ thống tên lửa Trung Quốc.


Một số người còn cho rằng, việc đặt tên lửa ở quần đảo Trường Sa là một phần quan trọng trong kế hoạch của Trung Quốc để cô lập Đài Loan, bởi gần như không cho các tàu vận tải nào chở vũ khí Mỹ cung cấp cho Đài Loan mà không phải đi qua Biển Đông;


Trung Quốc đã từng phong tỏa eo biển Đài Loan năm 1996 và hoàn toàn có khả năng họ phong tỏa "quá cảnh quân sự" ở Biển Đông bằng cách giả vờ tập trận.


Nói một cách đơn giản, nếu các tuyến hàng hải qua Biển Đông bị đóng cửa, Hoa Kỳ sẽ phải quyết định xem có nên hành động chống lại sức mạnh của Trung Quốc hay không.


Động thái Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp) trên quần đảo Trường Sa cũng liên quan đến việc Mỹ triển khai cụm tàu sân bay USS Carl Vinson tới Đà Nẵng, Việt Nam đầu tháng Ba năm nay.


Chuyến thăm này có thể bị Trung Quốc xem là một thách thức (hoặc cơ hội / cái cớ?) để vũ trang tên lửa trên Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn mà không đợi đến sau khi thỏa thuận phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên hoàn thành.


Trên thực tế các căn cứ chính của Mỹ hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ tự do, an ninh hàng hải lại nằm khá xa Biển Đông, chủ yếu ở Okinawa, Nhật Bản; đảo Guam và Trân Châu Cảng.


Guam cách Biển Đông hơn 3000 km, có nghĩa là một phản ứng nhanh chóng của tàu sân bay Mỹ khởi hành từ đó là không thể. 


Trân Châu Cảng còn xa hơn nữa, cách Đài Loan 8000 km và cách Biển Đông xa hơn để Mỹ có thể duy trì an ninh ở 2 khu vực này.


image061

USS Carl Vinson Hoa Kỳ thăm cảng Đà Nẵng, ảnh: NBC News.


Trong khi Mỹ cần duy trì sự hiện diện liên tục.


Đây sẽ là một thách thức cho hải quân để duy trì hoạt động triển khai, một thách thức đã được chứng minh là tốn kém trong một vài vụ tai nạn liên quan đến tàu tên lửa Mỹ, một ở gần Nhật Bản và một ở gần Singapore.


Kết quả là ít tài sản hải quân Mỹ có sẵn và có đủ khả năng phòng thủ tên lửa quan trọng.


Tương tự như vậy, tai nạn liên quan đến các máy bay quân sự Mỹ bao gồm cả F-18 của hải quân, thủy quân lục chiến, đã làm suy yếu sức răn đe.


F-35 được đưa vào biên chế thay thế các máy bay cũ cũng phải cần thêm vài năm nữa mới hoàn thành.


Mục đích của Trung Quốc tăng áp lực ngày một lớn, không chỉ với Đài Loan mà còn Nhật Bản.


Ngày nay, Hoa Kỳ dường như thiếu vắng một chiến lược khu vực, ngoài việc cố gắng thực hiện các hoạt động "chuẩn mực" trong khu vực. 


Nhưng các hoạt động này có vẻ quá ngắn ngủi, trong khi Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, hung hăng trên Biển Đông, cho quân đội di chuyển quanh Đài Loan và nỗ lực đẩy Nhật Bản ra khỏi Hoa Kỳ.


Các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải mà Mỹ tiến hành trên Biển Đông hiện đang bị các tàu hải quân Trung Quốc khuất lấp.


Sự hiện diện ngăn hạn của máy bay ném bom B-52, chiến đấu cơ hay các chuyến bay giám sát của Mỹ trên Biển Đông cũng đang thu hút phản ứng từ Trung Quốc.


Họ đã tung máy bay tàng hình J-20 mới nhất xuống Biển Đông để tăng sự hiện diện và khả năng kiểm soát bầu trời.


Bởi vậy, muốn có hiệu quả Mỹ phải bổ sung tài nguyên lẫn tăng cường huấn luyện hải quân, hiện đại hóa không quân và lực lượng phòng thủ tên lửa;


Đồng thời phải có được nhiều căn cứ gần Biển Đông và eo biển Đài Loan.


Đây là một đòi hỏi tốn kém, yêu cầu phải có tầm nhìn và cam kết lâu dài.


Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng đã tích cực thúc đẩy việc xây dựng lại năng lực phòng thủ, nâng cấp hải quân và sửa chữa, cải thiện các vũ khí hiện có lẫn mua mới, hải quân và thủy quân lục chiến tăng cường huấn luyện...


Nhưng còn nhiều việc phải làm.


Washington phải tăng cường quan hệ với các đồng minh trong khu vực, đặc biệt là Nhật Bản và Đài Loan bằng cách đẩy mạnh các cuộc tuần tra chiến lược, ủng hộ các thỏa thuận hợp tác quân sự mạnh mẽ hơn.


Bản thân Nhật Bản và Đài Loan cũng nên chủ động chia sẻ thông tin tình báo về các hoạt động của hải quân, không quân Trung Quốc, chia sẻ công nghệ trong các lĩnh vực quan trọng như phòng thủ tên lửa, công nghệ tàu ngầm và tác chiến chống tàu ngầm...


Nếu các liên minh khu vực hoạt động sẽ giảm áp lực quá mức lên quân đội Hoa Kỳ.


Mỹ không chỉ mong đợi các đồng minh hợp tác trực tiếp với mình, mà còn muốn họ hợp tác với nhau để tăng hiệu quả tổng hợp, tránh các sai lầm tốn kém có thể xảy ra do thiếu hợp tác.


Washington đã có thể đóng vai trò lãnh đạo khu vực nhiều hơn trong việc tạo ra các thay đổi cần thiết để duy trì sự răn đe ở Đông Á, nhưng Mỹ đã không làm điều này trước đây, vì tìm cách xoa dịu Trung Quốc.


Nhưng càng tìm cách xoa dịu, mọi thứ càng trôi dạt khỏi tầm kiểm soát và sức mạnh của Trung Quốc đang lên.


Washington và các đồng minh phải tiến lên phía trước, hoặc mất cơ hội để làm điều đó một cách tốt đẹp. 


Nguồn:


http://www.atimes.com/article/how-to-counter-chinas-fortified-islands-in-south-china-sea/


Hồng Thủy
19 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18884)
Tờ Quân giải phóng nói rằng cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông diễn ra hôm Thứ Tư trên phạm vi "vài ngàn cây số vuông". Reuters ngày 18/12 đưa tin, hải quân Trung Quốc vừa tiến hành một cuộc tập trận đối kháng bắn đạn thật trên Biển Đông trong tuần này. Tham gia tập trận có các chiến hạm, tàu ngầm và máy bay, tờ Quân giải phóng hôm Thứ Sáu đưa tin.
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 10492)
"Phải chăng Trung Quốc đã mặc nhiên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông ? Đây là câu hỏi đang được các nhà quan sát đặt ra sau lời tố cáo rõ ràng của một nhà báo Anh trong một phóng sự vừa được đài BBC công bố hôm qua, 14/12/2015. Nhà báo này đã dùng phi cơ dân sự bay vào vùng không phận bên trên một số đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng tại quần đảo Trường Sa, và đã bị quân đội Trung Quốc đe dọa và cảnh cáo".
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11478)
Thế còn Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn thì sao? Truyền thông Đài Loan ngày 15/12 đưa tin, nhà lãnh đạo đảo này ông Mã Anh Cửu vừa chia sẻ trên Facebook hình ảnh hộp thức ăn trưa được chế biến từ các loại rau quả được cho là do thuộc cấp của ông mới mang về từ đảo Ba Bình, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, Ba Bình bị Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp từ ngày 12/12/1946 đến nay).
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11132)
"Chính mối căng thẳng ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trên vấn đề Biển Đông đã khiến Bắc Kinh đẩy nhanh cuộc thương thuyết, bắt đầu từ năm 2008, về hợp đồng mua phi cơ Su-35. Trung Quốc đang rất cần loại máy bay tối tân này, bởi vì hai chiến đấu cơ tàng hình « made in China » J-20 và J-31, tức là những loại máy bay có thể thay thế Su-35, thì phải mất vài năm nữa mới có thể sẵn sàng tác chiến".
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18255)
Hiện nay Trung Quốc đang gấp rút thúc đẩy các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cầu cảng, nhà cửa và quan trọng nhất là 3 đường băng dài 3000 mét ở đá Vành Khăn, Chữ Thập và Xu Bi. Trước đó Trung Quốc cũng đã nối dài một đường băng trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam).
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 12415)
- "Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore. Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12". -"Trước đây P-8A thường xuất phát ở Guam hoặc ở Manila, phần lớn các chuyến bay thám thính khu vực quần đảo Trường Sa. Đô đốc Swift đã ngồi trên chiếc P-8A Poseidon hôm 8 - July 2015 đích thân bay thị sát Trường Sa và các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp.Với căn cứ mới ở Singapore, Thám thính cơ P-8A xuất phát ở đây sẽ quan sát khu vực cực nam Biển Đông. Tuyến hàng hải quốc tế, các căn cứ đảo quan trọng của Indonesia như Natuna, của Malaysia như James Shoal, Swallow Reef, và cả Phú Quốc đều nằm trong tầm nhìn của P-8A. (Xem tiếp trang trong)
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 11352)
- "Trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, bà Hoa Xuân Oánh phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lập lại quan điểm của Bắc Kinh : « Tòa án Trọng tài được thành lập theo yêu cầu của Philippines không có thẩm quyền » xem xét vấn đề Biển Đông, và Trung Quốc sẽ không tham gia hoặc chấp nhận bất kỳ kết quả nào của tiến trình trọng tài. - Ảnh bên: Hội đồng Trọng tài của PCA trực tiếp thụ lý vụ kiện của Philippines, từ trái qua phải là các Thẩm phán: Jean-Pierre Cot, Stanislaw Pawlak, Thomas A. Mensah (Chủ tịch Hội đồng), Rüdiger Wolfrum, Alfred H. A. Soons. Ảnh: PCA.
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13798)
"Các ra đa quân sự công suất lới đòi hỏi nguồn điện năng cung cấp hàng ngàn kilowatt, tương đương với nhu cầu tiêu thụ điện của khoảng 1000 hộ gia đình trung bình ở Hoa Kỳ, nguồn năng lượng tái tạo thông thường không đáp ứng được nhu cầu của ra đa quân sự. Việc lắp các tấm pin năng lượng mặt trời ở đảo nhân tạo không thích hợp vì diện tích quá bé, dùng năng lượng gió thì không ổn định và công suất phụ thuộc thời tiết". Ảnh bên: Các thủ thủy VN cang gác đảo Đá Nam". Photo: Lý Kiến Trúc.
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11601)
"Phán quyết của tòa án trọng tài trong vụ kiện này cũng sẽ ảnh hưởng quan trọng đến quan hệ và tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Biển Đông. Không có dấu hiệu gì cho thấy Trung Quốc sẽ ngưng hoặc giảm ý định kiểm soát vùng biển trong Đường 9 Đoạn". "Việt Nam không có khả năng đối đầu quân sự và cũng không đủ sức mạnh kinh tế để đặt áp lực ngoại giao với Trung Quốc. Giải pháp duy nhất và có thể không tránh khỏi là đấu tranh pháp lý trước tòa án quốc tế".
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10894)
"Giáo sư luật quốc tế Philippe Sands thuộc trường đại học University College London xác định rằng các thực thể như Vành Khăn (Mischief Reef), Xu Bi (Subi Reef), Ken Nan (Mckennan Reef), Ga Ven (Gaven Reef), và cả Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), hiện do Philippines kiểm soát, đều là bãi cạn lúc chìm lúc nổi (low-tide elevation), căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Do vậy, các thực thể này không được hưởng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa".
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10970)
"Nhiệm vụ của Vận tải hạm GY820 là vận chuyển tiếp liệu cho căn cứ quân sự ở đảo Phú Lâm, mà Trung Quốc đặt tên là Vĩnh Hưng, sau khi đánh chiếm Hoàng Sa từ tay Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tháng Giêng năm 1974".
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10870)
"Trong một thông cáo đăng trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm 19/11/2015, Đô đốc hải quân Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli) tuyên bố, Trung Quốc đã « hết sức kiềm chế » trước các hành động khiêu khích của Mỹ trên Biển Đông, đồng thời ông cảnh báo lực lượng hải quân sẵn sàng đáp trả những hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11995)
"Trưa ngày 17 tháng 11 năm 2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đến sân bay quốc tế Ninoy Aquino, thủ đô Manila, Philippines.Vừa đến Philippines, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã lập tức đến thăm tàu chiến BRP Gregorio del Pilar, biểu tượng của sự hỗ trợ mà Mỹ dành cho Philippines". "Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đó cũng đã lên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt trên Biển Đông sau 1 tuần Mỹ điều tàu khu trục USS Lassen tiến vào 12 hải lý đá Su Bi hôm 27/10/15 và ngày 12/11/15 pháo đài bay B-52 đã tuần tra tự do hàng không bên trong phạm vi 12 hải lý xung quanh đá Vành Khăn". " Nikkei Asian Review ngày 18/11 cho biết, Hoa Kỳ sẽ cung cấp 259 triệu USD giúp 4 nước Đông Nam Á ". "Trong số 259 triệu USD viện trợ lần này, Philippines nhận được 79 triệu. Số còn lại, Mỹ tài trợ cho Việt Nam khoảng 40 triệu USD với 19,6 triệu trong năm tài khóa 2015 và 20,5 triệu trong năm tài khóa 2016. Mức viện trợ của Mỹ cho Indonesia là 21 triệu USD và Malaysia là 2,5 triệu USD và đều phân bổ làm 2 đợt, năm tài
17 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10970)
"Ông Tập Cận Bình thúc đẩy Hiệp định Tự do thương mại khu vực châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), trong khi ông Obama cố gắng tranh thủ thúc đẩy TPP".
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11055)
"Báo Asahi Nhật Bản ngày 7/11 đưa tin, Nhật Bản và Việt Nam nhất trí đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng để chống lại những mối đe dọa trên Biển Đông, bao gồm các bài diễn tập chung trên biển và việc tàu quân sự Nhật Bản được phép cập cảng Cam Ranh của Việt Nam từ năm 2016 để sử dụng các dịch vụ hậu cần, kỹ thuật, tiếp tế nhu yếu phẩm".
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10054)
"Bộ Ngoại giao Philipines, ngày hôm nay, 11/11/2015, thông báo, Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ tổ chức cuộc điều trần vào ngày 24/11/2015, để tiếp tục nghe các bên liên quan trình bầy lập luận trong vụ Philipines kiện Trung Quốc liên quan đến các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông".
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12700)
“Này, các anh đang ở trong hải phận Trung Quốc. Các anh định làm gì?”, phía tàu Trung Quốc hỏi – chỉ huy Robert Francis, một sỹ quan chỉ huy trên tàu Lassen, kể lại với các nhà báo hôm 5/11". "Thủy thủ tàu Lassen đáp rằng họ đang hoạt động phù hợp với luật pháp quốc tế và định đi qua hòn đảo nhân tạo, thực hiện cuộc tuần tra tự do hàng hải".
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11819)
"Những chiếc này được các quan chức Mỹ mô tả là tàu buôn hoặc tàu cá của Trung Quốc, nhưng trên thực tế chúng không thực sự giống như những chiếc tàu cá bình thường và có những hành vi khá hung hăng. Chúng cắt mũi và đeo bám, bao vây tàu tuần tra Hải quân Mỹ ở một khoảng cách an toàn trong quá trình tuần tra".
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 11226)
“Nếu Mỹ tiếp tục những hành động nguy hiểm, khiêu khích, có thể xảy ra tình huống cấp bách giữa các lực lượng tiền tuyến từ cả hai phía trên biển và trên không, hoặc thậm chí chỉ một sự cố nhỏ cũng có thể châm ngòi chiến tranh," Đô đốc Ngô Thắng Lợi nói.
30 Tháng Mười 2015(Xem: 11368)
"Cuộc họp giữa đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng của Hải quân Hoa Kỳ và Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, sẽ kéo dài một tiếng hôm nay qua đường truyền video trực tiếp".