Pháp tăng cường hiện diện quân sự tại Châu Á

10 Tháng Sáu 20188:51 CH(Xem: 9017)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ HAI 11 JUNE 2018


Pháp tăng cường hiện diện quân sự tại Châu Á


Thanh Hà Đăng ngày 09-06-2018 Sửa đổi ngày 09-06-2018 16:28


image018Sơ đồ chiến dịch Không Quân PEGASE- Ảnh : Twitter Không Quân Pháp.Nguồn ; https://twitter.com/Armee_de_lair


Hải quân Mỹ và Trung Quốc không còn độc quyền tuần tra trong vùng biển Thái Bình Dương. Vì lợi ích chiến lược, quân sự và kinh tế, Paris liên tục tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực.


Hãng tin Pháp AFP ngày 09/06/2018 nhắc lại, cuối tháng 5/2018, Paris đã điều tàu chỉ huy đổ bộ Dixmude cùng với một chiếc tàu hộ tống tuần tra Biển Đông, nơi Trung Quốc khẳng định chủ quyền trên hơn 80 % diện tích.


Trong một cuộc hội đàm qua truyền hình hôm 07/06/2018, chỉ huy trưởng tàu Dixmude Jean Porcher cho biết đã tiến đến gần các đảo trong khu vực Trường Sa để "thu thập một số thông tin" và phía Pháp đã có một số trao đổi "nhã nhặn" qua radio với đội tàu của Trung Quốc hiện diện trong vùng, cho đến khi tàu của Pháp "ra khỏi khu vực" này.


Đến tháng 8/2018, Không Quân Pháp sẽ tập trận tại Đông Nam Á trong khuôn khổ chiến dịch Pegase. Ba chiến đấu cơ Rafale, máy bay tiếp liệu, máy bay vận tải của Pháp sẽ bay từ Úc đến Ấn Độ và sẽ dừng tại nhiều quốc gia là "những đối tác của Pháp trong khu vực".


Vẫn theo lời chỉ huy trưởng Porcher, chiến dịch Pegase nhằm "góp phần tăng cường sự hiện diện của Pháp trong khu vực vì lợi ích chiến lược".


Một nhà nhà quan sát khác được AFP trích dẫn nhắc lại trong chuyến công du Úc hồi tháng 4/2018, tổng thống Emmanuel Macron đã đề ra mục tiêu "xây dựng trục Ấn Độ -Thái Bình Dương để các quyền tự do giao thông trên biển và trên không phải được tôn trọng".


Tránh nêu đích danh Trung Quốc nhưng nguyên thủ Pháp nói rõ chủ đích nhằm ngăn ngừa mọi tham vọng "bá quyền".


Lời lẽ trên phản ánh mối lo ngại của Paris trước ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh ở Thái Bình Dương.


Chuyên gia Mỹ, Jonas Parello Plesner, thuộc viện nghiên cứu Hudson ghi nhận : Emmanuel Macron tỏ ra thực thế trước thách thức mà Trung Quốc đang đặt ra cho khu vực này. Đây là một sự thay đổi lớn so với các đời tổng thống Pháp trước, vốn bị lá bài kinh tế của Trung Quốc làm mê hoặc.


Thực ra chính sách của Paris trên hồ sơ này đã bắt đầu thay đổi từ năm 2014. Hải Quân Pháp thường xuyên tuần tra ở Biển Đông để thể hiện quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải.


Năm 2016, bộ trưởng Quốc Phòng Pháp, Jean-Yves Le Drian từng kêu gọi châu Âu "hiện diện thường xuyên trong các vùng biển châu Á".


Paris một mặt không chấp nhận kịch bản "chuyện đã rồi" trước những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc. Mặt khác, Ấn Độ -Thái Bình Dương cũng là một vùng biển mà Pháp có nhiều quyền lợi cần bảo vệ. Đây là nơi Pháp có 5 vùng lãnh thổ hải ngoại, một triệu rưỡi công dân Pháp sinh sống, và có tới 9 triệu cây số vuông thuộc về vùng đặc quyền kinh tế của Pháp.


Chẳng vậy mà phát biểu tuần qua tại diễn đàn an ninh châu Á Shangri-La ở Singapore, bộ trưởng Quân Lực Florence Parly tuyên bố Ấn Độ-Thái Bình Dương "cũng là ngôi nhà của chúng ta".


Chuyên gia về khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp, bà Valérie Niquet, nhìn nhận : đành rằng trong khu vực, Mỹ đóng vai trò hàng đầu để ngăn chận tham vọng chủ quyền của Trung Quốc, nhưng việc một cường quốc như là Pháp và cũng là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc gia tăng sự hiện diện quân sự là việc làm "hữu ích". Không phải "tình cờ" mà Paris đã có những "hành động cụ thể" như vừa nêu.


Bên cạnh những tính toán về chiến lược, Pháp còn phải bảo vệ những quyền lợi kinh tế và thương mại sau khi đã thu về nhiều hợp đồng quân sự quan trọng với các đối tác châu Á, kèm theo đó là những hoạt động hợp tác an ninh như với New Delhi và Canberra.


Pháp bán 36 chiến đấu cơ Rafale cho Ấn Độ, còn Úc thì đặt mua 12 tàu ngầm của Pháp. Chuyên gia Niquet, Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược, kết luận : Những hợp đồng quân sự đó cũng là yếu tố khiến Paris tỏ lập trường cứng rắn hơn trên hồ sơ nhạy cảm này./


image028

Mẫu hạm trực thăng của Pháp.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


TIN LIÊN QUAN:


Shangri-La 2018: khởi điểm chiến lược


- Ấn Độ Dương - Đông Hải - Thái Bình Dương


- Chiến hạm Pháp ghé cảng Sàigon / Chiến hạm Anh vào Biển Đông thực thi 'quyền tự do đi lại'


- Ấn Độ cụ thể hóa chiến lược Đông Nam Á thách thức Trung Quốc
21 Tháng Mười 2018(Xem: 7757)
Hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã tiến gần các điểm đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông hôm 16/10/18, CNN dẫn thông báo từ Lực lượng Không quân Thái Bình Dương.
11 Tháng Mười 2018(Xem: 8382)
Hôm thứ Ba (02/10/2018), quân đội Úc đã bắt đầu một cuộc diễn tập quân sự đa phương kéo dài hai tuần trên Biển Đông cùng với các đối tác đến từ Singapore, Malaysia, New Zealand và Anh quốc.
18 Tháng Chín 2018(Xem: 7751)
Theo thông báo của Hải Quân Nhật, ngày 13/09 vừa qua, tàu ngầm Kuroshio trên đường đến thăm Việt Nam, đã tham gia tập trận ở Biển Đông cùng với 5 phi cơ và 3 khu trục hạm
12 Tháng Tám 2018(Xem: 8170)
"Chúng tôi là máy bay hải quân Hoa Kỳ, tiến hành các hoạt động hợp pháp bên ngoài không phận của bất kỳ quốc gia ven biển nào. Trong việc thực hiện các quyền được luật pháp quốc tế bảo vệ, chúng tôi đang hoạt động phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia."
02 Tháng Tám 2018(Xem: 8673)
Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 9849)
Trung Quốc đang lặng lẽ thử nghiệm các thiết bị tác chiến điện tử mới được lắp đặt tại các tiền đồ ở Biển Đông, theo kênh CNBC của Hoa Kỳ. Một nguồn tin tình báo xin được giấu tên cho CNBC biết đây là lần đầu tiên Trung Quốc thử nghiệm tác chiến điện tử kể từ khi đem các thiết bị này ra các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa.
07 Tháng Sáu 2018(Xem: 9571)
Sau khi lớn tiếng đả kích Mỹ « xâm phạm chủ quyền và chuyển vũ khí tấn công » vào Biển Đông, Trung Quốc dường như đã đem hệ thống tên lửa bố trí trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, đi nơi khác hoặc cất giấu, theo bản tin CNN ngày 06/06/2018.