Về khả năng Mỹ thổi bay các đảo nhân tạo

17 Tháng Sáu 20187:50 CH(Xem: 9206)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA  - THỨ HAI 18 JUNE 2018


Về khả năng Mỹ thổi bay các đảo nhân tạo TQ xây trái phép ở Biển Đông


image020

Hồng Thủy


15/06/18


 (GDVN) - Biển Đông chỉ là 1 trong các vũ đài Mỹ chống Trung Quốc soán ngôi, Donald Trump có nhiều công cụ điều chỉnh Trung Quốc, không cần đặt vấn đề phá đảo nhân tạo.


Ngày 13/6, ký giả phụ trách khu vực châu Á của tạp chí Nikkei Asian Review, Simon Roughneen có bài phân tích về việc Bắc Kinh đã giành được quyền kiểm soát Biển Đông như thế nào.


Tác giả cho rằng chính sách gián đoạn của Hoa Kỳ cũng như sự lỏng lẻo của các liên minh đã tạo thời cơ cho Trung Quốc tự do chiếm quyền kiểm soát Biển Đông.


Quan ngại "Biển Đông đã nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc"


Simon Roughneen dẫn lại lời đe dọa của ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Trung Quốc nói với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tháng Năm 2017:


"Tập Cận Bình nói với tôi là: Chúng ta là bạn, chúng tôi không muốn tranh cãi với các ông. Chúng tôi muốn duy trì mối quan hệ ấm áp hiện nay.


Nhưng nếu các ông cố tình gây sự, chúng tôi sẽ đi đến chiến tranh", ông Rodrigo Duterte thuật lại.


image021

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, ảnh: Feng Li / Getty / CNN.


Một năm sau, ông Rodrigo Duterte được đề nghị cho biết phản ứng của mình trước thông tin Trung Quốc kéo máy bay ném bom H-6K ra quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam).


Đây là dấu mốc mới cho thấy không quân Trung Quốc có thể dễ dàng kiểm soát bầu trời Đông Nam Á từ các sân bay ở Biển Đông. Tổng thống Rodrigo Duterte trả lời bằng câu hỏi ngược lại:


"Vấn đề của việc đặt câu hỏi liệu các máy bay đó có hạ cánh ở đó (Hoàng Sa) là gì?"


Việc ông từ chối lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, đã nhấn mạnh sự thành công của Bắc Kinh trong việc chinh phục các đối thủ trong khu vực.


Kể từ năm 2013, Trung Quốc đã bồi lấp các rặng san hô thành đảo nhân tạo, sau đó quân sự hóa chúng với mạng lưới đường băng, bệ phóng tên lửa, doanh trại và các cụm ra đa.


Tiến sĩ Jay Batongbacal, chuyên gia Philippines về Luật Biển bình luận:


"Những gì Trung Quốc đang giành được là sự kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông, bao gồm tất cả các hoạt động và nguồn tài nguyên trong đó, bất chấp quyền và lợi ích hợp pháp khác của các nước Đông Nam Á."


image022

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, ảnh: CNBC.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã nhấn mạnh tại Đối thoại Shangri-la năm nay rằng, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với hậu quả vì quân sự hóa Biển Đông và dùng nó vào mục đích đe dọa, ép buộc láng giềng.


Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ Mac Thornberry nói thêm, sự hiện diện của hải quân Mỹ ở Biển Đông có nghĩa là không phải Trung Quốc thích làm gì thì làm.


Ông Mac Thornberry nói với Nikkei Asian Review: 


"Tôi nghĩ rằng các bạn sẽ thấy ngày càng nhiều quốc gia sẽ cùng làm việc để khẳng định quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, cũng như các vùng biển quốc tế khác."


Tuy nhiên, tác giả Simon Roughneen lưu ý, mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cảnh báo "hậu quả" Trung Quốc có thể đối mặt vì quân sự hóa Biển Đông, nhưng cũng chính tướng James Mattis phải thừa nhận:


"Chúng ta đều biết không ai sẵn sàng đi xâm lược".


Điều này có nghĩa là, có rất ít triển vọng buộc Trung Quốc phải từ bỏ mạng lưới căn cứ quân sự họ đang phát triển rải rác trên Biển Đông.


Tiến sĩ Gregory Poling, Giám đốc Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á -Thái Bình Dương, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế, Washington, bình luận:


"Không có căn cứ hợp lý nào để Hoa Kỳ sử dụng lực lượng quân sự đẩy Trung Quốc ra khỏi các tiền đồn của nó, và cũng chẳng có quốc gia nào trong khu vực ủng hộ một nỗ lực như vậy."


Phản ứng của Mỹ với Trung Quốc cho đến nay chỉ bao gồm việc hủy lời mời hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2018 (RIMPAC).


Đồng thời Mỹ vẫn tiếp tục các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, gần đây nhất là ngày 27/5/18 trên quần đảo Hoàng Sa.


Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Lorenzana nói với truyền thông khi sang Singapore (dự Đối thoại Shangri-la), rằng, quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc vẫn là một ưu tiên chính sách của Manila:


"Kết bạn với láng giềng của mình là một lẽ tự nhiên. Chúng tôi không thể tránh giao thiệp với Trung Quốc.


Họ ở gần, và nhiều người Philippines trong đó có tôi, có dòng máu Trung Quốc."


Philippines nhiều lần công khai đặt câu hỏi rằng Mỹ có bảo vệ họ nếu xảy ra xung đột với Trung Quốc hay không, trong đó có Tổng thống Rodrigo Duterte.


Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis cũng giỗng như cựu Tổng thống Barack Obama hay cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, thường lựa chọn bỏ qua / né tránh câu hỏi như vậy, khi ông ở Singapore.


Ông James Mattis nói, lý do các chính khách Mỹ không muốn đưa ra câu trả lời cụ thể, vì đây là vấn đề "phức tạp".


Sự lảng tránh của người Mỹ nhắc nhở Philippines rằng, Hoa Kỳ không sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc vì đồng minh.


Ký giả Nhật đánh giá vai trò của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông


Simon Roughneen bình luận, sự dè dặt của Tổng thống Rodrigo Duterte đã khiến Việt Nam trở thành bên yêu sách duy nhất ở Biển Đông sẵn sàng lên tiếng.


Thảo luận về những diễn biến gần đây trên Biển Đông, Nikkei Asian Review dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch phát biểu tại Đối thoại Shangri-la:


"Trong mọi trường hợp, chúng ta không chấp nhận quân sự hóa bằng cách triển khai vũ khí và khí tài quân sự trên các khu vực tranh chấp, chống lại các cam kết khu vực".


Simon Roughneen cho rằng, mặc dù tướng Ngô Xuân Lịch không gọi tên Trung Quốc trong bài phát biểu, nhưng ông đã lên án một sự vi phạm nghiêm trọng với chủ quyền của một quốc gia khác;


Ông lên án hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, ổn định và an ninh khu vực.


Trung Quốc nhiều lần quấy rối, cản trở các hoạt động khai thác tài nguyên của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, cũng như hoạt động của ngư dân Việt Nam.


Cuối năm 2016 ngay trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ, các chiến hạm Hoa Kỳ đã hiện diện tại cảng Quốc tế Cam Ranh trong chuyến thăm đầu tiên.


Tháng Ba năm nay, cụm tàu sân bay USS Carl Vinson xuất hiện tại cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.


Gần đây Việt Nam kêu gọi Nhật Bản tham gia bảo vệ tự do hàng hải hàng không và luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Theo Simon Roughneen, những động thái này báo hiệu một nỗ lực lớn hơn để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc.


Tuy nhiên Việt Nam không phải là đồng minh của Hoa Kỳ như Philippines cộng với những khác biệt về lịch sử, chính trị có thể tạo nên giới hạn mức độ chặt chẽ của quan hệ Việt - Mỹ, Simon Roughneen lưu ý.


Với công bố chính sách Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở, chính quyền Tổng thống Donald Trump rõ ràng hy vọng New Delhi tham gia sâu hơn vào việc chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.


image023

Trung Quốc sẽ tiếp tục giễu võ dương oai ở Biển Đông, nhưng động binh không dễ. Ảnh: Nikkei Asian Review.


Mặc dù ông Narendra Modi nhiệt tình nhắc lại những gì Mỹ nói về "tầm nhìn chung Ấn Độ - Thái Bình Dương cởi mở, ổn định, an toàn và thịnh vượng', Thủ tướng Ấn Độ cũng khen ngợi Trung Quốc và hợp tác Ấn - Trung.


Simon Roughneen kết luận, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi các đối thủ của Trung Quốc ở Biển Đông vẫn chưa quan tâm đến việc xây dựng liên minh Ấn Độ - Thái Bình Dương mới thành một cái gì đó khơi mào hy vọng cho họ. [1]


Biển Đông có phải đã bị Trung Quốc độc chiếm, khu vực và thế giới bất lực?


Cá nhân người viết cho rằng, nếu chỉ nhìn vào các tiền đồn quân sự khổng lồ cùng các cuộc tập trận giễu võ dương oai, giàn khoan di động và đội quân ngư dân giả dạng của Trung Quốc xuất hiện khắp nơi, thì lo ngại trên không phải không có lý.


Lo ngại ấy càng trở nên sâu sắc, khi ứng viên Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương - Hoa Kỳ đã công khai khẳng định điều này trong phiên điều trần trước Ủy ban Quốc vụ Thượng viện.


Nhưng nếu đặt Biển Đông trong bức tranh rộng hơn, thấy Biển Đông chỉ là một trong các vũ đài cạnh tranh giữa 2 siêu cường Trung - Mỹ, thì câu chuyện có lẽ không đơn giản như vậy.


Sở dĩ một vị Tổng thống “phi truyền thống” như ngài Donald Trump xuất hiện, là vì nước Mỹ cần một người mạnh mẽ như ông để chống lại nguy cơ Trung Quốc soán ngôi siêu cường số 1.


Suốt mấy chục năm Đặng Tiểu Bình cải cách mở cửa, Trung Quốc đã giàu lên nhanh chóng nhờ được Mỹ hà hơi tiếp sức về kinh tế, với hy vọng một ngày nào đó Bắc Kinh sẽ đổi thay theo con đường Mỹ và phương Tây.


Kinh tế mạnh lên, và Trung Quốc ngày càng lộ rõ tham vọng. 


Nó bộc lộ từ cách đặt vấn đề “chia đôi Thái Bình Dương” của ông Tập Cận Bình với ông Barack Obama, cho đến “cộng đồng chung vận mệnh”;


Cái gọi là "cộng đồng chung vận mệnh" nếu nhìn vào cách Trung Quốc triển khai siêu dự án Vành đai và Con đường, thì có thể thấy Bắc Kinh đang khiến các nước mục tiêu dự án này phải gắn chặt vận mệnh của họ với Trung Quốc.


Trong bối cảnh đó, ông Donald Trump đã phát huy tối đa sở trường của mình trong kinh doanh áp dụng vào chính trường. Biển Đông, thương mại, Đài Loan...đều đang là những đấu trường nơi Trung - Mỹ so găng.


Bắc Kinh lộ rõ sự lúng túng và bất an khi đối mặt với những ngón đòn thương mại của Hoa Kỳ thời Donald Trump;


Lần đầu tiên Tổng thống Mỹ đắc cử nghe điện thoại chúc mừng của nhà lãnh đạo Đài Loan kể từ cú bắt tay lịch sử xuyên Thái Bình Dương 1972;


Mỹ là nước hiểu rất rõ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, thế mà dưới thời Donald Trump, đã điều 2 chiến hạm xông thẳng vào 12 hải lý 4 đảo ở Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp);


Tất cả hiện tượng này không chỉ cho thấy nước Mỹ dưới thời Donald Trump sẽ ngăn chặn bằng được chủ nghĩa bành trướng và tham vọng soán ngôi, mà còn cho thấy Trung Quốc không dễ kiểm soát hoàn toàn Biển Đông và hất cẳng Mỹ.


Ông Donald Trump đang tìm cách thay đổi hành vi của Trung Quốc bằng nhiều biện pháp, chứ không chọn nã tên lửa vào các đảo nhân tạo, khơi mào cuộc chiến hao tiền tốn của chỉ để giải quyết vấn đề sĩ diện, hay "khâu oai".


B-52 lượn trên bầu trời Trường Sa cách đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp trái phép chỉ 32 km, hay chiến hạm Mỹ xông thẳng vào bên trong lãnh hải các đảo Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép ở Hoàng Sa không làm thay đổi “trạng thái bình thường mới”;


Nhưng chí ít, những hành động này buộc Trung Quốc phải hiểu rằng, họ chưa đủ sức để muốn làm gì thì làm.


Trong bối cảnh ấy, tiếp tục quốc tế hóa vấn đề Biển Đông là lựa chọn phù hợp với các nước trong khu vực chống lại nguy cơ Trung Quốc độc chiếm vùng biển này.


Ngoài Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã quyết định điều chiến hạm tới tuần tra tự do hàng hải ở Biển Đông, trong khi Australia cũng có kế hoạch thực hiện riêng hoạt động này.


Ông Donald Trump đã tạm thời “bình định” được Triều Tiên, Bình Nhưỡng không còn là con bài để Bắc Kinh có thể sử dụng, giật dây và mặc cả với Washington như trước.


Do đó, Biển Đông, thương mại và Đài Loan sẽ là võ đài chính để 2 siêu cường này tỉ thí.


Vì vậy, thiết nghĩ cách đặt vấn đề thổi bay các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép ở Biển Đông hay chí ít, trang bị cho hải quân Hoa Kỳ đủ khả năng làm việc này như đề xuất của Thượng nghị sĩ Marco Rubio, vừa không khả thi, vừa không phải lựa chọn của Tổng thống Mỹ.


Dường như ông Donald Trump biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của Trung Quốc ở đâu, và cách ông “ra đòn” cũng đầy bất ngờ, hiệu quả và không dễ để Trung Quốc “bóc mẽ” và vô hiệu hóa, như những vị Tổng thống tiền nhiệm.


Nguồn:


https://asia.nikkei.com/Spotlight/Cover-Story/How-Beijing-is-winning-control-of-the-South-China-Sea


Hồng Thủy
31 Tháng Bảy 2015(Xem: 11757)
"Hiện nay, tòa án quốc tế ở Le Havre đang xem xét vụ Phi luật tân kiện Trung quốc để xem - theo văn bản của Luật Biển UNCLOS - Trung quốc có quyền đòi chủ quyền 12 hải lý và rộng hơn nữa là 200 hải lý đặc quyền kinh tế chung quanh các hòn đảo mới đắp không?"
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 14403)
"Địa điểm cụ của cuộc diễn tập không được tiết lộ. Tuy nhiên, vào ngày 20/7 Trung Quốc tuyên bố tổ chức tập trận quy mô lớn trên Biển Đông kéo dài 10 ngày. Phạm vi tập trận kéo dài tới cả khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam."
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 13049)
Trong kế hoạch được công bố ngày 20/7, phụ trách tác chiến của Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan W. Greenert đề xuất tập trung phát triển của tàu sân bay Gerald R Ford, tàu chiến cận duyên, tàu khu trục Flight III lớp Arleigh-Burke, tàu cao tốc và tàu ngầm tấn công lớp Virginia. Đến năm 2020, Hải quân Mỹ cần tăng số lượng tàu chiến ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương từ 95 chiếc lên 115 chiếc.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 13369)
"Xác chiến hạm Mỹ thời Đệ I thế chiến Philippines lấy làm căn cứ đồn trú cho một tiểu đội TQLC ở bãi Cỏ Mây, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mà Trung Quốc đang nhảy vào tranh chấp. Tin cho rằng Philippines sẽ thiết kế trên sàn tầu chiến này thành một bãi đáp cho trực thăng lên xuống tiếp tế thực phẩm cho tiểu đội lính ứng chiến thường trực trên tầu. La Viện, một viên Thiếu tướng về hưu TQ tuyên bố các kế hoặch xâm chiếm bãi Cỏ Mây."
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14070)
"Google là một hãng công nghệ quốc tế do đó cũng phải lắng nghe, phải xóa những cái tên do Trung Quốc tự đặt, chỉ gọi chung theo tên quốc tế là Paracel islands, tức quần đảo Hoàng Sa. Hàng ngàn người Philippines ký thỉnh nguyện thư trên trang web change.org yêu cầu Google phải xóa bỏ chữ Hoàng Nham mà thay vào đó là chữ Scarborough."
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 13527)
"Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, tham gia chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, quân đội Hoa Kỳ loan báo." "Đô đốc Swift đã có mặt trên khoang một trong những máy bay do thám mới nhất của Hoa Kỳ, P-8A Poseidon trong vòng bảy giờ hôm thứ Bảy 18/7, theo Hạm đội Thái Bình Dương."
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 12304)
"Subic Bay nằm cách đảo đá ngầm Scaborough bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 2012 chỉ có 270 cây số. Theo chuyên gia an ninh Mỹ Patrick Cronin, chiến đấu cơ FA-50 chỉ cần vài phút là bay đến mục tiêu."
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 11924)
Tục ngữ Việt có câu: "Tham thì thâm". Đối với cái lòng tham 9 đoạn của Tầu khựa thì thâm đã trở thành thâm tím! Mấy năm qua Tầu khựa thấy Mỹ buông lơi biển Đông bèn ra sức tham: cải tạo, bồi đắp, xây căn cứ quân sự, dương oai diễu võ ... hiện thực hóa "lưỡi bò liếm biển" bằng cách chiếm một hơi 7 bãi đá, rạn, ở khu vực biển Trường Sa, áp đảo Philippines, mở đường ra tây thái bình dương... Thật ra cái thói hung hăng của Tầu khựa đòi lấy "vải thưa che mắt thánh" hòng phá vỡ "thế lực trật tự mới", và cuối cùng đó là lý do cho tân học thuyết Đại Đông Á - Shinzo Abe "Trở lại Á châu".
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 12794)
"Một phi đạo dài 3000 mét do Trung Quốc xây trên đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) trong quần đảo Trường Sa gần như đã xong. Hình ảnh vệ tinh quan sát của Mỹ chụp ngày 28/06/2015 cho thấy Trung Quốc tăng tốc hoàn tất tiền đồn tại Biển Đông bất chấp phản ứng của Mỹ và các nước trong khu vực."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 11891)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khi trả lời phỏng vấn tờ Los Angeles Times ngày 23/6 đã có những phát biểu bóp méo sự thật về cái gọi là "chủ quyền" của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tờ báo Mỹ đặt câu hỏi với ông Nghị:
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 15745)
- "Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển TQ ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của VN)..."Trên bãi đá Công Đo hiện có binh sĩ Philippines chiếm (phi pháp) từ năm 1980."
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 12721)
- "Mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 21 tháng 6 dẫn tờ "Thời báo Manila" Philippines ngày 20 tháng 6 đưa tin, ngư dân địa phương tỉnh Bataan, Philippines ngày 19 thông báo với chính quyền địa phương, cho biết, họ đã phát hiện ra hải quân và tàu cảnh sát biển Trung Quốc ở khu vực lân cận đá Công Đo (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam)..."Trên bãi đá Công Đo có binh sĩ Philippines đồn trú."
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 12745)
- "Tờ Tầm nhìn của Nga ngày 17/6 đưa tin cho biết, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận lớn với Mỹ về hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Thỏa thuận có chữ ký của Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ Raymond Odierno và Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tại Washington." - "Alexei Maslov, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phương Đông của Nga cho biết, việc một thỏa thuận lớn như vậy xuất hiện trong bối cảnh quan hệ Trung-Mỹ gia tăng căng thẳng do những bất đồng ở Biển Đông cho thấy nó đã được chuẩn bị từ trước một cách bí mật."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 12834)
"Philippines hôm 15/6/15 cho biết nước này sẽ tham gia phiên xét xử vụ kiện phản đối tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông vào tháng tới. Tuyên bố từ Bộ Ngoại giao nước này cho biết, phái đoàn luật sư và các nhà ngoại giao Philippines sẽ có mặt tại Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) tại La Haye, Hà Lan, vào ngày 7/7 tới để tham dự phiên xét xử vụ kiện Manila đã trình lên từ năm 2013."
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 12475)
- "Mới đây, Tokyo và Washington đã tăng cường các thỏa thuận về thực thi bảo vệ an ninh trên phạm vi toàn cầu, nhằm bảo đảm Mỹ có được sự hỗ trợ từ Nhật Bản trong các tình huống khó khăn." - "Bản định hướng hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật sửa đổi công bố ngày 27/4/15 vừa qua có rất nhiều nội dung quan trọng." - "Các giới hạn địa lý được dỡ bỏ, cho phép liên minh Mỹ-Nhật không chỉ tập trung vào việc bảo đảm quốc phòng và an ninh cho Nhật Bản cùng các khu vực phụ cận, mà mở rộng sự phối hợp an ninh, quốc phòng song phương trong cả khu vực và toàn cầu."
08 Tháng Sáu 2015(Xem: 13279)
"Trong thời gian thăm Nhật Bản vừa qua, Tổng thống Philippines đã so sánh hoạt động gặm nhấm Biển Đông của Trung Quốc giống như phát xít Đức trước đây, cảnh báo với cộng đồng quốc tế về khả năng nổ ra Chiến tranh thế giới. Đây là một lời cảnh báo đáng quan ngại và cân nhắc - PV."
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 12554)
"Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đang lớn tiếng hùng biện về vấn đề Biển Đông. Tại Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đã kêu gọi hãy "dừng ngay lập tức và lâu dài" hoạt động xây lấn đảo tại khu vực mà Trung Quốc đang tiến hành."