Krakatoa: Vụ nổ có âm thanh lớn nhất trong lịch sử nhân loại

25 Tháng Mười Hai 201811:06 CH(Xem: 9400)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA - THỨ TƯ 26 DEC 2018


Krakatoa: Vụ nổ có âm thanh lớn nhất trong lịch sử nhân loại


image044

Hàng nghìn người đã bị điếc vĩnh viễn từ vụ nổ có cường độ âm thanh khủng khiếp này! Ảnh minh họa.


Với cường độ âm thanh lên tới 200 dB trong bán kính 20km, vụ nổ của núi lửa Krakatoa đã hủy diệt thính giác của hàng nghìn người trong tích tắc.


Sự kiện núi lửa Krakatoa (tiếng Indonesia: Krakatau) phun trào cách đây 133 năm được đánh giá là vụ nổ có âm thanh lớn nhất trong lịch sử nhân loại.


Theo dữ liệu đo được thời bấy giờ, âm thanh của vụ nổ Krakatoa vang xa tới mức, người dân ở cách đó 4.800km vẫn có thể nghe thấy rõ ràng.


image045

Hình ảnh phục dựng mô tả vụ nổ có âm thanh lớn nhất lịch sử nhân loại. Ảnh minh họa.


Âm thanh vụ nổ phát ra trong bán kính 20km có cường độ khủng khiếp lên tới 200 deciben (dB)! Với cường độ này, tai con người hoàn toàn điếc vĩnh viễn (vì tầm nghe của chúng ta dao động từ 0 đến 125 dB).


Rất may, khoảng cách từ Việt Nam tới khu vực xảy ra vụ nổ là trên 3.000km, nên chúng ta chỉ cảm nhận được rung chấn và sóng xung kích từ Krakatoa mà không phải nhận hậu quả nghiêm trọng.


image017

Vòng bán kính thể hiện rung chấn rõ rệt của vụ nổ Krakatoa. Ảnh: Reddit.


Theo các nhà địa chất học, vụ núi lửa Krakatoa phun trào năm 1883 là một trong những thảm họa kinh hoàng nhất trong lịch sử hiện đại.


Vụ nổ tự nhiên này đã khiến ít nhất 36.000 người chết, toàn bộ vùng đảo có núi lửa bị nham thạch phá hủy không còn dấu hiệu của sự sống.


Sau vụ nổ, hàng triệu tấn nham thạch đổ xuống biển đã gây nên những cơn sóng thần khiến cho hàng nghìn người thiệt mạng.


Thảm họa khủng khiếp này đã xảy ra như thế nào?


Chuỗi ngày đen tối từ "cơn ác mộng" tự nhiên kinh hoàng bậc nhất lịch sử nhân loại


Núi lửa Krakatoa nằm tại vùng eo biển Sunda, khu vực giữa các đảo Java và Sumatra của Indonesia. Ngọn núi này cao 813m trên mực nước biển, diện tích mặt nước là 10,5 km2.


Các nhà địa chất cho hay, Krakatoa chưa thức giấc lần nào trong vòng 200 năm trước đó. Đây có thể là yếu tố khiến nhiều người thời bấy giờ không cảnh giác trước những dấu hiệu mà họ cho là bình thường dưới đây.


Theo một bài báo điều tra đăng trên tờ The Atlantic năm 1884 thì, không một người dân làng Anjer (cách núi lửa 40km) và Merak (cách 56km) nghe hoặc thấy bất cứ dấu hiệu nào cho thấy Krakatoa sẽ thức giấc.


Trong khi đó, làng Batvia (cách Krakatoa 128km) lại một phen hốt hoảng khi bỗng nhiên xuất hiện một tiếng nổ ầm ì, các cánh cửa và cửa sổ khi đó rung lắc một cách bất thường.


Tiếng nổ cảnh báo này xảy ra vào tháng 5/1883, cách thời điểm núi lửa Krakatoa thực sự thức giấc 3 tháng. Tuy nhiên, không ai nghĩ rằng đó là dấu hiệu báo trước "cơn ác mộng" thực sự kinh hoàng của tự nhiên, hủy diệt hoàn toàn sự sống của các khu làng xung quanh.


Vào 12h53 ngày 26/8/1883, vụ nổ ban đầu đã giải phóng vùng đám mây bụi khí rộng 24km. Đến lúc này, nhiều người vẫn chưa tin rằng Krakatoa sắp thực sự gây ra đại họa.


5h30 sáng ngày 28/8/1883, 4 vụ nổ khủng khiếp liên tục trong 4 giờ đồng hồ đã nhấn chìm toàn bộ người dân, các ngôi làng của vùng đảo xung quanh dưới lớp magma nóng rẫy.


image046

Dòng dung nham nóng rẫy đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người. Hình minh họa.


Thảm kịch kinh hoàng xảy đến khi hàng chục nghìn người còn chưa tỉnh giấc hẳn sau một đêm yên bình.


Thậm chí, sau vụ nổ vài ngày, người dân thế giới vẫn chưa hết bàng hoàng với thảm kịch mà không có bất cứ một dự báo nào được đưa ra trước đó!


Những con số chết chóc của "hung thần" Krakatoa


Dưới đây là những con số "chết chóc" được liệt kê sau khi núi lửa Krakatoa phun trào:


Ước tính, núi lửa Krakatoa đã bắn ra 25 km³ đá, tro và đá bọt vào một vùng không gian rộng 442km. Bụi, tro dày tới mức tia nắng Mặt Trời không thể xuyên qua để đến mặt đất trong vòng gần 2 tuần.


image047

Núi lửa phun trào nhả ra hàng km khối tro bụi, khí nóng. Ảnh minh họa.


Sức công phá khủng khiếp của nó tương đương với 200 triệu tấn thuốc nổ TNT, gấp 13.000 lần sức hủy diệt của quả bom nguyên tử mà Mỹ từng thả xuống Hiroshima (Nhật Bản) năm 1945.


Ít nhất 36.000 người thiệt mạng sau thảm kịch tự nhiên khủng khiếp này, 165 thành phố và thị trấn gần đó bị phá hủy hoàn toàn, 132 ngôi làng bị tàn phá nghiêm trọng. Hàng chục nghìn người chết ngay tức khắc do bị biển dung nham nóng nhấm chìm.


Dư chấn của vụ nổ đã tạo nên cơn sóng thần cao gần 30m đổ về 2 hòn đảo Java và Sumatra, cướp đi mạng sống của hàng nghìn người.


Số còn lại chết vì nhiễm tro bụi và chấn động thần kinh vì phải chịu đựng âm thanh vụ nổ quá sức chịu đựng của con người.


Hậu quả của vụ phun trào núi lửa khủng khiếp này đã gây họa không chỉ cho cư dân vùng xung quanh mà còn cho toàn cầu.


image048

Hình ảnh phục dựng vụ núi lửa Krakatoa phun trào nhìn từ không gian.


Vụ nổ đã khiến toàn thế giới rung chuyển trong vài phút. Thậm chí, sóng xung kích lan ra toàn địa cầu 5 ngày sau vụ nổ và gây chấn động không hề nhỏ đển đảo Rodrigues (thuộc quần đảo Mascarene ở Ấn Độ Dương) cách đó gần 5.000km.


10 ngày sau thảm họa tự nhiên khủng khiếp này, Trái Đất chìm trong lớp khói bụi dày. Lượng lưu huỳnh trong tro phản ứng với ozon khí quyển gây ra cảnh hoàng hôn trên toàn thế giới trong 3 tiếng.


13 ngày sau vụ nổ, ánh Mặt Trời mới có thể xuyên qua lớp bụi dày để chiếu sáng cho Trái Đất.


4 năm sau vụ nổ, nhiều nơi trên thế giới phải hứng chịu "mùa đông núi lửa": Nhiệt độ toàn cầu giảm gần 2 độ, tuyết rơi kỷ lục được ghi nhận nhiều nhất trong lịch sử.


Năm 1927, phún thạch của núi lửa đã cho ra đời một hòn đảo mới có tên Anak Krakatoa (còn gọi là "Đứa con của Krakatau"). Hòn đảo này có bán kính gần 2 km và cao hơn 200 m so với mực nước biển.


image049

Hình ảnh núi lửa Anak Krakatoa trên hòn đảo cùng tên, "hậu duệ" của Krakatoa. Ảnh: NASA.


Chính hòn đảo mới này cũng xuất hiện một núi lửa "con" mới tên Anak Krakatoa. Ngày nay, ngọn núi lửa con này vẫn đang hoạt động.


Cho đến nay, 133 năm kể từ ngày thảm họa tự nhiên khủng khiếp bậc nhất nhân loại xảy ra, nhiều người vẫn không khỏi bàng hoàng trước hậu quả hủy diệt mà nó mang đến con người và tự nhiên.


Hi vọng trong tương lai, các nhà khoa học sẽ có những công trình nghiên cứu nhằm cảnh báo những thảm họa thế giới này, giúp con người có những biện pháp phòng và tránh hiệu quả.


*Bài viết dịch từ các nguồn: Mentalfloss, Livescience, Wikipedia theo Trí Thức Trẻ
10 Tháng Năm 2016(Xem: 11307)
Ts Trần Công Trục: Âm mưu của Đài Loan "Ngày 10/5 hãng thông tấn Reuters đưa tin, có khả năng PCA sẽ "trì hoãn" việc ra phán quyết vụ kiện của Philippines chống lại yêu sách đường lưỡi bò bất hợp pháp của Trung Quốc trên Biển Đông..."Ảnh bên: Cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đi thăm đảo Ba Bình.
09 Tháng Năm 2016(Xem: 10173)
"Xung quanh vấn đề nóng được dư luận quan tâm chú ý là việc Tòa Trọng tài Thường trực PCA sắp ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc (áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) trên Biển Đông, ông Chuck Hagel đánh giá, đây là vụ kiện rất quan trọng".
02 Tháng Năm 2016(Xem: 11566)
Mặt trận biển Đông Ảnh bên: Mũi tên trắng trên: đường đi của các chiến hạm Nhật Bản. Mũi tên trắng dưới: đường đi của Chiến hạm Pháp và Nga qua eo biển Malacca. Chấm đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore.
26 Tháng Tư 2016(Xem: 11366)
Mũi tên trắng: Đường đi của hai chiến hạm Ariake và Setogiri của Nhật Bản và tàu ngầm Nhật Bản có thể phát xuất từ Okinawa 12/4/16. Mũi tên trắng dưới: Đường đi của Hàng không Mẫu hạm Mỹ. Mũi tên đỏ: Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới hỏa lực Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn. Mũi tên xanh: Mạng lưới hỏa lực các căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore. Chấm tròn trắng lớn: Căn cứ B-52 ở Guam. Chấm đen: Cảng quốc tế Cam Ranh có khả năng đón Hàng không Mẫu hạm. Khoảng cách từ Subic đến Cam Ranh khoảng 1200km. HẢI ĐỒ MINH HỌA VĂN HÓA MAP
24 Tháng Tư 2016(Xem: 10075)
Nước cờ ngoại giao của Trung cộng "Theo Bắc Kinh, cả ba nước vừa kể đều đã đồng ý với Trung Quốc rằng Biển Đông không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc với ASEAN, cho nên không được để cho hồ sơ này ảnh hưởng đến quan hệ ASEAN-Bắc Kinh". - Quan điểm của VN: Không thể giải quyết song phương vấn đề quần đảo Trường Sa.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 9804)
(GDVN) - Toàn bộ quá trình phóng tên lửa của Trung Quốc đã được các vệ tinh cảm biến quân sự của Mỹ trong khu vực theo dõi. South China Morning Post ngày 20/4 dẫn nguồn báo Washington Free Beacon cho hay, một quan chức Lầu Năm Góc giấu tên tiết lộ, Trung Quốc đã bắn thử một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 hôm 12/4.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 9973)
"Ngày 14-4, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ vấn đề tranh chấp ở Biển Đông nếu liên quan đến hai nước thì giải quyết song phương, nhiều nước thì phải giải quyết đa phương".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 10669)
"Hình ảnh chụp từ vệ tinh quốc tế ImageSat ngày 7/4 được các giới chức quốc phòng Mỹ hôm qua công nhận là xác thực cho thấy các máy bay chiến đấu Shenyang J-11 của Trung Quốc hiện diện trên đảo Phú Lâm".
12 Tháng Tư 2016(Xem: 12178)
"Lực lượng không quân Trung Quốc lớn hơn cả Việt Nam, Malaysia và Philippines đang có. Riêng Chiến khu Nam có đại bản doanh đặt tại Quảng Châu phụ trách hướng tác chiến trên Biển Đông đã có 158 máy bay chiến đấu hiện đại và 164 chiếc máy bay chiến đấu cũ hơn, của cả không quân và hải quân".
05 Tháng Tư 2016(Xem: 10117)
"Hãng tin Reuters tường thuật rằng tàu ngầm Oyashio là một trong những tàu ngầm lớn nhất và mới nhất của Nhật Bản. Thuyền trưởng Hiraoki Yoshino thuộc Lực lượng Tự vệ Nhật Bản được Reuters dẫn lời nói rằng “mục đích chủ yếu của chuyến đi là để huấn luyện các binh sĩ hải quân”.
03 Tháng Tư 2016(Xem: 13357)
"Việt Nam thông báo bắt giữ một tàu chở dầu với ba thuyền viên trên khoang vì bị cáo buộc “xâm phạm chủ quyền biển”. "Việc bắt giữ được thực hiện vào chiều 31/3 tại khu vực cách đường phân định Vịnh Bắc Bộ 12 hải lý về phía Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ". - Trung cộng xây lò nguyên tử gần Bạch Long Vĩ.
29 Tháng Ba 2016(Xem: 10957)
- "Nhìn vào bản đồ, những căn cứ này trải đều trên toàn bộ lãnh thổ của Philippines, phản ánh mức độ cực kỳ thân cận của quan hệ đồng minh quân sự Mỹ-Philippines. Chuyên gia quân sự Trung Quốc Trương Quân Xã cho rằng, Mỹ sở dĩ đặc biệt coi trọng các căn cứ không quân của Philippines là do chúng tạo thuận lợi hơn cho Quân đội Mỹ tiến hành “phản ứng nhanh” đối với các sự vụ ở Biển Đông".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 10103)
"Theo thoả thuận đạt được hôm thứ 6 tại Washington, 5 địa điểm đó là Căn cứ Không quân Antonio Bautista, Căn cứ Không quân Basa, Đồn Magsaysay, Căn cứ Không quân Lumbia, và Căn cứ Không quân Mactan-Benito Ebuen.
22 Tháng Ba 2016(Xem: 10195)
- Đài Loan sẽ đưa báo chí ra thăm đảo Ba Bình
21 Tháng Ba 2016(Xem: 9692)
"Theo thoả thuận đạt được hôm thứ 6 tại Washington, 5 địa điểm đó là Căn cứ Không quân Antonio Bautista, Căn cứ Không quân Basa, Đồn Magsaysay, Căn cứ Không quân Lumbia, và Căn cứ Không quân Mactan-Benito Ebuen".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 10308)
"Sau khi tập trận xong với hải quân Philippines, hai khu trục hạm hộ tống tàu ngầm Nhật Oyashio lần đầu tiên sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam, cũng là một quốc gia đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 9923)
"Vương Nghị nói rằng, nước ông không loại trừ khả năng đưa các phóng viên báo chí ra các thực thể (Bắc Kinh nhảy vào) tranh chấp trên Biển Đông sau khi hoàn tất xây dựng cơ sở hạ tầng".
03 Tháng Ba 2016(Xem: 9838)
"Tàu sân bay USS John C. Stennis đã đến Biển Đông hôm 2/3, Washington Post dẫn lời chỉ huy hải quân Mỹ Clay Doss, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương, cho hay. Đồng hành với nó là tàu tuần dương USS Mobile Bay, các khu trục hạm USS Stockdale và USS Chung-Hoon".