Tổng thống Philippines dọa sẽ cho binh sĩ 'cảm tử' nếu TQ 'động chạm'

05 Tháng Tư 20197:29 CH(Xem: 7591)

VĂN HÓA ONLINE - HOANG SA - THỨ BẨY 06 MAR 2019


Tổng thống Philippines dọa sẽ cho binh sĩ 'cảm tử' nếu TQ 'động chạm'


image009


Văn Khoa 05/04/2019


Tổng thống Rodrigo Duterte nói ông sẽ ra lệnh binh sĩ “chuẩn bị cho nhiệm vụ cảm tử” nếu Bắc Kinh “động chạm” tới một hòn đảo Philippines đang kiểm soát.


image010

Tổng thống Rodrigo Duterte từng tuyên bố một cuộc chiến tranh với Trung Quốc sẽ vô ích. Reuters


Đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Philippines kiểm soát.


Kể từ khi nhậm chức hồi tháng 6.2016, Tổng thống Rodrigo Duterte gác tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông qua một bên để cải thiện quan hệ song phương, đặc biệt về kinh tế.


Tuy nhiên, sau khi quân đội Philippines trong tuần này nói rằng hàng trăm tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc xuất hiện gần đảo Thị Tứ từ tháng 1-3, Tổng thống Duterte đã có phản ứng mạnh mẽ.


image008

Tàu hải cảnh Trung Quốc trong một lần xuất hiện gần đảo Thị Tứ. Chụp màn hình báo Philippine Daily Inquirer


“Tôi sẽ không cầu xin, nhưng tôi chỉ nói rằng hãy tránh xa Pag-asa (tên Philippines gọi đảo Thị Tứ) vì tôi có binh sĩ đóng ở đó. Nếu động chạm tới đảo này, đó là câu chuyện khác. Tôi sẽ ra lệnh binh sĩ của tôi chuẩn bị nhiệm vụ cảm tử”, Tổng thống Duterte phát biểu với giới công tố Philippines tối 4.4, theo AFP.


Tuy nhiên, ông Duterte đã nhiều lần tuyên bố rằng một cuộc chiến tranh với Trung Quốc sẽ vô ích và Philippines sẽ tổn thất nặng. Hồi tháng 6.2018, Tổng thống Duterte nói ông không chấp nhận hy sinh mạng sống của binh sĩ và cảnh sát cho cuộc chiến tranh mà ông sẽ không giành được chiến thắng, theo tờ The Philippine Star.


Vài tuần trước khi ông Duterte nhậm chức vào tháng 6.2016, tòa trọng tài quốc tế ở Hà Lan ra phán quyết rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không có cơ sở pháp lý. Phán quyết này được cho là chiến thắng đối với Manila. Tuy nhiên, từ đó đến nay, Tổng thống Duterte gác phán quyết này qua một bên để cải thiện quan hệ với Trung Quốc.


 Ông Duterte bị chỉ trích trong nước vì có lập trường quá mềm mỏng với Trung Quốc, trong khi Philippines chỉ mới nhận được rất ít trong số hàng tỉ USD vốn đầu tư được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa hẹn, theo AFP.


Về phần mình, Bắc Kinh xem nhẹ căng thẳng đang dâng cao với Manila về đảo Thị Tứ, nói rằng cả hai bên đã “trao đổi quan điểm một cách thẳng thắn, thân thiện và mang tính xây dựng”, theo AFP.


Trước đó vào ngày 14.3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam sau các diễn biến ở đảo Thị Tứ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng một lần nữa khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa theo quy định của luật pháp quốc tế.


Người phát ngôn nói "các bên liên quan cần tuyệt đối tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), đặc biệt là quy định về việc kiềm chế, không có hành vi gây phức tạp và gia tăng tranh chấp, kể cả không có hành vi chiếm đóng những câu trúc chưa có người ở tại Biển Đông“. Bà cũng kêu gọi các bên hành xử có trách nhiệm, có đóng góp thiết thực, tích cực cho hòa bình, ổn định tại khu vực./(theo Thanh Niên Online_

21 Tháng Mười 2018(Xem: 7871)
Hai máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã tiến gần các điểm đảo nhân tạo do Trung Quốc xây trái phép trên Biển Đông hôm 16/10/18, CNN dẫn thông báo từ Lực lượng Không quân Thái Bình Dương.
11 Tháng Mười 2018(Xem: 8499)
Hôm thứ Ba (02/10/2018), quân đội Úc đã bắt đầu một cuộc diễn tập quân sự đa phương kéo dài hai tuần trên Biển Đông cùng với các đối tác đến từ Singapore, Malaysia, New Zealand và Anh quốc.
18 Tháng Chín 2018(Xem: 7862)
Theo thông báo của Hải Quân Nhật, ngày 13/09 vừa qua, tàu ngầm Kuroshio trên đường đến thăm Việt Nam, đã tham gia tập trận ở Biển Đông cùng với 5 phi cơ và 3 khu trục hạm
12 Tháng Tám 2018(Xem: 8269)
"Chúng tôi là máy bay hải quân Hoa Kỳ, tiến hành các hoạt động hợp pháp bên ngoài không phận của bất kỳ quốc gia ven biển nào. Trong việc thực hiện các quyền được luật pháp quốc tế bảo vệ, chúng tôi đang hoạt động phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của tất cả các quốc gia."
02 Tháng Tám 2018(Xem: 8803)
Tài liệu của CIA ghi nhận Bắc Kinh và Sài Gòn đều đòi chủ quyền Hoàng Sa, và có sự hiện diện quân sự tại đây từ giữa thập niên 1950. Trung Quốc chiếm Nhóm Tuyên Đức ở phía bắc, còn Nam Việt Nam chiếm Nhóm Nguyệt Thiềm ở phía nam.
08 Tháng Bảy 2018(Xem: 9929)
Trung Quốc đang lặng lẽ thử nghiệm các thiết bị tác chiến điện tử mới được lắp đặt tại các tiền đồ ở Biển Đông, theo kênh CNBC của Hoa Kỳ. Một nguồn tin tình báo xin được giấu tên cho CNBC biết đây là lần đầu tiên Trung Quốc thử nghiệm tác chiến điện tử kể từ khi đem các thiết bị này ra các tiền đồn ở quần đảo Trường Sa.
07 Tháng Sáu 2018(Xem: 9772)
Sau khi lớn tiếng đả kích Mỹ « xâm phạm chủ quyền và chuyển vũ khí tấn công » vào Biển Đông, Trung Quốc dường như đã đem hệ thống tên lửa bố trí trên đảo Phú Lâm, đảo lớn nhất trong quần đảo Hoàng Sa, đi nơi khác hoặc cất giấu, theo bản tin CNN ngày 06/06/2018.