Cảnh sát biển VN đối đầu TQ ở Trường Sa

14 Tháng Bảy 20198:20 CH(Xem: 9038)
VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA - THỨ HAI 15 JULY 2019

Cảnh sát biển VN đối đầu TQ ở Trường Sa

13-07-2019

Ảnh minh họa : Một tàu hải cảnh Trung Quốc gần một tàu của cảnh sát biển Việt Nam trên Biển Đông ngày 14/05/2014. REUTERS/Nguyen Minh/Files
Ảnh minh họa : Một tàu hải cảnh Trung Quốc gần một tàu của cảnh sát biển Việt Nam trên Biển Đông ngày 14/05/2014. REUTERS/Nguyen Minh/Files

Sự vụ xẩy ra từ một tuần lễ nay, nhưng mãi đến hôm qua 12/07/2019 mới được báo chí tiết lộ, thoạt đầu là nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, sau đó là hãng tin Pháp AFP : Sau khi Trung Quốc đưa một chiếc tàu khảo sát dầu khí vào hoạt động trong vùng biển gần Bãi Tư Chính ở quần đảo Trường Sa hiện do Việt Nam kiểm soát, tàu cảnh sát biển Việt Nam đã được phái đến nơi theo dõi. Trong suốt một tuần lễ lực lượng Cảnh Sát Biển Việt Nam phải đối mặt với một lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc hùng hậu đi theo hộ tống chiếc tàu khảo sát.

Người đầu tiên tiết lộ thông tin là ông Ryan Martinson, trợ lý giáo sư tại Trường Hải Chiến Hoa Kỳ (Naval War College). Trong một tin nhắn Twitter gởi đi hôm 09/07, ông Martinson cho biết là kể từ ngày 03/07, chiếc tàu khảo sát dầu khí Hải Dương Địa Chất (Haiyang Dizhi) số 8 của Trung Quốc « đã tiến hành khảo sát địa chấn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tại một vùng biển ở ngay phía tây quần đảo Trường Sa do Việt Nam kiểm soát ».

Cũng theo giáo sư Martinson, chiếc tàu khảo sát được nhiều tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống, trong đó ông nhận dạng được chiếc Hải Cảnh 37111.

Qua ngày mồng 10/07, cũng qua mạng Twittter, giáo sư Martinson tiết lộ thêm là « Việt Nam có vẻ như đang thách thức hoạt động này » của Trung Quốc. Tin nhắn có kèm theo một sơ đồ cho thấy 4 tàu hải cảnh Trung Quốc bị ba chiếc tàu của Việt Nam kèm chặt. Chuyên gia này nhận dạng được hai chiếc tàu kiểm ngư Việt Nam mang ký hiệu Kn-472 và Kn-468, cùng với chiếc tàu cảnh sát biển Nam Yết 207008.

Cũng hôm 10/07, ông Martinson tiết lộ thêm rằng trong số tàu hải cảnh Trung Quốc được phái đi hộ tống chiếc tàu khảo sát, có chiếc mang ký hiệu 3901, với lượng giãn nước hơn 10.000 tấn.

Theo các nhà quan sát, việc Trung Quốc lại cho tàu khảo sát vào bên trong vùng biển do Việt Nam kiểm soát với cuộc gờm nhau giữa hai lực lượng cảnh sát biển có nguy cơ khơi dậy một làn sóng chống Trung Quốc mới tại Việt Nam, giống như vào năm 2014, khi Trung Quốc cho cắm giàn khoan dầu Hải Dương Thạch Du 981 sâu bên trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa.

South China Morning Post cho biết là vào hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng không xác nhận tin tức về vụ đối đầu tại Bãi Tư Chính, chỉ nhắc lại rằng Bắc Kinh quyết tâm bảo vệ các lợi ích của Trung Quốc trên Biển Đông.

Theo ghi nhận của tờ báo Hồng Kông, Bãi Tư Chính là một khu vực nằm bên trong vùng mà Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, điều mà Trung Quốc bác bỏ. Đây là một khu vực được cho là có trữ lượng dầu khí phong phú, nơi có hàng chục giàn khoan dầu Việt Nam hoạt động.

Vào năm 1994, các tàu vũ trang Việt Nam đã buộc tàu khảo sát Trung Quốc Thí Nghiệm 2 phải rời khỏi khu vực sau ba ngày đối đầu. (theo Trọng Nghĩa)

22 Tháng Năm 2018(Xem: 9359)
Ba chiến hạm của Hải quân Ấn Độ vừa cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào trưa ngày 21/5/2018, khởi đầu chuyến thăm hữu nghị 4 ngày do Phó Đô đốc Dinesh Kumar Tripathi, Tư lệnh Hạm đội miền Đông của Ấn Độ chỉ huy.
06 Tháng Năm 2018(Xem: 8854)
Tác giả đặt câu hỏi, làm thế nào để chống lại được các đảo bị Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông, sau khi họ nâng cấp hệ thống tên lửa (YJ-12 và HQ-9B)? Câu trả lời là, Mỹ phải "sửa chữa" lực lượng hải quân, tăng cường hợp tác với đồng minh và phát triển các căn cứ gần Biển Đông và eo biển Đài Loan. Stephen Bryen viết:
01 Tháng Năm 2018(Xem: 9699)
Nguồn tin này cho rằng, căn cứ của Trung Quốc sẽ được đặt ở Vanuatu – quốc đảo có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc. Trong khi các nước phương Tây, đặc biệt là Australia ngày càng tỏ ra lo ngại trước việc Trung Quốc không ngừng tăng cường quân sự hóa tại Biển Đông.
25 Tháng Tư 2018(Xem: 10163)
Truyền thông Trung Quốc đưa tin tượng đài này được khánh thành hôm thứ Hai 23/4 trên Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đã xây dựng một sân bay và các căn cứ quân sự khác. Tượng đài này gửi đi thông điệp về quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và quyền hàng hải của Trung Quốc, bản tin của tờ Nhật báo Quân giải phóng Trung Quốc viết.
08 Tháng Tư 2018(Xem: 9217)
Chính quyền Đài Bắc vào hôm 08/04/2018 đã lên tiếng hoan nghênh một quyết định sẽ cho phép Đài Loan xây dựng được một hạm đội có sức chống lại mối đe dọa đến từ Trung Quốc. Phủ tổng thống Đài Loan đã chuyển ngay thông điệp hết sức biết ơn tới Washington về việc phê duyệt giấy phép.
22 Tháng Ba 2018(Xem: 9203)
"Hội nghị thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Australia lần đầu tiên vừa kết thúc tại Sydney hôm Chủ nhật. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự hội nghị thượng đỉnh trong chuyến thăm chính thức Australia từ ngày 14 đến 18/3/2018.
08 Tháng Ba 2018(Xem: 11108)
22 Tháng Hai 2018(Xem: 9195)
Tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài khi đi trong lãnh hải Việt Nam phải hoạt động ở trạng thái nổi trên mặt nước và phải treo cờ quốc tịch theo quy định.
20 Tháng Hai 2018(Xem: 9668)