Hoa Đông: Khu trục hạm Nhật bị thủng do "va chạm" với tàu cá TQ

01 Tháng Tư 202010:36 SA(Xem: 6181)

VĂN HÓA ONLINE - HOÀNG SA TRƯỜNG SA - THỨ TƯ 01 APRIL 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  vaamacali@gmail.com (VănHóa Online-California)


Hoa Đông: Khu trục hạm Nhật bị thủng do "va chạm" với tàu cá TQ


image045


31/3/2020,


Chiến hạm Nhật va chạm tàu cá Trung Quốc, rách vỏ


Khu trục hạm JS Shimakaze của Nhật thủng một lỗ sau va chạm với tàu cá Trung Quốc trên biển Hoa Đông, không ai bị thương.


Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cho biết khu trục hạm JS Shimakaze thủng một lỗ rộng khoảng một mét ở mạn trái sau sự cố va chạm xảy ra đêm qua trên biển Hoa Đông, cách đảo Yakushima của Nhật Bản khoảng 650 km về phía tây.


image045

JS Shimakaze trên Thái Bình Dương hồi năm 2019. Ảnh: Flickr/Enuarl.


 Tuy bị rách vỏ, khu trục hạm Nhật vẫn duy trì khả năng di chuyển trên biển. Thủy thủ đoàn chiến hạm Nhật Bản và tàu cá Trung Quốc đều không có người bị thương. "Chúng tôi đang điều tra chi tiết sự việc", Bộ trưởng Kono viết trên Twitter.


JS Shimakaze là một trong hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Hatakaze, được Nhật Bản biên chế hồi tháng 3/1988.  Đây là những chiến hạm đầu tiên của Nhật được trang bị động cơ turbine khí. JS Shimakaze có thể đóng vai trò kỳ hạm của nhóm tác chiến hải quân, thay thế vai trò của các khu trục hạm cỡ lớn trong trường hợp chúng đang bảo dưỡng hoặc bị hư hại trong chiến đấu.


Tàu dài 150 m, rộng 16 m và có lượng giãn nước đầy tải 6.050 tấn. Mỗi chiếc mang được 6 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, tên lửa phòng không tầm trung RIM-66 Standard, rocket chống ngầm ASROC, hai pháo đa dụng Mark 42 cỡ nòng 127 mm, hai bệ pháo phòng thủ cực gần Phalanx và ngư lôi 324 mm.


image046

Vị trí đảo Yakushima ở phía nam Nhật Bản. Đồ họa: Asahi.


Vũ Anh (Theo NHK)


image047

Va chạm với tàu cá Trung Quốc, tàu khu trục Nhật lõm vỏ


Một Thế Giới 31/03/2020

image044

Vị trí Khu trục hạm Nhật "va chạm" với tàu cá Trung Quốc bị rách vỏ. Nguồn Internet


image048

Vị trí biển Hoa Đông.Nguồn Internet


Tàu khu trục JS Shimakaze của Nhật đã va chạm với tàu cá Trung Quốc trên biển Hoa Đông, nhưng không ai bị thương hay mất tích.


Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Taro Kono cho biết trên mạng xã hội Twitter rằng sự việc trên xảy ra vào tối 30.3, ở vị trí cách đảo Yakushima của Nhật Bản khoảng 650 km về phía tây. Vị trí xảy ra va chạm nằm ở phía bắc quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc.


Vụ va chạm dẫn đến vết lõm có kích thước hơn 1 m trên đường nước của tàu khu trục JS Shimakaze. Tuy vậy, tàu khu trục của Nhật vẫn duy trì khả năng di chuyển trên biển.


Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết tàu khu trục JS Shimakaze đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra định kỳ sau khi rời cảng Sasebo vào sáng ngày 29.3. Cơ quan này cho biết sẽ hợp tác với lực lượng cảnh sát biển để điều tra vụ việc.


"Không có thủy thủ nào bị thương, cũng như không có ai trên tàu cá Trung Quốc mất tích Chúng tôi đang điều tra chi tiết sự việc", ông Kono cho hay.


Được biết, JS Shimakaze là một trong hai tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Hatakaze được chế tạo cho lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản vào những năm 1980 và được đi vào hoạt động tháng 3.1988 và sử dụng đến ngày hôm nay.


Hai tàu lớp Hatakaze có chiều dài 150 m, rộng 16 m, lượng giãn nước đầy tải 6.000 tấn. Đây là những tàu chiến đầu tiên của Nhật Bản được gắn động cơ tuabin khí. Mỗi chiếc lớp Hatakaze được trang bị 6 tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, tên lửa phòng không tầm trung RIM-66 Standard, rocket chống ngầm ASROC, hai pháo đa dụng Mark 42 cỡ nòng 127 mm, hai bệ pháo phòng thủ cực gần Phalanx và ngư lôi 324 mm.


Tàu khu trục JS Shimakaze có thể đóng vai trò kỳ hạm của nhóm tác chiến hải quân, thay thế vai trò của các khu trục hạm cỡ lớn trong trường hợp chúng đang bảo dưỡng hoặc bị hư hại trong chiến đấu. JS Shimakaze cũng đã được triển khai trong nhiều cuộc tập trận với hải quân Mỹ trên biển, cũng như được điều động để giá‎m sá‎t và thực hiện chụp ảnh các tàu chiến Trung Quốc đi vào vùng biển của Nhật Bản. Trang Nhung (theo Reuters, CNA)


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Japanese Naval Ship Involved in Collision With Chinese Fishing Vessel in East China Sea


The incident resulted in damage to JS Shimakaze.


image049

By Ankit Panda


March 31, 2020


image050

JS Hatakaze, the lead ship of the Hatakaze-class.


Credit: OS2 John Bouvia, USN via Wikimedia Commons


A Japan Maritime Self-Defense Force (MSDF) warship was involved in a collision with a Chinese fishing vessel, the Japan Coast Guard said on Tuesday. The incident took place on Monday in international waters off the coast of Shanghai in the East China Sea.


According to Japanese authorities, no crew were injured in the incident. The Self-Defense Forces’ Joint Staff added that the incident took place at approximately 8:30 p.m. on Monday. The MSDF vessel involved was JS Shimakaze, a Hatakaze-class guided missile destroyer that has been frequently sent in recent years on deployments to the East China Sea.


According to Japanese authorities, JS Shimakaze received unspecified physical damage to its hull on the port side of the vessel. JS Shimakaze was on a regular patrol in the waters when it was involved in the collision after leaving from the port of Sasebo on Sunday, Japanese authorities said. The Japanese Ministry of Defense, MSDF, and Japan Coast Guard are investigating the incident.


Hatakaze-class destroyers in service with the MSDF are gas propulsion warships equipped with a range of advanced armaments and sensors. Weapons systems on board Hatakaze-class vessels include Standard Missile medium-range surface-to-air missiles, the RGM-84 Harpoon ship-to-ship missile, and the ASROC anti-submarine rocket. The vessel also features close-in weapon systems (CIWS) and Mark 42 guns.


The incident is the second in March to involve a Chinese fishing vessel in a collision. As The Diplomat reported last week, Taiwan’s Coast Guard Administration reported that one of its vessels was struck by a Chinese fishing vessel in waters off the Kinmen islands.


China has been criticized for using civilian fishing vessels as a “maritime militia” to exercise administrative rights by fishing and conducting other activities in disputed waters. Territorial claimant states in the South China Sea, for instance, face illegal fishing activities by Chinese fishing vessels in their claimed waters regularly.


In 2010, China and Japan entered a major diplomatic crisis after a Chinese fishing trawler collided with a Japan Coast Guard patrol boat in waters near the disputed Senkaku Islands, which are administered by Japan and claimed by China as the Diaoyu Islands. Japan arrested the captain of the Chinese vessel, sparking angry protests from China.


The incident spiraled into a major dispute and China retaliated against Japan by imposing an unofficial embargo on the transfer of Chinese rare-earth metals to Japanese firms.


Naval vessels from other countries have been involved in collisions with civilian vessels in recent years. Most prominently, two U.S. Arleigh Burke-class guided missile destroyers, USS Fitzgerald and USS John S. McCain, were involved in fatal collision incidents in 2017.

28 Tháng Năm 2015(Xem: 12763)
"Trong buổi làm việc với đoàn nhà báo đến từ 14 nước Thái Bình Dương về vấn đề Biển Đông, đại diện Bộ Quốc phòng Philippines, tướng Guillermo A Molina, Phó tư lệnh Bộ tư lệnh phía Tây, Philippines cho biết “Trung Quốc đẩy tốc độ xây dựng trên Biển Đông lên đến tốc độ chóng mặt. Trung bình cứ mỗi ngày ngủ dậy TQ đã xây dựng thêm 96.5m2 diện tích Biển Đông”."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 12292)
"Tổng Thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố máy bay quân sự và thương mại Philippines sẽ tiếp tục bay trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông, bất chấp những lời cảnh cáo của Trung Quốc về không phận này... Nhà lãnh đạo Philippines tuyên bố sẽ không nhượng lãnh thổ cho Trung Quốc, bất chấp những khác biệt to lớn về khả năng quân sự của đôi bên."
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61726)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
18 Tháng Năm 2015(Xem: 15381)
"... Do đó Hiệp định Vịnh Bắc Bộ đã được phân định phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế, hợp tình hợp lý, vì nó đảm bảo được sự công bằng mà hai bên chấp nhận được."
12 Tháng Năm 2015(Xem: 17717)
"Với 3.400 km bờ biển và một trăm dòng sông lớn nhỏ, chúng ta không có vấn đề chọn địa điểm xây những cảng nhỏ. Trong bài này chúng tôi xin trình bầy việc xây cảng trung chuyển container quốc tế nước sâu và mắc nối những cảng này với những cảng nhỏ và hậu phương (hinterland). Đặt ra vấn đề địa điểm, địa chính và mắc nối với mạng hậu cần quốc tế."
11 Tháng Năm 2015(Xem: 17930)
Trang tin quốc phòng IHS Jane's ngày 15.2.2015 đăng ảnh vệ tinh của Airbus Defence & Space chụp cuối tháng 1.2015 cho thấy Trung Quốc đã xây gần như hoàn tất các đảo nhân tạo tại đá Tư Nghĩa, đá Gaven, đá Gạc Ma chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Ảnh vệ tinh của Airbus Defence cho thấy Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo và công trình trên đá Tư Nghĩa tại quần đảo Trường Sa. Đảo nhân tạo này đã biến đá Tư Nghĩa trước đó chỉ có diện tích 380 m2 thành đảo nhân tạo 75.000 m2. Các đảo đá ngàm khác là Gạc Ma, Gaven, Tư Nghĩa, Châu viên, Xu Bi cũng đang trong giai đoạn cuối, các quan sát viên đanh gia các đảo này sẽ hoàn tất trước tháng Gieng năm 2016 là tháng tòa án Trong tài Lahyer ra phán quyết quan trọng vụ Philippines kiện Trugn Quốc.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 11570)
"Trung Quốc hiện nay thực sự muốn cùng Mỹ xây dựng một quan hệ cường quốc kiểu mới nhưng điều đó đã bị Washington khước từ. Tất cả các bước đi của Bắc Kinh vẫn chỉ là đang “ném đá, dò đường” và mục đích chính là thăm dò phản ứng của Hoa Kỳ mà thôi.."
23 Tháng Tư 2015(Xem: 11633)
"Reuters thuật lại lời một ngư dân 58 tuổi từ tỉnh Pangasinan của Philippines, ông Gilbert Baoya, nói rằng nhiều người đàn ông vũ trang thuộc đội tuần duyên Trung Quốc đã cắt giây thừng buộc thuyền đánh cá của ông neo tại bãi cạn này. Ông cho biết là ông và những người có mặt rất sợ hãi, và hoàn toàn bất lực trước hành động hung hăng này."
14 Tháng Tư 2015(Xem: 11512)
Bill Gertz – một chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ thường xuyên có nhiều bài viết trên trang Washington Free Beacon gần đây cho biết việc Trung Quốc triển khai 3 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo tại căn cứ trên đảo Hải Nam ở (cực nam) Trung Quốc là một mối quan ngại an ninh nghiêm trọng đối với Mỹ. (Ảnh: tàu ngầm Type 094)
12 Tháng Tư 2015(Xem: 12715)
"Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Mỹ có mặt tại căn cứ hải quân Changi của Singapore trên Biển Đông từ ngày 10-15/8. Đây là một phần trong chuyến hành trình kéo dài bốn tháng tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương. Theo đó, tàu này thực hiện các nhiệm vụ như do thám, huấn luyện và các sứ mệnh bí mật khác tại biển Hoa Đông, Biển Đông và Biển Philippines."
02 Tháng Tư 2015(Xem: 14843)
"Phát biểu của ông Lý đáp chất vấn của Nghị sĩ Quốc dân đảng cầm quyền ở Đài Loan, Lâm Úc Phương, về tin Việt Nam triển khai trọng pháo và các thiết bị quân sự tăng cường khác ở quần đảo Trường Sa. Ông Lâm nói đảo Sơn Ca cách đảo Ba Bình chỉ hơn 11 cây số."
31 Tháng Ba 2015(Xem: 14393)
* Theo nguồn tin của Thanh Niên Online, đã xác định một máy bay nước ngoài rơi ở vùng biển Trường Sa, Việt Nam. Vị trí máy bay rơi ở phía Bắc cách đảo Đá Lớn, Trường Sa khoảng 20 hải lý.
22 Tháng Ba 2015(Xem: 11501)
"Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Philippines cho hay nước này đã kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép buộc Trung Quốc phải chấm dứt các hoạt động xây đảo quy mô lớn trên Biển Đông, bởi nó có thể làm thay đổi vĩnh viễn hiện trạng gây căng thẳng trong khu vực đang tranh chấp".
17 Tháng Ba 2015(Xem: 11651)
- LKT: Vâng thưa ông, bên nào nổ súng trước? - VHL: Bên đối phương họ có súng lớn thì họ nổ súng trước, lúc đấy chúng tôi nghe thấy ở bên đảo Gạc Ma có tiếng lục bục tiếng súng nổ, và nhìn nòng súng của 2 tàu chiến đối phương lửa cứ lóe lên thì tôi hiểu là bên đấy là họ đang bắn chúng tôi. Cho nên là chỉ 5,6 phút sau là tàu 604 của chúng tôi bị chìm.
12 Tháng Ba 2015(Xem: 12214)
Trong chuyến Hải trình Trường Sa HQ-571, mười ngày đêm đi thăm 10 đảo thuộc quần đảo Trường sa diễn ra từ ngày 18/4/ đến 28/4/2014, phái đoàn Việt trong và ngoài nước đã tham dự các buổi lễ tưởng niệm chiến sĩ hải quân Việt Nam hy sinh trong hai trận đánh 19/1/1974 Hoàng Sa và 14/3/1988 Gạc Ma Trường Sa. Đảo Gạc Ma cùng với Len Đao và Cô Lin nổi lên như 3 cạnh hình tam giác. Tổ hợp 3 đảo có vị trí quân sự chiến lược phía nam quần đảo Trường Sa. Trong trận đánh hải quân vận tải VN không trang bị vũ khí ngày 14/3/1988, Trung cộng sau khi bắn cháy 3 tàu vận tải và tàn sát 64 thủy thủ, TC muốn chiếm nốt Cô Lin và Len Đao nhưng các sĩ quan và thủy thủ VN quyết giữ được hai đảo này.
10 Tháng Ba 2015(Xem: 12376)
Ngư dân địa phương cho biết chiếc 'tàu lạ' có 'kiểu dáng tương tự như chiếc tàu Trung Quốc từng đâm chìm chiếc tàu cá của ngư phủ Đà Nẵng hồi tháng Năm năm 2014'.
05 Tháng Ba 2015(Xem: 11319)
Theo ông Alexander Vuving với “chiến lược đảo nhân tạo”, mục đích cuối cùng mà Bắc Kinh nhắm đến: Thứ nhất là tránh xung đột vũ trang; xung đột có thể xảy ra nhưng chỉ khi tồn tại các điều kiện thuận lợi. Thứ hai là kiểm soát được càng nhiều các điểm chiến lược trên biển Đông càng tốt; nếu chưa kiểm soát được thì làm thế nào để kiểm soát một cách âm thầm và tránh xung đột. Thứ ba, biến những điểm chiến lược này thành các điểm kiểm soát đủ mạnh để khống chế toàn bộ khu vực (căn cứ hậu cần hay căn cứ tiền phương).